Đề Xuất 5/2023 # Rút Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện Trong Vụ Án Dân Sự: Hậu Quả Pháp Lý Và Những Vấn Đề Cần Trao Đổi # Top 9 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 5/2023 # Rút Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện Trong Vụ Án Dân Sự: Hậu Quả Pháp Lý Và Những Vấn Đề Cần Trao Đổi # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Rút Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện Trong Vụ Án Dân Sự: Hậu Quả Pháp Lý Và Những Vấn Đề Cần Trao Đổi mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc rút yêu cẩu khởi kiện được qui định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS), nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau có qui định cách thức rút đơn khác nhau và hậu quả pháp lý cũng khác nhau, đó là: giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, sau khi thụ lý vụ án, trong khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Cụ thể:– Giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, được qui định tại điểm g, khoản 1 Điều 192 BLTTDS: “Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.”, thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Như vậy, trước khi thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn thì được trả lại đơn và trong trường hợp này do Thẩm phán được phân công thực hiện.– Giai đoạn sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án, thì việc rút đơn khởi kiện của đương sự sẽ được Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Điểm c, khoản 1 Điều 217 BLTTDS: “Người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện”.– Giai đoạn đang xét xử sơ thẩm thì BLTTDS qui định cụ thể hơn: “Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút ( khoản 2 Điều 244 BLTTDS).– Giai đoạn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn và nếu “bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án” (điểm b, khoản 1 Điều 299 BLTTDS). Trong trường hợp này, tại khoản 2 Điều 299 BLTTDS có qui định là “nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án” (theo thủ tục chung do BLTTDS quy định).Như vậy, qua các trường hợp nêu trên, có thể thấy chỉ một hành vi “rút đơn khởi kiện”, nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau của vụ án thì BLTTDS cũng có qui định khác nhau cho từng trường hợp cụ thể.Tuy nhiên, vấn đề chúng ta cần quan tâm là không phải lúc nào rút đơn khởi kiện cũng đều được kiện trở lại, nếu muốn. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp do không biết pháp luật nên đã rút đơn khởi kiện và sau đó mất luôn quyền khởi kiện. Bài này xin đề cập vấn đề rút đơn khởi kiện, hậu quả của nó và những vướng mắc trong thực tiễn khi thực hiện quyền rút đơn khởi kiện.Về hậu quả pháp lý của rút đơn khởi kiện: Như đã đề cập ở trên, tùy theo từng giai đoạn mà Tòa án có thể ra những quyết định phù hợp khi rút đơn khởi kiện, cụ thể: Khi chưa thụ lý thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện; sau khi thụ lý rồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án; khi vụ án đang được xét xử sơ thẩm, nếu rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án đình chỉ một phần hay toàn bộ yêu cầu của đương sự; giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Tòa án hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.Về nội dung khởi kiện lại: Vấn đề này được quy định tại Khoản 3, Điều 192 – BLTTDS như sau:“3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:a) …b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;c) … “Như vậy, không phải mọi trường hợp rút đơn, Tòa án đình chỉ vụ án cũng được khởi kiện trở lại mà chỉ có một số nội dung được qui định tại điểm b khoản 3 Điều 192 BLTTDS thì đương sự mới có quyền khởi kiện trở lại.Để hướng dẫn thực hiện quy định trên, tại Khoản 1, Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có quy định:”Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.”Như vậy, việc đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện trở lại ngoài những nội dung qui định tại khoản 3 Điều 192, còn có nội dung qui định tại điểm c khoản 1 Điều 217, đó là “người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện”. Do đó, nếu căn cứ vào quy định này thì trường hợp nguyên đơn rút một phần yêu cầu và phần rút này bị đình chỉ thì không được kiện trở lại. Đây chính là điểm “vướng” trong BLTTDS dẫn đến sự thiếu thống nhất và khó áp dụng trong thực tế. Xin nêu ví dụ: Trong việc vi phạm hợp đồng cho thuê nhà, ngoài việc nguyên đơn kiện đòi tiền thuê nhà, họ còn đòi chi phí mà hai bên đã thỏa thuận để nguyên đơn bỏ ra sửa chữa nhà, nhưng do chưa hết thời gian trong hợp đồng mà bị đơn tự ý chấm dứt hợp đồng. Khi xét xử sơ thẩm, nguyên đơn xin rút phần yêu cầu bị đơn trả lại một phần chi phí sửa chữa tài sản (nhà). Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 224 BLTTDS để đình chỉ phần rút yêu cầu. Tuy nhiên, nguyên đơn xin rút là do chưa thẩm định được chi phí sửa chữa nên rút để củng cố chứng cứ sau đó kiện trở lại, chứ không phải rút vĩnh viễn. Trong trường hợp cụ thể này sau đó Tòa án không thụ lý lại với lý do pháp luật qui định “người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện” thì mới được kiện trở lại. Đây là điều không hợp lý, gây thiệt hại quyền và lợi ích chính đáng của đương sự.Những vấn đề cần bàn:Vấn đề đương sự nộp đơn khởi kiện trở lại được qui định khá cụ thể tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS. Cụ thể, qui định 4 nhóm hành vi như: người khởi kiện đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đỏi mức cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, quản lý di sản, thay đổi người giám hộ, đòi lại tài sản, đòi tài sản cho thuê…; đã có đủ điều kiện khởi kiện; các trường hợp khác. Như vậy có nhiều trường hợp dù đã rút yêu cầu, Tòa án đã đình chỉ, nhưng sau đó vẫn có quyền kiện lại. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp, vướng mắc xảy ra là ngoài nội dung được kiện lại ở Khoản 3 Điều 192 BLTTDS, Nghị quyết 04/2017 của HĐTPTANDTC còn có qui định thêm trường hợp được khởi kiện lại là “người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện”. Quy định này được hiểu là người khởi khiện chỉ kiện lại nếu như trước đó đã rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tức là nếu chỉ rút một phần yêu cầu thì không được kiện lại (đối với phần đã rút)! Theo tôi, đây là quy định bất hợp lý. Bởi thực tế có nhiều vụ án mà người khởi kiện chỉ rút một phần yêu cầu (do chưa chuẩn bị đầy đủ chứng cứ nên cần có thời gian để bổ sung hoặc cần giám định lại sức khỏe .v.v…) để sau đó khởi kiện lại chứ không phải rút để từ bỏ yêu cầu. Mặt khác, nếu người khởi kiện vì không muốn từ bỏ bất cứ yêu cầu nào của mình mà buộc phải rút toàn bộ yêu cầu, trong đó có yêu cầu chưa được chuẩn bị tốt về chứng cứ, để sau đó được quyền khởi kiện lại vụ án, thì đó cũng là một trở ngại lớn cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.Thiết nghĩ, Hội đồng Thẩm phán TANDTC nên xem xét nội dung trên để điều chỉnh lại cho hợp lý, nhằm tránh trường hợp người khởi kiện buộc phải tạm thời rút yêu cầu vì lý do trở ngại khách quan mà không được kiện lại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình./.

