Đề Xuất 3/2023 # Mua Bán Đất Xen Kẹt: Người Vớ Bẫm, Kẻ Trắng Tay # Top 4 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Mua Bán Đất Xen Kẹt: Người Vớ Bẫm, Kẻ Trắng Tay # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mua Bán Đất Xen Kẹt: Người Vớ Bẫm, Kẻ Trắng Tay mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cuối năm 2009, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 121/2009/QĐ-UBND quy định về trình tự thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn ao, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở (hay còn gọi là đất xen kẹt trong khu dân cư) thành đất ở.

Nhiều nhà đầu tư “nhanh tay nhanh mắt” cũng nhờ đó mà kiếm được món hời lớn từ việc mua – bán đất xen kẹt với giá rẻ. Tuy nhiên, những ngày gần đây, thông tin về việc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị sửa đổi Quyết định 121 của UBND TP Hà Nội khiến cho nhiều nhà đầu tư đã “ôm” đất xen kẹt đứng ngồi không yên.

Trồng cây, xây nhà… cho dễ bán

Gọi điện cho tôi từ lúc 6h sáng, chị Sinh – một cò đất xen kẹt ở Hoài Đức (Hà Nội) giục giã tôi mau đi xem thửa ruộng 3.5 thước (khoảng 84m2) mà chị đang làm mối. Mức giá chị đưa ra là 7 triệu đồng/m2 và có thể thỏa thuận thêm. Vì là chỗ thân quen lâu ngày nên chị nói nhỏ với tôi rằng mảnh ruộng này chủ cũ mua với giá ban đầu là 20 triệu, sau đó sang tay cho chủ mới bây giờ với mức giá là 90 triệu.

Nhưng đợi lâu không thấy làm sổ đỏ, dạo gần đây lại nghe tin sắp thay đổi quy hoạch nên đánh tiếng nhờ chị bán hộ. Tuy thế, chị quả quyết rằng thửa ruộng này thuộc diện “an toàn”, không nằm trong quy hoạch. “Con bé ngân hàng (cách chị gọi chủ thửa đất – PV) non gan nên muốn bán sớm”. Vì lẽ đó mà giá sẽ rẻ hơn so với thị trường gần 1 nửa. Nếu tôi không mua mà có mối giới thiệu sẽ được trả 5% tiền hoa hồng.

Thực mục sở thị mảnh đất kẹt mà chị Sinh giới thiệu, người viết bài nhận thấy chủ nhân của nó đã cho xây bờ bao vòng quanh cách biệt với các đám ruộng khác và trồng tạm một số cây như chuối, ổi… Chỉ ngôi nhà ngay bên cạnh, chị Sinh khẳng định: “Em yên tâm đi. Đây là nhà của chị, trước cũng là đất kẹt. Những mảnh đất này ngay cạnh làng nên mua là được, vừa rẻ lại an toàn”.

Những mảnh đất kẹt trong nội thành hiện còn rất ít

Theo tìm hiểu của phóng viên, những mảnh đất xen kẹt tại các quận nội thành gần như đã không còn, do đó nhà đầu tư đã dồn về săn đất kẹt ở các huyện ngoại thành, đặc biệt là các vùng ven thành phố. Tùy từng vị trí của mảnh đất xen kẹt mà giá cả dao động từ 5 tới 10 triệu đồng, thậm chí có nơi lên tới 20 triệu đồng/m2. Lướt qua những vùng đất xen kẹt ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, người viết có thể dễ dàng nhận thấy bên cạnh những luống mạ đang gieo là những bờ bao thấp lè tè bao quanh khu đất, những đám cây trồng tạm để thành vườn…

Một số nhà đầu tư đã nhanh chân cho xây tạm những dãy nhà trọ giá rẻ vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tạo ấn tượng “nhà ở” với khách mua nhằm bán cho được giá. Cô Oanh, một người dân xã Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, người dân muốn xây nhà trên những mảnh đất kẹt trước hết phải trồng cây, cải tạo thành vườn tược. Sau khi được cấp sổ đỏ mới được phép xây nhà. Tuy nhiên đa phần các chủ đầu tư đều chỉ dừng lại ở mức lập vườn hoặc xây nhà tạm bợ, sau đó lại sang tên để “lướt sóng” lấy lời. Và con số tiền lời trao qua bán lại từ vài chục triệu đồng lên tới hàng tỉ đồng.

