Cập nhật nội dung chi tiết về Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Quy Trình, Trình Tự Lễ Ăn Hỏi mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lễ ăn hỏi hay chính là lễ đính hôn, là 1 trong những thủ tục vô cùng trong việc tổ chức đám cưới theo phong tục cưới hỏi Việt Nam ta. Hôm nay, Cưới hỏi trọn gói 1987 sẽ giúp bạn hiểu hơn lễ ăn hỏi là gì? Tại sao phải tổ chức lễ ăn hỏi, cũng như thành phần tham gia lễ ăn hỏi gồm những ai và sính lễ ăn hỏi gồm những gì?
Lễ ăn hỏi vốn là thủ tục quan trọng ngàn xưa đến ngày nay được duy trì. Đối với người Việt, Lễ ăn hỏi là thủ tục quan trọng nhất trong đám cưới mà không thể thiếu. Ngày Ăn Hỏi chính là ngày mà gia đình chú rể mang sính lễ sang nhà cô dâu hỏi cưới, chính thức xin phép cho đôi uyên ương được kết duyên cau trầu. Do đó, Lễ hỏi còn coi như là lễ hỏi vợ. Sau khi tiến hành lễ ăn hỏi, hai họ sẽ cùng nhau chọn ngày lành tháng tốt để làm đám cưới cho cô dâu chú rể.
Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi chính là sự thỏa thuận chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là bước quan trọng trong quan hệ vợ chồng: cô gái trở thành “cô dâu” sắp cưới của chàng trai
Thành phần tham gia lễ ăn hỏi
Trong thủ tục đám ăn hỏi truyền thống, họ nhà trai mang sính lễ ăn hỏi đến và nhà cô gái sau khi nhận lễ ăn hỏi bắt đầu công nhận sự gả con gái cho nhà trai. Kể từ ngày ăn hỏi, 2 bạn trẻ có thể coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày tiến hành đám cưới để công bố với hai họ.
Thành phần tham gia lễ hỏi bên nhà trai
Bên nhà trai sẽ gồm: ông bà, bố mẹ, chú rể, các thành viên trong gia đình, bạn bè và các bạn nam độc thân bưng mâm quả. Số lượng các bê tráp ăn hỏi của nhà trai buộc phải là số lẻ như 3, 5, 7, 9 hoặc 11.
Bên nhà gái sẽ gồm: ông bà, bố mẹ, cô dâu, các thành viên trong họ hàng và một số bạn nữ để đón Tráp lễ ăn hỏi. Giống bên nhà zai, số nữ đón tráp hỏi cũng phải tuân theo số lẻ và nên tương ứng với số nam bưng tráp.
Nhà trai sang nhà gái xin phép được hỏi cưới
Trong ngày tổ chức lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ, lễ vật sang nhà gái xin phép được hỏi cưới cho con trai mình. Đây cũng là bước đầu tiên đánh dấu mối quan hệ chính thức giữa cô dâu và chú rể. Nhà trai chính thức ra mắt nhà gái, tạo mối quan hệ qua lại kết tình thân. Ngày ăn hỏi sẽ tạo tiền đề để đám cưới có thể diễn ra tốt đẹp trong thời gian tiếp theo.
Thắp hương báo cáo, thể hiện lòng kính trọng đối với gia tiên
Lễ ăn hỏi chính là 1 cơ hội để chúng ta báo cáo với tổ tiên, xin phép ra mắt của chàng rể mới trở thành 1 thành viên trong gia đình. Sính lễ để thắp hương trong lễ ăn hỏi thường phải lớn, đầy đủ đúng phong tục để tỏ lòng thành kính, biết ơn của chàng rể mới đối với tổ tiên nhà cô dâu.
Sính lễ ăn hỏi được chuẩn bị đầy đủ tươm tất, đẹp mắt thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái, cô dâu tương lai. Sính lễ ăn hỏi như 1 lời cảm ơn sâu sắc công dưỡng dục của nhà gái đã nuôi dậy cô dâu khôn lớn đến ngày hôm nay để trở thành dâu con nhà trai.
Không những thế trong sính lễ ăn hỏi còn có phong bì lễ đen cũng có thể coi như nhà trai đóng góp 1 phần cho nhà gái để tiến hành chuẩn bị, tổ chức lễ cưới.