Lê Hằng Vân

Mẫu Đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự

Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự. Rút đơn yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự của đương sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, việc rút yêu cầu khởi kiện trong một vụ án dân sự là quyền của các đương sự vì thế thời điểm rút có thể từ giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, sau khi thụ lý vụ án, trong khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

I. Các giai đoạn rút yêu cầu khởi kiện, cách thức cũng như hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi kiện:

1. Rút đơn trước khi thụ lý vụ án:

Việc rút yêu cầu khởi kiện Dân sự chính là một trong những căn cứ để tòa án trả lại đơn khởi kiện theo điểm g Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:“1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: ….. g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.”

Thẩm phán được giao giải quyết vụ án sẽ là người trả lại đơn khởi kiện.

Người đã khởi kiện có quyền khởi kiện lại sau khi rút đơn nếu thỏa mãn các điều kiện tại Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

2. Sau khi thụ lý vụ án chưa đến giai đoạn xét xử:

3. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:

4. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:

Về nguyên đơn: Căn cứ theo Điều 299 Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hậu quả pháp lý sẽ tùy thuộc vào ý kiến của bị đơn Hội đồng xét xử phúc thẩm phải tùy thuộc vào sự đồng ý hay không của bị đơn

Về bị đơn có kháng cáo rút đơn kháng cáo: theo Điều 289 BLTTDS 2015 thì hậu quả của việc này thì cơ quan có thẩm quyền có thể đình chỉ xét xử Phúc thẩm vụ án hoặc đình chỉ phần kháng cáo đã rút

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.

II. Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự

Download – tải: Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự Do – Hạnh Phúc …………….., ngày…..tháng…..năm 20……

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………………

Chúng tôi là: ………………………………………………………………………………………………………Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………….

Là nguyên đơn trong …………………………………………………………………………………………

Bị đơn: ……………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Về việc …………………………………………………. do TAND………………. thụ lý giải quyết.

Nay …………………………………………………………………………………………………….

Cụ thể như sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

Do vậy, nay tôi có đơn này, xin được rút đơn khởi kiện.

Kính đề nghị Quý tòa xem xét chấp thuận và ra Quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Xin chân thành cám ơn.

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện Dân sự

Nộp đơn yêu cầu tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.

Thông tin của người có yêu cầu rút đơn

Ghi rõ ràng chính xác các thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ.

Đặc biệt là về thông tin vụ án ( vd: nếu vụ án đã được thụ lý thì phải cho biết ai là nguyên đơn, bị đơn quá trình giải quyết vụ án đã đến giai đoạn nào theo văn bản số bao nhiêu,…)

Nội dung yêu cầu

Chú ý tập trung mục đích làm đơn xin rút đơn khởi kiện. Mục đích này phải được trình bày rõ ràng, ngắn chọn,

(vd: Làm đơn này để xin rút toàn bộ hay một phần yêu cầu theo văn bản thụ lý nào.)

