Cập nhật nội dung chi tiết về Mẫu Đơn Xin Miễn Trách Nhiệm Hình Sự mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cập nhật
Luật Đại Kim hướng dẫn viết đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự để Quý khách hàng tham khảo, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua Email hoặc điện thoại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………., ngày ….. tháng …… năm 20….
ĐƠN XIN MIỄN TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Kính gởi: - TÒA ÁN NHÂN DÂN…
- VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN …
Tôi tên: …….. …………………….., Sinh năm …………………………………………….. Địa chỉ tại:…………………………………………………………………………………………. CMND số: …………………………..cấp ngày:……/…./20….. tại……………………….
Là bị cáo trong vụ án…………………………………………… đã bị truy tố theo cáo trạng số:………………ngày………………….và sẽ bị xét xử vào ngày …….. tại Tòa sơ thẩm Tòa Án Nhân Dân…………..
Tôi xin trình bày như sau:
Vì ……………………… nên tôi đã có những sai sót và những vi phạm trong thời gian qua. Kết quả là tôi sẽ phải ra Tòa để chịu xét xử vào ngày………sắp tới.
Dù tôi biết là mình có lỗi và rất ăn năn về lỗi lầm này, nhưng thật sự tôi không cố ý phạm tôi, tôi không vì động cơ cá nhân khi vi phạm. Ngoài ra, mọi hậu quả đều đã được khắc phục hoàn toàn và ………………………có văn bản xin xem xét cho trường hợp của tôi.
Bằng sự tuyệt đối tin tưởng vào chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà Nước, tôi làm đơn này thỉnh cầu quý Tòa và quý Viện xem xét cho tôi được miễn trách nhiệm hình sự đối với các sai phạm của tôi trong phiên tòa sắp tới.
Tôi xin cam kết ……………………………..
Tôi xin chân thành cảm ơn!
(Ký tên)
Nguyễn Văn/Thị A
Mẫu Đơn Xin Miễn Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự, Điều Kiện Miễn Chấp Hành Hình Phạt Tù
1. Mẫu đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn thỉnh cầu miễn truy cứu trách nhiệm hình sự để Quý khách hàng tham khảo, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:
———————————————–
>> Tải ngay: Mẫu đơn miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
2. Làm thế nào để được miễn chấp hành hình phạt tù ?
Chào luật sư, Tôi bị Tòa án tuyên phạt 18 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt chấp hành bản án. Khi bản án có hiệu lực thi hành, tôi có đơn xin hoãn chấp hành án và được Tòa án cho tôi hoãn chấp hành án nhiều lần vì lý do bị bệnh nặng (theo giám định của Trung tâm giám định pháp y thành phố).
Từ khi bản án có hiệu lực đến nay đã được 6 năm, tôi phải làm gì để không chấp hành án và cũng không phải hoãn thi hành án?
>> Xem thêm: Người đang chấp hành án phạt tù có được góp vốn vào doanh nghiệp không ?
1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá. 2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi bị kết án đã lập công; c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. 3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nêu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. 4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nêu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. 5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại. 6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. 7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy địnhngười bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
– “Lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. – “Mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên thì người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị. b) Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh bằng việc họ đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội… hoặc do họ mắc bệnh hiểm nghèo không còn hoạt động được… c) Được Viện trưởng Viện kiểm sát đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
3. Mắc bệnh hiểm nghèo có được miễn chấp hành hình phạt tù ?
Chào Luật sư, xin hỏi: Vừa rồi tôi có liên quan đến một vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nghe phía bên Công an có thể tôi sẽ bị cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm với vai trò là đồng phạm. Hiện tại tôi đã phát hiện mình bị bệnh hiểm nghèo (ung thư), tôi có nghe nói Luật hình sự mới quy định nếu tôi bị bệnh hiểm nghèo sẽ được miễn chấp hành hình phạt có đúng không ạ ?
Cảm ơn!
Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt có quy định chi tiết về mắc bệnh hiểm nghèo như sau:
Mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên thì người bị kết án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạnh, khó có phương thức chữa trị.
Điều 62. Miễn chấp hành hình phạt1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Sau khi bị kết án đã lập công;b) Mắc bệnh hiểm nghèo;c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
Căn cứ quy định điểm b Khoản 2 Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 thì khi bạn bị mắc bệnh hiểm nghèo và bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm, chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
4. Đang kháng cáo bản án sơ thẩm cán bộ, công chức có bị miễn nhiệm ?
