Đề Xuất 3/2023 # Quy Định Mới Về Đảng Viên Đang Công Tác Giữ Mối Liên Hệ Với Tổ Chức Đảng Và Nhân Dân Nơi Cư Trú # Top 5 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Quy Định Mới Về Đảng Viên Đang Công Tác Giữ Mối Liên Hệ Với Tổ Chức Đảng Và Nhân Dân Nơi Cư Trú # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Định Mới Về Đảng Viên Đang Công Tác Giữ Mối Liên Hệ Với Tổ Chức Đảng Và Nhân Dân Nơi Cư Trú mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một buổi sinh hoạt của Chi ủy khối 13, phường Bến Thủy (TP. Vinh) với đảng viên đang công tác cư trú tại địa phương. Ảnh: N.S

Theo đó, đảng viên đang công tác có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú cụ thể như sau:

Điều 1. Trách nhiệm của đảng viên đang công tác và của tổ chức cơ sở Đảng

1. Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang (gọi tắt là đảng viên đang công tác) vừa thực hiện quy định của Điều lệ Đảng về sinh hoạt Đảng tại nơi làm việc, vừa có trách nhiệm thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú; gần gũi, gắn bó với nhân dân; khắc phục những biểu hiện sống xa dân, thiếu trách nhiệm trong các công việc của nhân dân nơi cư trú; củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đảng viên trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

2. Tổ chức cơ sở Đảng nơi đảng viên đang công tác và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho đảng viên đang công tác thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ nơi cư trú, đồng thời kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá việc thực hiện của đảng viên.

1. Nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân nơi cư trú.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân trên địa bàn dân cư thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú.

3. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc họp định kỳ và tích cực tham gia các cuộc họp khác do cấp ủy nơi cư trú triệu tập. Tích cực tham gia góp ý kiến với chi ủy, chi bộ, đảng ủy cơ sở nơi cư trú về các công việc chung của địa phương, nhất là những vấn đề bức xúc ở thôn, bản, tổ dân phố.

4. Tham gia các cuộc họp của nhân dân nơi cư trú; thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, trưởng thôn, bản, tổ trưởng dân phố, ban công tác Mặt trận nơi cư trú để nắm bắt tình hình nhân dân; phản ánh những ý kiến của nhân dân tới cơ quan có thẩm quyền.

5. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở, giám sát cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện trách nhiệm nêu gương.

6. Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do địa phương phát động. Vận động gia đình và nhân dân xây dựng mối quan hệ gắn bó đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

7. Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 2 Quy định này với chi ủy nơi công tác vào dịp kiểm điểm, đánh giá đảng viên hằng năm. Kịp thời báo cáo với chi ủy nơi công tác và nơi cư trú khi chuyển sang nơi cư trú khác.

1. Chỉ đạo chi ủy, chi bộ trực thuộc lập danh sách đảng viên theo nơi cư trú và chủ động liên hệ với đảng ủy cơ sở và chi ủy, chi bộ nơi đảng viên cư trú để giới thiệu đảng viên về sinh hoạt, thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy và nhân dân nơi cư trú theo đúng quy định.

Thông báo bằng văn bản với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú được biết về những đảng viên của đơn vị mình thường xuyên đi công tác xa nơi cư trú, lưu động hoặc có công tác đặc biệt để phối hợp tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú khi đảng viên đó có điều kiện.

2. Kịp thời thông báo cho chi ủy, chi bộ, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú biết về số đảng viên đã được giới thiệu về sinh hoạt nơi cư trú có sự thay đổi vị trí, chuyển công tác hoặc bị khai trừ, xóa tên khỏi danh sách đảng viên hoặc đã xin ra khỏi Đảng.

3. Chủ trì, phối hợp với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú; biểu dương những đảng viên thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình hoặc xem xét xử lý theo quy định đối với những đảng viên chưa thực hiện nghiêm túc Quy định này.

4. Định kỳ hằng năm tổ chức lấy ý kiến nhận xét của chi ủy, chi bộ đối với đảng viên của mình thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú. Cử đại diện cấp ủy gặp gỡ, trao đổi với cấp ủy nơi đảng viên cư trú để nắm tình hình và lấy ý kiến nhận xét trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử hoặc khi đảng viên cho rằng việc nhận xét của nơi cư trú chưa khách quan.