Việc chuẩn bị sính lễ tươm tất đầy đủ là rất quan trọng trong lễ ăn hỏi, nhà trai cần kiểm tra kỹ càng trước khi đến nhà cô dâu tránh sai sót, việc sai sót trong ngày ăn hỏi là điều vô cùng kiêng kị. Đặc biệt nhà trai cần chú ý chính xác giờ lành đã chọn để khởi hành.
Nhà trai nên khởi hành sớm hơn dự định 30 phút để tránh những rủi ro xảy ra, để lễ ăn hỏi được diễn ra suôn sẻ nhất.
– Nhà trai bưng lễ đến nhà gái theo giờ đã chọn, nhà gái cứ người ra đỡ tráp và đón tiếp.
– Đỡ tráp xong, nhà trai vào uống nước, giới thiệu họ hàng 2 bên.
– Tiếp theo cô dâu sẽ ra mắt rót chè mời họ hàng
– Tiếp đó, cô dâu chú rể cùng mẹ cô dâu sẽ dâng lễ nạp tài lên tổ tiên
– Cuối cùng, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Lưu ý đồ trả lễ phải gỡ bằng tay tuyệt đối không được dùng dao kéo
Chuẩn bị kịch bản các bước diễn ra trong lễ ăn hỏi như thế nào
Các công việc cần chuẩn bị trước khi ăn hỏi
Việc đầu tiên đó là bạn cần chọn được ngày giờ đẹp để tiến hành tổ chức lễ ăn hỏi1 công việc quan trọng không kém đó là quyết định số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7, 9). Chuẩn bị đội bê đỡ tráp ăn hỏi phù hợp với số lượng tráp .
Người miền Bắc thường sử dụng tráp hoặc mâm quả để làm lễ vật ăn hỏi, trong mỗi mâm, mỗi tráp sẽ đựng 1 lễ vật riêng như: trầu cau, rượu thuốc, bánh phu thê, bánh cốm, hạt sen, chè, …
Tùy điều kiện tài chính, cũng như sự thách cưới của nhà gái mà số lễ vật chuẩn bị mỗi nhà khác nhau, nhưng buộc phải là số lẻ 3,5,7,9,11 tráp. Tuy nhiên, hiện nay các bộ lễ ăn hỏi được sử dụng nhiều nhất là lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp và 9 tráp. Trong trường hợp gia đình khá giả hơn có thể đặt lễ ăn hỏi 11 tráp.
Lễ vật dẫn cưới này, như lời cảm ơn sâu sắc gửi đến gia đình nhà gái, cũng như sự yêu thương, tôn trọng cô dâu sắp cưới.
Để thuận tiện và đẹp mắt, hoàn hảo nhất bạn nên đặt tráp tại 1 đơn vị cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói uy tín
Tiếp theo là bạn cần chuẩn bị “lễ đen”, tức là phong bì tiền. Các bạn thường sẽ thắc mắc phong bì lễ đen trong lễ ăn hỏi thường bao nhiêu? Trước đây, số tráp hay số tiền trong lễ đen thường phụ thuộc vào nhà gái thách cưới. Nhưng ngày nay, các thủ tục đã được giảm tiện, lòng yêu thương con cái vô bờ bến. Bố mẹ sinh con ra chỉ mong con cái được hạnh phúc, nên số tiền trong lễ đen không còn được nhà gái quá coi trọng. Nên phong bì lễ đen trong lễ ăn hỏi thường được 2 bên cùng bàn bạc thống nhất sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế nhất.
Lưu ý: Một việc bạn cần chuẩn bị trước đó là người phát biểu tại lễ ăn hỏi
Hẳn các bạn chuẩn bị cưới vẫn còn bỡ ngỡ, không biết ngày hệ trọng nhất đời mình sẽ diễn ra ra sao, mình sẽ phải làm những gì trong lễ ăn hỏi. Hãy để cưới hỏi 1987 bật mý giúp bạn nha.
