Đề Xuất 6/2023 # Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển # Top 9 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 6/2023 # Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quá trình hình thành và phát triển

Quân đội nhân dân Việt Nam » Quân đội nhân dân » Giới thiệu

Quá trình hình thành và phát triển

( chúng tôi ) – Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.

Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954.

Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.

Xe tăng Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam lại cùng với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam vừa mới kết thúc thì chế độ diệt chủng do Pônpốt cầm đầu ở Cămpuchia đã kích động hận thù dân tộc, tiến hành chiến tranh xâm lấn ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới, đồng thời thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cămpuchia. Đứng trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 12 năm 1978 Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của quân đội Pônpốt. Sau đó, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận dân tộc cứu nước Cămpuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Cămpuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Pônpốt, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.

Quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia xây dựng cuộc sống mới (ảnh: Tư liệu)

Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm gần hai phần ba quân số. Các thế hệ sĩ quan, chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, luôn làm đúng chức năng của một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác, một đội quân sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão. Quân đội cũng tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho các tầng lớp nhân dân, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo cho 100.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Quân đội tham gia mở đường Hồ Chí Minh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệ hoá, hiện đại hoá đất nước.

Là một đội quân sản xuất, các đơn vị trong toàn quân đã tận dụng mọi tiềm năng lao động, đất đai, kỹ thuật… để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn sản phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh của đất nước. Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc – Nam, dịch vụ dầu khí và nhiều công trình thuỷ điện lớn như Sông Đà, Drây H’ling. Hiện có 98 doanh nghiệp quân đội đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ bay, dịch vụ cảng biển, viễn thông, công nghiệp đóng tàu… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng.

Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp.

Cổng TTĐT BQP

File đính kèm :

Quá trình hình thành và phát triển

Lục quân

Phòng không – Không quân

Hải quân

Bộ đội Biên phòng

Bộ đội địa phương

Lực lượng dự bị động viên

Học viện, nhà trường

Viện nghiên cứu

Đơn vị Kinh tế – Quốc phòng

mod/sa-mod-site/sa-qdndvn/sa-qdndvn-child/sa-qdndvn-gt/d9037f46-33e3-43c4-8cc3-0e4842afd15c

Quá trình hình thành và phát triển

Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

1.Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Nhận đơn

Tiếp nhận đơn, vào sổ công văn đến

* Bước 2: Phân loại và xử lý đơn

– Đối với đơn khiếu nại:

+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết

Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không đực thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức thụ  lý để giải quyết theo quy định của pháp luật

Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thị căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu nại biết rõ lý ho không được thụ lý giải quyết hoặc bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại

Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức, xem xét, quyết định

+ Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết:

Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần.

Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, UBMTTQ Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan, tổ chức khác the quy định của pháp luật chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan gửi trả lại đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có) và nêu rõ lýdo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyên đơn đến.

+ Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người

Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn cho 01 người khiếu nại có họ, tên, địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết

Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật

+ Đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc:

Trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý để giải quyết nhưng có gửi kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận được đơn phải trả lại cho người khiếu nại giấy tờ, tài liệu đó; nếu khiếu nại được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

+ Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật:

+ Đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo để thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan thẩm quyền, người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính

– Đối với đơn tố cáo:

+ Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: nếu nội dung đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 20 Luật Tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để thụ lý giải quyết theo quy định

+ Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền:

Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất với thủ trưởng  cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyển đơn và các chứng cứ, thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật quy định tại Điểm b, Khoản1, Điều 20 của Luật Tố cáo

Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời hạn theo quy dịnh của Luật tố cáo mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị ra văn bản yêu cầu cấp dưới giải quyết

+ Nếu tố cáo có hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

+ Đơn tố cáo đối với đảng viên:

Đơn tố cáo đối với đảng viên vi phạm quy định, Điều lệ Đảng, được thực hiện theo quy định của BCH Trung ương và hướng dẫn ủa UBKT, Tỉnh ủy, Đảng ủy

+ Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân:

Người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật

+ Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích:

Đối với đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của minh thì cơ quan, người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo.

