Đề Xuất 3/2023 # Linh Hoạt Với Hình Thức Chốt Sổ Bảo Hiểm Qua Mạng # Top 11 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Linh Hoạt Với Hình Thức Chốt Sổ Bảo Hiểm Qua Mạng # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Linh Hoạt Với Hình Thức Chốt Sổ Bảo Hiểm Qua Mạng mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đơn giản hơn với công cuộc cải cách hành chính.

Chốt sổ bảo hiểm nhanh gọn với hồ sơ điện tử

Ngày 7/10/2016 cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn số 3881/BHXH-ST về việc cập nhật, tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế. Quyết định này nhằm cải cách thủ tục hành chính và giúp doanh nghiệp, tổ chức có được giao dịch nhanh gọn với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong công văn nêu rõ: “Khi có phát sinh giảm người tham gia BHYT, đơn vị phải kịp thời lập danh sách giảm gửi cơ quan BHXH theo mẫu quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT”.

Dựa vào danh sách nhân sự đã cắt giảm của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ điều chỉnh thời hạn sử dụng và giảm tiền đóng thẻ BHYT. Nhờ vậy, đơn vị không cần thu hồi thẻ BHYT của người lao động.

Theo quy định của bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội của đơn vị sử dụng lao động có thể thực hiện qua giao dịch bằng hồ sơ điện tử. Điều này không chỉ có ý nghĩa với cơ quan bảo hiểm xã hội mà với chủ sử dụng lao động còn tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện.

Khai BHXH điện tử kết hợp với chốt sổ bảo hiểm qua mạng

Hiện nay, doanh nghiệp không chỉ có thể chốt sổ bảo hiểm nhờ giao dịch qua hồ sơ điện tử mà còn có thể khai bảo hiểm xã hội điện tử qua mạng.

Việc tăng thêm nhân sự của doanh nghiệp, tổ chức sẽ được thực hiện qua dịch vụ nhận truyền dữ liệu gọi tắt là I-VAN. Với dịch vụ I-VAN, doanh nghiệp không cần chuẩn bị hồ sơ cứng và tới trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội để khai báo.

Tất cả những gì doanh nghiệp cần làm khi khai bảo hiểm xã hội điện tử là một chiếc máy tính nối mạng internet có hệ điều hành window XP trở lên, mã đơn vị, chữ ký số và phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử.

Điều kiện để khai bảo hiểm xã hội điện tử.

Một trong những dịch vụ I-VAN uy tín nhất hiện nay là dịch vụ I-VAN của công ty Thái Sơn. Dịch vụ này đã được cơ quan BHXH Việt Nam thẩm định và ký hợp đồng sử dụng. Dịch vụ này được đánh giá cao ở tính bảo mật và phần mềm EBH dễ sử dụng. Đặc biệt, những đơn vị chưa từng sử dụng dịch vụ của công ty Thái Sơn có thể dùng thử gói dịch vụ IVAN 2 tháng 0 đồng.

Trình tự để khai bảo hiểm xã hội được diễn ra qua 3 bước: Chọn nghiệp vụ, chọn người lao động, và ký nộp hồ sơ.

Khai bảo hiểm xã hội điện tử đơn giản với phần mềm EBH.

Với 12 năm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền nhận dữ liệu cho doanh nghiệp, Thái Sơn là đối tác tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Hải quan điện tử, Thuế điện tử và Bảo Hiểm xã hội điện tử. Điện tử hóa mọi thủ tục hành chính là xu hướng tất yếu của thời đại, thời gian tới, công ty Thái Sơn sẽ mở rộng thêm những lĩnh vực khác giúp doanh nghiệp có thêm giải pháp tối ưu xử lý thủ tục hành chính.

Thủ Tục Chốt Sổ Bảo Hiểm

Chốt sổ bảo hiểm là một trong các công việc người lao động cần thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại khoản 3 điều 48 bộ luật lao động 2019 quy định:

Tại khoản 5 điều 21 luật bảo hiểm xã hội cũng có quy định rõ về trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm cho người lao động

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Nếu người sử dụng lao động không chịu chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị phạt nặng.

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Theo Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội gồm các bước sau:

Bước 1: Báo giảm lao động

Đơn vị sử dụng lao động cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH đó và hoàn thiện hồ sơ báo giảm gửi tới cơ quan quản lý gồm:– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT(mẫu D02-TS theo QĐ 595/QĐ-BHXH)– Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có)– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người)– Quyết định chấm dứt hợp đồng lao độngDoanh nghiệp gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia. Hiện tại thường thủ tục báo giảm sẽ thực hiện qua phần mềm bhxh do doanh nghiệp đăng ký với các tổ chức ivan hoặc qua trang http://gddt.baohiemxahoi.gov.vn/

Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định tại Tiết 1.2 Điểm b Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 bao gồm những giấy tờ sau:– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (theo mẫu TK3-TS ban hành kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH)– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (theo mẫu D02-TS ban hành kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH)– Bảng kê thông tin (theo mẫu D01-TS).– Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ)– Các tờ rơi của sổ bảo hiểm xã hội thuộc bản chính của sổ bảo hiểm xã hội.– 01 công văn chốt sổ của đơn vị – mẫu D01b-TS– Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có)Doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ và gửi tới cơ quan BHXH qua phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.

Các lưu ý khi chốt sổ BHXH

Trước khi báo chốt sổ BHXH thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục báo giảm lao động.

Khi NLĐ thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH (chậm nhất là 30 ngày). Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của BHXH.

Nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người sử dụng lao động chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. BHXH sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng BHXH.

Trong quá trình đợi giải quyết chốt sổ hồ sơ, người sử dụng lao động phải thanh toán hết số tiền đóng BHXH cho NLĐ. Nếu không, quy trình sẽ dừng lại. BHXH sẽ mặc định người lao động còn tham gia BHXH tại công ty và số tiền đóng BHXH vẫn được cập nhật bình thường. Khi hoàn thành hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng.

