Cập nhật nội dung chi tiết về Rèn Kĩ Năng Viết Đoạn Văn Trong Đề Đọc Hiểu Môn Văn mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài hướng dẫn các em cách viết đoạn văn trong đề đọc hiểu. Bài viết có 2 phần :
Cách viết đoạn văn trong đề đọc hiểu môn văn
Câu hỏi và bài tập minh hoạ
I. Cách viết đoạn văn trong đề đọc hiểu môn văn
.@. Trước hết, chúng ta ôn lại lí thuyết về đoạn văn:
Thế nào là một đoạn văn? Về nội dung, đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt ý hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Về hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
1 . Để viết được một đoạn văn hay, trước tiên các em cần xác định rõ yêu cầu của đề: Đề bài yêu cầu viết về cái gì? ( nội dung của đoạn văn), viết trong bao nhiêu dòng? ( dung lượng ), sau đó tiến hành tìm ý cho đoạn văn . Tức là chúng ta xác định sẽ viết những gì? Tuỳ thuộc yêu cầu của đề , các em có thể ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn. Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp học sinh hình dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm.
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? ( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Hướng dẫn: Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
– Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
– Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
– Ý nghĩa của tình mẫu tử?
– Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
– Bài học nhận thức và hành động?
2 . Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề
+ Viết các câu nối tiếp câu mở đầu : Dựa vào các ý chính vừa ghi trên giấy nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
+ Viết câu kết của đoạn văn : Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn tượng cho người đọc. Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề, hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày
+ Về dung lượng , đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu của đề bài. Tất nhiên thầy cô giám khảo không ai ngồi đếm từng dòng, bởi vậy chúng ta được phép viết dài hơn hoặc ngắn hơn 1-2 dòng. Các em đừng quá lo lắng về dung lượng. Đoạn văn viết đủ ý, sâu sắc thì dù có vướt ngưỡng một vài dòng cũng vẫn được điểm cao.
Lưu ý: Nêu bài viết yêu cầu nêu quan điểm, cảm nhận của cá nhân. Các em có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) .
I. Bài tập minh hoạ
Chẳng hạn : Đề bài yêu cầu đọc hiểu về đoạn thơ trong Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo, sau đó yêu cầu viết đoạn văn khoảng 10-15 dòng về trách nhiệm của thanh niên với đất nước.
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)
Đoạn văn có các ý sau :
+ Câu mở đầu dẫn dắt vấn đề : Những câu thơ trên của Thanh Thảo nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước.
+ Các ý chính của đoạn : có thể tham khảo một số gợi ý sau :
-Thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình
– Yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
– Lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
-Phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước
-Quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng
-Thời đại ngày nay, thanh niên cần lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc
+ Câu cuối bàn bạc mở rộng vấn đề, nhấn mạnh trách nhiệm của thanh niên với đất nước.
Ta có đoạn văn sau :
Những câu thơ trên của Thanh Thảo nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.
(Đoạn văn của bạn Thế Anh, cộng tác viên website cô Thu Trang)
Ví dụ, trong đoạn văn bản nào đó có nội dung về người mẹ. Sẽ có một câu hỏi: viết một đoạn văn ngắn khoảng 7,8 dòng nói lên những suy nghĩ của anh/chị về đức hi sinh của Mẹ
Từ khóa của câu hỏi là “đức hi sinh”- đây cũng chính là trọng tâm của đoạn văn. Chúng ta sẽ có đoạn văn sau :
Có ai đó đã nói rằng, nếu trong gia đình ấy có những đứa con thành đạt thì chắc chắn ở đó có một người mẹ giàu đức hi sinh. Vâng! Mẹ là người đã dành hết cả đời mình vì tương lai của con. Mẹ có thể nhịn đói cho ta no, nhịn mặc cho ta có tấm áo đẹp. Mẹ là người có thể cho ta cả đôi mắt, quả tim, trái thận… chỉ mong sao cho con mình lành lặn. Khi ta khổ đau, bờ vai mẹ là bến bờ cho ta quay về. Người đời có thể bỏ rơi ta nhưng mẹ thì không bỏ con bao giờ. Bởi thế hạnh phúc nhất là còn mẹ nên chúng ta hãy nhớ :”Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
Lưu ý: câu mở đoạn phải có từ khóa :”đức hi sinh” . Câu kết phải rút ra bài học hoặc chiêm nghiệm triết lý.