Cẩn tắc vô áy náy

Nói về khả năng biến rẻ thành đắt của những mảnh đất xen kẹt, chị Sinh cho biết, nếu tính trên lý thuyết thì tỷ lệ thắng thua là 50/50. Tuy nhiên với kinh nghiệm của một cò đất, đồng thời cũng là nhà đầu tư lâu năm, chị khẳng định, đa phần những người mua đất xen kẹt đều có lãi bởi bản thân họ đã tìm hiểu rất kỹ về dự án, quy hoạch khi mua. Bản thân chị Sinh cũng đã tự “tậu” cho mình vài mảnh đất kẹt.

Ban đầu chị cho xây nhà trọ với giá rẻ (chỉ 350,000đ/phòng), mục đích là để giữ đất hoặc mở quán ăn bình dân. Chị phấn khởi cho biết, một trong số những mảnh đất kẹt của chị ban đầu chỉ mua với giá 19 triệu đồng/m2 (diện tích 120m2) sắp được cấp sổ đỏ vì chị đã nộp vài chục triệu đồng vào thôn, chỉ còn chờ lấy sổ. Mức giá chào bán cho mảnh đất này đã lên tới con số 26 triệu đồng/m2.

Hỏi về thủ tục làm sổ đỏ, chị bảo, giai đoạn hiện nay khó khăn hơn nhưng không phải là không có cách. Nếu tôi mua đất, chị sẽ lo cho từ A tới Z để sớm hợp thức hóa thửa đất của mình. Còn không thì phải đợi khi nào có đợt làm, chính quyền địa phương sẽ thông báo, chủ hộ chỉ cần mang tiền đến nộp và đợi sổ đỏ là xong. “Nhưng thế thì thường phải đợi rất lâu, hoặc thậm chí là không bao giờ có”, chị Sinh chia sẻ.

Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có được cơ hội giàu lên nhanh chóng nhờ việc mua – bán đất xen kẹt. Anh Ninh (Lê Phụng Hiểu, Hà Nội) cho biết, mấy năm trước, đón đầu thông tin về dự án xây đô thị tại Quốc Oai (Hà Nội), anh đã mua một mảnh đất xen kẹt với giá rẻ.

Theo anh nói thì đó là một mảnh đất trong tương lai sẽ có tới 2 mặt tiền khi con mương trước ruộng trở thành đường. Cứ ngỡ sau khi dự án được triển khai, mảnh đất anh mua sẽ lên giá, nhưng cuối cùng anh đành phải chịu… trắng tay do đất đã mua thuộc vào quy hoạch làm đường của địa phương. “Tôi có anh bạn chỉ có ít tiền nên mua mảnh đất kẹt làm nhà ở. Tuy nhiên do chưa có sổ đỏ nên khi nhà làm xong liên tục bị chính quyền địa phương đến hỏi, đòi phá dỡ, phiền lắm! Nhiều người còn ham rẻ, bị cò mồi lừa nên mua phải mảnh đất cùng 1 lúc bán trao tay cho mấy người. Tất cả cũng là do mình thiếu thông tin, nên mới thế. Cứ nghĩ người ta có thể làm được thì mình cũng làm tốt”, anh Ninh xót xa.

Quả thực, tìm hiểu thông tin thật kỹ càng đối với các dự án bất động sản nói chung luôn luôn là lời khuyên đúng đắn, đặc biệt là trong trường hợp đất xen kẹt.

Đất Xen Kẹt Là Gì? Thủ Tục Chuyển Đổi Đất Xen Kẹt Thành Đất Ở

Đất xen kẹt là đất vườn, đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) nằm trong khu dân cư, hoặc đất dư sau quy hoạch. Những loại đất này thường không có sổ đỏ, chuyển nhượng chỉ thông qua giấy tờ viết tay.

Theo quy định này, đất xen kẹt được hiểu là đất bao gồm vườn ao và đất nông nghiệp xen kẹt.

✔ Đất vườn ao nằm trong thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận đất ở là đất nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy hoạch (trường hợp chưa có quy hoạch thì xác định theo ranh giới hiện trạng của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư).

✔ Đất xen kẹt đồng thời là phần diện tích được xác định là đất vườn, ao khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

✔ Tương tự, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư là đất nằm trong phạm vi khu dân cư có đặc điểm như đối với đất vườn ao nói trên.

