Cập nhật nội dung chi tiết về Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu nơi bạn xin thực tập có mẫu đơn xin thực tập thì các bạn sử dụng mẫu đó, nếu không các bạn có thể viết đơn xin thực tập với những mẫu đơn ở trên.Thường thì trên một lá đơn xin thực tập chuẩn sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về bản thân và các thông tin về trường lớp, mong muốn của bản thân và cam kết với các cơ quan, công ty. Chi tiết như sau:
1. Phần bắt buộc đầu tiên trong mẫu đơn xin thực tập mà các bạn không thể bỏ qua đó chính là tên nước và khẩu hiệu của nước Việt Nam.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2. Tiêu đề của đơn (viết chữ in hoa)
ĐƠN XIN THỰC TẬP
3. Tiếp theo là phần Kính gửi, phần này các bạn ghi rõ tên cơ quan, tổ chức mà bạn muốn thực tập.
4. Thông tin cá nhân, các bạn cần viết rõ các thông tin cơ bản và tên trường, khoa, chuyên ngành mà bạn đang theo học.
Tên, ngày sinh, giới tính.
Nơi sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp.
Địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú (nếu có).
Số điện thoại, email liên hệ của bạn.
Tên trường, tên khoa và chuyên ngành học của bạn.
5. Tiếp theo các bạn cần viết mong muốn thực tập của bạn tại cơ quan, tổ chức mà bạn muốn thực tập.
6. Các cam kết của bạn khi thực tập tại cơ quan, tổ chức.
7. Cuối cùng là kí tên, dán ảnh.
Các Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn, Thường Dùng
Đã trở thành thông lệ, với các bạn sinh viên năm cuối, ngoài nỗi lo làm bài bảo vệ tốt nghiệp còn phải đối mặt với việc bắt đầu xin đi thực tập để làm báo cáo cũng như khóa luận. Thực tế, sinh viên của nhiều trường đại học phải tự mình tìm nơi để thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường sẽ giới thiệu một đơn vị thực tập cho sinh viên. Nhưng các bạn biết đấy, để vào được một công ty, bạn phải vượt qua “vòng gửi xe” tức là phải có một đơn xin việc chuẩn và ấn tượng gây sự chú ý và khả năng cao bạn sẽ được đơn vị cũng như công ty tạo điều kiện cho bạn thực tập. Đồng thời đây cũng là một trong những yếu tố giúp người xem đánh giá được một cách chung nhất về sinh viên. Có lẽ không ít bạn trong suốt những năm tháng sinh viên phải tất bật với chuyện học hành, kiểm tra hay trải nghiệm với công việc làm thêm, cho nên nhiều bạn sẽ bỡ ngỡ với lá đơn xin này bởi chỉ hình dung ra bố cục của chúng nhưng chưa biết cách viết một đơn xin thực tập chuẩn như thế nào để ứng tuyển cho một công ty.
Hướng dẫn cách viết một mẫu đơn xin thực tập.
Thông thường một đơn xin việc chuẩn gồm các mục sau:
+ Kính gửi: Trong phần này bạn ghi rõ tên cơ quan, tổ chức bạn muốn thực tập.
+ Tôi tên, Giới tính, Ngày sinh, CMTND, Ngày cấp, Địa chỉ liên lạc, Số điện thoại liên lạc, Sinh viên trường, Khoa, Lớp, Hệ đào tạo: đây là những thông tin các nhâ cần phải diễn rõ ràng, chính xác và đầy đủ.
+ Nay tôi làm đơn này với mong muốn được [tên công ty, tổ chức xin thực tập] tiếp nhận bố trí thực tập để hoàn tất chương trình học.
+ Lời cam kết nếu được nhận thực tập
+ Kí tên, dán ảnh và chờ ý kiến phản hồi của công ty đó.
cac-mau-don-xin-thuc-tap-chuan-thuong-dung.rar
Mẫu Đơn Xin Thực Tập
Đơn xin thực tập là một trong những yếu tố giúp người xem đánh giá sơ lược nhất về sinh viên. Cũng giống như đơn xin việc, chúng ta cần phải biết cách trình bày ngắn gọn, xúc tích đủ sức thuyết phục người xem, từ đó tăng cơ hội được nhận vào làm. Các bạn sinh viên cần phải nhận thức được khả năng của mình, từ đó có lựa chọn đơn vị thực tập phù hợp nhất
Mẹo viết đơn xin thực tập
Nói đến đơn từ chúng ta phải ngầm hiểu được đây là một dạng văn bản yêu cầu sự ngắn gọn, xúc tích để người xem dễ nắm được thông tin. Đặc biệt, với đơn xin thực tập sinh viên phải đánh vào tâm lý người xem, làm cho họ thấy được tâm huyết và khả năng của mình, từ đó tăng cơ hội được nhận vào làm.