Cách Viết Đoạn Văn, Bài Văn Biểu Cảm
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. Văn biểu cảm là gì?
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Văn biểu cảm khác tự sự và miêu tả thông thường. Văn tự sự và biểu cảm bao giờ cũng có bố cục hoàn chỉnh, thông báo nội dung, diễn biến sự vật, sự việc một cách đầy đủ. Tuy nhiên ở văn biểu cảm, người viết thường bộc lộ cảm của mình trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống để người đọc có thể cùng đồng cảm, sẻ chia với mình.
II. Đặc điểm của tình cảm trong văn biểu cảm
Đó là những tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc…). Chính vì vậy mà cảm và nghĩ thường không tách rời nhau. Những tình cảm không đẹp, xấu xa như: lòng đố kị, bụng dạ hẹp hòi, keo kiệt không thể trở thành nội dung biểu cảm chính diện, có chăng chỉ là đối tượng để mỉa mai, châm biếm mà thôi.
– Văn biểu cảm biểu lộ tình cảm, cảm xúc thường thấm nhuần tư tưởng nhân văn của con người như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…)
III. Luyện tập viết đoạn văn:
Một số đoạn văn xuôi biểu cảm sau đây:
CÂY TRE
Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt, tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên lòng những ý nghĩ và những-cảm giác lúc nào cũng giông nhau.
Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa tha thiết lại thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xưa, chán những điều thế đem giấu cái tài nâng không được ai biết trong rừng núi… Vài lá tre nhọn vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.
NGÔI TRƯỜNG CŨ
Tôi rảo bước đến trước trường và tần ngần đưa mắt nhìn vào. Tuy đã bao năm trời xa cách, ngôi trường vẫn không khác mấy khi xưa: vẫn mái rong rêu, vẫn bốn bức tường chớn chở, mấy chậu ti-gôn đã bắt đầu khoe mấy khóm cỗi cũng đang độ khai hoa. Cây điệp trước sân đã báo mùa thi với nghìn cánh hoa hồng tả tơi trên vệ cỏ. Một niềm cảm xúc xâm chiếm tâm hồn tôi. Mỗi cảnh vật đều khêu gợi ở tôi những bóng xưa, tăm tiếng cũ. Tôi thấy như sống lại trong khoảnh khắc quãng đời ấy, mà ngôi trường yêu mến kia đã phong kín của tôi bao nhiêu kỉ niệm buồn, vui. Tôi nhớ lại tất cả. Cái gì tôi cũng nhớ và cái gì cũng gieo vào 1 tôi một niềm lưu luyến cách vời.
IV. MỘT VÀI DÀN BÀI BIỂU CẢM VỀ NGƯỜI THÂN
ĐỀ BÀI 1: Biểu cảm về bà của em I/ Mở bài:
Dẫn dắt giới thiệu về người thân.
Ngày bé bài hát yêu thích của em luôn là:” Bà ơi bà cháu yêu bà lắm. Tóc bà trắng màu trắng như mây”. Bây giờ, khi đã lớn rồi, em vẫn hay hát lại bài hát ấy cho bà nghe. Bởi đối với bà, em vẫn mãi là đứa cháu nhỏ bé như ngày nào và đối với em, bà vẫn luôn tuyệt vời và vĩ đại như thế.
II/ Thân bài Biểu cảm về nét tiêu biểu ( ngoại hình, tính cách,…)
Bà em đã gần bảy mươi tuổi- cái tuổi xế chiều cần được nghỉ ngơi và chăm sóc.
