Đề Xuất 6/2023 # Mỗi Nghề Một Mẫu Cv: Tư Vấn Viên Bảo Hiểm # Top 11 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 6/2023 # Mỗi Nghề Một Mẫu Cv: Tư Vấn Viên Bảo Hiểm # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mỗi Nghề Một Mẫu Cv: Tư Vấn Viên Bảo Hiểm mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một mẫu CV rõ ràng, chỉn chu cần có những thông tin và cách trình bày như sau:

Phần thông tin cá nhân của mẫu CV

Họ tên, năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ là phần thông tin cá nhân bắt buộc phải có trong mẫu CV xin việc bảo hiểm.

Lưu ý:

Mục họ tên: Cần ghi đầy đủ họ và tên, định dạng chữ theo kiểu chữ in hoa, có dấu.

Mục số điện thoại: Sử dụng số cố định, không thay đổi. Nếu bạn sử dụng thuê bao 11 số thì nên để thêm số điện thoại mới sau khi chuyển đổi sang 10 số theo quy định của Bộ thông tin.

Mục địa chỉ email: Để email nghiêm túc, đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng địa chỉ hoa mỹ như deptuathienthan@gmail.com, langtudeptrai@gmail.com nếu như bạn không muốn nhà tuyển dụng đánh giá mình là người chưa trưởng thành, thiếu nghiêm túc.

Chỗ gắn ảnh: Nên sử dụng loại ảnh đúng với kích thước. Ảnh được chọn phải rõ khuôn mặt, gọn gàng và trông thật với mình. Không sử dụng ảnh qua chỉnh sửa, photoshop quá đà.

Tips nhỏ: Nên nhấn mạnh vào điểm mạnh trong học vấn của mình phù hợp ngành bảo hiểm. Nếu bạn chứng minh mình có khả năng am hiểu tài chính, bán hàng là một lợi thế. Bởi thực tế nhân viên bảo hiểm chính là một nhà tư vấn tài chính.

Ví dụ như bạn đã tham gia khóa học cơ bản, nâng cao về bảo hiểm hoặc bạn có kết quả cao trong kỳ thi rèn luyện kỹ năng giao tiếp,…Điều này bạn nên ghi rõ ràng, cụ thể vì nó khá quan trọng đối với ngành bảo hiểm. Nhất là vị trí nhân viên tư vấn bảo hiểm.

Phần kinh nghiệm làm việc

Là một điểm cộng nếu bạn từng là thành viên trọng đội tình nguyện, thiện nguyện của trưởng, đoàn nào đó.

Đừng quên đưa ra một vài kinh nghiệm thực tế chứng minh mình là người hướng ngoại, hoạt bát, vui vẻ. Nhất là có kỹ năng, kinh nghiệm thuyết trình trước đám đông. Hoặc chứng minh bạn là người thận trọng, có khả năng kiềm chế bản thân,…Chắc hẳn bạn sẽ gây được thêm ấn tượng với các công ty bảo hiểm.

Phần sở thích

Phần sở thích này nhiều bạn thường nghĩ nó không quan trọng nên viết sơ sài. Tuy nhiên đây chính là yếu tố nói lên con người của bạn rõ ràng nhất. Ví dụ như sở thích đọc sách, tập thể dục, ca hát,…Những sở thích này tưởng chừng đơn giản nhưng nó cho thấy bạn có ý chí, kiên trì. Đây là những tính cách rất cần thiết đối với một nhân viên bảo hiểm tương lai. Vì thế bạn cần trình bày chính xác đúng với sở thích của mình.

Những lưu ý khi viết mẫu CV xin việc nhân viên bảo hiểm

Cách trình bày mẫu CV xin làm nhân viên bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh yêu cầu đúng thông tin đó thì yêu cầu thẩm mỹ cũng cần đảm bảo. Vì thế tốt nhất bạn nên lưu ý một số điều kiện sau đây.

Lỗi chính tả

Lỗi câu chữ

Đây là lỗi mà nhiều bạn trẻ dễ bị mắc phải nhất. Bởi vì các bạn thường viết theo lối viết bản thân không đủ chủ ngữ vị ngữ. Nhiều bạn còn dễ bị nhầm tưởng CV giống như sơ yếu lý lịch. Vì thế các bạn thường kể ra các thông tin dài về gia đình, người thân,….

