Cập nhật nội dung chi tiết về Nghỉ Thai Sản Chưa Được 2 Tháng Xin Đi Làm Lại, Thanh Tra Lao Động Xử Lý Công Ty – Thư Viện Quản Trị Nhân Sự mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào các bạn,
Mình xin chia sẽ với bạn một vụ tai nạn nghề nghiệp đối với trường hợp này như sau:
Quy định về thời gian đi làm sớm hơn so với thời gian hưởng chế độ thai sản trước đây đã có, so với thời điểm hiện tại thì nó chỉ khác nhau về mặt thời gian (trước là 3 tháng, giờ là 4 tháng), trường hợp sau đây đã xãy ra tại một công ty của người bạn. Có một chị làm công nhân tại xưởng sản xuất với công việc đơn giản, trong năm chị sinh con và được công ty thực hiện thủ tục cho hưởng chế độ thai sản theo quy định. Do đây là lần sinh thứ 2 và sinh thường (không mổ) nên chị ấy cảm thấy khỏe hơn so với lần sinh trước. Vì hoàn cảnh gia đình chưa đến 2 tháng chị đã liên hệ với công ty để sinh được đi làm sớm, và cũng như mọi người làm công tác nhân sự đều hướng dẫn thủ tục gồm 2 bước (phải có xác nhận của bác sĩ về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe, viết đơn trình giám đốc chấp thuận cho đi làm sớm khi mới thực hiện hơn 2 tháng chế độ thai sản).
Mọi việc đều tiến hành thuận lợi với cách hành xử đầy tính nhân đạo, sự cảm thông của Ban lãnh đạo công ty đối với chị ấy. Nhưng thật không may, ngày đầu tiên đi làm chị ấy đã bị tai nạn lao động (tuy không đáng ngại), đúng thời điểm Thanh tra lao động đến làm việc tại công ty theo định kỳ thì phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong cách giải quyết chế độ cho NLĐ như sau:
1. Thủ tục chỉ quy định đối với người lao động đã sinh con, đã nghỉ hưởng chế độ từ 3 tháng thì mới được duyệt.
2. Không phải cứ có đơn là Giám đốc có thể duyệt được, vì biết đâu chị ấy sẽ nói Công ty ép đi làm nếu không sẽ mất việc làm.
3. Nếu công ty nghỉ đến người lao động thì nên tạo điều kiện cho họ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhất chứ không phải nhìn thấy sức khỏe bên ngoài mà đánh giá thể lực đáp ứng được yêu cầu công việc (dù là công việc đơn giản nhất).
4. Cần xem xét lại chứng nhận của bác sĩ có phải đúng với thực tế hay không vì nhiều khi tính chính xác bị sai lệch bởi yếu tố ban đầu.
Sau lần đó, cho dù muốn hay không thì công ty đó cũng không dám thực hiện quy định trên mà chuyển hướng sang sử dụng chính sách phúc lợi cho lao động nữ sinh con.
Thân mến!
Đã làm đúng luật thì không cần lo gì cả. Bạn chỉ cần lưu ý tư vấn thật kỹ cho người lao động và nên cho họ ký một bản cam kết tự nguyện do Công ty soạn như là một bằng chứng của sự thỏa thuận trong đó nêu rõ người lao động đã được tư vấn và hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, phạm vi quyền và trách nhiệm của Công ty. Có thể bao gồm cả nội dung Công ty được quyền hủy bỏ quyết định cho NLĐ đi làm trong thời hạn đi làm sớm vì lý do gì đó (hợp lý và hợp lệ).
Thân mến!
Và đây là phần chia sẽ củ bạn có địa chỉ email nguyenkh…@yahoo.com
Em rat cam on anh Hung da chia se cau chuyen co that ve tinh huong nay. Dieu em lo lang chinh la truong hop xau nhat xay ra ( nhu vi du anh neu) hoac la tinh huong Nld phat sinh mau thuan trong cv voi NSDLD va quay lai kien va noi rang minh bi Nsdld ep di lam som.
