Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Định Về Chuyển Khẩu Hàng Hóa Tại Việt Nam mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quy định pháp luật về chuyển khẩu hàng hóa tại Việt Nam
Quy định về chuyển khẩu hàng hóa tại Việt Nam
I.KHÁI NHIỆM: Theo quy định tại Điều 30 Luật Thương mại 2005 thì khái niệm chuyển khẩu hàng hoá theo pháp luật Việt Nam được quy định cụ thể như sau: – Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. – Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây: + Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; + Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; + Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
II.HƯỚNG DẪN CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA THEO ĐIỀU 18 NGHỊ ĐỊNH 69/2018/NĐ-CP NGÀY 15/5/2018:
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau: a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương. 2. doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. 3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng, 4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam. 5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
IV. THANH TOÁN HÀNG HÓA CHUYỂN KHẨU THỰC HIỆN THEO HƯỚNG DẪN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TẠI THÔNG TƯ SỐ 02/2020/TT-NHNN NGÀY 30/3/2020.
Tóm lại, theo các hướng dẫn Chính Phủ thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, để thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện ủy thác thông qua doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty Luật TNHH LAWYER Việt Nam
Quy Định Về Việc Sử Dụng Hóa Đơn Và Cách Viết Hóa Đơn Xuất Khẩu Hàng Hóa
Tại Khoản 3, Điều 32, Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu chưa sử dụng hết như sau:
“3. Từ ngày 1/6/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu.
Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014 (Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Từ ngày 01/8/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký theo quy định tại Khoản này được tiếp tục sử dụng. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký hoặc đăng ký sau ngày 31/7/2014 không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp thực hiện hủy hóa đơn xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này và sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này.”
“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).”
⇒ Như vậy: Theo quy định trên khi doanh nghiệp xuất khẩu vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu được sử dụng Hóa đơn bán hàng, hoặc Hóa đơn GTGT thay thế cho hóa đơn xuất khẩu.
Tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu như sau:
“7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.”
Công văn số: Công văn 11352/BTC-TCHQ của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá xuất khẩu như sau:
“Về bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng hóa đơn thương mại để thay thế hóa đơn xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan thì trong bộ hồ sơ hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TTBTC ngày 31/3/20114 của Bộ Tài chính.”
⇒ Như vậy: Theo quy định trên khi doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài thì sử dụng thương mại để thay thế hóa đơn xuất khẩu.
Tại Khoản 3, Điều 86,Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:
“Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.”
⇒ Như vậy: Theo quy định trên, bán hàng hóa vào khu chế xuất, hoặc các doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan bán cho nhau, thì dùng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng
⇒ Kết luận: Căn cứ những quy định nêu trên, đối với hàng hóa xuất khẩu được phép sử dụng những loại hóa đơn như sau:
– Hóa đơn xuất khẩu: Nếu doanh nghiệp đăng ký tiếp tục sử dụng hóa đơn xuất khẩu đã phát hành còn lại.
– Hóa đơn thương mại: Nếu xuất khẩu ra nước ngoài
– Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng: Nếu xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng: Nếu hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
II. QUY ĐỊNH VỀ CÁCH VIẾT HÓA ĐƠN LIÊN QUAN ĐẾN NGOẠI TỆ, XUẤT KHẨU
Tại Điểm e, Khoản 2,Điều 16, Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về đồng tiền ghi trên hoá đơn GTGT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.”
⇒ Như vậy: Trường hợp người bán được thu bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật thì:
Trường hợp ngoại tệ thu về có có tỷ giá với đồng Việt Nam: Tỷ giá ghi trên hoá đơn là tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về không có tỷ giá với đồng Việt Nam:Tỷ giá ghi trên hoá đơn được ghi theo tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Từ ngày 1/1/2015 theo quy định tại Tại điểm 3, Khoản 4, Điều 2, Thông tư 26/2015/TT-BTC:
“- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.”
⇒ Như vậy: Tỷ giá để hạch toán doanh thu đồng nghĩa với tỷ giá ghi trên hóa đơn là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
Quy Định Về Hóa Đơn Thương Mại Trong Xuất Nhập Khẩu
Trong giao dịch mua bán quốc tế, hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ quan trọng bởi nó không chỉ thể hiện số tiền bên mua phải thanh toán cho bên bán mà còn nêu rõ các thông tin khác bao gồm tên hàng, số lượng hàng, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng,… Chính vì vậy, việc doanh nghiệp trang bị cho mình những quy định về hóa đơn thương mại sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, trôi chảy hơn. Nội dung sau đây sẽ làm rõ về khái niệm hóa đơn thương mại, nội dung, chức năng của hóa đơn thương mại cùng một số lỗi cần tránh trong quá trình áp dụng.
1. Hóa đơn thương mại là gì?
Hóa đơn thương mại (tiếng anh là Commercial Invoice) là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán hàng phát hành để yêu cầu người mua hàng trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán hay phương thức vận chuyển.
