Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Mua Đất Vườn, Quy Định Chuyển Đổi Lên Thổ Cư Ra Sao? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay có rất nhiều người có nhu cầu chọn mua đất nhà vườn để làm nhà ở thay vì mua đất thổ cư, đất nền, nhà chung cư….Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến thị trường đất nông nghiệp trở nên “sốt” trong những năm gần đây.
Có nên mua đất vườn không?
Mua bán đất vườn cao su, dầu giây, cam, dừa, hồng, cà phê,…hay mua bán đất ao vườn để làm nhà ở thường xuất hiện ở những người lao động nghèo, ít tiền và dân trí thấp. Vì mong muốn có một miếng đất rẻ, gia đình có thể xây dựng nhà ở cho mình để “an cư lạc nghiệp” mà nhiều gia đình đã tìm mua đất vườn rau.
Mua đất vườn cũng có thể mua bởi việc chuyển đổi đất vườn sang thổ cư để xây dựng nhà ở là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Nhưng khi mua đất vườn thì bạn cần lưu ý đến một số đặc điểm như sau:
– Hãy kiểm tra xem miếng đất vườn đó có đang thuộc diện quy hoạch đất ở của nhà nước hay không và đã được phê duyệt hay chưa. Bởi nếu không thuộc quyền quy hoạch của nhà nước thì bạn hoàn toàn không thể chuyển đổi đất vườn tạp lên thổ cư được, cần tránh không thực hiện giao dịch mua bán với miếng đất như thế này.
Còn nếu miếng đất vườn đó thuộc diện quy hoạch đất ở của nhà nước thì bạn có thể thực hiện việc chuyển đất thổ vườn lên thổ cư. Chú ý nếu miếng đất vườn này có diện tích quá lớn thì chỉ có thể chuyển đổi được một phần diện tích của miếng đất dựa vào quy định và chính sách của nhà nước cùng như địa phương.
Ngoài ra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn phải đáp ứng được những điều khoản theo điều 106 Luật đất đai như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất không bị kê biên để thực hiện thi hành án, đất không xảy ra tranh chấp, nằm trong thời gian sử dụng đất và theo điều 103 – 104 của Nghị định 181/2004/ NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai…..
– Chi phí chuyển đổi là khoản tiền bạn phải chi trả khi thực hiện thủ tục chuyển đổi đất vườn sang đất nhà ở, chi phí phụ thuộc vào bảng giá thuế đất vườn lên thổ cư theo quy định của từng địa phương cũng như là phần diện tích đất bạn sẽ chuyển đổi.
Có nên mua đất vườn để làm nhà ở hay không?
Đất thổ vườn là gì?
Đất thổ vườn sẽ bao gồm một phần đất ở và một phần đất vườn. Hoặc có thể tách riêng biệt một thửa đất được gọi là đất vườn, đây chính là loại đất dùng để trồng cây hàng năm và lâu năm, trồng hoa màu hoặc có thể làm sân chơi không có quy định diện tích.
Nếu bạn muốn dùng để xây dựng nhà ở thì cần phải làm thủ tục chuyển nhượng đất vườn sang đất thổ cư tức chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định tại 57 luật đất đai 2014 nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất sai mục đích.
Ngoài ra, đất vườn không thuộc nhóm đất nông nghiệp hay nhóm đất phi nông theo như phân loại đất tại điều 10 luật đất đai 2013.
Điều 10. Phân loại đất “Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; 2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan; c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;” 3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”
Theo như căn cứ vào luật đất đai trước và nay không có loại đất nào gọi là “Đất vườn thổ cư”, tức đất vườn sẽ được xếp vào nhóm chưa xác định mục đích sử dụng. Nếu muốn xác định nó là đất vườn hay đất ở sẽ dựa theo quy định tại điều 103 luật đất đai 2013.