Về phần lý do yêu cầu cần nêu rõ ràng ngắn gọn,súc tích để người thụ lý dễ nắm bắt nguyện vọng của người làm đơn.

( vd: Hai bên đã thỏa thuận hòa giải thành với nhau ngoài tòa án và chúng tôi không yêu cầu tòa án ghi nhận nội dung hòa giải thành ngoài tòa án, đề nghị tòa án xem xét, đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.)

Thủ tục rút đơn yêu cầu khởi kiện Dân sự

Đương sự gửi yêu cầu rút đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

Trong quá trình xem xét thụ lý vụ án, nếu người khởi kiện rút đơn thì Tòa án nơi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện sẽ trả lại đơn khởi kiện.

Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Về tiền tạm ứng án phí:

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người khởi kiện (Khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015)

Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

” Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự

Mẫu Đơn Rút Yêu Cầu Ngăn Chặn Vụ Án Dân Sự

Nội dung đơn rút yêu cầu ngăn chặn

Quốc hiệu, tiêu ngữ;

Ngày, tháng, năm làm đơn;

Tên TAND nơi tiếp nhận đơn;

Họ và tên, năm sinh, số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, email, fax, tư cách tham gia tố tụng của người yêu cầu;

Thông tin vụ án đang được thụ lý, giải quyết;

Nội dung yêu cầu cụ thể muốn Tòa án giải quyết.

Cách viết đơn

Ở mục “Kính gửi” đề tên Tòa án nơi đã tiếp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước đó;

Ở mục “Nội dung yêu cầu” tóm tắt nguyên do muốn rút đơn yêu cầu, chẳng hạn: Trước đây vì sao phải áp dụng? Đã gửi Đơn yêu cầu áp dụng vào thời gian nào? Chủ thể bị yêu cầu áp dụng là ai? Biện pháp được yêu cầu là gì? Tại sao không cần phải áp dụng nữa?….

Cuối đơn phải có ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu.

Thủ tục hủy bỏ áp dụng biện pháp ngăn chặn

Thẩm quyền hủy bỏ việc áp dụng

Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về vấn đề này như sau:

Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

Tại phiên tòa, việc áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Thủ tục hủy bỏ

Thủ tục ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của BLTTDS 2015.

Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc tài sản theo quy định tại Điều 136 của BLTTDS 2015, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng không đúng dẫn đến gây thiệt hại cho người bị yêu cầu hoặc bên thứ ba.

Khiếu nại việc ra quyết định hủy bỏ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, đương sự có quyền khiếu nại về việc ra quyết định hủy bỏ.

Thủ Tục Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự

Đơn khởi kiện phải có những nội dung sau:

Ngày, tháng, năm và địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày…tháng…năm…)

Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện: nếu là tòa án cấp huyện thì ghi rõ tòa án huyện gì, thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào, và địa chỉ của tòa án đó.

Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân. Nếu bên khởi kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân. Đối với tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, và địa chỉ thư điện tử (nếu có), và cũng ghi rõ người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.

Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân, nếu bên bị kiện là tổ chức thì ghi rõ địa chỉ trụ sở; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

Nếu có người làm chứng thì ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người làm chứng;

Người có quyền khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại tòa án, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của tóa án (nếu có).

3. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự: Nhận và xử lý đơn khởi kiện:

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của tòa khác và thông báo cho người khởi kiện;

Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện.

4. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự: Thụ lý và phân công thẩm phán giải quyết vụ việc:

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

6. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự: Hòa giải và chuẩn bị xét xử

a. Chuẩn bị xét xử:

Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

Đối với các vụ án tranh chấp về dân sự và tranh chấp về hôn nhân và gia đình: 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại và tranh chấp về lao động: 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự và hôn nhân gia đình; Và không quá 01 tháng đối với vụ án tranh chấp về đòi nợ, kinh doanh, thương mại và tranh chấp về lao động.

b. Hòa giải

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

7. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự: Xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng

8. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự: Xét xử phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại.

Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

9. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự: Giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Căn cứ kháng nghị:

Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án

Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án

10. Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự: Tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án;

Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án

Tuy nhiên, khi mắc vào vòng lao lý, bạn rất nên sử dụng dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, và coi đây là khoản đầu tư rất có lợi.

10. Dịch vụ luật sư tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự quy đình như sau về quyền khởi kiện vụ án:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu bạn cần dịch vụ luật sư chuyên nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể tham khảo các bài viết sau đây:

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Rút Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện Trong Vụ Án Dân Sự: Hậu Quả Pháp Lý Và Những Vấn Đề Cần Trao Đổi trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!