Về điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất xen kẹt sang đất ở, theo Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội – Vũ Văn Hậu, hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật về đất đai ở địa phương, có văn bản cam kết bàn giao cho các tổ chức quản lý chuyên ngành phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, kênh mương, di tích lịch sử văn hóa, công trình an ninh quốc gia, thoát lũ..; bàn giao cho UBND xã phường, thị trấn diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch, lối đi chung; nộp nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Việc mua bán đất xen kẹt trong khu dân cư đang mang lại lợi nhuận lớn và nhanh do không phải thực hiện những thủ tục rườm rà như với đất đã có sổ đỏ. Cũng chính vì vậy mà không ít người đã lợi dụng những sơ hở về giấy tờ của đất xen kẹt để thực hiện những ” chiêu ” lừa ngoạn mục. Rủi ro vẫn có thể xảy ra, thường xảy ra với người mua để ở. Hầu hết là vì những người này rất khó có được các mối quan hệ “” với cán bộ địa chính để tìm hiểu thực hư về qui hoạch mảnh đất mình mua.

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng từ đất xen kẹt sang đất ở nộp (1 bộ) tại Phòng TN&MT quận, huyện bao gồm:

✔ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);

✔ Phương án sản xuất kinh doanh (nếu chuyển sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh);

✔ Trường hợp xây nhà ở để bán phải thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản;

✔ Bản sao giấy chứng nhận hoặc giấy tờ quyền sử dụng thửa đất (nếu có)

✔ Bản sao hộ khẩu thường trú và chứng minh thư của người xin chuyển mục đích

✔ Văn bản cam kết (nêu ở phần trên).

Với bề dày kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng trong việc mua bán loại đất “xen kẹt” đặc thù này, Công ty Luật Trí Hùng & Cộng sự luôn được lựa chọn để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho khách hàng.

Vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ

Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội

Chi nhánh: 48 Cầu Diễn – P.Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm

✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765

Website: http://luattrihung.com

Email: luattrihung@gmail.com

Đất Xen Kẹt Là Gì? Quy Định, Thủ Tục Chuyển Đổi Đất Xen Kẹt

Đất xen kẹt là gì? Tư vấn những quy định, thủ tục chuyển đổi đất xen kẹt theo quy định pháp luật hiện hành và những điều nên lưu ý về đất xen kẹt.

Cụm từ “đất xen kẹt” dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng nhanh chóng làm khuấy đảo thị trường bất động sản. Thường có mác giá rẻ hơn lên đến 50% so với đất thổ cư bởi vậy loại đất này được nhiều chủ đầu tư chú ý.

Đất xen kẹt là thuật ngữ do người bán và người mua loại đất này tự đặt tên. Trong thực tế, chưa hề có quy định rõ ràng về loại đất này trong các văn bản pháp luật đất đai hiện hành.

Đất xen kẹt là đất nông nghiệp, đất ở dư sau khi thực hiện quy hoạch

Đất xen kẹt được hiểu là loại đất nông nghiệp, đất ở nằm trong khu dân cư hoặc khu đất dư sau khi thực hiện quy hoạch.

Điển hình cho đất xen kẹt chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày như: đất vườn/ao liền kề đất ở; đất vườn/ao nằm trong khu dân cư.

Đất xen kẹt được hình thành do quá trình quy hoạch đất canh tác, đất ruộng phục vụ các dự án đô thị, dự án phát triển hạ tầng giao thông. Diện tích đất dao động từ 30-50m2, tương đối hạn chế.

Đất xen kẹt thường có diện tích nhỏ và không được cấp sổ đỏ

Về mặt pháp lý, đất xen kẹt chính là đất nông nghiệp, không được phép xây dựng và không được cấp sổ đỏ. Bởi vậy mà giá những khu đất này thường rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư.

Trên thực tế, đất xen kẹt vẫn có thể được cấp sổ đỏ và công nhận là đất ở nếu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng.

Điều kiện để cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt gồm 3 điều sau:

Khu đất không thuộc quy hoạch, lấn chiếm, không thuộc diện tích đất phục vụ cho mục đích công, được tổ chức quản lý giao cho hộ gia đình sử dụng.

Đất đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện; diện tích đất nằm trong hạn mức đất ở cấp cho cá nhân/hộ gia đình.

Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật về đất đai; nộp nghĩa vụ tài chính đầy đủ; có cam kết bàn giao phần đất thuộc các khu vực như hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, quốc phòng, an ninh, khu di tích văn hóa – lịch sử.

2. Quy định bồi thường khi thu hồi đất xen kẹt

Đất xen kẹt chưa được bồi thường, chỉ thực hiện hỗ trợ

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào quy định hệ số bồi thường cho đất xen kẹt bị thu hồi mà chỉ thực hiện theo hình thức hỗ trợ. Do đó, người sở hữu đất sẽ không được bồi thường theo khung giá hiện hành.