5. Thông báo cho đảng viên biết về ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú tại cuộc họp kiểm điểm, đánh giá cuối năm hoặc khi cần thiết.

1. Đảng ủy xã, phường, thị trấn tiếp nhận và lập danh sách đảng viên đang công tác được giới thiệu về sinh hoạt, giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú ở địa phương mình; giới thiệu về cho các chi ủy, chi bộ thôn, bản, khối phố.

2. Chi bộ thôn, bản, khu dân cư tiếp nhận và lập danh sách đảng viên đang công tác tham gia sinh hoạt, giữ mối liên hệ với tổ chức Đảng và nhân dân nơi cư trú ở đơn vị mình và thông báo cho từng đảng viên biết để liên hệ trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú; đồng thời, tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ.

3. Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, đảng ủy xã, phường, thị trấn chỉ đạo chi ủy, chi bộ trực thuộc tổ chức họp đảng viên đang công tác cư trú trên địa bàn để thông báo tình hình, nhiệm vụ của địa phương hoặc chuyên đề cần tham khảo ý kiến đảng viên đang công tác để đảng viên nắm được thông tin, tham gia góp ý kiến.

4. Định kỳ hằng năm, chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi không có chi ủy) họp với ban công tác Mặt trận thôn, bản, khu dân cư để nhận xét từng đảng viên đang công tác thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú trên địa bàn mình theo phiếu nhận xét và gửi về đảng ủy xã, phường, thị trấn. Đề xuất với đảng ủy xã, phường, thị trấn biểu dương, khen thưởng những đảng viên đang công tác có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú. Kịp thời phản ánh với đảng ủy xã, phường, thị trấn và cấp ủy nơi đảng viên đang công tác khi đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật; thiếu trách nhiệm nêu gương; vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy định của địa phương hoặc chưa chấp hành tốt Quy định này.

5. Đảng ủy xã, phường, thị trấn xác nhận phiếu nhận xét của chi ủy, chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên đang công tác và gửi cho đảng ủy cơ sở nơi đảng viên công tác. Biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp ủy cơ sở nơi đảng viên công tác biểu dương, khen thưởng những đảng viên có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú. Đề nghị cấp ủy cơ sở nơi đảng viên công tác xem xét xử lý theo quy định đối với những đảng viên chưa thực hiện tốt.

6. Khi có yêu cầu của cấp ủy nơi đảng viên công tác, đảng ủy xã, phường, thị trấn phối hợp kiểm tra, giám sát đối với đảng viên đang công tác thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện tốt Quy định này và hằng năm báo cáo Ban Bí thư.

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương hướng dẫn việc thực hiện đối với đảng viên đang công tác trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

3. Quy định này thay thế Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ để thực hiện.

Đơn Xin Chuyển Công Tác Và Thủ Tục Chuyển Nơi Công Tác Của Cán Bộ Viên Chức

Đơn xin chuyên công tác là nhân tố then chốt quyết định sự thành hay bại của việc chuyển địa điểm làm việc. Tuy nhiên, có vẻ khá nhiều người vẫn còn lúng túng khi hoàn thiện là đơn này. Vậy liệu có bí quyết viết đơn xin chuyển công tác không?

Đối với cán bộ viên chức, việc thuyên chuyển công tác trong quá trình làm trình việc là điều rất hay gặp phải. Đặc biệt, nước ta đang trong quá trình phát triển, thanh lọc bộ máy nhân sự khiến hoạt động này được diễn ra một cách liên tục. Vậy việc luân chuyển điều động nơi công tác của cán bộ viên chức được quy định như thế nào? Đâu là cách viết đơn xin chuyển công tác chuẩn giúp tăng cơ hội được xét duyệt?

I. Điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức

Điều kiện luân chuyển, điều động công tác cán bộ viên chức

Trước tiên chúng ta hiểu, điều động công tác tức là cán bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển địa điểm làm việc từ nơi này sang nơi khác. Trong đó, việc thực hiện hoạt động này không có sự thay đổi về chức vụ hay quyền hạn của người được luân chuyển. Thông thường, có hai trường hợp có phát sinh hoạt động này là cơ quan, tổ chức có thay đổi về mặt nhân sự hoặc cá nhân cán bộ có mong muốn được điều động. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào bạn cần biết về nguyên tắc luân chuyển công tác và quy trình đệ đơn xin chuyển công tác. Theo quy định hiện hành, lãnh đạo chỉ có quyền đưa ra quyết định luân chuyển công tác đối với công nhân viên chức nếu có lý do chính đáng đã được pháp luật công nhận. Cụ thể, điều kiện được luân chuyển, điều động cán bộ được nêu rõ dưới đây.

1. Điều kiện để điều động cán bộ

Hoạt động điều động cán bộ được thực hiện trong các trường hợp sau:

Đối với các trường hợp có nhiệm vụ, yêu cầu mới đặt ra phù hợp với tình hình công việc hiện tại.

Đối với các trường hợp có quyết định chuyển đổi vị trí làm việc từ quy định của pháp luật.

Khi các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ phải luân chuyển cán bộ với nhau. Lãnh đạo có quyền đưa ra quyết định điều động công tác đối với cán bộ.

Các lãnh đạo có vai trò quản lý trong thời gian thực hiện công tác đào tạo, rèn luyện nhân viên có quyền đưa ra quyết định điều động công tác với nhân viên đó.

2. Điều kiện để thuyên chuyển cán bộ

Tương tự như trên, việc thuyên chuyển cán bộ cũng cần đảm bảo những điều kiện quy định sau:

Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức vì một lý do nào đó có kế hoạch thuyên chuyển công tác cho nhân viên và đã được cấp trên đồng ý phê duyệt thì cơ quan đó có quyền ra giấy quyết định thuyên chuyển công tác.

Đối với các trường hợp có sự thay đổi nhân sự giữa các ngành, giữa trung ương và địa phương nhằm mục đích đào tạo, nâng cao năng lực làm việc.

Bất cứ trong trường hợp nào thì các quyết định thuyên chuyển công tác chỉ có hiệu lực khi được sự chấp nhận, phê duyệt của người lãnh đạo hay cơ quan có thẩm quyền cao hơn.

Như vậy, trong trường hợp cán bộ nhân viên muốn chuyển công tác vì một lý do nào đó như hoàn cảnh gia đình, muốn về gần nơi cư trú thì cần được lãnh đạo của cơ quan hiện đang công tác phê duyệt. Khi đã được chấp thuận đồng nghĩa với việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động tại cơ quan cũ để bắt đầu làm việc tại cơ quan mới. Lưu ý, lãnh đạo mới phải ký hợp đồng với bạn nhằm vẫn được đảm bảo về quyền lợi, chế độ lương, bảo hiểm căn cứ vào trình độ, quá trình đào tạo. Tuy nhiên trước đó, bạn cần thực hiện các đơn xin thuyên chuyển bộ phận công tác, đơn xin chuyển công tác về gần nhà hay đơn xin chuyển công tác trong tỉnh tùy theo.

II. Hồ sơ xin chuyển công tác của cán bộ, viên chức

Tủy theo từng cơ quan, tổ chức sẽ yêu cầu những loại giấy tờ riêng trong hồ sơ xin chuyển công tác. Ví dụ, nếu bạn muốn thuyên chuyển công tác đến các cơ sở y tế phù hợp với mình hơn thì cần phải có mẫu đơn xin chuyển công tác ngành y tế thì mới được xét phê duyệt. Tuy nhiên, dù là bất cứ lĩnh vực gì thì vẫn cần tuân thủ đúng theo luật doanh nghiệp được nhà nước ban hành. Do đó, nhì chung hồ sơ xin chuyển công tác bao gồm:Đơn xin chuyển công tác đã được sử chấp thuận của người chịu trách nhiệm quản lý hay thủ trưởng đơn vị.

Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới.

Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và được đóng dấu xác nhận của đơn vị đang công tác.

Các văn bằng chứng chỉ bản gốc hoặc bản sao có công chứng.

Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngành, vị trí mới.

Bản sao công chứng hệ số lương, quyết định nâng lương,…

Giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu ( bản sao đã được công chứng, chứng thực).