Trả lời:
Luật cán bộ , công chức 2008 cũng quy định , công chức có thể bị miễn nhiệm trong trường hợp sau :
Vậy ở đây việc cơ quan bạn ra quyết định miễn nhiệm bạn có thể vì bạn bị tòa án sơ thẩm kết tội nên không còn đủ uy tín để đảm nhiệm công tác quản lý nữa. Mặt khác theo nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Vậy việc bạn bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên án đã là 1 căn cứ cho rằng bạn vi phạm pháp luật, việc bạn kháng cáo không có giá trị chứng minh bạn vô tội mà sẽ phải chờ vào quyết định của Tòa án, do vậy trong trường hợp này cơ quan có quyền Bãi nhiệm bạn với lý do bạn vi phạm pháp luật.
5. Giảm mức hình phạt đã tuyên được quy định như thế nào?
Thưa luật sư, Tôi tên là Nguyễn Thị T, công tác tại Tp.HCM. Tôi được biết thì Bộ Luật hình sự 2015 vừa chính thức được thông qua và tôi muốn tìm hiểu một số nội dung theo luật mới này. Vì vậy, cho tôi hỏi giảm mức hình phạt đã tuyên trong Bộ Luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 63 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì vấn đề giảm mức hình phạt đã tuyên được quy định như sau:
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân. 2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm. 3. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm. 4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung. 5. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. 6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.
Như vậy, với tinh thần nhân đạo, khoan hồng với người phạm tội thì pháp luật cho phép người phạm tội sẽ được giảm mức hình phạt nếu có nhiều tiến bộ trong quá trình chấp hành hình phạt. Giảm mức hình phạt đã tuyên có sự khác nhau cơ bản với trường hợp miễn hình phạt, người bị kết án chỉ được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
>> Xem thêm: Thiếu trách nhiệm để người bị giam giữ trốn thì xử lý như thế nào?
Mẫu Đơn Xin Giảm Nhẹ Hình Phạt, Đơn Đề Nghị Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự
1. Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt
Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt (Trách nhiệm hình sự) cho bị can, bị cáo để Quý khách hàng tham khảo, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn hỗ trợ:
Kính thưa quý cấp việc làm của bị cáo đã vi phạm các quy định của pháp luật và được đưa ra xử phạt là đúng theo quy định của pháp luật. Nhưng cũng mong quý cấp xem xét giảm nhẹ hình phạt .Bởi lẽ,…(nếu lý do) …
Vậy nay tôi viết đơn này xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo………… Rất mong quý cấp xem xét và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
2. Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt trách nhiệm hình sự
Căn cứ Đièu 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định cá tình tiết giảm nhẹ ( thông tin hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.)
Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận … tỉnh …
Tòa án nhân dân huyện/quận … ,tỉnh …
Chứng minh thư nhân dân số:………… cấp ngày: ……/…./20……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………
Chỗ ở hiện tại……………………………………………………………
Tôi là người bị hại trọng vụ án … do bị can/bị cáo … gây ra. Hiện vụ án đang được Quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố, xét xử về tội …
Ngày từ khi xảy ra vụ việc chúng tôi nhận thấy bản thân bị can, bị cáo và người thân, người nhà của bị can, bị cáo đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra để điều tra vụ việc, bồi thường thiệt hại kịp thời, khắc phục những hậu quả gây ra.
Các lý do khác có lợi cho bị can, bị cáo………………………………
Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan xem xét và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo …
Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý chí và nguyện vọng của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Con trai tôi gây thương tích một người hàng xóm mất 43% sức khỏe, đã bị tạm giam. Tôi đã bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận, nói để chờ Tòa xử. Xin hỏi con tôi có được Tòa giảm nhẹ hình phạt không?
(Nguyễn Minh Hải, Hà Giang).
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng hướng dẫn rõ: Được áp dụng tình tiết nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản; c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
Như vậy, nếu bạn đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, con bạn vẫn được Tòa án xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ nói trên và giảm nhẹ hình phạt.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.
Chào luật sư! Tôi có 1 câu hỏi muốn hỏi luật sư: tôi có 1 người anh trai, vào tháng 9 – 2018 trong khi uống say điều khiển xe máy có chở thêm 1 người bạn, không may trên đường đi đã xảy ra tai nạn và người bạn đó đã chết. Giờ anh trai tôi đang đi tù với mức án 2,5 năm. Vậy tôi muốn hỏi luật sư có điều khoản nào, hay cách nào để giảm án cho anh trai tôi không ạ ?