Kinh nghiệm mua đất vườn
Mua đất làm nhà vườn
Bạn đang có ý định mua đất xây nhà vườn cho gia đình mình thì trước khi mua đất xây nhà vườn, bạn cần phải tham khảo một số kinh nghiệm mua đất làm nhà vườn của chuyên gia bất động sản đã tư vấn và chia sẻ như sau:
– Lựa chọn khu vực
Hãy lựa chọn và mua nhà vườn ở những khu vực có thời gian di chuyển bằng ô tô tối đa là 1 tiếng tính từ trung tâm thành phố cho tới khu đất sẽ rơi vào khoảng 35-40 km trong điều kiện giao thông bình thường.
Chú ý hãy ưu tiên mua nhà vườn gần các tuyến đường dọc theo các trục cao tốc, sẽ thuận tiện cho việc di chuyển.
– Xem xét cấu trúc đất
Hãy chọn mua những miếng đất vườn có kích thước từ 200m2 tới 1.000 m2, không nên mua với diện tích quá rộng lên đến hàng ngàn m2 sẽ rất lãng phí. Chú ý khuôn đất cần vuông vức thì càng đẹp, ưu tiên miếng đất ngang từ 10m trở nên sẽ xây nhà vườn rất đẹp.
Khi đã mua đất vườn bạn cần phải chuyển mục đích sử dụng đất, lưu ý chuyển một phần thành đất thổ cư tối thiểu là 100m2 để có thể xây nhà hợp pháp và có giá trí. Phần còn lại để làm đất thổ vườn với mục đích sử dụng tùy gia chủ có thể trồng cây lâu năm, hàng năm, hoa, rau, sân chơi…..
– Xem xét ngân sách
Cần phải xem xét ngân sách của bạn để lựa chọn được lô đất phù hợp bởi giá đất sẽ khác nhau tùy thuộc vào khuôn đất, diện tích đất, vị trí đất, pháp lý và kỳ vọng của người bán.
– Xem xét tính pháp lý
Khi mua đất nào đi chăng nữa thì việc xem xét tính pháp lý cực kỳ quan trọng, nếu bạn mua đất làm nhà vườn cần phải chú ý vấn đề như sau:
Nhất định phải kiểm tra quy hoạch tại Phòng Tài nguyên Môi trường ở quận/huyện nơi miếng đất tọa lạc để biết được rằng miếng đất dự định mua có năng trong quy quy hoạch (công viên cây xanh, đất giáo dục, thương mại, dịch vụ…) hay không. Ngoài ra, nếu chọn mua đất gần sông cần phải kiểm tra miếng đất không nằm trong hành lang an toàn sông.
Nhất thiết phải chuyển đổi một phần đất vườn sang đất thổ cư để sau này xây dựng được ngôi nhà vườn đẹp mắt, đồng thời đất sẽ dễ bán và được giá hơn.
– Làm sao mua được đất đẹp, giá tốt
Để mua được miếng đất đẹp mà giá lại tốt, hãy tìm đến môi giới tại địa phương, hãy chọn một nhà môi giới trung thực. Bạn sẽ mất nhiều thời gian trong giai đoạn này, đừng quên căn cứ để so sánh lựa chọn được miếng đất thích hợp. Hãy ưu tiên việc mua đất ở gần địa phương sẽ thuận tiện cho mọi vấn đề sau này khi cần tới.
– Chi phí duy trì
Khi bạn mua đất làm nhà vườn sẽ phải chịu khoản chi phí duy trì hàng tháng khá tốn kém, mới có thể sở hữu được một căn nhà vườn đẹp để nghỉ dưỡng cùng gia đình trong những ngày cuối tuần.
Đây sẽ là một số chi phí bắt buộc để duy trì căn nhà mình trong trạng thái hoàn hảo bao gồm:
Làm vườn.
Lau chùi dọn dẹp nhà cửa.
Điện, nước, cáp, internet, rác.
Trông đất.