Để đảm bảo quyền lợi trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, người sở hữu nên nhanh chóng tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở nếu có thể.

Đất xen kẹt có mức giá rẻ bằng một nửa so với đất thổ cư

– Tiềm năng

Giá đất xen kẹt chỉ bằng ½ giá đất thổ cư.

Đất xen kẹt nằm trong khu dân cư nên được thừa hưởng những tiện ích, cơ sở hạ tầng sẵn có.

Đất xen kẹt có thể xin chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cơ (tùy trường hợp). Sau khi chuyển đổi đất xen kẹt sẽ có giá trị như đất ở.

– Rủi ro

Hấp dẫn người mua với mức giá rẻ thế nhưng đất xen kẹt cũng tiềm ẩn những rủi ro.

Thường là những khu đất dư sau dự án quy hoạch nên diện tích nhỏ, địa hình hạn chế, không đẹp.

Có thể chuyển đổi thành đất ở nhưng thủ tục phức tạp và không phải trường hợp nào cũng được phép.

Không có sổ đỏ nên quá trình giao dịch mua bán chỉ thông qua giấy tờ viết tay. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất trắng nếu người bán lừa đảo.

Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Viết Tay

Hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà đất viết tay

✔ Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có hiệu lực khi đáp ứng 3 điều kiện quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015 gồm: (i) Điều kiện về Chủ thể giao kết hợp đồng; (ii) Điều kiện về nội dung hợp đồng; (iii) Điều kiện về ý chí các bên khi giao kết hợp đồng.

✔ Sau khi đáp ứng các điều kiện để phát sinh hiệu lực thì hợp đồng mua bán viết tay có bị vô hiệu không, có được công nhận không thì tùy thuộc vào hiện trạng thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất, bởi

– Thứ nhất, hợp đồng mua bán nhà đất viết tay là hợp đồng không tuân thủ về mặt hình thức nên nó sẽ vô hiệu trừ trường hợp quy định tại Khoản Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

– Thứ hai, hiệu lực của hợp đồng chỉ được xác lập theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ (bằng giấy viết tay) không thông qua công chứng, chứng thực nhưng vẫn còn có cách hiểu và nhận thức khác nhau dẫn đến các Thẩm phán giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp về hợp đồng CNQSDĐ còn áp dụng pháp luật một cách tùy tiện không đúng pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự và đây cũng là nguyên nhân phát sinh khiếu kiện làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có giá trị để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới khi nào?

✔ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai quy định: Có 02 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay hoặc hợp đồng không công chứng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, cụ thể: Sử dụng đất do nhận chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008; sử dụng đất do nhận chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Theo đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực.

✔ Trường hợp còn lại mua bán nhà đất bằng hợp đồng/ giấy viết tay sau 01/07/2014 thì bên mua phải yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực hợp đồng để có cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật sư lưu ý quy định pháp luật hiện hành còn chưa rõ ràng đối với thủ tục cấp sổ đỏ trong trường hợp này, nên hợp đồng mua bán nhà đất viết tay nên chỉ là cơ sở bản đầu cho việc mua bán thuận lợi, bên mua cần yêu cầu bên bán có lộ trình hoàn thiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán khi có đủ điều kiện, hoặc ràng buộc hợp đồng để bên bán phải tích cực hỗ trợ bên mua hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Số: 8888/2020/HĐMB

…………., ngày…..tháng…..năm……

Họ và tên Sinh năm:

CMTND số:

Cùng vợ (chồng) là Bà (Ông): Sinh năm:

CMTND số:

Cả hai ông bà cùng thường trú tại:

Họ và tên Sinh năm:

CMTND số:

Cùng vợ (chồng) là Bà (Ông): Sinh năm:

CMTND số:

Cả hai ông bà cùng thường trú tại:

Bằng hợp đồng này, Hai bên thỏa thuận việc mua bán căn hộ/ mảng đất với những thỏa thuận sau đây :

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

1. Đối tượng của hợp đồng này là ngôi nhà số: …………….. đường………………………….. phường/xã……………….. quận/huyện………………….thành phố/tỉnh……………………………., có thực trạng như sau :

a. Nhà ở :

– Tổng diện tích sử dụng: …………………………………………..m2

– Diện tích xây dựng: ………………………………………………..m2

– Diện tích xây dựng của tầng trệt: ………………………………..m2

– Kết cấu nhà: …………………………………………………………

– Số tầng: ……………………………………………………………..

b. Đất ở :

– Thửa đất số: ………………………………………………………..