+ Xử lý lý đối với trường hợp tố cáo như quy định tại Khoản 2, Điều 20 của Luật Tố cáo:

Tố cáo thuộc cá trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 20 của Luật Tố cáo thì cơ quan nhận được đơn không chuyển đơn, không thụ lý để giải quyết đồng thời có văn bản giải thích và trả lại đơn cho người tố cáo.

+ Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm:

Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.

– Xử lý các loại đơn khác:

+ Đơn kiến nghị, phản ánh:

Đơn kiến nghi, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý giải quyết

Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định chuyển đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để giải quyết.

+ Đơn có nhiều nội dung khác nhau:

Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án; cơ quan dân cử; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo; các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước:

Người xử lý đơn trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức hướng dẫn người gửi đơn đến cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền giải quyết đúng quy định.

+ Đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị những vụ việc có tính chất phức tạp:

2. Cách thức thực hiện.

Công dân gửi đơn trực tiếp đến cơ quan hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết.

Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị

5. Đối tượng thực hiện TTHC:

– Cá nhân; Tổ chức

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Thanh tra Sở

7. Kết quả thực hiện TTHC.

Văn bản trả lời; văn bản hướng dẫn; văn bản chuyển đơn hoặc văn bản thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị

8. Phí, lệ phí:

Không

9. Mẫu đơn, tờ khai.:

Không

10. Điều kiện thực hiện TTHC:

11. Căn cứ pháp lý của TTHC.

Luật Tiếp công dân năm 2013;

Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011;

Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.

Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo

Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân

Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân.

Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy  định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh

Thái Nguyên Đẩy Mạnh Phát Triển Đối Tượng Tham Gia Bhxh, Bhyt

TĐKT – Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 21/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012 – 2020, Thái Nguyên đã đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn. Kết quả, số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm (BH) thất nghiệp hàng năm đều tăng so với chỉ tiêu được giao.

Cụ thể: Tính đến ngày 30/6/2018, tổng số người tham gia BHXH, BH thất nghiệp và BHYT của tỉnh là hơn 1,2 triệu người, đạt 97,12% kế hoạch. So với lực lượng lao động trong độ tuổi trên địa bàn (xấp xỉ 769 nghìn người) thì số người tham gia BHXH đạt 29%, BH thất nghiệp đạt 27,3% và độ bao phủ BHYT đạt 95,6% dân số toàn tỉnh. Tổng số thu là 2.434 tỷ đồng, đạt 47,26% so với kế hoạch BHXH Việt Nam, tăng 13,19% so với cùng kỳ năm 2017.

Giám đốc BHXH tỉnh Ngô Chí Dũng chia sẻ về vấn đề đẩy mạnh đối tượng tham gia BHXH, BHYT

Đồng thời với công tác thu và mở rộng đối tượng, công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT được BHXH tỉnh thực hiện liên tục, kịp thời, đảm bảo đúng quy định; thường xuyên rà soát chức danh nghề đã ghi trong sổ BHXH của người lao động, thực hiện điều chỉnh chức danh nghề ghi chưa đúng, chưa đủ theo hồ sơ gốc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi giải quyết các chế độ BHXH; người tham gia BHYT được đảm bảo quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh BHYT.

Song song với đó, BHXH tỉnh cũng đẩy mạnh rà soát, cập nhật dữ liệu và nhập quá trình tham gia BHXH để trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định của Luật BHXH. Tính đến 30/6/2018, BHXH tỉnh đã bàn giao 250.222 sổ BHXH, đạt 96,23%.