Trước tiên, sinh viên cần xác định đơn vị thực tập. Nguyên tắc biết người biết ta chính là chìa khóa cho sự thành công bước đầu. Chúng ta cần phải xác định khả năng của chúng ta đến đâu, sở trường của bạn có thể làm tốt được công việc gì. Bạn không nên gửi đơn xin thực tập vào những tổ chức quá lớn vì thông thường những đơn vị này sẽ trải qua quy trình tuyển sinh thực tập khá khắt khe. Tốt nhất, nên lượng sức mình để phát huy tốt nhất khả năng. Đồng thời mang đến cơ hội thực tập tốt nhất cho mình.
Cùng với đơn xin đi thực tập, các sinh viên cũng sẽ phải thực hiện mẫu bảng cam kết thực tập là những cam đoan của người làm đơn xin thực hiện đúng và chấp hành quy định của công ty xin thực tập, và theo bảng cam kết thực tập này, nếu vi phạm, các sinh viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Vai trò của việc thực tập
Thời gian thực tập mang đến cho sinh viên sự trải nghiệm thực tế rất tốt, đồng thời hình thành tác phong làm việc, khả năng hòa hợp với môi trường và đồng nghiệp. Như chúng ta đã biết, kiến thức mà chúng ta học trên ghế nhà trường khác xa so với thực tế. Việc đi thực tập, bạn được hướng dẫn công việc cụ thể, được học hỏi nhiều điều từ chính những anh chị đồng nghiệp tại đó sẽ giúp chúng ta có cơ hội phát triển mình hơn, nâng cao khả năng tìm tòi và phát huy tính sáng tạo.
Để việc thực tập của sinh viên được diễn ra suôn sẻ, nhà trường và sinh viên sẽ phải làm hợp đồng hướng dẫn sinh viên thực tập thỏa thuận một số nội dung cụ thể liên quan đến các công việc thực tập của sinh viên, đồng thời trong hợp đồng hướng dẫn sinh viên thực tập, nhà trường cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các bạn sinh viên trong quá trình thực tập sắp tới.
Nhiều sinh viên vẫn than phiền, thời gian thực tập khiến họ cảm thấy nhàm chán, đồng nghiệp và tổ chức không tạo điều kiện cho họ phát triển. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn xuất phát chủ quan từ bạn. Bản thân bạn chưa phát huy hết khả năng vào công việc, mặc khác việc lựa chọn đơn vị thực tập của bạn đã sai ngay từ đầu khiến bạn cảm thấy không có tâm huyết để phát huy.
Chúng ta vẫn thường đặt câu hỏi, thực tập có thật sự là việc bắt buộc với sinh viên? Hiển nhiên đây là yêu cầu chung tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng giành cho sinh viên năm cuối. Mặt khác, theo quan điểm của nhiều nhà tuyển dụng những sinh viên đã trải qua kỳ thực tập bài bản thường được đánh giá về khả năng chuyên môn cao hơn so với những bạn chưa trải qua thực tập. Chính vì vậy, đây cũng chính là cơ hội việc làm tốt nhất đối với sinh viên về sau.
Việc thực tập giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ, giúp bạn có cơ hội làm quen với nhiều người trong ngành. Như chúng ta đã biết, môi trường làm việc lý tưởng không những chỉ đánh giá cục bộ ở công việc tốt mà còn dựa vào văn hóa của công ty. Bên cạnh năng lực chuyên môn, bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt, hòa nhập và bắt kịp nhanh chóng với mọi người. Khi đó việc giải quyết công việc sẽ dễ dàng hơn, đồng thời kích thích sự phát triển.
Sau khi thực tập sinh viên sẽ viết báo cáo tổng kết, làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường với đơn xin việc để gửi đến các công ty với hy vọng được làm việc đúng chuyên môn. Nếu thực tập tốt tại một nơi nào đó, sinh viên có thể được nhận vào làm việc mà không cần đến đơn xin việc nữa.