Thuc su mot so truong hop ben em da di lam som khi ho nghi thai san chua du 4 thang, vay de han che rui ro co the fap phai khi nld lat nguoc van de tu cho ho tu nguyen sang viec bi ep buoc thi can lam the nao? Anh/ chi nao co giai phap vui long chia se them giup em nhe.
Cam on cac Anh/chi.
Cách Viết Một Bức Thư Giao Dịch Bằng Tiếng Anh – Thư Viện Quản Trị Nhân Sự
Địa chỉ, điện thoại, fax hay địa chỉ hòm thư (e-mail) được đặt đầu thư, ở chính giữa hoặc bên phải bức thư.Tránh dùng tên riêng của bạn trừ khi đây là thư từ cá nhân vì khi viết thư giao dịch, người viết thường dùng tên công ty.
2. Ngày tháng:
Hãy cẩn thận khi viết ngày tháng trong bức thư. Người Anh sẽ viết ngày trước tháng sau (04/ 02/ 2000) còn người Mỹ lại viết tháng trước ngày sau (02/ 04/ 2000). Cách viết theo kiểu số này có thể gây nhầm lẫn. Vì thế, tốt hơn hết là bạn viết thứ ngày tháng đầy đủ ( 4 February 2000 hoặc February 2nd, 2000). Cách viết này không chỉ tránh nhầm lẫn mà còn lich sự hơn cách chỉ dùng số.
3. Tên và địa chỉ người nhận:
4. Mã thư bạn hồi âm:
Vì số lượng thư giao dich trong ngày rất nhiều nên các bức thư thương mại thường có mã số riêng. Khi bạn viết trả lời, đừng quên ghi mã số bức thư bạn muốn hồi đáp (Your ref: 01234). Nếu muốn hãy ghi mã số thư của bạn trong trường hợp người nhận muốn hồi đáp lại cho bạn (My ref: 56789 hay Our ref: 56789).
5. Cách xưng hô đầu thư:
Một bức thư tiếng Anh thường bắt đầu bằng “Dear…” nếu bạn không quen người nhận. Ví dụ: Dear Mr. Smith Dear Mrs. Smith Dear Miss Smith Dear Ms. Smith Dear Sir Dear Madam Dear Sirs Dear Gentlemen
6. Tiêu đề:
Tiêu đề bức thư sẽ rất hữu ích nhưng không phải là phần bắt buộc phải có trong thư.
7. Nội dung:
Nội dung bức thư sẽ được trình bày thành khối với những đoạn văn mạch lạc , rõ ràng trình bày thông tin mà bạn muốn chuyển tới người đọc. Đầu dòng sẽ bắt đầu từ lề trái, không thụt vào như cách viết thư trước đây.
8. Cuối thư:
Cuối thư giao dịch với những người bạn không quen, người Anh thường dùng những cụm như: Yours sincerely Yours faithfully Yours truly
9. Chữ ký:
Bạn nên ký bằng mực đen hoặc mực xanh, tốt nhất là dùng bút mực.
10. Tên họ đầy đủ của người viết:
Bạn nên viết tên họ đầy đủ của mình vào ngay dưới chữ ký. Ví dụ: Nguyen Van A Le Thuy B
11. Chức danh của người viết:
Chức danh của người viết trong thư giao dịch thương mại thưòng được viết ngay dưới tên họ đầy đủ của người đó.
12. Ghi chú tài liệu gửi kèm:
Trong trường hợp có tài liệu gửi kèm theo thư, bạn có thể viết cuối thư ghi chú về số lượng tài liệu gửi kèm. Ví dụ: Enc: 2…
Tạo Ấn Tượng Trước Khi Nghỉ Việc Và Cách Viết Đơn Xin Thôi Việc Hiệu Quả Nhất – Thư Viện Quản Trị Nhân Sự
Làm thế nào để khiến mọi người vẫn nhớ tới bạn sau khi nghỉ việc và có cách nào để viết một lá thư xin nghỉ việc hiệu quả hay không? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một vài bí kíp rất đơn giản.