Chốt sổ bảo hiểm khi công ty còn nợ tiền bảo hiểm

Hiện tại, có nhiều công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội, nhưng trong một số trường hợp cần chốt sổ cho người lao động để giải quyết các chế độ như thai sản hoặc các chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì như thế nào? Công ty nợ bảo hiểm có phải đóng tất cả bảo hiểm còn nợ mới được phép chốt sổ bảo hiểm hay không? Giải quyết vấn đề này công văn 2266/BHXH-BT giải quyết vướng mắc về thu, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội có hướng dẫn như sau:

a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.

Theo quy định tại khoản 1.2 điều 46 quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định:

Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Hỏi đáp về chốt sổ bảo hiểm xã hội

Hướng Dẫn Chốt Sổ Bảo Hiểm Xã Hội 2022

Hướng dẫn chốt sổ bảo hiểm xã hội 2016

Khi một người lao động kêt thúc hợp đồng với doanh nghiệp cũng là lúc cán bộ nhân viên của doanh nghiệp đó phụ trách BHXH làm các thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động, đồng thời hoàn trả lại sổ BHXH cho người lao động đó.

1. Các trường hợp chốt sổ bảo hiểm xã hội: Lấy ví dụ của công ty xuất khẩu lao động nhật bản

– Người đang tham gia BHXH tại doanh nghiệp hết hợp đồng lao động hay nghỉ hưu được làm các thủ tục chốt sổ BHXH

– Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh trên giấy phép kinh doanh phải làm thủ tục chốt sổ BHXH

Hướng dẫn làm thủ tục chốt sổ BHXH

2. Thủ tục chốt sổ BHXH cho cho người lao động:

– Thủ tục chốt sổ BHXH gồm chuẩn bị giấy tờ sau:

3/ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)

4/ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)

5/ Bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ… (01 bản/người) hoặc bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ tập thể đính kèm danh sách (01 bản)

6/ Mẫu số 103: Phiếu giao nhận hồ sơ.

– Thủ tục chốt sổ cho người lao động

1. Phiếu giao nhận hồ sơ (Mẫu 321)

2. Danh sách xác nhận sổ BHXH (mẫu số 01-DS/XNS) 2 bản

3. Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới)

4. Bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN (mẫu 07/SBH) + các tờ rời sổ (nếu có)

5. Giấy chuyển tiền (bản sao nếu thanh toán), công văn cam kết thanh toán nợ (nếu nợ trên 1 tháng đến dưới 3 tháng)

6. Bản photo CMND 1 bản/người

7. Mẫu 01-XN/THS (nếu có)

– Sau khi chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ như trên thì bạn cần làm theo bước sau

+ Đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH thì Nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa ( BHXH cấp quận-huyện, BHXH cấp tỉnh) đó cán bộ bảo hiểm kiểm tra đầy đủ hồ sơ chưa có giấy hẹn ngày đến lấy sổ BHXH đã chôt. Thông thường thời gian là 1 tuần (07 ngày làm việc)

+ Hoặc tạo và nộp hồ sơ qua phần mềm iBHXH của cơ quan BHXH

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Quy Định Về Bhxh: Thủ Tục Chốt Sổ Bảo Hiểm

Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động (NLĐ).”

Cùng với đó, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ: “NSDLĐ phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, NLĐ không thể thực hiện thủ tục tự chốt sổ BHXH. Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về NSDLĐ (trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho NLĐ).

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động. NSDLĐ cần nhanh chóng chốt sổ BHXH cho NLĐ để không bị phạt tiền.

2. Thủ tục chốt sổ BHXH của người sử dụng lao động

Căn cứ theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ BHXH được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Báo giảm lao động

Để chốt sổ BHXH cho NLĐ, doanh nghiệp cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH. Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động gồm:

– Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) theo mẫu TK1-TS;

– Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);

– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người).

Doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia. Sau khi báo giảm BHXH thành công, có thể tiến hành làm hồ sơ chốt sổ BHXH.

Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);

– Sổ BHXH của NLĐ theo mẫu cũ hoặc tờ rời BHXH theo mẫu mới. Trường hợp NLĐ đã tham gia BHXH nhiều lần thì chuẩn bị các bìa rời sổ BHXH (nếu có);

– Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS).

Hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ tới cơ quan BHXH qua mạng bằng phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.

Thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Thời hạn hoàn thành

Theo khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật Lao động quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục chốt sổ sổ BHXH cho NLĐ. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời gian nhưng không được quá 30 ngày.

3. Công ty cũ phá sản, người lao động làm cách nào chốt sổ BHXH?

Trường hợp doanh nghiệp phá sản và không chốt sổ BHXH cho NLĐ. Để tiếp tục đóng BHXH ở nơi làm việc mới, NLĐ cần thực hiện thủ tục chốt và chuyển sổ BHXH như sau:

Thủ tục chốt sổ BHXH

Theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu NLĐ đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì:

– Đơn vị có trách nhiệm đóng đủ các loại bảo hiểm trên, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ;

– Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, theo quy định về BHXH khi DN phá sản và không thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH. NLĐ có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi quản lý sổ BHXH đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.

Thủ tục chuyển số BHXH từ công ty cũ sang công ty mới

Sau khi đã hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH tại nơi làm việc cũ. Công ty mới có trách nhiệm đăng ký tiếp nhận sổ và đóng tiếp BHXH cho người lao động.

Hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595 bao gồm:

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Theo nguồn Luật Việt Nam

Bạn đang đọc nội dung bài viết Linh Hoạt Với Hình Thức Chốt Sổ Bảo Hiểm Qua Mạng trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!