Kịch bản các bước diễn ra trong lễ ăn hỏi:
Bước 1: Đúng ngày giờ đã chọn nhà trai mang tráp lễ ăn hỏi đến nhà gái.Đoàn bê tráp nam sẽ bưng tráp lễ vật trao đội đỡ tráp nữ
Bước 2: Nhà gái cử đại diện đội nữ đỡ tráp ra đỡ tráp,2 đội bê đỡ tráp sẽ trao “lì xì trả duyên” cho nhau theo đúng phong tục truyền thống. Và tiếp theo đó sẽ mới nhà trai vào nhà uống nước
Bước 3: Nhà trai ổn định chỗ ngồi, đại diện nhà trai sẽ đứng lên phát biểu, ( Lời bài phát biểu hay trong lễ ăn hỏi tại nhà gái) giới thiệu thành phần 2 bên, xin phép họ hàng 2 bên cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng. Mẹ cô dâu và mẹ chú rể cùng tiến hành mở tráp trong sự trứng kiến của quan viên 2 họ.
Bước 4: Mẹ hoặc chú rể lên đón cô dâu xuống gia mắt mọi người. Mời nước họ hàng 2 bên.
Bước 5: Mẹ cô dâu lấy 1 phần các vật phẩm trong lễ ăn hỏi và lễ đen lên thắp hương gia tiên. Cô dâu và chú rể cùng thắp hương ban thờ gia tiên nhà cô dâu. Điều này có ý nghĩa như việc gia mắt của chú rể tương lai đối với gia tiên nhà gái, cầu mong được tổ tiên chúc phúc phù hộ cho đám cưới được diễn ra tốt lành trọn vẹn.
Bước 6: Sau khi thắp hương xong, mẹ cô dâu sẽ trao cho họ nhà trai lễ lại mặt. Hai bên trò chuyện, thống nhất lại lần cuối ngày giờ chính xác tổ chức đám cưới. Kết thúc chương trình ăn hỏi thành công tốt đẹp. Thời gian đám ăn hỏi diễn ra trong khoảng 45 phút – 1giờ.
Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh từng gia đình, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng cơm. Buổi lễ ăn hỏi diễn ra khá nhanh nhưng việc tổ chức cần hết sức chỉn chu cẩn thận mất rất nhiều thời gian. Nếu buổi lễ ăn hỏi diễn ra suôn sẻ hoàn hảo thì là sẽ là 1 khởi đầu tốt đẹp cho cuộc hôn nhân tốt đẹp sau này.
Những điều kiêng kị trong lễ ăn hỏi:
+ Kiêng lấy người không hợp tuổi
+ Không cưới vào năm Kim lâu
+ Không cưới hỏi khi gia đình đang có tang
+ Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ hỏi
+ Kiêng ăn hỏi vào những ngày xấu
+ Kiêng đổ vỡ trong đám cưới
+ Cô dâu kiêng xuất hiện khi chú rể chưa vào rước
Trình Tự Các Nghi Thức Trong Lễ Ăn Hỏi
Trong các thủ tục cưới hỏi của người Việt, ăn hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất. Trong nghi thức ăn hỏi, nhà trai sẽ chuẩn bị mâm quả cưới theo yêu cầu của nhà gái và được mang đến nhà cô dâu trong đám hỏi. Sau các bước chuẩn bị lễ ăn hỏi, đến ngày tốt đã định, nhà trai sẽ mang lễ vật đến làm lễ hỏi tại nhà gái. Tuy mỗi vùng miền có sự khác nhau nhưng nhìn chung, trình tự lễ ăn hỏi chuẩn gồm các bước sau:
Nhà trai xuất phát đến nhà gái
Sau khi kiểm tra lại các lễ vật đầy đủ, nhà trai xuất phát đến nhà gái để kịp giờ lành. Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại, cũng như những trở ngai trên đường. Lời khuyên là tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường cũng như có thời gian chuẩn bị lễ vật cho tươm tất.
Màn chào hỏi và trao lễ vật giữa hai gia đình
Gia đình cô dâu tương lai cùng các vị đại diện tương ứng sẽ ra đón chào nhà trai. Sau khi đại diện 2 gia đình chào hỏi nhau, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ vật cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà. Hai đội bưng mân quả ăn hỏi sẽ trao phong bì lì xì trả duyên cho nhau.
Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, và nhà gái sẽ chuyển bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được cả hai nhà thống nhất trước.
Quy trình nói chuyện trong lễ ăn hỏi
Mời nước, giới thiệu thành phần tham dự lễ ăn hỏi
Sau khi hoàn tất màn trao tráp, đại diện nhà gái mời nhà trai vào dùng nước, hai gia đình sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện.