CV quá dài

CV dài quá thường làm cho các nhà tuyển chọn đau đầu và khá rắc rối. Vì thế tốt nhất bạn nên ghi ngắn gọn rõ ràng lại, độ dài CV khoảng từ 1 cho đến 2 trang là đủ. Như thế các thông tin sẽ đảm bảo hơn và CV trong đẹp mắt hơn.

Thông thường từ ngữ chung để sử dụng trong CV là từ toàn quốc, từ ngữ phổ thông. Nên bạn cần hạn chế triệt để sử dụng các từ ngữ địa phương trong quá trình viết. Đồng thời trước khi nộp CV bạn cần đọc qua một lượt để tìm ra các lỗi sai và sửa lại.

Trong trường hợp bạn muốn có mẫu CV tham khảo, truy cập ngay chúng tôi Không những có đầy đủ mẫu CV được cập nhật theo xu hướng mà hệ thống còn gợi ý cách viết CV chi tiết theo ngành nghề. Chỉ cần tập trung 5-10 phút, bạn đã có thể tự thiết kế một bản CV của riêng mình, tăng cơ hội được gọi phỏng vấn của bạn tăng lên 80%.

Mỗi Nghề Một Mẫu Cv: Nhân Viên Kinh Doanh (Salesman)

CV là một công cụ quan trọng giúp bạn thể hiện năng lực của bản thân và tìm kiếm được công việc mơ ước. Đối với CV nhân viên kinh doanh, bán hàng. Đây chính là cơ hội để tiếp thị kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Vậy làm sao để viết một CV ấn tượng, ứng tuyển ngành kinh doanh?

Tổng quan

Nhân viên kinh doanh (salesman) là một vị trí cực kì quan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào.

Trong thi trường việc làm nói chung. Nhân viên kinh doanh là một công việc đòi hỏi năng lực giao tiếp, đàm phán và thuyết phục của ứng viên. Với sự phát triển của công nghệ số và nhiều mô hình kinh doanh. Nhu cầu tìm kiếm nhân viên Sale ở nhiều công ty, doanh nghiệp là cực kì cao. Tình trạng khan hiếm nhân lực ngành Sale chưa bao giờ giảm đi.

Vậy nên việc đầu tư thời gian công sức để có một CV nhân viên kinh doanh là điều cực kỳ cần thiết.

Mẫu CV nhân viên kinh doanh của TopCV

Môt CV tiêu chuẩn thường sẽ có các phần cơ bản gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kĩ năng… Tuy nhiên tùy vào ngành nghề ứng tuyển mà chúng ta sẽ điều chỉnh dung lượng, chất lượng các phần sao cho hợp lý nhất.

Thông tin cá nhân

Đây là phần quan trọng cần có trong mẫu CV tất cả các ngành nghề. Đối với CV nhân viên kinh doanh bạn bắt buộc phải có các thông tin cơ bản là TÊN,ĐỊA CHỈ,NGÀY SINH,SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ EMAIL một cách rõ ràng nhất. Nếu CV có đòi hỏi ảnh cá nhân, hãy chọn một tấm ảnh rõ mặt, không cần quá nghiêm túc kiểu “ảnh thẻ”. Một tấm ảnh sáng với nụ cười rạng rỡ tạo cảm giác thân thiện đôi khi lại là ưu điểm của CV nhân viên kinh doanh.

Mục tiêu nghề nghiệp

Đối với CV bán hàng, điều quan trọng nhất bạn cần thể hiện chính là niềm đam mê với công việc. Nhân viên bán hàng nhìn chung là công việc rất cần sự kiên trì theo đuổi, đôi khi có thể tới mức cực đoan.