Mong luật sư trả lời sớm cho tôi ak. tôi xin chân thành cảm ơn!
Điều 63 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên như sau:
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân. 2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm. 3. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm. 4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung. 5. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. 6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.
Cụ thể, điều này được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP:
“3.1. Người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn đối với hành phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mưới năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với hình phạt tù chung thân;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; thành thật hối cải, tích cực lao động, học tập;
c) Không vi phạm chế độ, nội quy của Trại giam (Trại tạm giam) (đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù);
d) Được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục (đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ) hoặc cơ quan thi hành án phạt tù (đối với người đang chấp hành hình phạt tù) đề nghị bằng văn bản xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
3.2. Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt
a) Người bị kết án cải tạo không giam giữ thì mỗi lần có thể được giảm từ ba tháng đến chín tháng,
b) Người bị kết án phạt tù từ ba mươi năm trở xuống thì mỗi lần có thể được giảm từ ba tháng đến ba năm. Trường hợp được giảm ba năm phải là người bị kết án phạt tù có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, cải tạo và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của Trại giam (Trại tạm giam).
c) Người bị kết án tù chung thân lần đầu được giảm xuống ba mươi năm.
d) Mỗi người có thế được giảm thời hạn chấp hành hình phạt nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là một phần hai mức hình phạt đã tuyên hoặc hai nươi năm đối với hình phạt tù chung thân.
đ) Mỗi người mỗi năm chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt một lần. Trường hợp trong năm đó sau khi được giảm thời hạn chấp hành hình phạt mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng như lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thế được xét giảm thêm tối đa là hai lần trong một năm.
3.3. Người phải thi hành án khoản tiền phạt (hình phạt tiền) được giảm thi hành án khi có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại mục 4 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính “hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí”.
Theo đó, nếu như anh trai bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.
5. Hướng dẫn áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự
Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13-9-2019 về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.
– Về áp dụng tình tiết giảm nhẹ khác tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015
Hiện nay, quy định về tình tiết giảm nhẹ khác tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 chưa được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 để xác định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ. Theo đó, tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan hữu quan khác cũng như thực tiễn xét xử trong thời gian qua, thì các tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác: Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước; Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ; Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên; Người bị hại cũng có lỗi; Thiệt hại do lỗi của người thứ ba; Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo; Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản; Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
– Về áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm t và điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” có tương tự như tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” không?
Tình tiết “Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” và tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” là hai tình tiết độc lập quy định tại điểm t và điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Tình tiết “Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” được hiểu là trường hợp người phạm tội có những hành vi, lời khai thể hiện sự hợp tác tích cực với cơ quan có trách nhiệm trong việc nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án, giúp các cơ quan này phát hiện thêm tội phạm mới hoặc đồng phạm mới. Tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra.
– Về áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai” tại điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015
Quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo.
Đơn Xin Nghỉ Phép Của Giáo Viên: Bằng Chứng Chứng Minh Sự Chuyên Nghiệp Và Trách Nhiệm
Nếu nghề nghiệp của bạn là giáo viên thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu về đơn xin nghỉ phép của giáo viên và cách viết sao cho chuẩn xác nhất.
Quy định của Luật pháp về việc nghỉ phép của giáo viên
Trước khi tìm hiểu về cách viết đơn xin nghỉ phép của giáo viên, chúng ta hãy điểm qua một chút xem pháp luật nước ta đưa ra quy định thế nào về việc nghỉ phép của giáo viên. Theo như Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì thời gian nghỉ cụ thể hằng năm của giáo viên được quy định như sau:
+ Thời gian nghỉ hè hằng năm: 2 tháng (gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), các giáo viên sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)
+ Thời gian nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Những ngày nghỉ khác: Theo quy định của Bộ luật Lao động
Giáo viên cũng có chế độ nghỉ phép giống các ngành nghề khácCụ thể theo Bộ luật Lao động thì giáo viên (cũng giống như các đối tượng người lao động khác) sẽ được hưởng chế độ nghỉ như sau:
Kết hôn: nghỉ 3 ngày
Con cái kết hôn: nghỉ 1 ngày
Cha – mẹ ruột/cha – mẹ vợ/cha – mẹ chồng/vợ/chồng/con ruột qua đời: nghỉ 3 ngày
Ngoài ra, khi bốhoặc mẹ ruột/anh – chị – em ruột kết hôn; ông – bà nội/ông – bà ngoại/anh – chị – em ruột qua đời thì giáo viên sẽ được phép nghỉ không lương 1 ngày và phải thông báo trước cho đơn vị sử dụng lao động
Theo quy định của Bộ luật Lao động, thời gian nghỉ hằng năm dành cho đối tượng giáo viên làm việc đủ 12 tháng tại cơ sở làm việc là: 12 ngày. Cứ làm được 5 năm thì được tính thêm 1 ngày phép
Ngoài những ngày nghỉ phép có hưởng lương, giáo viên cũng có thể xin ban lãnh đạo nhà trường cho nghỉ phép không lương khi có nhu cầu
Tại sao giáo viên cần viết đơn xin nghỉ phép?
