Cập nhật nội dung chi tiết về Mua Lại Nhà Ở Xã Hội Có Được Không? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn tôi có xuất mua nhà ở xã hội nhưng nó không có nhu cầu ở nên muốn nhượng lại cho tôi xuất mua đó. Xin hỏi, thủ tục, quy trình chuyển nhượng và mua bán nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời Câu hỏi của bạn Báo TN&MT xin tư vấn như sau:
Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội như sau: Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.
Như vậy, trong thời gian 05 năm, kể từ khi bên mua, bên thuê mua nhà ở thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở thì bên mua, bên thuê mua nhà ở vẫn có quyền bán lại nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc mua bán bị hạn chế, phải bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội hoặc bán cho đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.
Theo Báo Tài nguyên& Môi trường
Bạn Có Thể Mất Trắng Nếu Không Biết Quy Định Mua Bán Nhà Ở Xã Hội
Tôi mua một căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội tại TP HCM vào năm ngoái, được vay ưu đãi, do không có hộ khẩu nên nhờ bác dâu đứng tên hợp đồng.
Nay bác trai và bác dâu xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ly hôn, tôi muốn sang tên hợp đồng vay vốn và hợp đồng mua bán căn hộ thì có được không?
Luật sư trả lời:
Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội như sau: Trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng (quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật này) chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội. Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua. Nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở. Trường hợp thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 5 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế. Trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.
Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội. Trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.
Như vậy, đối chiếu với các quy định nói trên, bác của bạn không thuộc diện được tái định cư và hợp đồng mua nhà ở xã hội mà việc đứng tên chưa hết thời hạn 5 năm (kể từ ngày thanh toán hết tiền mua nhà ở) nên không thể sang tên hợp đồng mua bán căn hộ cho bạn.
Trường hợp hai bác của bạn ly hôn thì có thể thỏa thuận đây là tài sản riêng của bác trai (thỏa thuận này sẽ được ghi nhận trong bản án/quyết định của tòa án giải quyết việc ly hôn). Sau khi ly hôn, bác trai của bạn tiếp tục thực hiện hợp đồng mua nhà ở xã hội cho đến khi đủ điều kiện chuyển nhượng thì tiến hành làm thủ tục sang tên cho bạn theo quy định của pháp luật.
Sista Land – Luật sư Vũ Tiến Vinh Công ty Luật Bảo An, Hà Nội
Thủ Tục Chuyển Nhượng Mua Bán Nhà Ở Xã Hội 2022
Hiện nay nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm và tìm hiểu thủ tục mua bán nhà ở xã hội. Chính vì thế những năm gần đây các dự án nhà ở xã hội ngày càng nhiều và giúp người dân thu nhập thấp sở hữu nhà ở với mức giá mơ ước. Nhà ở xã hội ngày càng nhiều giúp giải quyết bài toán giúp người nghèo sở hữu được nhà giảm gánh nặng cho xã hội.
Theo quy định mới nhất của Luật nhà ở xã hội thì chia thành hai loại là nhà ở xã hội là nhà chung cư và nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn khi mua nhà ở xã hội. ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu trên cả nước. Vì thế khách hàng lựa chọn ACC sẽ được cung cấp đầy đủ các vấn đề pháp lý từ đội ngũ chuyên viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm pháp lý.
1. Thế nào là nhà ở xã hội?
Nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở do nhà nước hoặc tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định tại luật nhà ở thuê hoặc thuê mua ( người thuê nhà ở sau một khoảng thời gian quy định thì được mua và công nhận sở hữu đối với nhà ở đó ) theo cơ chế do nhà nước quy định.