Mục tiêu nghề nghiệp là phần để bạn thể hiện tham vọng mạnh mẽ của bạn với vị trí công việc này. Nếu có thể hãy đưa mục tiêu gắn với một con số cụ thể (VD: Tôi muốn trong 5 năm tới có thể trở thành chuyên gia bán hàng, quản lý của một team kinh doanh xuất sắc)

Trình độ và bằng cấp

Thự tế tuyển dụng cho thấy công việc nhân viên kinh doanh hiện nay hầu như không yêu cầu bằng cấp chuyên ngành. Một phần có lẽ bởi lẽ công nghệ đào tạo hiện tại chưa đáp ứng đủ với thực tế làm việc, hơn nữa để làm tốt được vị trí này bạn cần nhiều kĩ năng mềm và kinh nghiệm hơn là lý thuyết

Kinh nghiệm làm việc

Thay vì liệt kê kinh nghiệm làm việc giống như bản mô tả công việc đơn thuần, bạn có thể làm nổi bật CV của mình bằng việc giải thích rõ ràng nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, có một sự khác biệt rất lớn giữa “quản lý đội ngũ bán hàng” và “tích cực quản lý một đội ngũ kinh doanh gồm 7 thành viên và đạt mức doanh thu 2,5 triệu $ trong năm 2016.”

Để thể hiện bạn là một ứng viên phù hợp với công việc kinh doanh, bán hàng, CV của bạn cần bổ sung thêm nhiều con số chứng minh. Hãy tập trung vào các chi tiết như bạn ( hoặc nhóm của bạn) đã tạo ra bao nhiêu doanh thu bán hàng và đạt được bao nhiêu phần trăm so với con số mục tiêu trong một khoảng thời gian xác định.

Để tránh lối trình bày máy móc nhàm chán, bạn nên xem xét ngôn ngữ được sử dụng trong CV. CV ngành kinh doanh sẽ hấp dẫn hơn nếu có các thuật ngữ chuyên ngành. Ví dụ, một số cụm từ nên đề cập như: “mạng lưới quan hệ”, “khách hàng tiềm năng”, “đề xuất cải tiến sản phẩm”, “đàm phán”,… Hãy viết những điều nhà tuyển dụng thực sự muốn đọc.

Kĩ năng

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng, bạn cần rèn luyện được những kỹ năng nhất định, từ cơ bản đến chuyên môn. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng đàm phán thương lượng và khả năng xử lý sự từ chối. Bạn cần thể hiện được những phẩm chất này trong bản CV xin việc.

Hoạt động khác

Năng động, hướng ngoại là những tố chất cần thiết đối với nhân viên kinh doanh. Nếu bạn có tham gia các hoạt động ngoại khóa ở bất kỳ đoàn thể nào, hãy kiệt kê ra ở CV. Không nhất thiết phải là những công việc thật to lớn, có ảnh hưởng tới xã hội

Mỗi Nghề Một Mẫu Cv: Môi Giới Chứng Khoán

Nhân viên môi giới chứng khoán sẽ giúp khách hàng của mình có sự đầu tư sinh lợi nhất

Nhà MGCK thực hiện giao dịch cho những nhà đầu tư trên thị trường CK. Nhà MGCK thường tư vấn cho khách hàng của mình trong những giao dịch chứng khoán; phân tích và giải thích cho thân chủ về phương thức hoạt động của thị trường CK, thu thập thông tin để giúp họ có sự đầu tư tốt nhất. Khi được uỷ thác giao dịch, nhà MGCK liền liên lạc với sàn giao dịch thông qua mạng internet hay mạng điện thoại.

Khi giao dịch được tiến hành, nhà môi giới thông báo tên người giao dịch và giá cả giao dịch. Người mua sẽ trả tiền cho cổ phiếu họ đã mua và nhà môi giới tiến hành thông tin cho người mua về mã số của cổ phiếu. Sau đó hai bên kết thúc giao dịch.

Không riêng gì Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới, giới trẻ đều mê nghề này, một nghề sôi động và có lợi nhuận cao nhất trong tất cả các nghề. Ngoài ra, nó còn cho bạn kiến thức sâu rộng cũng như luôn cập nhật những thông tin nóng hổi nhất.