Một số giấy tờ khác tùy theo quy định của mỗi tỉnh, mỗi ngành để bổ sung.

III. Quy trình thuyên chuyển nơi công tác của cán bộ viên chức

Quy trình luân chuyển, điều động công tác cán bộ, viên chức

1. Quy trình thuyên chuyển công tác của cán bộ viên chức

Sau khi bạn đã hoàn tất hồ sơ, đơn xin chuyển công tác mà cơ quan tổ chức yêu cầu thì nộp chúng trực tiếp tại các phòng ban có nhiệm vụ giải quyết hồ sơ. Đối với cán bộ sẽ nộp tại phòng tổ chức cán bộ, đối với viên chức thì sẽ nộp tạo sở nội vụ. Sau 3 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải xác nhận nội dung trong hồ sơ.

Trong trường hợp phát hiện có vấn đề gì cần phải thông báo ngay đến người làm hồ sơ để sửa chữa kịp thời. Nếu không có sai sót, cơ quan nhận hồ sơ sẽ ra quyết định có phê duyệt hay không rồi gửi đến các bên có liên quan. Lưu ý, quyết định luân chuyển, điều động công tác cần được thông báo đến phòng thực hiện nhiệm vụ cung cấp quyền lợi, bảo hiểm cho nhân viên trước 5 ngày để tiến hành thủ tục chốt và trả sổ bảo hiểm. Sau khi đã hoàn tất mọi thủ túc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho cán bộ lên nhận giấy tờ để chuyển về đơn vị công tác mới.

2. Cần làm gì khi thuyên chuyển công tác

Dù là vì lý do gì khiến bạn phải thuyên chuyển công tác thì vẫn nên giữ thái độ hòa nhã với mọi người và đặc biệt không được nói xấu hay chế giễu đồng nghiệp, lãnh đạo. Trước tiên, điều này giúp thể hiện được thái độ chuyên nghiệp của bạn. Ngoài ra, trong cuộc sống rất thể bạn gặp phải các khó khăn cần đến sự giúp đỡ của họ nên đừng vội đánh mất các mối quan hệ đã có. Luân chuyển công tác cũng giống như các hình thức nhảy việc, bạn sẽ phải làm quen với điều kiện làm việc mới, áp lực mới và đồng nghiệp mới. Thông thường, chúng ta thường thực hiện hoạt động luân chuyển nội bộ hoặc công việc tương tự để thích ứng tốt hơn. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào bạn vẫn cần khéo léo để giao tiếp, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cả trong công việc cũng như các khía cạnh khác. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nắm bắt cơ hội, vận dụng các kiến thức kỹ năng nhằm khẳng định được thực lực của mình và ghi điểm với cấp trên.

IV. Các mẫu đơn xin chuyển công tác mọi ngành nghề

1. Cách viết mẫu đơn xin chuyển công tác

Có thể bạn không biết, một là đơn hay, chuẩn sẽ giúp các mong muốn của bạn được phê duyệt nhanh hơn. Do đó, đ ơn xin chuyển công tác chính là nhân tố quyết định việc luân chuyển, điều động công tác của bạn có thành công hay không. Tuy nhiên, công việc này đối với nhiều người có vẻ vẫn còn đôi chút khó khăn. Nhìn chung, một mẫu đơn xin chuyển công tác phải có đủ, cụ thể các thông tin như sau:

Quốc hiệu và tiêu ngữ.

Tên đơn.

Kính gửi cơ quan tổ chức có thẩm quyền,

Thông tin người được thuyên chuyển, điều động công tác.

Đơn vị công tác và chức vụ đang đảm nhiệm hiện tại.

Quá trình công tác của cán bộ, viên chức muốn luân chuyển, điều động công tác.

Lý do muốn xin chuyển công tác.

Đơn vị công tác mới mong muốn chuyển đến.

Cảm ơn và ký gửi.