Đầu tiên, đại diện nhà gái sẽ giới tiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình tham sự buổi lễ ăn hỏi.
Sau đó, đại diện nhà trai sẽ đứng lên phát biểu lý do đến hỏi cưới và giới thiệu lễ vật mà nhà trai mang đến.
Đại diện nhà gái sẽ đứng lên cám ơn và chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Sau đó, mẹ chú rể và mẹ cô dâu cùng nhau mở tráp trước sự chứng kiến của hai gia đình.
Cô dâu ra mắt hai gia đình
Khi nhà gái đã nhận tráp ăn hỏi nhà trai mang đến, gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào hỏi gia đình nhà trai. Theo phong tục nhiều nơi, trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi.
Sau khi được chú rể lên đón, cô dâu sẽ đi xuống nhà và chào hỏi, rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại chú rể sẽ sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.
Thắp hương trên bàn thờ gia tiên của nhà gái
Sau màn cô dâu ra mắt hai gia đình, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ tiền đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên. Sau đó, bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương bàn thờ nhà gái để chú rể ra mắt ông bà tổ tiên.
Bàn bạc về lễ cưới
Sau khi cô dâu và chú rể thắp hương ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới sẽ diễn ra. Trong khoảng thời gian hai bên gia đình đang bàn bạc tiệc cưới, cô dâu và chú rể mời nước quan khách và chụp những ảnh lưu niệm cùng người thân, bạn bè và đội bê tráp.
Nhà gái lại quả cho nhà trai
Ngay sau khi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Đồ lại quả phải là số chắn (thông thường là 10 lễ vật), khi lấy đồ lại quả tuyệt đối không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, khi nhà gái trả mâm tráp phải để ngửa nắp lên, tuyệt đối không được đóng nắp lại. Sau khi nhà giá trao đồ lại quả cho nhà trai, và nhà trai xin phép ra về.
Kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn.
Phân tích thì có vẻ phức tạp nhưng đám hỏi diễn ra rất nhanh chóng, khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy lễ nghi không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống và không thể thiếu trong đám cưới của người Việt, vì vậy dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ và thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.
Biên tập: Quỳnh Anh
Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi Và Trình Tự Các Nghi Thức Từ A – Z
Hiểu như thế nào về lễ ăn hỏi ở Việt Nam?
Trong phong tục của người Việt ta, lễ ăn hỏi và một trong 3 nghi lễ quan trọng nhất khi tổ chức đám cưới gồm:
Lễ dạm ngõ (lễ chạm mặt): Nhà trai sẽ đến nhà gái để thưa chuyện về việc muốn tổ chức đám cưới. Đây cũng là lúc nhà gái đưa ra những yêu cầu về sính lễ (thách cưới) đối với phía nhà trai.
Lễ ăn hỏi: là buổi lễ nhà trai mang sính lễ (tráp hỏi) sang nhà gái để hỏi vợ, xin phép được đón dâu.
Lễ đón dâu (rước dâu) và tiệc cưới: là ngày nhà trai chính thức sang nhà gái để làm lễ đón cô dâu về nhà chồng, đồng thời, nhà trai và nhà gái tổ chức ăn mặn để mời họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp đến chung vui.
Lễ ăn hỏi chính là ngày nhà trai mang sính lễ sang xin phép nhà gái gả con gái cho con trai mình. Đây cũng là ngày mà nhà gái đồng ý chính thức nhận rể mới, coi như con cái trong nhà. Có thể nói, sau ngày ăn hỏi, cặp đôi đã chính thức thành vợ chồng, chỉ chờ ngày cưới để mời bạn bè, xóm làng đến chung vui.
Lễ ăn hỏi ở Việt Nam hiện nay thường diễn ra trước đám cưới từ 1 đến 2 tuần. Trước đây, lễ ăn hỏi thường được tổ chức sớm hơn lễ cưới từ 1 đến 2 tháng. Trong một số trường hợp về thời gian cưới hỏi quá gấp hoặc nhà chú rể quá xa, nhà trai có thể xin phép để tiến hành tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới trong cùng một ngày để đảm bảo thời gian, công sức cũng như chi phí đi lại.
Lễ ăn hỏi và nạp tài là một trong ba nghi lễ quan trọng của đám cưới ở Việt Nam
Lễ ăn hỏi gồm những gì?
