Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt Chuyển Khẩu, Tách Khẩu Và Nhập Khẩu mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuyển khẩu, tách khẩu, nhập khẩu là 3 khái niệm mọi người thường hay bị nhầm lẫn và nhiều người không phân biệt được bản chất của loại thủ tục này. Trong khi đó, chúng ta cần phải nắm được những quy định về pháp lý cơ bản của 3 khái niệm trên để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về nghĩa vụ đối với sổ hộ khẩu, đồng thời để tránh gặp phải những vấn đề rắc rối, vướng mắc hoặc vi phạm về pháp lý về vấn đề này. Vậy làm sao để phân biệt chuyển khẩu, tách khẩu và nhập khẩu?
Chuyển khẩu là gì?
Để đáp ứng nhu cầu công việc hoặc sinh sống của công dân mà họ chuyển địa chỉ thường trú từ nơi này qua nơi khác. Nhu cầu về chuyển đổi chỗ ở hiện tại đến một chỗ ở mới phát sinh yêu cầu phải chuyển sổ hộ khẩu từ địa chỉ hiện tại sang một địa chỉ mới.
Theo đó, chuyển khẩu là việc người đã đăng ký thường trú thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú trong thời hạn 12 tháng thì có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hộ khẩu, hay nói cách khác là thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Tùy vào mục đích và thời gian quyết định ở nơi ở mới mà công dân có thể lựa chọn đăng ký tạm trú hoặc chuyển sổ hộ khẩu. Tuy nhiên với việc chuyển hộ khẩu phải đáp ứng được các điều kiện để nhập hộ khẩu mới vào nơi ở mới.
Sổ hộ khẩu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
Sau khi đến chỗ ở mới, bao lâu phải chuyển khẩu? Theo quy định tại khoản 3 điều 1 của Luật cư trú sửa đổi năm 2013 thì không phải bắt buộc chuyển khẩu ngay lập tức mà trong thời hạn kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới là 12 tháng thì có thể đăng ký thay đổi nơi thường trú.
Người có thông tin trong sổ hộ khẩu để thực hiện được chuyển khẩu thì phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:
Sổ hộ khẩu hiện tại mình đang có tên trong đó.
Phiếu báo thay đổi Sổ hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu quy định.
Tách khẩu là gì?
Theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006 sửa đổi và bổ sung năm 2013 thì tách khẩu hay tách hộ khẩu là trường hợp những người công dân đã và đang sinh sống tại một vùng, địa điểm cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam có cùng một địa chỉ thường trú hợp pháp trên 1 sổ hộ khẩu, vì một số lý do mà công dân có quyền tách khẩu như con cái lập gia đình riêng, cá nhân trong gia đình muốn tách khẩu, ly dị…
Việc tách sổ hộ khẩu đơn giản chỉ là một thủ tục hành chính trong đó người đang đăng ký thường trú có tên trong 1 sổ hộ khẩu và muốn làm thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu đó để đăng ký một sổ hộ khẩu mới. Sổ hộ khẩu mới sẽ chứa thông tin của người được tách khẩu, nếu chỉ có duy nhất 1 người tách khẩu thì người đó chính là chủ hộ còn nếu có nhiều người đăng ký tách khẩu thì sẽ lựa chọn ra 1 người có đủ điều kiện để làm chủ hộ theo quy định của pháp luật.
Sổ hộ khẩu mới sẽ được cấp cho những hộ gia đình hoặc 1 cá nhân và việc tách khẩu phải được thực hiện thông qua những quy định như sau:
Là người có hành vi nhân sự đầy đủ, có chỗ ở độc lập hoặc người sống độc lập có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
Được sự cho phép của chủ hộ đồng ý cho tách Sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Chuyển khẩu, tách khẩu và nhập khẩu phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật
Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu đơn giản là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan có thẩm quyền này làm thủ tục đăng ký, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Khi có sự thay đổi nơi sinh sống tại một địa chỉ chỉ cụ thể và đăng ký tên vào sổ hộ khẩu có địa chỉ đó hoặc khi kết hôn, người vợ phải hoàn tất thủ tục nhập khẩu về nhà chồng thì bắt buộc phải làm thủ tục nhập khẩu.