Lý do đầu tiên khiến giáo viên cần phải viết đơn xin nghỉ phép dĩ nhiên chính là để hợp lý hóa việc nghỉ dạy của bản thân họ, lá đơn ấy như một tờ “giấy thông hành” cho phép họ nghỉ dạy một cách hợp pháp. Một lý do quan trọng không kém đó là: Việc viết đơn xin nghỉ phép thể hiện bạn là người chuyên nghiệp, chỉn chu và có trách nhiệm.
Tại sao ư? Người ta vẫn hay bảo rằng giáo viên là những người “lái đò” tận tụy, họ chịu trách nhiệm dìu dắt và truyền đạt kiến thức cho các học sinh. Nếu họ nghỉ làm, không đến trường dù chỉ một ngày thì việc học tập của các học sinh sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì vậy, họ cần viết và nộp đơn sớm cho ban Giám hiệu nhà trường để họ sắp xếp người dạy thay hoặc đưa ra các biện pháp hợp lý khác để không ảnh hưởng đến tiến trình học tập của các em học sinh.
Việc viết đơn xin nghỉ phép thể hiện bạn là người chuyên nghiệpViệc nghỉ dạy mà không viết đơn xin phép sẽ biến bạn trở thành một người thiếu trách nhiệm và phá vỡ kỷ cương của nhà trường. Hình ảnh của bạn trong mắt lãnh đạo nhà trường, các đồng nghiệp và cả các học sinh sẽ xấu đi. Việc tuân thủ quy định của trường (thể hiện rõ ở việc viết và nộp đơn xin nghỉ phép) là nghĩa vụ phải làm của người nhà giáo nhân dân. Đó cũng là một cách làm gương cho các học sinh để các em luôn tuân thủ nghiêm túc những quy định mà lãnh đạo nhà trường đã đặt ra.
Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ phép giáo viên
Đơn xin nghỉ phép cho giáo viên không hề khó viết, bạn chỉ cần đảm bảo lá đơn của mình có đầy đủ các nội dung sau là được:
Họ và tên của người làm đơn xin nghỉ phép
Tổ bộ môn mà giáo viên ấy đang công tác, ví dụ như: tổ bộ môn Văn, Lịch sử, Tiếng Anh…
Tên trường nơi giáo viên ấy đang công tác
Ngày bắt đầu nghỉ và ngày kết thúc kỳ nghỉ phép. Nếu số ngày nghỉ của bạn là số có một chữ số thì đừng quên thêm con số 0 vào phía đằng trước, ví dụ như: Từ ngày 08/10/2020 đến hết ngày 15/10/2020
Cách viết đơn xin phép nghỉ dạy của giáo viên
Lý do xin nghỉ: Phần này là phần quan trọng nhất của lá đơn xin nghỉ. Vì vậy, bạn phải hết sức chú trọng đến nó! Hãy nhớ viết lý do cụ thể, rõ ràng và chính đáng. Đừng kể lể “tràng giang đại hải” hay đưa ra những lý do chung chung vì chúng sẽ không đủ thuyết phục đối với ban lãnh đạo nhà trường
Tên người nhận dạy thay – người bạn đã tiến hành bàn giao công việc trong thời gian bạn nghỉ
Chức vụ và tổ bộ môn mà người thay thế bạn đang công tác (người ấy thường cùng tổ bộ môn với bạn thì mới có thể đảm đương công việc giảng dạy thay bạn)
Một số mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên
Mẫu số 1
► Bạn có thể tải mẫu đơn xin nghỉ phép này TẠI ĐÂY
Mẫu số 2
► Bạn có thể download mẫu đơn xin nghỉ phép này TẠI ĐÂY
Mẫu số 3
► Bạn có thể tải xuống mẫu đơn này TẠI ĐÂY
Mẫu số 4
► Bạn có thể download mẫu đơn xin phép nghỉ dạy của giáo viên TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẫu Đơn Xin Miễn Trách Nhiệm Hình Sự trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!