Cách viết một lá đơn xin nghỉ việc hiệu quả
Tùy thuộc vào từng vị trí, tính chất công việc, hoàn cảnh và một số yếu tố khác mà đơn xin thôi việc sẽ có những thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì một bức thư xin nghỉ việc nên được cấu trúc thành các phần chính như sau:
Phần 1: Thông báo
Đề cập đến vị trí bạn muốn từ chức và ngày sẽ chính thức nghỉ việc.
Tránh rườm rà và không cần đề cập đến lý do vì sao nghỉ việc trong email vì có thể sếp đã biết.
Cố gắng đơn giản nhất có thể.
Nếu là đơn bằng tiếng Anh:
Dear [your boss’ name],
Please accept this letter as formal notification that I am resigning from my position as [position title] with [company name]. My last day will be [your last day – usually 30 days from the date you give notice].
Nếu là đơn bằng tiếng việt:
Anh/chị [tên sếp của bạn] thân mến,
Tôi viết email này để thông báo chính thức rằng tôi sẽ từ chức vị trí [tên vị trí công việc]. Ngày làm việc cuối cùng của tôi sẽ là ngày [ghi ngày/tháng/năm làm việc cuối cùng của bạn – thường là 15 hoặc 30 ngày sau khi bạn gửi đơn xin nghỉ].
Phần 2: Cảm ơn
Dành lời cảm ơn sếp, công ty, đồng nghiệp và những người đã dành cho bạn cơ hội được làm việc tại công ty.
Kể ra một vài điều bạn đã học được trong thời gian làm việc.
Viết chân thành nhất có thể cho dù bạn rất muốn rời khỏi công việc hiện tại ngay lập tức bởi vì bạn sẽ cần nhắc đến họ trong phần “Người tham khảo” khi viết CV để tìm việc mới.
Nếu là đơn bằng tiếng Anh:
Thank you so much for the opportunity to work in this position for the past [amount of time you’ve been in the role]. I’ve greatly enjoyed and appreciated the opportunities I’ve had to [a few of your favorite job responsibilities], and I’ve learned [a few specific things you’ve learned on the job], all of which I will take with me throughout my career.
Nếu là đơn bằng tiếng Việt:
Phần 3: Bàn giao công việc
Cố gắng thể hiện tinh thần làm việc của bạn cho đến ngày làm việc cuối cùng tại công ty.
Không nhất thiết phải liệt kê chi tiết những công việc sẽ bàn giao, ai hay thời gia nào…, chỉ cần thể hiện rõ sự tập trung của bạn trong thời gian còn lại ở tổ chức.
Nếu là đơn bằng tiếng Anh:
During my last 30 days, I’ll do everything possible to wrap up my duties and train other team members. Please let me know if there’s anything else I can do to aid during the transition. I wish the company continued success, and I hope to stay in touch in the future.
Sincerely,
[Your name]
Nếu là đơn bằng tiếng Việt:
Tôi sẽ cố gắng hoàn tất bàn giao công việc và hướng dẫn người mới trong những ngày làm việc cuối cùng. Nếu anh/chị cần tôi hỗ trợ gì thêm, cứ cho tôi biết, tôi sẽ cố gắng hỗ trợ hết mình. Tôi mong muốn công ty tiếp tục thành công và chúng ta vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.
Trân trọng
[Tên của bạn]
Một số lời khuyên cho bạn trước khi chính thức nghỉ việc
Hãy trung thực về lý do nghỉ việc
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là hãy trung thực về lý do nghỉ việc. Cho dù bạn cảm thấy chán ghét công việc hiện tại, không hài lòng với đồng nghiệp hay môi trường làm việc thì cũng nên thành thật. Bởi lẽ, các nhà quản lý đủ sắc sảo để nhận ra bất kỳ sự thiếu trung thực nào trong lá đơn của bạn.