Lưng bà đã hơi còng xuống. Đó là dấu ấn còn lại của cả một cuộc đời nhọc nhằn vất vả. Hồi còn trẻ, đôi vai bà đã chịu sức nặng của bao tấn đá để xây dựng lên con đường Trường Sơn lịch sử. Chiến tranh qua đi, bà lại quay về làm nông, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Tấm lưng bà vì vậy mà còng dần xuống theo năm tháng.
Em thương mái tóc điểm bạc pha sương, pha cả màu nắng, pha màu thời gian.
Làn da bà đã nhăn nheo và nổi lên những chấm đồi mồi nhưng vẫn toát lên vẻ hồng hào tươi sáng. Trong mắt em bà vẫn luôn là người đẹp lão nhất.
Nhìn vào đôi mắt bà, em thấy đôi mắt ấy đã mờ đục đi nhiều. Nhưng cái nhìn trìu mến không vì thế mà bị phai nhòa, em có thể cảm nhận được từ ánh nhìn của bà là cả bầu trời yêu thương với con cháu.
Bàn tay bà ấm áp lắm. Đôi bàn tay vĩ đại trước kia vừa tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, vừa làm lụng lo cơm ăn áo mặc cho cả gia đình. Giờ đôi bàn tay ấy đã nhăn nheo với vô vàn vết chai sần. Em hay nắm lấy bàn tay bà áp lên gò má của mình, hơi ấm mà bàn tay mà mang lại như một nguồn sức sống ấm nóng sưởi ấm tâm hồn em.
Dường như những vất vả thời quá vãng không làm mất đi sức khỏe và sự minh mẫn của bà. Bà vẫn có thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn, bà vẫn nhớ rõ những câu chuyện thời chiến tranh ác liệt.
Biểu cảm về bà ở những kỉ niệm sâu sắc
Em thích nhất là buổi tối được ngủ cùng bà, rúc đầu vào cánh tay của bà nghe bà thủ thỉ về những câu chuyện ngày xưa, về ông tiên bà bụt trong câu chuyện cổ tích.
Có đêm đông khi giật mình tỉnh dậy em thấy dáng hình gầy gò của bà đang tỉ mẩn đan cho em chiếc áo ấm. Tình yêu vô bờ ấy của bà, còn có câu từ nào có thể diễn tả được nữa.
Biểu cảm về vai trò của bà đối với mình
Bà là người vô cùng quan trọng đối với em.
Bố mẹ em đi làm xa nên em ở với bà gần như hết những tháng năm tuổi thơ. Em lớn lên nhờ nhũng câu chuyện thần tiên mà bà kể, nhờ sự chăm sóc ân cần và ấm áp, nhờ những cái ôm động viên, những cái xoa đầu khích lệ.
Bà dành trọn vẹn tình yêu cho đứa cháu nhỏ bé là em. Bà hay thầm thì với em rằng em là đứa cháu bà quý nhất đấy, vì thế hãy cố gắng học giỏi và ngoan ngoãn nghe chưa.
III/ Kết bài
Nêu cảm xúc về bà.
Bà là người phụ nữ khiến em khâm phục và yêu quý nhất trên cuộc đời này. Em càng lớn lên thì bà ngày một già đi. Em thầm mong ước bà mãi khỏe mạnh để có thể nhìn thấy sự trưởng thành của em mỗi ngày.
Đề bài 2: Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em
Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.
1. Ngoại hình và tính tình người mẹ * Ngoại hình:
– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi
– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.
– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.
– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.
– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.
* Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ:
– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.
– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.
– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.
– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.
* Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ:
– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.
– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.
2. Vai trò người mẹ với em:
– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.
– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.
– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.
– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.
– Mẹ là bờ bên yêu thương mỗi khi em buồn
III. Kết bài:
Nêu tình cảm của em đối với mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã ngoài 50 năm tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, chắc bởi lẽ cuộc đời mẹ đã có quá nhiều khó khăn, nhiều vất vả in hằn trên khuôn mặt rám nắng, mái tóc ngả màu, bàn tay chai sạn của mẹ. Nhưng với tôi, mẹ mãi là người phụ nữ đẹp nhất, mẹ có một vẻ đẹp mà không ai và không bao giờ có thể thay thế được vị trí mẹ.