Hóa đơn thương mại thường được lập thành nhiều bản và được sử dụng trong nhiều khâu khác nhau tại doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại dùng để xuất trình cho ngân hàng khi đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm trong trường hợp tính phí bảo hiểm khi mua hàng hóa, xuất trình cho cơ quan hải quan để tính tiền thuế, thông quan hàng hóa.
2. Bản chất của hóa đơn thương mại
Nhìn chung, hóa đơn thương mại được lập và sử dụng căn cứ vào UCP 600 (Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), tuy nhiên phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nội dung cần thiết. Cụ thể, hóa đơn thương mại phải thể hiện là do người thụ hưởng phát hành (ngoại trừ trường hợp khác quy định tại Điều 38 UCP 600). Ngoài ra, hóa đơn thương mại phải đứng tên người yêu cầu và ghi bằng loại tiền của thư tín dụng.
Hóa đơn thương mại do doanh nghiệp tự thiết kế nên sẽ không phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp.
Trên hóa đơn thương mại có khá nhiều nội dung, có những nội dung bắt buộc và cũng có những nội dung để tham chiếu hoặc được thêm vào căn cứ theo yêu cầu của các bên khi đàm phán hợp đồng.
Một số nội dung chính trên hóa đơn thương mại:
Người xuất khẩu / người gửi hàng (Exporter / Shipper): Ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ của người gửi hàng, tên quốc gia xuất khẩu;
Người nhập khẩu / người nhận hàng (Importer / Consignee): Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại liên hệ;
Số hóa đơn và ngày phát hành: Nội dung của hóa đơn thương mại bắt buộc phải có 2 chỉ tiêu số và ngày hóa đơn, được lập bởi người bán và được sử dụng để làm thủ tục khai báo hải quan. Ngoài ra, người xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thể lưu hồ sơ theo số hóa đơn thương mại;
Phương thức vận chuyển: Phải ghi rõ phương thức vận chuyển (đường không, đường biển) nhưng không cần ghi tên phương tiện hay số chuyến;
Điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán: Nên ghi rõ điều khoản giao hàng là gì, theo bản Incoterms nào. Điều khoản thanh toán là TT, TTR, LC, No Payment và đồng tiền thanh toán là USD, EUR, JPY,…
Số lượng kiện (Packages): Ghi tổng số lượng kiện hàng của lô hàng đó, thường ghi kèm tổng trọng lượng cả bao bì. Thông tin này là không bắt buộc vì đã được ghi trong Phiếu đóng gói (Packing List).
Các thông tin khác: Là những thông tin sử dụng để tham chiếu do các bên yêu cầu thêm vào, không bắt buộc phải có trên hóa đơn.
4. Hóa đơn thương mại có những chức năng nào?
4.1. Chức năng thanh toán
4.2. Chức năng khai giá hải quan
Giá được ghi trên hóa đơn thương mại là cơ sở để tính thuế xuất nhập khẩu (có thể khai bổ sung thêm chi phí khác). Một số thông tin khác như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn dùng để khai báo tờ khai điện tử.
4.3. Chức năng tính số tiền bảo hiểm
Cũng giống như khai giá hải quan, giá trên hóa đơn thương mại được dùng để làm cơ sở tính số tiền bảo hiểm.
5. Một số lỗi phổ biến cần tránh khi sử dụng hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại không thể hiện rõ điều kiện giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất) hay CIF (kèm tên cảng nhập).
Bên xuất khẩu hàng hóa bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng và cũng không ghi những chi phí phát sinh tiếp theo.
Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn thương mại chỉ ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền được chiết khấu.
Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu các thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại,…
Ngoài ra, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, hóa đơn thương mại là chứng từ quan trọng kết hợp với các chứng từ khác như hợp đồng, vận đơn trong việc khai báo thuế, làm thủ tục hải quan, tính phí bảo hiểm nên các thông tin được khai báo trên hóa đơn thương mại phải trùng khớp tuyệt đối với các loại giấy tờ khác.
Hóa đơn thương mại có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng thời là cơ sở để ghi nhận hoạt động giao dịch hàng hóa, do đó kế toán cần nắm vững kiến thức, hiểu rõ về loại hóa đơn này để xử lý công việc nhanh chóng, linh hoạt.
Các Quy Định Về Thị Thực Nhập Cảnh Vào Đức Đối Với Người Nộp Đơn Tại Việt Nam
Để chứng minh chỗ ở, đề nghị Quý vị xuất trình chứng nhận chỗ ở (đăng ký tại cơ quan công an)
Nếu Quý vị muốn đi đến các nước châu Âu khác thuộc khu vực các nước Schengen
Quý vị chỉ có thể nộp đơn xin thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức, nếu Quý vị chỉ đến Đức hoặc đích chính chuyến đi của Quý vị là đến Đức. Tổng lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận hồ sơ xin thị thực của những người có đích chính của chuyến đi là Bồ Đào Nha.