Sắp xếp thời gian hợp lý để giúp người mới nắm vững công việc
Việc bố trí một khoảng thời gian trước khi chính thức nghỉ việc để giúp đỡ nhân viên mới là điều rất quan trọng. Bởi vì, điều này sẽ khớp với những gì bạn đã cam kết trong đơn xin nghỉ việc: “sẽ giữ vững tinh thần làm việc đến ngày cuối cùng”và sếp cũng sẽ tin tưởng vào sự trung thực của bạn hơn nữa. Nếu tạo được ấn tượng tốt với quản lý cũ thì trong trường hợp bạn xin một công việc mới và sếp mới cần kiểm chứng thông tin mà bạn đã cung cấp thì có thể sếp cũ sẽ sẵn sàng giúp bạn.
Một cách thú vị để bạn có thể rút ngắn thời gian hướng dẫn công việc cho người mới đó là lập một danh sách những đầu việc mà bạn đã đảm nhận trong thời gian nắm giữ vị trí, ghi rõ cách bạn đã làm như thế nào, xử lý sự cố khi có vấn đề bất ngờ xảy ra…. Chắc chắn, đồng nghiệp sẽ rất cảm kích và khâm phục tinh thần làm việc cũng như cống hiến của bạn.
Giúp sếp tìm người thay thế
Việc đề cử một người thay thế mình trước khi nghỉ việc là điều không phải nhân viên nào đang muốn nhảy việc cũng làm được hoặc sẵn sàng làm. Tuy nhiên, sếp cũ sẽ đánh giá rất cao và vô cùng biết ơn bạn nếu như vậy.
Gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp đến mọi người
Không chỉ là sếp, bạn cũng cần nói lời cảm ơn và thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của mình đối với các đồng nghiệp, đặc biệt là những người đã từng hỗ trợ, giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc tại tổ chức.
QTNS sưu tầm nguồn từ Quantrimang
Giấy Đơn Xin Xác Nhận Nhân Sự – Dân Sự Cho Người Lao Động Có Được Phép Không ?
Làm nhân sự (HR) tại các nhà máy thì hẳn mọi người sẽ không lạ gì với thuật ngữ “đơn xin xác nhận nhân sự” hoặc “đơn xin xác nhận dân sự” hoặc “giấy xác nhận nhân sự“. Nguyên nhân phải có tờ đơn này hẳn ai cũng có thể suy luận ra được. Nào là do nhà máy bị mất cắp nhiều quá, nào là do công nhân vi phạm kỷ luật nhiều, nào là do công nhân không tuân thủ nội quy. Các HR nhà ta thì bất lực trong việc lọc ra những đối tượng không phù hợp khi phải tuyển số lượng lớn và nhiều. Và để tiện cho việc của mình, phòng nhân sự cũng giống hệt như các cơ quan nhà nước, không làm được thì đẩy việc khó lại cho dân. Dân ở đây là người lao động. Chúng ta không biết cách lọc ra người tốt, người xấu vậy là chúng ta đẩy việc đó cho người lao động, bắt họ về địa phương để xác nhận hạnh kiểm, xác nhận không có tiền án, tiền sự.
Đây là mẫu đơn xin xác nhận nhân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hành phúc …………….., ngày……tháng…..năm……………
GIẤY XÁC NHẬN NHÂN SỰ
Kính gửi: Công an xã, phường, thị trấn…….
Tôi là:
Họ và tên: ……………….. Ngày sinh : ……………. Dân tộc Kinh Quốc tịch: Việt Nam CMND số: …………. Ngày cấp: ……….. Nơi cấp: Công an …………….. HKTT: ………………………….. Chỗ ở hiện tại: ……………………….
Trong quá trình sinh sống ở địa phương tôi luôn chấp hành tốt các chủ chương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bản thân luôn hoàn thành các nhiệm vụ được địa phương giao, không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự.
Tôi cam đoan những lời trình bày của tôi là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, kính mong Quý cơ quan Công an xác nhận tình trang nhận sự ở địa phương của tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Người đề nghị (Ký, ghi rõ ho tên)
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN….