Mẹ có khuôn mặt trái xoan, gương mặt mẹ điểm những vết đồi mồi, chân chim, những vết nhăn đã in trên trán và khóe mắt mẹ. Những gì anh em tôi có được ngày hôm nay được khắc trên từng nếp nhăn trên khuôn mặt tảo tần của mẹ. Mái tóc mẹ dài, xoăn và đã bắt đầu điểm màu của thời gian khi những sợi tóc bạc ngày càng đua nhau chen chỗ của những sợi tóc đen. Nhưng lâu lâu mẹ lại nhờ tôi nhuộm lại tóc cho mẹ nên tóc mẹ vẫn còn đen lánh và mượt mà lắm.
Đôi mắt mẹ là nơi chứa chan biết bao vui buồn cuộc đời mẹ nhưng dù khi mệt mỏi hay buồn phiền đôi mắt ấy vẫn ánh lên sự trìu mến, sự tươi cười để che dấu đi tất cả, mẹ không muốn anh em tôi phải suy nghĩ, phải lo lắng cho mẹ. Trên gương mặt mẹ, có một thứ luôn thường trực đó là nụ cười, mẹ luôn vui vẻ với cuộc đời dù đôi khi cuộc đời bất công với mẹ đi chăng nữa. Bàn tay mẹ chai sạn, cầm tay mẹ mà tôi thấy thương mẹ nhiều quá, những vết xước chi chít chồng chéo nhau trên đôi bàn tay gầy guộc khắc khổ ấy.
Mẹ là một người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Trong công việc, mẹ luôn là người đầy trách nhiệm, hết mình vì công việc, là một nhân viên xuất sắc nhiều năm liền. Với mọi người, hàng xóm xung quanh, mẹ luôn hòa đồng, vui vẻ, nhiệt tình, tốt bụng, khi nhà ai có đám giỗ, đám cưới muốn nhờ mẹ sang nấu giúp mẹ đều sẵn lòng. Trong gia đình, đó là người phụ nữ yêu chồng thương con, biết lo toan cho gia đình, chăm sóc con cái, đặc biệt mẹ nấu ăn rất ngon. Mẹ biết nấu rất nhiều món ăn và thay đổi thực đơn hàng ngày để bữa cơm không bị nhàm chán vì vậy cả bố tôi hay anh em tôi dù đi đâu nhưng đến giờ ăn cơm là chỉ về ăn cơm mẹ nấu.
Mẹ là người yêu thương con cái, luôn tạo mọi điều tốt nhất cho tôi được học tập và vui chơi. Lúc tôi có làm điều gì có lỗi, mẹ không quát mắng nặng lời mà ngồi lại chỉ ra cho tôi nhận ra khuyết điểm của bản thân. Tuy mẹ bận rất nhiều công việc nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm đến việc học hành của anh em tôi. Tôi và mẹ có rất nhiều kỉ niệm nhưng kỉ niệm mà tôi nhớ mãi đó là lần tôi bị sốt cao đột ngột lúc ấy đã khuya, mẹ đã phải thức suốt đêm để chườm mát, đo nhiệt độ liên tục cho tôi. Chốc chốc mẹ lại ghé tai vào sau lưng tôi để nghe tiếng phổi, rồi lại sờ mu bàn tay, mu bàn chân tôi để xem tôi đã đỡ sốt hơn chưa. Nhìn mẹ chăm chút, lo lắng vì tôi mà tôi lại càng thấy yêu mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ còn dạy tôi nấu nhiều món ăn ngon mà mẹ hay nấu cho gia đình. Mẹ luôn bày dạy, chỉ bảo để tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Mẹ luôn là người phụ nữ tôi yêu thương, quý trọng nhất. Cảm ơn vì cuộc đời đã cho con làm con của mẹ, cảm ơn mẹ vì mẹ là mẹ của con, cảm ơn những vất vả, sớm hôm, tần tảo của mẹ để con được khôn lớn như ngày hôm nay. Mẹ thật là người phụ nữ vĩ đại, phi thường, luôn hết mình cho công việc và gia đình. Nếu ai hỏi tôi về siêu anh hùng, tôi sẽ kể họ nghe về mẹ của tôi mà không phải là một superman hay một anh hùng nào mà báo chí ca ngợi. Mẹ luôn là người tuyệt vời nhất của con.
“Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…”
Mọi thứ trên đời này đều có số liệu chính xác trừ tình yêu thương của mẹ, tình mẹ lúc nào cũng đong đầy, bao la như biển Thái Bình, không bao giờ ngừng nghỉ. Để đáp lại công lao to lớn của mẹ, tôi tự hứa phải học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn, cố gắng trở thành người công dân có ích để mẹ vui lòng.
Biểu cảm về vẻ đẹp cây hoa mai
Trong các loài hoa, tôi yêu nhất là hoa mai. Không chỉ yêu ở cái sắc vàng thắm tươi, chùm hoa rực rỡ mà yêu vì nó gắn với cái tết cổ truyền của dân tộc. Cứ mỗi khi thấy hoa mai nhà bác Giáo nở là biết tết đến xuân về.
Mới qua có một đêm mà cây mai nhà bác Giáo đã thay đổi hoàn toàn. Sáng nay, bước vào sân nhà bác ấy, tôi như sững người lại trước màu hoa vàng rực rỡ.
Cây mai này còn bé lắm, nó chỉ mới ra hoa lần đầu tiên. Được trồng trong một cái chậu khá đồ sộ, cây hoa chỉ cao chưa đầy một mét, trông nó thật chả cân xứng tí nào. Thân nó ngay chỗ gốc lớn nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái của tôi.
Từ gốc lên đến ngọn, cây có bốn năm cành xòe ra xung quanh, cành bé nhất chưa lớn bằng chiếc đũa. Đã thế, thân và cành mai đều nhỏ dần về phía ngọn nên lại càng bé bỏng. Thảo nào mà người ta vẫn nói: nhỏ nhắn như cây mai. Mấy hôm trước, cây mai hoàn toàn trụi lá, nhìn vào chỉ thấy thân cành, mỏng manh như được tạo nên bằng những cái chân chim ghép lại.
Bác Giáo yêu cây mai lắm, chăm sóc nó rất cẩn thận. Mỗi sớm thức dậy, bác đều tưới cho cây mai ấy trước. Bác bảo cây cũng như người biết cảm nhận tình yêu thương. Mình thương cây thì nó tươi tốt và ra nhiều hoa lắm. Mình thờ ơ thì cây buồn phiền rồi trở nên héo rũ, không ra hoa.
Nhờ thế mà đúng ngày hôm nay, hoa mai đua nhau nở rộ. Trên những cành mai khẳng khiu là những nụ và bông chen chúc. Những nụ hoa mới nẩy chỉ lớn bằng hạt gạo, được bọc kín bởi một lớp vỏ màu xanh lục nhạt. Những nụ lớn hơn thì đã bằng hạt đậu trắng, vỏ vần còn xanh, nhưng ở phía chỗm đã hé ra mấy vệt vàng tươi như được tô bằng kim tuyến.
Giữa những nụ như thế, những bông hoa đã nở thật là rực rỡ và kiêu kì. Mỗi bông hoa là một ngôi sao gồm sáu cánh như những chiếc lá rất mỏng thuôn tròn, được xếp đặt cân đối. Màu hoa vàng thắm nổi bật trên chiếc đài hoa gồm những cánh mỏng màu xanh nhạt. Cánh hoa nằm trên đài hoa thật như vàng mà nằm trên ngọc. Ngay chính giữa ngôi sao vàng ấy là nhị hoa, một cái hạt xanh xanh với những cái tua như những sợi tơ vàng.