Cũng như CV xin việc kế toán, bán hàng hay nhân viên marketing, CV xin việc môi giới chứng khoán cần có những nội dung như:

Nhiều mẫu CV xin việc môi giới chứng khoán chuyên nghiệp, thiết kế chuẩn chỉnh, ấn tượng tại: mẫu CV xin việc

Mẫu CV ứng tuyển chuyên viên môi giới chứng khoán

ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ NHÂN VIÊN MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

Thông tin cá nhân:

Họ và tên Nguyễn thị BNgày, tháng, năm sinhNgày 05  tháng 09  năm 1993Địa chỉTiền Phong, Yên Lãng, Đại Từ, Thái NguyênĐiện thoại liên lạc09xxxxxxxx                      Email:

Quá trình học tập:

Năm 2015Tốt nghiệp học viện hành chính, ngành quản trị kinh doanh, chuyên ngành Marketing Năm 2016Tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp

Mục tiêu nghề nghiệp:

Quá trình công tác:

Thành tích đạt được trong quá trình công tác:

Đạt nhân viên giỏi năm 2016 tại công ty ABC

Đạt nhân viên giỏi năm 2017 tại công ty ABC

Kỹ năng thuyết trình, tư vấn

Kỹ năng tổng hợp và phân tích

Kỹ năng giao tiếp

Thành thạo tin văn phòng

Kỹ năng sử dụng tiếng anh giao tiếp

Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai và trình bày

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc độc lập

Kiến thức hỗ trợ công việc:

Kiến thức luật lao động, luật kinh tế

Kiến thức marketing

Kiến thức xây dựng chính sách

Điểm mạnh:

Tính cách hòa đồng trung thực

Nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi tích lũy kinh nghiệm

Khả năng ứng biến và thuyết phục tốt

Mong muốn:

Có cơ hội phát huy sở trường của bản thân

Công việc ổn định, lâu dài

Thu nhập phù hợp

Một số thông tin khác:

Thời gian có thể phỏng vấn….

Thời gian có thể bắt đầu làm việc….

Mức lương mong muốn nhận được…..

Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018

Người ứng tuyển

  Nguyễn Thị B

Môi giới chứng khoán không phải là một nghề “nhàn rỗi”, muốn giỏi nghề phải học đến nơi đến chốn. Nhưng công lao của bạn sẽ được đền bù xứng đáng bằng lợi nhuận. Nếu bạn cảm thấy thích thú và có đầy đủ những tố chất trên thì còn đợi chờ gì nữa…

Tìm việc môi giới chứng khoán ngay TẠI ĐÂY.

【Havip】Tư Vấn Thủ Tục Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Năm 2022

Trong quá trình làm việc, người lao động vì một lý do nào đó buộc phải nghỉ việc tại công ty và dừng quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đó, một công việc rất quan trọng đó là chốt sổ BHXH. Vậy hồ sơ, thủ tục khi tiến hành chốt sổ BHXH như thế nào? Để trả lời thắc mắc này, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho quý khách hàng những thông tin cần thiết để việc chốt sổ BHXH được nhanh chóng và đúng luật nhất.

1. Khi nào tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp nghỉ việc tại Doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ công ty khác quân và người sử dụng lao động muốn chuyển cơ quan bảo hiểm xã quận mới.

2. Thời gian tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội như sau:

b. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Đồng thời, căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì:

“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, khi rơi vào một trong hai trường hợp cần tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội như đã phân tích ở trên, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để chốt sổ và trả sổ cho người lao động. Trong thời gian 07 ngày thì người sử dụng lao động sẽ phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 30 ngày.

3. Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cần những gì?

Bước 1: Thủ tục báo giảm lao động

Theo đó, bên công ty bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS);

Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có);

Đơn đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu;

Bước 2: Chốt sổ cho người lao động

Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 620/…/SO áp dụng từ ngày 10/10/2017 thì hồ sơ bao gồm:

Sổ BHXH hoặc sổ BHXH và các trang tờ rời hoặc tờ bìa sổ BHXH và các trang tờ rời (bản chính);

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).

Link bài viết: https://havip.com.vn/tu-van-thu-tuc-chot-so-bao-hiem-xa-hoi-nam-2019/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mỗi Nghề Một Mẫu Cv: Tư Vấn Viên Bảo Hiểm trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!