Theo phong tục cưới hỏi ở Việt Nam, các lễ vật trong ngày ăn hỏi thường được nhà gái thách cưới khi làm lễ dạm ngõ. Tuy nhiên, ngày nay việc chuẩn bị sính lễ ăn hỏi thường được hai nhà thỏa thuận, bàn bạc. Tùy thuộc vào điều kiện của nhà trai để cân đối về số lượng tráp lễ. Cho dù số lượng tráp là ít hay nhiều thì việc chuẩn bị sính lễ ăn hỏi cũng cần hết sức chu đáo và cẩn thận.
Tuy nhiên, dù số lượng tráp lễ ăn hỏi có khác nhau, những vẫn luôn cần phải chuẩn bị đủ những sính lễ sau:
Trầu cau: đây là lễ vật đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Trong truyền thống cưới hỏi của Việt Nam, quả cau cùng với lá trầu xanh là biểu tượng của tình yêu son sắc, mặn nồng của cặp uyên ương.
Rượu và thuốc lá: Lễ vật này tượng trưng cho lòng hiếu thảo, lòng thành kính của cô dâu chú rể đối với tổ tiên, ông bà.
Hoa quả tươi: Lễ vật này ngọt ngào tựa như lời chúc phúc cho đôi uyên ương hạnh phúc, đông con nhiều cháu.
Bánh hỏi: Lễ vật này thường đi kèm với bánh cốm – bánh phu thê hoặc cặp bánh chưng, bánh giầy. Cặp bánh này được ví như âm dương ngũ hành thể hiện sự sắc sơn của cô dâu, sự mạnh mẽ của chú rể.
Trà và mứt sen: Trà biểu tượng cho lòng kính trọng, hiếu thảo của con cháu với tổ tiên. Mứt sen tượng trưng cho con cái – là sự kết tinh tình yêu của cặp đôi.
Các lễ vật này cần được chuẩn bị và trang trí một cách hết sức cẩn thận và chu đáo để thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái, cũng như tình cảm, sự tôn trọng của chú rể đối với cô dâu.
Các cặp đôi nên lưu ý hết sức cẩn thận khi chuẩn bị các tráp sính lễ ăn hỏi để tránh xảy ra những điều sai sót cũng như sự đổ vỡ. Việc đổ vỡ trong ngày lễ ăn hỏi hết sức kiêng kị vì theo phong tục Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hôn nhân sau này.
Các cặp đôi đã biết Tráp 7 lễ ăn hỏi gồm những gì chưa?
Thành phần tham dự lễ ăn hỏi
Đối với nhà trai:
Thành phần tham dự bên nhà trai sẽ có ông bà, bố mẹ, chú rể, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè thân thiết và đội các bạn nam độc thân bưng tráp lễ. Số lượng các thành viên trong đội bê tráp bên chú rể là số lẻ như 3,5,7,9 hoặc 11…
Đối với nhà gái:
Thành phần tham dự bên nhà gái gồm ông bà, bố mẹ, cô dâu, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè thân thiết và đội đón tráp gồm các bạn nữ độc thân. Cũng tương tự như bên nhà trai, số lượng đội đón tráp sẽ tương ứng với đội bê tráp nhà chú rể.
9 mâm lễ ăn hỏi gồm những gì?
Các thủ tục chính trong lễ ăn hỏi ở Việt Nam
1. Nhà trai xuất phát đến nhà gái
Sau khi kiểm tra lại các lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ, nhà trai sẽ di chuyển đến nhà gái sao cho kịp giờ lành. Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, nhà trai và gia đình cần tính toán thời gian đi lại sao cho hợp lý, cũng như tránh những trở ngại trên đường. Lời khuyên đưa ra là nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh những việc phát sinh như tắc đường, xe cộ… cũng như có thời gian chuẩn bị lễ vật được tươm tất.
Việc đầu tiên trong thủ tục lễ ăn hỏi của nhà trai là chuẩn bị xuất phát đến nhà gái để kịp giờ lành
2. Màn chào hỏi giữa hai bên gia đình và trao lễ vật
Giờ đẹp đã tới, đoàn đại diện nhà trai sẽ sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đầu tiên là ông bà hoặc các bậc cao niên đại diện cho gia đình, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
Gia đình cô dâu cùng các vị đại diện tương ứng sẽ ra đón tiếp nhà trai. Sau khi đại diện hai bên gia đình chào hỏi nhau, đoàn bê tráp đội nam sẽ trao lễ vật cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào trong nhà. Hai đội đỡ tráp sẽ trao phong bao lì xì để trả duyên cho nhau.