Tôi phải làm đơn xin loại thị thực nào?
A. Nếu Quý vị muốn đi Đức và lưu trú ngắn hạn tới tối đa là 90 ngày, Quý vị xin thị thực Schengen. Với thị thực này Quý vị có quyền nhập cảnh vào tất cả các nước Schengen.
Có thể xin thị thực Schengen cho những mục đích nào?
Đi thăm
Đi công tác
Đi du lịch
Đi chữa bệnh
Đi học tiếng Đức đến 3 tháng
Đề nghị Quý vị truy cập theo đường Link phù hợp với mục đích chuyến đi để biết phải nộp những giấy tờ nào khi làm đơn xin thị thực!
B. Nếu Quý vị muốn nhập cảnh vào Đức và lưu trú dài hạn (hơn 90 ngày), Quý vị xin thị thực quốc gia.
Có thể xin thị thực quốc gia cho những mục đích nào?
Kết hôn
Đoàn tụ với vợ/chồng
Con đoàn tụ với bố/mẹ có quyền nuôi dưỡng con
Bố/mẹ đoàn tụ với con mang quốc tịch Đức
Thẻ xanh
Đầu bếp đặc sản
Công nhận chứng chỉ đào tạo nước ngoài làm điều dưỡng viên tại Đức theo điều 17a Luật cư trú
Làm việc nói chung
Tìm chỗ làm việc
Đào tạo nghề
Học đại học
Thực tập
Học phổ thông
Au-pair
Tái nhập cảnh (quay lại Đức)
Với thị thực quốc gia Quý vị cũng có thể đi đến tất cả các nước Schengen tối đa 90 ngày trong mỗi nửa năm.
Ai có thể xin thị thực cho tôi?
Về nguyên tắc Quý vị phải đích thân nộp hồ sơ xin thị thực. Trẻ em cũng phải có mặt. Có thể có ngoại lệ, nếu dấu vân tay của Quý vị trong vòng 5 năm gần đây đã được lưu lại cho hồ sơ xin cấp thị thực.
Lưu ý: việc gửi hồ sơ xin thị thực qua Email là không cần thiết và hồ sơ gửi trước qua Email cũng sẽ không được chấp nhận!
Việc xét duyệt đơn xin thị thực kéo dài bao lâu?
Việc xét duyệt đơn xin thị thực Schengen thông thường kéo dài 10-15 ngày làm việc, trường hợp ngoại lệ cũng có thể lâu hơn.
Việc xét duyệt đơn xin thị thực quốc gia thông thường kéo dài 8-12 tuần.
Nếu cần thiết phải thẩm tra giấy tờ (với giấy khai sinh cấp lại), có thể kéo dài khoảng 3 tháng.
Trong thời gian xét duyệt thông thường về nguyên tắc sẽ không trả lời các câu hỏi về kết quả. Vì không thẩm tra được nhân thân của người gọi điện thoại, nên vì lý do bảo mật dữ liệu sẽ không cung cấp thông tin qua điện thoại về kết quả của đơn xin cấp thị thực đang được xét duyệt.
Vì lý do bảo mật dữ liệu, Phòng thị thực chỉ được phép cung cấp thông tin về quy trình xét duyệt cấp thị thực cho:
– Người nộp đơn xin thị thực hoặc
– Người thứ ba có giấy ủy quyền của người xin thị thực.
Tôi có cần lịch hẹn ngày nộp hồ sơ xin thị thực không?
Quý vị có thể đặt lịch hẹn nộp hồ sơ thị thực Schengen và thị thực quốc gia miễn phí qua trang web của Các cơ quan đại diện của CHLB Đức tại Việt Nam:
Đặt lịch hẹn
Không tùy thuộc vào nơi Quý vị sinh sống tại Việt Nam, kể từ ngày 20.02.2019 đơn xin cấp thị thực Schengen có thể được nộp thông qua các Trung tâm VFS tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, kể từ ngày 25.03.2019 đơn xin cấp thị thực Schengen có thể được nộp thông qua Trung tâm VFS tại Đà Nẵng. Quý vị tìm thấy những thông tin khác (tiếng Anh & Việt) trên trang web của VFS: https://www.vfsglobal.com/Germany/Vietnam/
Nếu Quý vị là thân nhân gia đình của một công dân EU không phải là công dân Đức (xem Quy định số 2004/38/EG của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ban hành ngày 29.4.2004), Quý vị không phải đăng ký lịch hẹn. Quý vị có thể đến trong giờ mở cửa thông thường từ 8.30 giờ đến 11.30 giờ (tại Hà Nội) hoặc từ 8.00 giờ đến 11.30 giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên hẹn trước để tránh phải chờ đợi không cần thiết.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Định Về Chuyển Khẩu Hàng Hóa Tại Việt Nam trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!