Hôm nay cây mai chưa ra lá. Nhưng bên cạnh những cụm hoa, tôi đã thấy có những chồi xanh nho nhỏ. Chỉ ít hôm nữa, những cái chồi ấy sẽ đâm thành những ngọn lá nhỏ thuôn nhọn.
Trong những ngày Tết, quanh tôi có rất nhiều loại hoa đẹp. Tuy vậy, tôi vẫn yêu hoa mai hơn cả. Hoa mai rất đẹp, đẹp từ cành cho đến hoa, nhất là màu hoa mai thật tươi sáng.
Mấy năm sau, bác Giáo qua đời vì bệnh nặng, tôi rất buồn. Từ ngày bác ra đi, cây mai không còn tươi sắc nữa. Thật dúng như lời bác nói, cây cũng như người biết cảm nhận tình cảm. Sau đó một thời gian, cây mai cũng lặng lẽ chết trong mùa đông giá rét. Có lẽ, vì thiếu đi một người bạn, thiếu đi một bàn tay chăm sóc tận tình mà cây mai đã không còn muốn sống nữa chăng?
Gợi ý một số đề văn biểu cảm.
Đề bài 1: Một lần, người bạn thân thiết của em không thuộc bài trên lớp, không những thế, bạn ấy lại còn vô lễ với cô giáo. Em hãy viết một bức thư ngắn, nhắc nhở bạn ấy nỗ lực học tập và rèn luyện mình. Đề bài 3: Biểu cảm về vẻ đẹp của một khu vườn mùa xuân. Biểu cảm về vẻ đẹp của thác nước nơi rừng núi. Viết một bức thư cho người bạn thân thiết đang định cư ở Mỹ, gợi nhắc về những kỷ niệm đẹp một thời đã qua. Một lần mẹ bị ốm, em thức suốt đêm chăm sóc mẹ. Hãy viết bài văn biểu cảm về sự việc ấy.
Cách Viết Đoạn Văn Nlxh 200 Chữ
1. Nhận định chung về đoạn văn NLXH 200 chữ
– Theo thang bloom, NLXH thuộc mức độ vận dụng cao.
– Đánh giá kĩ năng viết, vận dụng những kĩ năng đã học (phối hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận), huy động được dẫn chứng phong phú từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề.
– Vấn đề bàn luận được tích hợp với ngữ liệu của phần Đọc hiểu.
– Vấn đề bàn luận không quá phức tạp, được chia thành 2 dạng:
+ NLXH về tư tưởng, đạo lý, tình cảm gắn bó với cuộc sống hằng ngày như tình yêu quê hương, gia đình, bạn bè; ý thức trách nhiệm; tinh thần học tập; …
+ NLXH về hiện tượng đời sống: thực phẩm bẩn; gian lận trong thi cử; bạo lực học đường; tệ nạn xã hội (hút thuốc lá, sử dụng ma túy, chất kích thích,…); đua xe trái phép; nghiện internet, facebook…
– Đề bài có thể đưa ra vấn đề một cách trực tiếp, hoặc gợi mở qua 1 câu văn/ thơ có ý nghĩa trong văn bản đọc hiểu.
– Hình thức trình bày: đoạn văn 200 chữ (khoảng nửa trang giấy thi)
2. Cách viết đoạn văn NLXH 200 chữ
- Xác định hình thức trình bày:
+ Viết đoạn văn theo: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành
+ Nguyên tắc viết đoạn văn:
./ lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên
./ dấu chấm hết đoạn.
./ không được xuống dòng lùi vào 1 ô (nếu trích thơ, câu văn tiếp theo viết sát lề) + Dung lượng: 200 chữ (khoảng nửa trang giấy thi)
– Trước khi bắt đầu làm bài, em hãy tự trả lời các câu hỏi:
+ Nó là gì? (Tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống?)