Ngoài ra, BHXH tỉnh đã tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), niêm yết công khai các TTHC, vận hành hiệu quả phần mềm tiếp nhận hồ sơ để luân chuyển và giải quyết hồ sơ, trả kết quả cho đơn vị, cá nhân đúng thời gian quy định nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, chuyên nghiệp trong công tác tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Duy trì nghiêm túc việc tổ chức bộ phận “Một cửa” tại BHXH tỉnh và BHXH huyện, thị xã. Duy trì đầu mối kiểm soát TTHC, thường xuyên rà soát hồ sơ, quy trình thủ tục giải quyết các TTHC để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế…

Do đó, công tác giải quyết TTHC đã được rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân. Tính đến cuối tháng 6/2018, tổng số hồ sơ tiếp nhận qua giao dịch điện tử là 19.105, qua dịch vụ bưu chính là 8.619; tổng số hồ sơ đã trả qua dịch vụ bưu chính là 39.331. Hiện tại đã có 4.807/4.828 đơn vị thực hiện nhận và trả kết quả TTHC qua bưu chính và 2.950/4.807 đơn vị đã thực hiện giao dịch điện tử.

Báo cáo của BHXH tỉnh cũng cho thấy, công tác thu và phát triển đối tượng trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Còn một số doanh nghiệp chưa tham gia đầy đủ BHXH cho người lao động đang làm việc và có hưởng lương tại doanh nghiệp; người lao động tại các khu công nghiệp tính ổn định không cao, thường xuyên vào, ra với số lượng khá lớn.

Nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp còn diễn ra, có những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài. Đến 30/6, tổng số nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 106 tỷ đồng, chiếm 2,06% kế hoạch thu, giảm 15,12% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, đặc biệt lưu ý 14 tỷ nợ của 238 đơn vị (bao gồm: 224 đơn vị mất tích với số nợ 12,572 tỷ đồng; 13 đơn vị đang giải thể, phá sản với số nợ 1,247 tỷ đồng; 1 đơn vị đã giải thể, phá sản với số nợ 69 triệu đồng).

Nhận thức của một số chủ sử dụng lao động, người lao động và người dân về chính sách BHXH, BHYT chưa đầy đủ; tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT vẫn đang diễn ra….

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương cho rằng, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tại Thái Nguyên được triển khai bài bản, cơ bản các chỉ tiêu đều đạt, một số chỉ tiêu vượt mức kế hoạch được giao. Tuy nhiên, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH còn nhiều vấn đề cần phải tìm giải pháp khắc phục. Nợ BHXH, BHYT ở mức bình quân chung của cả nước nhưng số tuyệt đối vẫn rất lớn, nhất là nợ ở doanh nghiệp phá sản giải thể chưa xử lý được. Các chỉ tiêu về BHXH, BH thất nghiệp tương ứng chỉ tiêu bình quân chung toàn quốc, tuy nhiên, vẫn còn 600 doanh nghiệp với gần 10.000 lao động chưa được tham gia. Với hơn 3000 người tham gia BHXH tự nguyện là con số rất thấp.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đề nghị ngành lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH rà soát lại số lao động chưa tham gia và thực hiện các giải pháp đưa vào diện tham gia BHXH. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khương cũng đề nghị, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển số người tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt là BHXH tự nguyện cho tương xứng với tiềm năng và sự phát triển của địa phương.

Về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH chia sẻ: Phát triển đối tượng tham gia BHXH là một nhiệm vụ khó khăn. Ngành LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND ban hành các Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện để tăng đối tượng tham gia. Trong đó, đặc biệt chú ý đến người dân tại các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH cũng đề nghị, Nhà nước quan tâm điều chỉnh chính sách về BHXH tự nguyện, tạo thuận lợi nhất và sự hỗ trợ cao nhất cho người tham gia.

La Giang

Trình Tự, Thủ Tục, Quy Trình Phát Mại Tài Sản Thu Hồi Nợ Thông Qua Hình Thức Đấu Giá Tài Sản