– Tờ bản đồ số: ………………………………………………………

– Diện tích: …………………………………………………………….m2

– Hình thức sử dụng riêng: ………………………………………….m2

c. Các thực trạng khác:

(phần diện tích nằm ngoài chủ quyền; diện tích vi phạm quy hoạch, trong đó phần diện tích trong lộ giới)

2. Ông ……………………………..và Bà………………………..là chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở nêu trên theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số……ngày….. tháng……năm…..

Do …………………………………………………………………….cấp

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

1. Giá mua bán toàn bộ căn nhà nêu trên là: ……………(bằng chữ: ……………………………………… ).

2. Bên mua thanh toán một lần cho bên bán bằng đồng việt nam.

3. Bên mua giao và Bên bán nhận đủ số tiền mua bán căn nhà nêu trên. Việc giao và nhận số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 3. Giao nhận nhà và các giấy tờ về nhà

1. Bên bán giao và Bên mua nhận ngôi nhà đúng như thực trạng nêu trên vào ngày ……….tháng…………năm……………; trong thời hạn chưa giao nhà, Bên bán có trách nhiệm bảo quản ngôi nhà đó.

2. Bên bán giao và Bên mua nhận bản chính “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” vào ngày……..tháng…………năm………….

Điều 4.Việc nộp thuế và lệ phí

Điều 5. Đăng ký quyền sở hữu nhà

1. Bên mua có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký trước bạ sang tên đối với ngôi nhà nêu trên tại

Bên bán phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho Bên mua hoàn thành thủ tục đăng ký trước bạ sang tên tại

2. Quyền sở hữu ngôi nhà nêu trên được chuyển cho Bên mua, kể từ thời điểm Bên mua thực hiện xong việc đăng ký trước bạ sang tên tại

Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được, cần phải thực hiện bằng cách hòa giải; nếu hòa giải không thành, thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Các thỏa thuận khác

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản trước khi đăng ký quyền sở hữu và phải được công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị để thực hiện.

Điều 8. Cam kết của các bên

Bên bán và Bên mua chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam kết sau đây:

1. Bên bán cam kết :

a. Ngôi nhà nêu trên :

– Thuộc quyền sở hữu của Bên bán;

– Không bị tranh chấp về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và quyền thừa kế;

– Không bị thế chấp, bảo lãnh, mua bán, tặng cho, trao đổi, kê khai làm vốn của doanh nghiệp hoặc thực hiện nghĩa vụ khác;

– Không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo pháp luật.

b. Không còn bất kỳ giấy tờ nào về quyền sở hữu ngôi nhà nêu trên;

c. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (5) nêu trên là bản chính;

d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thỏa thuận với Bên mua đã ghi trong hợp đồng này.

2. Bên mua cam kết:

a. Đã xem xét kỹ, biết rõ về nguồn gốc sở hữu và thực trạng ngôi nhà nêu trên, kể cả các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, đồng ý mua và không có khiếu nại gì về việc công chứng (chứng thực) hợp đồng này;

b. Thực hiện đúng và đầy đủ những thỏa thuận với Bên bán đã ghi trong hợp đồng này;

c. Phần diện tích ngoài chủ quyền, vi phạm quy hoạch, Bên mua cam kết chấp hành theo các quy định của Nhà nước.

3. Hai bên cùng cam kết:

a. Đã khai đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng;

b. Kể từ ngày ký hợp đồng này, không bên nào được sử dụng bản chính “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” số …………ngày…………tháng………..năm……….do ……………………………….cấp cho Ông ……………………… và vợ là Bà……………………………………..

để thực hiện thế chấp, bảo lãnh, mua bán, tặng cho, trao đổi, kê khai làm vốn doanh nghiệp hoặc các giao dịch khác với bất kỳ hình thức nào cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu.

c. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).

Điều 9. Điều khoản cuối cùng

2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này (9), đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này.

3. Hợp đồng này được lập thành 03 bản, mỗi bản gồm có………trang, các bản đều giống nhau. Bên bán giữ 01 bản, Bên mua giữ 01 bản và 01 bản lưu tại.

BÊN BÁN BÊN MUA

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mua Bán Đất Xen Kẹt: Người Vớ Bẫm, Kẻ Trắng Tay trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!