2. Một số lưu ý khi viết đơn xin luân chuyển, điều động công tác

Một lá đơn xin chuyển công tác hay trước tiên cần đảm bảo đầy đủ các nội dung. Trong đó, phần thông tin liên quan đến người được thuyên chuyển cần phải ghi đầy đủ chính xác. Nếu phát hiện có thông tin gian dối, sai lệch được kê khai trong đơn người viết sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể khiến bạn bị khai trừ nên phải đặc biệt lưu ý. Lý do xin chuyển được xem là trọng tâm của các lá đơn xin chuyển công tác. Để nói ra một lý do thì rất nhiều tuy nhiên nó cần phải có tình thuyết phục và chính xác mới giúp đơn của bạn có cơ hội được xét duyệt cao. Ngoài ra, dù là viết tay hay đánh máy bạn cũng chỉ nên sử dụng ngôn từ đơn giản, một nghĩa, không rườm rà và nêu đúng trọng tâm lý do của mình. Mặc dù nghỉ việc và chuyển đến một đơn vị công tác mới nhưng người làm đơn nên cam đoan hoàn thành tốt công việc đã được giao và đồng thời sẽ chịu trách nhiệm bàn giao công việc cho người mới. Điều này giúp bạn thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm cao. Nó cũng là một điểm công để lãnh đạo ký xác nhận đơn của bạn nhanh hơn.

3. Một số mẫu đơn xin chuyển công tác tất cả các ngành nghề

Mẫu đơn xin chuyển công tác của công chức

Đơn xin chuyển công tác cho công chức

Mẫu đơn xin chuyển công tác của viên chức

Đơn xin chuyển công tác cho cán bộ công chức

Mẫu đơn xin chuyển công tác trong quân đội

Đơn xin chuyển công tác trong quân đội

Mẫu đơn xin chuyển công tác của giáo viên

Đơn xin chuyển công tác cho giáo viên

V. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về giúp bạn đọc hiểu và biết cách viết đơn xin chuyển công tác nhanh, chuẩn nhất. Nếu bạn còn khúc mắc khi thực hiện thì có thể tham khảo thêm nhiều mẫu đơn xin chuyển công tác hay và đẹp nhất tại . Hy vọng bạn hoàn thiện được lá đơn ưng ý và thuận lợi trong quá trình luân chuyển công tác của mình.

Xem thêm

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc thông dụng nhất Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động không thời hạn Tổng hợp các mẫu hợp đồng thử việc và những lưu ý cần thiết Cách viết biên bản cuộc họp chuẩn và thông dụng nhất hiện nay

Quy Trình Kết Nạp Đảng Viên Cập Nhật Quy Định Mới Nhất

Bạn đang tìm hiểu về quy trình kết nạp Đảng viên được quy định mới nhất hiện nay. Để có thể đứng trong hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh việc nắm rõ các quy định về điều kiện kết nạp Đảng, người làm đơn xin vào Đảng còn phải tìm hiểu thêm chi tiết quy trình và thủ tục kết nạp Đảng viên. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về ” Quy trình kết nạp đảng viên cập nhật quy định mới nhất “

Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng viên mới nhất

Việc xem xét kết nạp vào Đảng được thực hiện theo các bước chính sau đây:

Bước 1: Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng bắt buộc phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Sau khi hoàn thành sẽ được cấp giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính tri cấp huyện hay tương đương cấp. Với nơi không có đơn vị này thì được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cấp.

Bước 2: Họp và giới thiệu vào Đảng

Các đơn vị sẽ tổ chức họp và nêu ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống… của quần chúng được đề nghị xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau đó gửi hồ sơ lên cấp trên.

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị để thực hiện quy trình kết nạp Đảng viên.

Người vào Đảng phải tự làm đơn và trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

Đồng thời, người này cũng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai. Nếu có vấn đề chưa hiểu hay không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

Bước 4: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

Người được giới thiệu kết nạp vào Đảng bắt buộc phải thẩm tra lý lịch người vào Đảng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hay người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Nội dung thẩm tra và xác minh cụ thể được nêu tại Hướng dẫn số 01-HD/TW gồm:

Bước 5: Xét kết nạp

Sau khi được thẩm tra lý lịch, thì chi bộ sẽ tiến hành họp để ra đề nghị kết nạp Đảng viên. Theo Hướng dẫn 09-HD/TW, hồ sơ Đảng viên khi được kết nạp vào Đảng gồm các giấy tờ và tài liệu sau:

Đơn xin vào Đảng;

Lý lịch của người vào Đảng, các văn bản thẩm tra kèm theo;