2. Điều kiện mua bán nhà ở xã hội
Theo quy định mới nhật của pháp luật khi mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội phải tuân theo luật nhà ờ 2014, nghị định 65/2013/NĐ-CP, thông tư 257/2016/TT-BTC. Người mua nhà ở xã hội được bán nhà ở xã hội theo khoản 5 điều 19 luật nhà ở trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp chưa đủ 5 năm kể tử ngày trả hết tiền mua nhà ở xã hội nếu có nhu cầu bán lại thì được quyền bán chuyển nhượng lại cho nhà nước, bán lại cho chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, hoặc bán lại cho đối tượng được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội;
Trường hợp đã đủ 5 năm trở lên kể từ khi trả xong tiền mua nhà ở xã hội thì người mua có quyền bán chuyển nhượng lại nhà ở xã hội cho các mọi đối tượng theo thỏa thuận của các bên.
Khi tiến hành chuyển nhượng nhà ở xã hội thì phải tiến hành hoàn thành mọi chi phí chuyển nhượng nhà ở xã hội gồm:
Tiền sử dụng đất;
Thuế thu nhập cá nhân;
Lệ phí trước bạ;
3. Thủ tục mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội
Khi muốn mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội thì các cá nhân thực hiện theo các bước sau:
Tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán nhà ở xã hội và giao kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội;
Tiến hành các thủ tục sau khi giao kết hợp đồng như công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội và đóng các loại phí và lệ phí cần thiết.
Thực hiện sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở xã hội đối với chủ sở hữu mới.
4. Dịch vụ chuyển nhượng mua bán nhà ở xã hội của ACC có Lợi Ích gì?
Tự hào là đơn vị hàng đầu về tư vấn mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội, vì vậy luôn đảm bảo mọi vấn đề pháp lý cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn thuê văn phòng cho quý khách.
Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh chi phí.
Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi
Cung cấp hồ sơ rất đơn giản (hồ sơ khó như bản vẽ, bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh…). ACC thay mặt quý khách soạn thảo
Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh
5. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ mua bán nhà ở xã hội của ACC
Khách hàng chỉ cung cấp những thông tin cơ bản sau:
Thông tin cá nhân của khách hàng hoặc tổ chức.
Thông tin của các bên mua bán nhà ở xã hội
6. Quy trình mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội của ACC
Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không.
Khảo sát thực tế nhà ở xã hội cần mua bán chyển nhượng (Đây là một bước vô cùng quan trọng để cá nhân hoặc tổ chức có thể thuận lợi mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội)
Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm thông tin cá nhân, tổ chức trong hợp đồng.
Nhận bản soạn thảo hồ sơ mua bán chuyển nhượng nhà ở xã hội.
Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được chuyển nhượng nhà ở xã hội.
Có Nên Mua Đất Phần Trăm Không? Đất 5% Có Được Xây Nhà Không?
1. Đất phần trăm (đất 5%) là gì?
Đất phần trăm thuộc nhóm đất nông nghiệp, do chính quyền địa phương quản lý và lên phương án sử dụng.Đất phần trăm (hay đất 5%) là tên gọi của loại đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích công ích. Đây là quỹ đất hình thành do việc trích không quá 5% diện tích đất nông nghiệp tại địa phương (đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản,…).
Loại đất này được hình thành do:
Hợp tác xã thực hiện trích 5% quỹ đất của hợp tác xã để thực hiện các mục đích công ích.
Các hộ dân khi thực hiện đưa đất vào hoạt động của hợp tác xã được phép giữ lại 5% đất để phát triển kinh tế (như trồng hoa màu, trồng rau).
Như vậy, bản chất của đất phần trăm là đất nông nghiệp. Loại đất này được sử dụng vào các mục đích như sau:
Làm quỹ đất xây dựng các công trình phục vụ mục đích công cộng tại địa phương, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương.
Thực hiện bồi thường cho những người bị thu hồi đất để thực hiện các công trình công cộng.
Đất công ích chưa được sử dụng có thể được giao cho cá nhân, hộ gia đình thuê để sản xuất nông nghiệp theo thời hạn quy định.
2.1. Đất phần trăm có được cấp sổ đỏ không?
Đất phần trăm là quỹ đất thuộc quản lý của chính quyền địa phương nên không được cấp sổ đỏ, chỉ một số trường hợp đặc biệt mới được cấpCó nhiều trường hợp khi đất đã hết thời hạn sử dụng, cơ quan chức năng không thực hiện thu hồi lại. Họ vẫn tiếp tục giao cho cá nhân/ hộ gia đình sử dụng. Trong trường hợp này, đất có thể thuộc quyền sở hữu của người được giao nếu đáp ứng điều kiện:
Có một trong các loại giấy tờ được quy định theo Luật Đất đai 2013 tại Điều 100.