Sẽ không ai thích thú một người luôn tỏ ra bất cần và không chịu hòa nhập vào tập thể chung. Dù bạn có độc lập đến đâu thì trong một tập thể, bạn vẫn phải có đồng minh cho mình để mở rộng mối quan hệ cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt nhất.
Mẫu Email Xin Thực Tập Chuẩn, Chuyên Nghiệp Dành Cho Sinh Viên
Thực tế, không phải bạn sinh viên nào đi thực tập cũng viết email xin thực tập gửi đến cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, viết một email gửi tới nhà tuyển dụng để xin ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng sẽ giúp bạn ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng và giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Email xin thực tập còn được xem như lời chào đầu tiên mà bạn dành cho nhà tuyển dụng. Thông qua đó, nhà tuyển dụng cũng biết được mục đích của bạn là gì.
Ngoài ra, việc dành thời gian viết một email xin thực tập còn thể hiện bạn thực sự đang cố gắng tìm kiếm một vị trí công việc và muốn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ công việc đó.
Hiểu được tầm quan trọng của email xin thực tập rồi thì chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua nó khi gửi CV ứng tuyển cho nhà tuyển dụng rồi chứ.
Khi viết email xin thực tập, bạn cần phải lưu ý một số điều sau để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và cơ hội có được vị trí thực tập mong muốn cũng vì vậy mà cao hơn.
Viết rõ tiêu đề và sử dụng lời chào mở đầu phù hợp: tiêu đề rõ ràng giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Nếu tiêu đề email của bạn không rõ ràng, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ phớt lờ và bỏ qua chúng. Và vì nhà tuyển dụng không phải là bạn bè thân thiết của bạn nên hãy sử dụng “Kính gửi/kính thưa” trong phần mở đầu.
Ngôn ngữ trong email: Hãy sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, tránh ngôn từ suồng sã hoặc tỏ ra quá thân thiết. Bạn cũng cần chú ý lỗi chính tả, ngữ pháp và cần đưa ra lời cảm ơn lịch sự ở cuối email.
Trình bày ngắn gọn: viết email của bạn thật ngắn gọn, súc tích và nhắm thẳng tới mục tiêu, mong muốn của bản thân không những giúp tiết kiệm được thời gian của nhà tuyển dụng mà còn khiến nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn hơn.
2. Nội dung của email xin thực tập
Trước khi viết email xin thực tập gửi tới công ty tuyển dụng, bạn cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng từ việc lập một địa chỉ email chuyên nghiệp, đến việc nghiên cứu kỹ lưỡng công ty bạn chuẩn bị xin thực tập ở đó.
Trước tiên, bạn cần có một địa chỉ email chuyên nghiệp, tốt nhất là những email có tên của bạn. Ví dụ một email chuyên nghiệp sẽ được lập dưới dạng: nguyenvantuan98@gmail.com, nguyenngocanh1998@gamil.com, lananhnguyen@gamil.com. Bạn nên tránh những email là nickname hay không cung cấp thông tin về bản thân bạn như: cogaimongmo@gmail.com, nhokngocnghek@gmail.com,…
Khi thực tập ở công ty nào đó, chắc hẳn bạn đã có vô số lần vào website của công ty, tìm kiếm công ty trên Google hay hỏi thăm thông tin công ty từ bạn bè, thầy cô. Việc tìm hiểu trước công ty thực tập của bạn như thế nào, quy mô ra sao, sản phẩm, dịch vụ chính là gì sẽ giúp bạn mường tượng được những công việc mà bản thân sẽ phải làm trong tương lai.
Thêm vào đó, nắm được những thông tin về công ty và thể hiện chúng khéo léo trong email xin thực tập sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn hơn so với những ứng viên khác. Vì vậy, cơ hội để bạn nhận được vị trí thực tập cũng cao hơn.
Trước khi bắt đầu nội dung chính của email xin thực tập, bạn cần phải chú ý vào tiêu đề và phần mở đầu của email. Tiêu đề email phải nổi bật và nêu rõ mục đích của email. Giữa hàng trăm ngàn email mỗi ngày, tiêu đề rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận diện được email của bạn và không bỏ lỡ nó.
Ví dụ một số cách viết tiêu đề như: “Ứng tuyển vị trí thực tập sinh khách sạn A-Nguyễn Ngọc Linh”, hay “Nguyễn Văn Quân-Xin thực tập vị trí Digital Marketing công ty B”.