Dựa theo cơ sở pháp lý, điều kiện cụ thể đăng ký thường trú tại khu vực tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương bạn có thể tham khẩu tại Điều 19,20 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013.
Việc tách khẩu, chuyển khẩu, nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay. Việc nắm rõ các quy định về sổ hộ khẩu sẽ giúp cho công dân có thể đảm bảo được quyền lợi chính đáng của bản thân cũng như tránh được những vấn đề trong việc mua bán nhà đất, đi học hoặc những quyền lợi khác của bản thân và gia đình.
Trần Hải
Nếu bạn không thử, bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có thể làm được những gì.
Thủ Tục Tách Hộ Khẩu, Nhập Hộ Khẩu
Căn cứ pháp lý
- Luật cư trú năm 2006
- Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú
– Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú
Hồ sơ xin tách hộ khẩu
Hồ sơ xin tách hộ khẩu bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Sổ hộ khẩu gốc cần tách;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Văn bản đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình, cá nhân của chủ hộ trong trường hợp người không ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột với chủ hộ nhưng có đủ điều kiện đăng kí thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong đó:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 được ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Hồ sơ xin nhập hộ khẩu
Nhập hộ khẩu là thuật ngữ thông thường, ngôn ngữ pháp lý là đăng ký thường trú. Để tiện cho việc tham khảo của các bạn, chúng tôi sẽ chia hồ sơ xin nhập hộ khẩu mới nhất bao gồm hồ sơ đăng ký thường trú chung; hồ sơ đăng ký thường trú trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt; hồ sơ đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ nhất, hồ sơ đăng ký thường trú chung
Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định tại khoản 1 Điều 6Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
+ Giấy chuyển hộ khẩu (áp dụng đối với các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Đối với chỗ ở hợp pháp của cá nhân do được cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê thì phải được chủ hộ (người cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê) đồng ý bằng miệng cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên hoặc đồng ý bằng văn bản.
Đối với chỗ ở hợp pháp được cho mượn, ở nhờ hoặc cho thuê tại thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã,phường về diện tích bình quân/đầu người bảo đảm tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo từng giai đoạn.
Đối với trường hợp quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng; người khuyết tật mất khả năng lao động; người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì cá nhân không cần phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên với chủ hộ.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký thường trú trong một số trường hợp cụ thể:
Tuy nhiên đối với một số trường hợp cụ thể, ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên trong hồ sơ đăng ký thường trú tại các trường hợp cụ thể còn có thêm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú như sau:
– Đối với trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;
– Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Người được cơ quan, tổ chức, cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đó hoặc có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Trong trường hợp thuyên chuyển nơi hoạt động thì cần có giấy tờ chứng minh về việc thuyên chuyển;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
– Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;
– Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu của cá nhân đó.
Thứ ba, hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
Các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm một trong giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú như sau:
Đối với trường hợp đã có chỗ ở hợp pháp muốn đăng ký thường trú vào quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú.
Đối với các trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì cần có:
– Trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng như Giấy đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Trường hợp người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột bao gồm sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người hết tuổi lao động bao gồm giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu bao gồm sổ hưu; quyết định nghỉ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc bao gồm quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Trường hợp người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy xác nhận khuyết tật hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đối với người khuyết tật có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất, tinh thần;
+ Giấy chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
+ Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
+ Văn bản về việc cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự;
– Trường hợp người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ, hồ sơ cần có thêm:
+ Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên bao gồm giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ bao gồm giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng: ;
Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
– Trường hợp người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột, hồ sơ cần có thêm:
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng độc thân;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột như sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Đối với trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp cần các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo pháp luật lao động (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động);
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo pháp luật cán bộ, công chức.
+ Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì cần có thêm quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức đó thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của công dân (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương nơi trước đây mình đã cư trú cần có một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú về việc công dân đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Các lưu ý về hồ sơ tách – nhập hộ khẩu:
– Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;
– Các giấy tờ thay thế hộ chiếu: giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh; giấy thông hành hồi hương; giấy thông hành;
– Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an;
– Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang được sử dụng con dấu riêng.