Đất phần trăm là đất được giao từ trước thời điểm năm 1993, sử dụng ổn định cho đến nay.
Không có bất kỳ tranh chấp nào trên mảnh đất.
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên, người sử dụng có thể làm hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Đối với các trường hợp khác thì sẽ không được thực hiện cấp sổ đỏ.
Để dễ dàng trong việc mua được một mảnh đất chính chủ, đầy đủ sổ đỏ, cơ sở pháp lý rõ ràng, bạn chỉ cần truy cập vào mục Tin Rao của Nhà Đất Mới để tìm kiếm. Hệ thống sẽ gợi ý đến bạn thông tin nhà đất ở khắp các tỉnh thành. Ví dụ bạn muốn mua nhà đất tại Đà Nẵng, chỉ cần nhập thông tin về diện tích muốn mua, địa chỉ cụ thể, cũng như giá thành mong muốn.
2.2. Đất phần trăm có được xây nhà không?
Theo quy định, đất phần trăm thuộc nhóm đất nông nghiệp, không được phép xây dựng công trình.Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất 5% thuộc đất nông nghiệp do chính quyền địa phương thực hiện quản lý, lên kế hoạch sử dụng. Người dân được phép thuê lại nhưng chỉ được dùng vào mục đích phát triển nông nghiệp.
Do đó, người dân không thể thực hiện xây nhà, công trình trên quỹ đất thuộc nhóm đất này. Việc xây dựng là trái pháp luật, sẽ bị buộc phải phá dỡ công trình, xử phạt theo quy định.
Đối với trường hợp đất công ích được cấp sổ đỏ như trên, người sở hữu có thể thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được phép chuyển đổi sang loại đất có thể xây dựng nhà.
2.3. Có được mua bán đất phần trăm không?
Theo quy định, đất phần trăm thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương. Người dân chỉ được thuê theo hình thức đấu giá và chỉ được sử dụng theo đúng mục đích thuê. Do đó, tất cả những mục đích khác, bao gồm cả việc chuyển nhượng là không được phép.
Những trường hợp đất công ích nhưng đã được cấp sổ đỏ thì có thể thực hiện chuyển nhượng. Lúc này, đất đã thuộc sở hữu của người sử dụng. Không còn thuộc nhóm đất 5% của địa phương nữa.
2.4. Đất phần trăm khi thu hồi có được bồi thường không?
Đất phần trăm thuộc nhóm đất không được bồi thường về đất khi Nhà nước tiến hành thu hồi.The o quy định của Điều 76 Luật Đất đai, đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của địa phương thuộc nhóm đất khi thu hồi không được bồi thường về đất. M à chỉ được bồi thường về chi phí đầu tư trên đất.
Theo đó, khi bị thu hồi, người dân chỉ được bồi thường các chi phí như: cải tạo đất, san lấp mặt bằng, gia cố đất,…
Bốn câu hỏi trên đã giải đáp khá rõ ràng về các quy định quan trọng về đất phần trăm. Như vậy, đây là loại đất thuộc quỹ quản lý của địa phương, tùy thuộc vào mục đích có thể thực hiện thuê lại nhưng không được phép chuyển nhượng.
Người dân chỉ được thực hiện chuyển nhượng với đất đã được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ràng buộc về điều kiện sử dụng xung quanh loại đất này. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu rõ về các giấy tờ pháp lý cũng như thông tin chi tiết tại cơ quan có thẩm quyền.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi có nên mua đất phần trăm hay không. Hy vọng qua đây, bạn đã có thêm kinh nghiệm để đảm bảo quyền lợi khi tiến hành giao dịch mua bán đất.
Aro Bùi – Ban biên tập Nhà Đất Mới
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mua Lại Nhà Ở Xã Hội Có Được Không? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!