Các phong bao lì xì này do hai nhà tự chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội đỡ tráp nam, tương tự nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được hai nhà thỏa thuận thống nhất trước.
lễ ăn hỏi gồm những thủ tục gì bạn đã biết hay chưa?
3. Quy trình nói chuyện trong buổi lễ ăn hỏi
a. Mời nước, giới thiệu các thành phần tham dự lễ ăn hỏi
Sau khi hoàn tất thủ tục trao tráp, đại diện nhà gái mời nhà trai vào trong nhà dùng nước, hai nhà sẽ ngồi uống nước, nói chuyện.
Đầu tiên, đại diện gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện có trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện phía bên mình.
Sau đó, đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do đến hỏi cưới và giới thiệu các lễ vật mà nhà trai mang đến.
Đại diện nhà gái sẽ đứng lên cảm ơn và chấp nhận tráp ăn hỏi từ phía nhà trai, sau đó, mẹ cô dâu và mẹ chú rể cùng nhau mở tráp trước sự chứng kiến của hai bên gia đình.
Tùy theo điều kiện và sự thống nhất của hai bên gia đình mà có tráp 7 lễ ăn hỏi hay tráp 5 lễ ăn hỏi
b. Cô dâu ra mắt hai gia đình
Khi nhà gái đã chấp nhận nhận tráp ăn hỏi của nhà trai mang đến, gia đình nhà gái sẽ cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống để chào hỏi gia đình nhà trai. Theo phong tục ở nhiều nơi, trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi. Sau khi được chú rể lên đón, cô dâu sẽ xuống nhà và chào hỏi, rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình nhà gái.
Thủ tục trong lễ ăn hỏi khi cô dâu ra mắt hai gia đình
c. Thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái
Sau khi cô dâu ra mắt hai bên gia đình, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và tiền lễ đen để mang lên ban thờ thắp hương cúng tổ tiên, ông bà. Sau đó, bố mẹ cô dâu sẽ đưa chú rể và cô dâu lên thắp hương tại ban thờ nhà gái để chú rể gia mắt tổ tiên, ông bà…
Thắp hương gia tiên nhà gái là một trong các thủ tục trong lễ ăn hỏi
Bàn bạc về lễ cưới
Sau khi cô dâu và chú rể thắp hương gia tiên xong, bố mẹ hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất về ngày giờ đón dâu và lễ cưới diễn ra. Trong khoảng thời gian hai bên gia đình bàn bạc về tổ chức tiệc cưới, cô dâu và chú rể mời nước quan khách và chụp hình lưu niệm cùng người thân, bạn bè và đội tráp.
Cô dâu chú rể chụp ảnh cùng người thân, gia đình và bạn bè…
4. Nhà gái lại quả cho nhà trai
Ngay sau khi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho phía nhà trai và trả lại các mâm tráp. Đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật), khi lấy đồ lại quả tuyệt đối không được dùng kéo để cắt mà phải xé bằng tay. Khi nhà gái trả lại mâm tráp cần phải để ngửa nắp lên, tuyệt đối không được đóng nắp lại. Sau khi nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai, nhà trai sẽ xin phép ra về.
Kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời các thành viên có mặt ở lại cùng dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn.
Thủ tục lại quả trong lễ ăn hỏi cần chú ý đồ lại quả phải là số chẵn
Ý nghĩa của số lượng tráp lễ
1. Quan niệm về tráp lễ ở miền Bắc
Tráp lễ ở đây chỉ những mâm tráp (sính lễ) mà nhà gái thách cưới nhà trai, hay còn gọi là lễ vật mà nhà trai mang sang để xin dâu về. Nghi lễ trao tráp này diễn ra trong thủ tục lễ ăn hỏi.
Ở miền Nam, số lượng tráp lễ thường là số chẵn (6,8,10 lễ). Nhưng ở miền Bắc thì ngược lại, số lễ thường là số lẻ: 5,7,9,11, … tráp (tùy theo điều kiện hai gia đình).