+ Nó như thế nào? Vì sao lại như thế? (Phân tích, lý giải, nguyên nhân của vấn đề)
+ Điều đó đúng hay sai? Hay vừa đúng vừa sai? (Bàn luận mặt đúng/ sai, phải/ trái)
+ Nó được thể hiện như thế nào trong cuộc sống? (Dẫn chứng thực tế)
+ Điều đó có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân? (Bài học nhận
thức và hành động)
–
Các bước thực hiện:
có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cơ bản gồm các bước như sau:
NLXH về một tư tưởng đạo lý
NLXH về một hiện tượng đời sống
Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề bàn luận
Thân đoạn
Giải thích
Giải thích
Phân tích, chứng minh (Tại sao? Như thế nào?)
Biểu hiện, thực trạng
Bàn luận mở rộng (lật ngược vấn đề, kèm dẫn chứng với thái độ phê phán/ ngợi ca)
Phân tích nguyên nhân hiện trạng
Biện pháp khắc phục
Kết đoạn
Bài học nhận thức và hành động
Ví dụ:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.
(đề minh họa 2019)
Bí Kíp Viết Đoạn Văn Bằng Tiếng Anh
Bí kíp viết đoạn văn bằng tiếng Anh
I. Cấu trúc & cách triển khai một đoạn văn viết bằng tiếng Anh
Thông thường một đoạn văn viết bằng tiếng Anh có độ dài dao động trong khoảng 100 đến 150 từ (words).
Khi đã có các supporting sentences, người viết chỉ cần ráp nối chúng lại thì sẽ có một đoạn văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mấu chốt ở công đoạn này là teen phải biết sắp xếp các câu văn theo một trật tự nhất định chứ không phải “có gì viết nấy”.
1/ Từ các chi tiết quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.
2/ Từ các chi tiết ít quan trọng nhất đến chi tiết quan trọng nhất (ngược với cách 1).
3/ Theo trật tự thời gian (cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau).
4/ Theo trình tự của công việc phải làm (ví dụ như bạn đang hướng dẫn người khác nấu cơm thì bạn sẽ chỉ họ làm theo các bước: Thứ nhất, lấy gạo bỏ vào nồi. Thứ hai, vo gạo. Thứ ba, bỏ nồi vào nồi cơm điện (nếu nấu bằng nồi cơm điện). Thứ tư, cắm phích vào ổ điện. Thứ năm, bật công tắc nấu. Cuối cùng, chờ khoảng 20 đến 25 phút thì cơm chín.
5/ Theo trình tự không gian. Thường trật tự này chỉ được áp dụng trong một đoạn văn tả quang cảnh/nơi chốn. Ví dụ như đề bài yêu cầu bạn tả góc học tập của mình.
Trường hợp này bạn có thể bắt đầu từ bất kể vị trí nào: từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới…tùy theo góc độ mà bạn quan sát để mô tả.
Tuy nhiên, câu kết không nhất thiết luôn phải có trong đoạn văn, nghĩa là nếu bạn tự tin mình viết tốt thì kết bài với câu kết, còn không thì không sử dung câu này.
4/ Ráp các câu trả lời cho các câu hỏi của bạn (supporting sentences) lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Cần nhớ mấu chốt ở bước này là bạn phải biết chắc mình đang sử dụng trật tự nào để ráp nối supporting sentences.
5/ Cân nhắc có nên viết câu kết hay không. Nếu không chắc chắn thì bỏ qua bước này.
6/ Kiểm tra lại các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp có thể có trong từng câu viết của bạn.
Lưu ý: Cũng như phần viết thư, bạn chỉ nên dùng những loại câu đơn giản như câu đơn, câu kép, câu phức. Nói chung, từ ngữ, cách diễn đạt càng rõ ràng, càng đơn giản càng tốt.
Theo muctim
Bạn đang đọc nội dung bài viết Rèn Kĩ Năng Viết Đoạn Văn Trong Đề Đọc Hiểu Môn Văn trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!