Trong hoạt động của các Ngân hàng hiện nay, việc cho vay và nhận thế chấp tài sản là phương thức được coi là tương đối an toàn và là một loại hình giao dịch được sử dụng rộng rãi và khi xác lập quan hệ thế chấp, điều mà các Ngân hàng quan tâm là lựa chọn tài sản nào để bảo đảm, việc xử lý tài sản đó có thuận tiện không khi khách hàng không trả được nợ? Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp là yếu tố cốt lõi của quan hệ thế chấp, xuyên suốt toàn bộ quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng thế chấp, đảm bảo quyền lợi của chính Ngân hàng trong quan hệ thế chấp. Chính vì điều đó mà trong những năm gần đây, Nhà nước cũng như Chính phủ luôn đề cao và coi trọng việc xử lý dứt điểm nợ xấu tại các Ngân hàng, một phần vừa làm trong sạch hoạt động cấp tín dụng tại các Ngân hàng, một phần thúc đẩy sự phát triển của loạt hình dịch vụ mới, dịch vụ bán đấu giá tài sản. Đấu giá là một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp được xem là tối ưu mà các Ngân hàng lựa chọn khi xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ và đây cũng là giai đoạn cuối cùng và khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin chia sẻ thủ tục, trình tự và quy trình đấu giá tài sản đảm bảo thông qua Tổ chức bán đấu giá.

Đấu giá tài sản được hiểu như thế nào

Theo quy định thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Nếu căn cứ quy định của Luật đấu giá tài sản thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chủ thể của đấu giá tài sản ở đây là doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, còn Ngân hàng chỉ là đơn vị yêu cầu bán đấu giá, ngoài ra chúng ta còn nhận thấy, chủ thể của bán đấu giá còn là chủ sở hữu của tài sản bán đấu giá, còn có thể là bên nhận bảo đảm tài sản đấu giá, hoặc là cơ quan thi hành án. Khi đã tham gia đấu giá thì người tham gia là người có quyền tham gia trả giá khi cuộc bán đấu giá tài sản được tiến hành, bao gồm những người đã đăng ký đấu giá, nộp lệ phí tham gia đấu giá và có tên trong danh sách đấu giá và người mua tài sản đấu giá là người trả giá cao nhất trong số những người tham gia đấu giá với điều kiện giá mua tài sản mà họ đã trả bằng hoặc cao hơn giá khởi điểm.

Về nguyên tắc, khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng nếu vay có tài sản bảo đảm thì khách hàng phải ký hợp đồng thế chấp tài sản (có thể là thế chấp tài sản của bên thứ ba hoặc thế chấp tài sản của chính khách hàng vay) và khi khách hàng không trả nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký thì Ngân hàng có quyền xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ và khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý thì quy trình xử lý như thế nào, cách thức xử lý ra làm sao.

Trình tự thủ tục đấu giá tài sản

Bước 1: Khi Ngân hàng đã thu giữ được tài sản của khách hàng, để đảm bảo khách quan trước khi thực hiện bán tài sản công khai thông qua hình thức đấu giá, Ngân hàng cần thuê đơn vị thẩm định giá, thẩm định lại giá trị tài sản mà Ngân hàng vừa thu giữ để làm cơ sở cho việc bán đấu giá tài sản. Khi đã tiến hành thẩm định giá xong, Ngân hàng cần thực hiện ngay việc ký Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật đấu giá tài sản, khi ký Hợp đồng, Ngân hàng cần cung cấp cho Tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp đó, đồng thời, Ngân hàng cũng yêu cầu Tổ chức bán đấu giá tài sản thực hiện việc đấu giá đúng quy định, nếu không Ngân hàng sẽ hủy bỏ ngay việc thực hiện Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá nếu có căn cứ cho rằng Tổ chức bán đấu gia vi phạm nghĩa vụ và xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của Ngân hàng như cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá; không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá; Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản…

Bước 2: Thông báo thông tin bán đấu giá

Khi thực hiện ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá xong, Ngân hàng đề nghị Tổ chức đấu giá tài sản niêm yết việc đấu giá tài sản, đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá; đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá. Khi niêm yết, Ngân hàng cần chú ý yêu cầu Tổ chức bán đấu giá thực hiện việc niêm yết một số nội dung chính như sau: Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá; Tài liệu, hình ảnh về tài sản cần đấu giá; đối với trường hợp niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác nhận về việc niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp xã; Thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo đúng quy định.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!