Tại sao miền Bắc là quy định số tráp lễ là số lẻ? Lý giải cho điều này là theo quan niệm của người dân miền Bắc, số lẻ tượng trưng cho yếu tố “dương”. Thêm nữa, số tráp lễ lẻ nhưng số lượng vật phẩm trong mỗi mâm tráp lại là số chẵn. Điều này có ý nghĩa là sự có đôi có cặp, có chẵn có lẻ của người Bắc.
2. Ý nghĩa của số 5,7,9,11…
Với quan niệm mâm lễ phải là số lẻ và theo điều kiện kinh tế của hai bên nên con số 5,7,9,11… ra đời. Cụ thể như sau:
Tráp 5 lễ ăn hỏi bao gồm: trầu cau, chè, hạt sen và mứt, rượu và thuốc, bánh cốm.
Tráp 7 lễ ăn hỏi bao gồm: trầu cau, chè, hạt sen và mứt, rượu thuốc lá, bánh phu thê, bánh cốm, bánh gato.
9 mâm lễ ăn hỏi gồm những gì? Gồm: trầu cau, chè, mứt và hạt sen, rượu và thuốc, bánh cốm, bánh phu thê, bánh gato, lãng hoa quả, lợn sữa quay
Những gia đình có điều kiện hơn thì số lượng tráp lễ cũng sẽ tăng lên thành 11,13… và những lễ vật tăng thêm sẽ là: mâm bia nước ngọt, xôi gấc, bánh nướng bánh dẻo… để tăng sự đa dạng và phong phú hơn.
Các tráp lễ ở miền Bắc có đặc điểm chung là rất đầy đặn, được dựng theo hình tháp và được phủ khăn đỏ có hình rồng phượng. Với ý nghĩa mang đến sự đầy đủ, may mắn thuận lợi, luôn phát triển trong cuộc sống hôn nhân của cặp đôi dâu rể.
Tráp lễ ăn hỏi trong thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Bắc thường rất đầy đặn và xếp theo hình tháp
Qua bài viết có vẻ đám hỏi rất phức tạp nhưng trên thực tế, đám hỏi diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy lễ nghi không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống và không thể thiếu trong đám cưới Việt. Vì vậy, cô dâu chú rể hiện đại vẫn nên tuân thủ và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.
Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi Của Người Việt
Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng làm tiền đề cho một đám cưới diễn ra thuận lợi. Lễ ăn hỏi khá quan trọng, bởi đây là ngày đôi bên gặp gỡ nhau để thưa chuyện, có đầy đủ nhất ban đại diện của cả nhà gái và nhà trai. Vậy, phong tục lễ ăn hỏi muốn diễn ra thuận lợi cần chuẩn bị những gì?
Ban đại diện nhà trai:
Theo phong tục lễ ăn hỏi truyền thống, thành phần trong ban đại diện cho bên nhà trai bao gồm các thành viên là chú rể, nhân vật chính, ông bà, bố mẹ và các thành viên ruột thịt trong gia đình chú rể. Ngoài ra, bên gia đình nhà trai nên mời thêm các bậc vai vế đại diện anh em trong dòng họ, bạn bè.
Một trong những thành phần không thể thiếu bên nhà giao chính là đội ngũ nam bưng lễ còn độc thân. Số lượng người bê lễ phụ thuộc vào số lễ mà nhà trai đã chuẩn bị.
Ban đại diện nhà gái:
Bên nhà gái bao gồm nhân vật chính không thể thiếu sẽ là cô dâu, ông bà, bố mẹ và cách thành viên trong gia đình cô dâu. Cũng giống như bên nhà trai, bên nhà cô dâu cũng nên mời thêm các đại diện về những bậc anh em vai vế trong gia đình để đón tiếp nhà trai.
Bên nhà gái cũng có một đội nữ đón lễ vật. Các cô gái này còn trẻ và chưa lập gia đình , số lượng sẽ tương ứng với bên nhà trai.
Lễ vật trong thủ tục lễ ăn hỏi
Ngoài việc chuẩn bị về thành viên tham gia, trang phục chỉnh tề, phù hợp với ngày vui ăn hỏi. Nhà trai cần chuẩn bị bộ lễ tráp ăn hỏi truyền thống phù hợp.