À, khi nói đến “xác nhận nhân sự“, có thể mọi người sẽ nhầm đến hoạt động này: Xác nhận nhân sự chủ chốt tại phòng quản lý doanh nghiệp xuất nhập khẩu ( http://goo.gl/Ny1Qp0 ). Cùng là 1 kiểu xác nhận nhân sự về bản chất giống nhau, tức là cùng đẩy khó cho người khác. Nhưng một cái là quy định nhà nước còn 1 cái lại là quy định của công ty. Chúng ta sẽ cùng bàn xem cái thủ tục hành chính này của công ty có đúng luật không?
Nhìn qua thì thấy cái mẫu đơn xin xác nhận nhân sự ở trên giông giống như cái phiếu lý lịch tư pháp:
Vì nó giông giống với phiếu lý lịch tư pháp nên công anh Phường (xã) thường sẽ bảo người xác nhận lên sở tư pháp để làm. Lên đây thì chắc chắn phải chờ chục ngày. Tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy có 2 loại giấy:
1. Giấy xác nhận nhân thân: – Số trang: 01 – Căn cứ: thông tư liên tịch 03/2010/TTLT – BYT – BCA ngày 20 tháng 01năm 2010 – Cơ quan xác nhận: đúng thẩm quyền là CAP – Lệ phí cấp: 0 đồng
Giấy này xử dụng trong trường hợp : giấy chứng minh nhân dân (CMND) bị mất hoặc quá hạn nhưng không có các giấy tờ thay thế khác thì buộc phải làm GIẤY CHỨNG NHẬN NHÂN THÂN hay còn gọi là GIẤY XÁC NHẬN NHÂN THÂN do công an phường nơi hành khách cư trú xác nhận.
2. Lý lịch tư pháp: – Số trang: 09 – Căn cứ: thông tư 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 – Cơ quan xác nhận: STP – Lệ phí cấp LLTP: + 1. Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 200.000đồng/lần/người + 2. Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ : 100.000 đồng/lần/người + 3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.
Như vậy, quay lại với mẫu phiếu ở trên, phòng nhân sự không nên đổi tên cái giấy đó thành Giấy xác nhận nhân sự. Cứ để nguyên thì có khi sẽ dễ dàng hơn cho người lao động. Tránh bị đẩy đi đẩy lại giữa CA Phường với Sở tư pháp.
Trong bài viết Bộ hồ sơ lao động (nhân sự) chuẩn theo luật cần có những gì ? ( http://goo.gl/e7Uj0U ) tôi đã đi tìm hiểu và chứng minh luật yêu cầu phải có những giấy tờ sau:
01. – Bản sao công chứng Bằng Đại học và các văn bằng khác cùng bảng điểm(*) 02. – Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương 03. – 02 ảnh cá nhân mới nhất (3×4 cm), phía sau ghi rõ tên và ngày sinh 04. – 01 bản copy chứng minh nhân dân (*) 05. – Giấy khám sức khỏe bản chính (có xác nhận của bệnh viện cấp quận, huyện hoặc tương đương) 06. – Giấy khai sinh bản sao có công chứng 07. – Đơn xin việc viết tay 08. – Bản tự thuật cá nhân theo mẫu Dowload trên Website(mục Tuyển dụng) 09. – Giấy đăng ký tạm trú hoặc bản sao sổ hộ khẩu 10. – Giấy phép lao động (dành cho lao động nước ngoài.) 11. – Văn bản đồng ý giao kết hợp đồng lao động (dành cho người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;) 12. – Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi; (số chứng minh nhân dân) 13. – Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động
Bài dài quá rồi. Ai tìm được dẫn chứng nói Luật lao động hoặc luật nào đó cấm Doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có giấy xác nhận nhân sự, vui lòng báo cho tôi và mọi người cùng biết. Tôi xin đội ơn lắm.
Bài viết được Google đề xuất đọc kèm:
Bài viết được Google đề xuất đọc kèm:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghỉ Thai Sản Chưa Được 2 Tháng Xin Đi Làm Lại, Thanh Tra Lao Động Xử Lý Công Ty – Thư Viện Quản Trị Nhân Sự trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!