Phần mở đầu email phải có thưa, gửi với người nhận, ví dụ viết “Kính gửi ông/bà”, tránh những cách viết thể hiện sự quá thân mật như “Chào anh/chị”, “Xin chào”.
Sau khi có lời chào đầu tiên, bạn cần phải cung cấp những thông tin trong phần mở đầu như:
Giới thiệu các thông tin cá nhân: nêu rõ tên, năm sinh, trình độ học vấn hiện tại, là sinh viên năm mấy, của trường nào,…
Trình bày thời gian mong muốn được thực tập ở công ty: trình bày lý do biết đến công ty và vị trí đang tuyển thực tập sinh, nêu rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc khi ở vị trí thực tập sinh (thời gian này có thể dựa trên chương trình học và yêu cầu của nhà trường)
Trình bày mục tiêu khi thực tập tại công ty: nêu mục tiêu của bản thân khi muốn làm việc ở vị trí thực tập sinh như hoàn thành yêu cầu của nhà trường, học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực đang theo học,..
Trong phần nội dung chính của email, bạn cần đề cập đến những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đã có được trong quá trình học tập. Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người hoàn toàn phù hợp với vị trí thực tập sinh.
Ví dụ bạn có thể viết trong email rằng: “Là một sinh viên năm 4 khoa du lịch của trường Đại học Hà Nội, tôi hiểu về phương pháp và cách thức để thiết kế lịch trình tour, tính giá tour trên từng khách và tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng để mang đến sự ổn định lâu dài của công ty du lịch.”
Hoặc bạn cũng có thể nêu lên kinh nghiệm, thành tích học tập của bản thân như: “Trong quá trình học tập tại trường, tôi có tham gia một vài dự án về quy hoạch du lịch và đạt được thành tích xuất sắc, đồng thời tôi cũng học hỏi được kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng thuyết trình tự tin trước đám đông.”
2.4. Phần cuối của email
Trong phần cuối của email, bạn có thể để lại những thông tin liên hệ của bản thân để nhà tuyển dụng có thể chủ động liên hệ với bạn nếu cảm thấy bạn phù hợp. Sau đó, hãy dành lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã đọc email này của bạn. Kết thúc thư bằng cụm từ “Chân thành”, “Trân trọng” và chữ ký cùng tên đầy đủ của bạn.
Ví dụ cách viết lời kết thư như sau:
“Quý công ty có thể liên hệ với tôi thông qua email này hoặc số điện thoại 0987654321. Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi của quý công ty.
Nguyễn Ngọc Linh.”
3. Mẫu email xin thực tập
3.1. Mẫu email xin thực tập
From: Nguyễn Ngọc Anh
To: Quản lý bộ phận của nhà hàng ABC
Kính gửi anh/chị,
Tên tôi là Nguyễn Ngọc Anh, sinh viên năm 4 khoa Du lịch của trường Đại học Mở Hà Nội. Khi biết được thông tin tuyển dụng vị trí thực tập sinh trong nhà hàng thông qua mạng Internet, tôi có mong muốn được đảm nhận vị trí này trong vòng 3 tháng tới, từ 01/01/2020 đến 30/03/2020.
Trong quá trình học tập tại khoa quản trị dịch vụ, du lịch, nhà hàng, em đã học hỏi được những kiến thức cơ bản về quy trình hoạt động của nhà hàng, hiểu biết về món ăn chính, món tráng miệng và các loại đồ uống thường được sử dụng trong nhà hàng cũng như cách phục vụ khách hàng. Tôi sẵn sàng học hỏi thêm những điều mới và cố gắng hoàn thành công việc được phân công để trau dồi thêm kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân.
Tôi mong sẽ sớm nhận được phản hồi từ quý anh chị và thực sự mong muốn làm việc ở vị trí thực tập sinh này. Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã đọc email này.
Nguyễn Ngọc Anh.
To: Hiring Department, Rose Hotel
I have recently come across your Receptionist position posting on the website. I have gone through the JD and find that my work skills and the job requirements may be a good match.
I am fourth-year-student in Major Tourism at Hanoi University. I want to apply for the Receptionist position as an Intern to learn and cultivate practical knowledge. With the knowledge of hotels that I learned at University and fluent English communication, I am confident that I can do well in this position.
I am looking forward to hearing from you soon.
Your Sincerely,
Nguyen Ngoc Anh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẫu Đơn Xin Thực Tập Chuẩn trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!