Công việc của chúng tôi
-Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục trước khi tiến hành thực hiện dịch vụ
-Soạn thảo tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc tiến hành thủ tục tách hộ khẩu, nhập hộ khẩu
-Thay mặt công ty tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền.
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com
Tư Vấn Thủ Tục Tách Nhập Hộ Khẩu, Chuyển Khẩu Trong Phạm Vi Thành Phố Hà Nội ?
Tuy nhiên, do 1 số điều kiện khách quan nên tôi chưa nhập về nhà chồng tại Từ Liêm, Hà Nội, và căn nhà tại Từ Liêm chúng tôi cũng đã bán và giờ đang ở thuê nhà. Nay tôi muốn chuyển hộ khẩu của mẹ con tôi nhập về Từ Liêm (hộ khẩu theo chồng tôi) nhưng căn nhà đã bán. Vậy chúng tôi có nhập được không? và thủ tục thế nào? nếu không thì có giải pháp nào để mẹ con tôi nhập khẩu vào hộ của chồng tôi được à?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Kiến thức Luật pháp.
1. Cơ sở pháp lý:
-Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại khoản 2, điều 20, luật sư trú 2006 về điều kiện đăng kí thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, điều 1, luật cư trú 2013 thì:
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; “
Do chồng bạn đã có hộ khẩu ở quân Từ Liêm nên bạn và con bạn có thể làm thủ tục xin nhập khẩu theo trường hợp vợ về ở với chồng, con về ở với cha.
Về trình tự, thủ tục, theo quy định tại điều 21, luật cư trú 2006, bạn cần nộp một bộ hồ sơ đăng kí thường trú tại công an Quận Từ Liêm. Hồ sơ bao gồm:
-Phiêu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu
-Giấy tờ để chứng minh quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
-Giấy tờ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: Yêu cầu tư vấn hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Kiến thức Luật pháp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự – Kiến thức Luật pháp Luật sư Minh Tiến
Giải Đáp : Thủ Tục Nhập Tách Hộ Khẩu
Giải đáp câu hỏi : Chào Luật sư Bravo , tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, hiện giờ tôi muốn tách hộ khẩu và làm mới sổ hộ khẩu tại nơi tôi đăng kí thường trú . Tuy nhiên vợ của tôi ở khác quận .Chúng tôi mới sinh con trai chưa làm giấy khai sinh tôi muốn làm giấy khai sinh và hộ khẩu một lần luôn có được không, và cần những giấy tờ gì ? Kính mong văn phòng luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn !
Tư vấn viên Bravo xin được trả lời như sau : Trình tự, thủ tục nhập, tách hộ khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú. Theo đó, người thay đổi chỗ ở hợp pháp phải thực hiện thủ tục khai báo và đăng ký hộ khẩu thường trú mới với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp của anh cần tiến hành tách sổ hộ khẩu , sau đó chuyển hộ khẩu của vợ về nơi cư trú của mình. Thủ tục chuyển hộ khẩu gồm :
– Giấy chuyển hộ khẩu;
– Phiếu báo nhân khẩu hộ khẩu và
– Bản khai nhân khẩu.
Điều 27. Tách sổ hộ khẩu :
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu :
1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.
6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
Về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Việc đăng ký thường trú cho trẻ sẽ được tiến hành sau khi đăng ký khai sinh. Vì phải có giấy khai sinh của trẻ mới có thể làm hồ sơ đăng ký nhập hộ khẩu .
3 .Tư vấn nhập hộ khẩu và làm giấy khai sinh con trai anh như sau :
Hồ sơ đăng ký khai sinh:
– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.
– Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh.
Thủ tục nhập hộ khẩu cho con trai anh như sau :
Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
– 1 tờ Bản sao giấy khai sinh của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp) và 1 bản photo.
– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản photo.
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).
– Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) (mẫu này lấy tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố).
Mọi chi tiết về Giải đáp : Thủ tục nhập tách hộ khẩu xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : ceo@bravolaw.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt Chuyển Khẩu, Tách Khẩu Và Nhập Khẩu trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!