Giấy giới thiệu của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người xét vào Đảng

Nghị quyết xét và đề nghị thực hiện quy trình kết nạp Đảng viên của chi bộ, Đảng ủy cơ sở;

Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM hoặc của công đoàn cơ sở;

Báo cáo của thẩm định của Đảng ủy bộ phận (nếu có);

Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng của Đảng viên

Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức chính trị và xã hội nơi làm việc và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú với người vào Đảng;

Bước 6: Tổ chức lễ kết nạp

Kể từ ngày có quyết định kết nạp, chi bộ cần phải tiến hành kết nạp Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc (căn cứ vào khoản 4.1 Điều 4 Quy định 29-QĐ/TW).

Lưu ý:Lễ kết nạp phải được tổ chức trang nghiêm và nếu kết nạp từ 2 người trở lên trong cùng 1 buổi lễ thì phải kết nạp từng người một.

Bước 7: Đảng viên rèn luyện và học tập trong thời gian dự bị 12 tháng

Theo Điều 5 Điều lệ Đảng, thì người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng kể từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị đó phải tiếp tục giáo dục và rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Đảng viên chính thức.

Bước 8: Chuyển Đảng chính thức

Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị và trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ cần phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên. Nếu không đủ điều kiện thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định xóa tên ra khỏi Đảng.

Tại Điều 4 Hướng dẫn 1, hồ sơ xét chuyển Đảng chính thức gồm có:

Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị để làm quy trình kết nạp Đảng viên

Bản nhận xét của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ và của tổ chức chính trị – xã hội nơi làm việc, chi ủy nơi cư trú;

Nghị quyết của chi bộ và đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền…

Giấy chứng nhận về việc học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới;

Đặc biệt, dù chi bộ họp chậm hay cấp ủy chuẩn y chậm thì Đảng viên dự bị khi đã đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức thì vẫn được công nhận đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.

XEM THÊM: Nhiệm vụ của Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng quy trình kết nạp Đảng viên, thì Đảng viên cần phải đáp ứng nhiều điều kiện nghiêm khắc như:

Phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hay tương đương trở lên;

Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân, đồng thời phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng…

Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, những người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng);

Hơn nữa, để được kết nạp, người có đơn xin vào Đảng phải trải qua việc thẩm tra lý lịch khắt khe với cả bản thân, gia đình về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Đồng thời, với mỗi cơ quan, đơn vị riêng và người xin vào Đảng còn phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể khác.

#Quy #trình #kết #nạp #đảng #viên #cập #nhật #quy #định #mới #nhất.

Cách Viết Về Kết Quả Công Tác Trong Bản Kiểm Điểm Đảng Viên Năm 2022

+ Cách viết về kết quả công tác hay nhất

1. Về tư tưởng chính trị:

– Về lý tưởng cách mạng; luôn niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Không xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phản bác những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.

– Nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; trao dồi, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; có ý chí phấn đấu, gương mẫu trong công tác; không né tránh trách nhiệm, có tinh thần trách nhiệm, không trung bình chủ nghĩa, không làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; Luôn hết lòng vì nước, vì dân, hết sức mình làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.

– Trong tự phê bình không giấu giếm, dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm luôn thành khẩn, tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình không nể nang, né tránh, va chạm, đấu tranh với cái sai; không lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau, không vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác. Phê bình với động cơ cá nhân trong sáng.

– Không tham vọng chức quyền, chấp hành sự phân công của tổ chức; không kén chọn chức danh, vị trí công tác; sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn.

– Chấp hành, bảo vệ, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Nói và viết theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói đi đôi với làm; nói và làm nhất quán với nhau.

2. Về phẩm chất đạo đức, lối sống.

– Bản thân luôn giữ gìn đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nghiêm túc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Đảng, của cơ quan và của tập thể lên trên; trong quan hệ công tác không tỏ thái độ quan liêu, không mưu lợi cá nhân, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình; không có tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng; không gây mất đoàn kết nội bộ; khách quan trung thực khi phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng chi bộ và góp ý phê bình cho đồng chí, đồng nghiệp của mình.

– Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, không nể nang, không thành kiến hoặc có ý tư thù đối với người góp ý, phê bình cho mình; không tham ô, lãng phí, tiếp tay, bao che cho tham ô, lãng phí; không chạy hoặc chấp nhận chạy chức, chạy quyền.

– Lối sống gương mẫu, trong sạch, lành mạnh, không mê tín dị đoan; không cờ bạc, rượu chè, quan hệ nam nữ bất chính; kê khai trung thực tài sản, thu nhập cá nhân và gia đình hàng năm.

– Bản thân luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của quần chúng, đồng nghiệp để tự hoàn thiện mình.

– Luôn giữ mối quan hệ tốt với quần chúng tại cơ quan và tại địa phương nơi cư trú; tham gia đầy đủ các buổi họp thôn. Bản thân và gia đình chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của địa phương đề ra, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

3. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

– Trong năm 20… đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

– Đối với nhiệm vụ được giao, tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt.

4. Về ý thức tổ chức kỷ luật.

– Bản thân luôn chấp hành sự phân công, điều động của cấp trên.

– Luôn tuân thủ các Quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định, nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

5. Về đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ:

Phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân. Đối chiếu với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình, đồng thời phê phán cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, xây dựng. Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm. Tính trung thực, khách quan, chân thành trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.

Bản thân là cán bộ, đảng viên nên tôi nhận thức và xác định trách nhiệm của mình trước Đảng, trước chức trách nhiệm vụ được giao. Nêu cao bản lĩnh chính trị của mình trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

6. Về kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh của bản thân:

Nhận thức: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam… Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,… Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của bản thân:

– Đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện cụ thể trong suy nghĩ và thực hiện công việc hàng ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực

– Tham gia các hoạt động tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể để từ đó có được kiến thức, ý kiến quyết định đúng đắn trong công tác điều hành cũng như bổ sung thêm kiến thức của bản thân.

– Luôn gần gũi với đồng nghiệp, CBCNV trong Đội tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa các CBCNV không tạo khoảng cách, phân biệt đối xử. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, tâm tư, tình cảm của từng CBCNV. Luôn vì lợi ích tập thể, tự giác trong các công việc chung. Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp

– Đối với công việc luôn hoàn thành ở mức độ cao nhất. Luôn tìm tòi học hỏi để hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và nghiệp vụ.

I. Yêu cầu Đảng viên1. Làm bản kiểm điểm cá nhân theo đúng mẫu mới.2. Đánh máy – (Đảng viên làm bản kiểm điểm không sao chép của nhau).3. Nộp 2 bản và nhận xét đảng viên nơi cư trú.

II. Hướng dẫn xếp loại: Viết bản kiểm điểm

Đảng viên tự nhận mức xếp loại một trong 4 mức sau.

1. Xếp loại chất lượng Đảng viên+ Mức 1: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.+ Mức 2: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.+ Mức 3: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ.+ Mức 4: Đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.2. Xếp loại chất lượng cán bộ, công chức (gồm 4 mức) đối với chi bộ cơ quan và các chi bộ trường học.+ Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ.+ Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.+ Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.+ Chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.3. Viết bản kiểm điểm theo hướng dẫn sau.

Đối với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.

a, Về tư tưởng chính trị: Sự trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; việc chấp hành, bảo vệ, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm và chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng; tinh thần học tập nâng cao trình độ, hiểu biết và nâng cao trình độ của bản thân.

b, Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa các nhân, lối sống thực dụng, nối không đi đôi với làm; đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân; việc giữ gìn đạo đức lối sống và phát huy tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của người đảng viên; việc chấp hành quy định về những điều đảng viên không được làm; tính trung thực khách quan trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.

c, Về thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao: Tinh thần trách nhiệm, kết quả và mức độ hoàn thành, chức trách và nhiệm vụ được giao; ý thức xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, cơ quan đơn vị.

d, Về ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; ý thức chấp hành quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, đơn vị và nơi cư trú; tinh thần cầu thị, lắng nge, tiếp thu và tự sữa chữa khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình; việc thực hiện chế độ sinh hoạt đảng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Định Mới Về Đảng Viên Đang Công Tác Giữ Mối Liên Hệ Với Tổ Chức Đảng Và Nhân Dân Nơi Cư Trú trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!