Lễ đen (tùy từng vùng miền sẽ có lễ đen hay không với số lượng tiền thách cưới khác nhau)
Tráp trầu cau
Tráp rượu thuốc
Tráp hoa quả
Tráp bánh phu thê
Tráp trà và mứt sen
Số lượng và các mâm lễ tráp có thể thay đổi khác nhau tùy vào nhu cầu của từng gia đình.Tuy nhiên, các mâm lễ tráp ăn hỏi tiêu chuẩn trong phong tục lễ ăn hỏi cần đảm bảo là số lẻ, các lễ vật trưng bày trên mâm tráp là số chẵn.
Phong tục lễ ăn hỏi diễn ra theo trình tự nào?
Trước khi lễ ăn hỏi diễn ra, nhà trai và nhà gái đã thống nhất một giờ đẹp để diễn ra lễ ăn hỏi. Vì thế, khi đến giờ, theo trình tự, bố mẹ chủ rể, chú rể, ban đại diện họ hàng, người thân và bạn bè, theo sau là đội bưng lễ ăn hỏi sẽ tiến vào nhà cô dâu.
Bên nhà gái cũng tương tự, ngoài bố mẹ, cô dâu và họ hàng tiếp đón. Cuối cùng là đội đỡ tráp của bên nhà gái.
Nhà trai sẽ tiến hành trao sính lễ là các mâm lễ tráp cho bên nhà gái.
Nhận mâm quả lễ ăn hỏi của nhà trai, 2 bên sẽ ổn định chỗ ngồi và uống nước, thưa chuyện, giới thiệu về thành viên ban đại diện đến tham dự buổi lễ. Tiếp theo, đại điện nhà trai sẽ bắt đầu thưa về chuyện xin cưới, giới thiệu sính lễ đem sang.
Theo phong tục lễ ăn hỏi. Nhà gái chấp nhận sính lễ nghĩa là đồng ý việc thưa chuyện và xin cưới của nhà trai. Khi cả 2 bên đã xin cưới và trao sính lễ xong. Cô dâu chú rể sẽ thực hiện thắp hương tổ tiên (có địa phương không thực hiện nghi lễ này), nghi lễ này nhằm báo cáo và tỏ lòng thành kính của đôi vợ chồng trẻ với tổ tiên sinh thành bên nhà gái.
Và sau đó đi rót nước mời trầu quan viên 2 họ, chính thức chào hỏi và làm quen với mọi người trong 2 bên gia đình.
Hai bên cùng bàn bạc về lễ cưới và dùng cơm nếu có.
Sau khi lễ hỏi kết thúc, phong tục lễ ăn hỏi truyền thống thường có lễ lại quà. Khi nhà trai chuẩn bị ra về thì nhà gái bắt đầu tiến hành lại quà. Đó cũng có thể coi như là một nghi lễ không thể thiếu thể hiện tình cảm, tấm lòng của nhà gái đối với nhà trai.
Khi nhà gái tháo dỡ sính lễ để làm thủ tục lại quả trong lễ ăn hỏi, lưu ý, chỉ sử dụng tay để tháo dỡ, kiêng kỵ sử dụng dao hay kéo. Bởi theo quan niệm của người Việt, việc sử dụng dao kéo là điều không hay, dễ xay ra các vấn đề mâu thuẫn, chia cắt.
Sính lễ sẽ được chia đều cho hai bên gia đình để làm quà cho họ hàng.
Thủ tục lễ ăn hỏi ngày nay tuy có nhiều điểm thay đổi khác biệt, nhưng nó vẫn mang hơi hướng truyền thống cơ bản. Lễ ăn hỏi nhà trai mang đến không thể tổ chức sơ sài được bởi tầm quan trọng của nó ảnh hưởng tới bộ mặt của gia đình 2 bên. Bạn băn khoăn tìm địa chỉ tổ chức lễ ăn hỏi trọn gói hay những thủ tục, quy trình để tổ chức 1 lễ cưới hoàn hảo hãy liên hệ ngay với cưới hỏi Lại Hằng. Với kinh nghiệm lâu năm trong dịch vụ Sắp lễ ăn hỏi , chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn bộ Lễ Tráp Ăn Hỏi sang trọng với chi phí thấp nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ liên lạc:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Quy Trình, Trình Tự Lễ Ăn Hỏi trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!