– Lãng phí
Việc mua đất làm nhà vườn với diện tích lớn được coi là phần xa xỉ dành cho những gia chủ có điều kiện, bởi một số vấn đề nói lên sự lãng phí bao gồm:
Chi phí đầu tư cao.
Khi cần bán khó tìm được người mua.
Chỉ dùng để nghỉ dưỡng.
Chi phí duy trì khá tốn kém.
Khả năng tiếp khách bị hạn chế.
Chính vì vậy, hãy mua đất làm nhà vườn có diện tích vừa phải để tránh đi những lãng phí không đáng có ở trên.
Kinh nghiệm mua đất làm nhà vườn bạn nên biết
Nếu bạn cần mua đất làm vườn cho mình thì thủ tục sẽ cực kỳ đơn giản. Chỉ cần thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của nhà nước là được.
Nghiên cứu thông tin rõ ràng nếu chưa biết về đất vườn, bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu nắm bắt được một số yếu tố khách quan trước khi quyết định mua đất như: Đường xá, phương tiện di chuyển, nguồn nước tưới tiêu, nhân công, lựa chọn giống cây phù hợp với loại đất trồng….
Ngoài ra, nếu lựa chọn mua đất làm vườn thì bạn cũng cần xét đến vị trí và địa điểm, đây cũng là yếu tố quan trong khi bạn làm nhà hay làm nông nghiệp. Hãy lựa chọn địa điểm gần đường giao thông thuận tiện, địa điểm buôn bán và tiêu thụ…
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng quyết định đến việc bạn có lựa chọn được miếng đất làm vườn có đẹp hay không. Đồng thời, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị vốn bởi nó sẽ tốn kinh phí trong thời gian đầu tư ban đầu.
Mua đất vườn có làm sổ đỏ được không?
Theo quy định đất vườn lên thổ cư thì việc mua đất vườn làm nhà ở cũng sẽ được cấp sổ đỏ khi đã thực hiện đầy đủ điều kiện, trình tự thủ tục và lệ phí chuyển từ đất vườn lên thổ cư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đất vườn lên thổ cư
Điều kiện đất vườn lên thổ cư
Theo như quy định của luật đất đai hiện hành thì điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất thổ cư sẽ căn cứ vào điều 57 của Luật Đất Đai 2013 quy định như sau:
Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất “1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; 2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”
Theo như quy định ở trên không cấm việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn sang đất thổ cư. Nhưng khi đã tham gia chuyển đổi thì nhà đầu tư cần phải tuân thủ theo căn cứ chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND huyện đó phê duyệt.
Nếu mảnh đất vườn nằm trong diện quy hoạch huyện thì sẽ không được phép chuyển sang đất thổ cư.
Thủ tục, phí chuyển đất vườn lên đất thổ cư
Khi mua đất vườn chuyển sang đất ở thì bạn cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thủ tục chuyển đổi sẽ được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013 như sau:
Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất “1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường. 2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. 3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
Khi đã hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì bạn phải thực hiện nộp đầy đủ chi phí chuyển từ đất vườn lên thổ cư. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, khi được UBND quận, huyện, thị xã quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính như sau:
Điều 5. Tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất “2. Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Vậy là bạn sẽ phải nộp số chi phí sử dụng đất bằng 50% so với giá tiền chênh lệch giữa tiền sử dụng đất theo giá đất ở và tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Tải mẫu giấy mua bán đất vườn mới nhất: Tại đây
Giá đất vườn lên thổ cư 2019
– Đối với hộ gia đình và cá nhân, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất thì việc thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ chuyển đổi đất vườn 100m2 sang đất thổ cư thì ta sẽ có công thức tính như sau:
(Giá đất thổ cư) – (Giá đất vườn) = tiền chênh lệch giữa 2 khung.
(Tiền chênh lệch giữa 2 khung) x (với diện tích đất) x 50% = số tiền bạn nộp.
Giả dụ nhà đầu tư muốn chuyển 100m2 đất vườn thành đất thổ cư tại khu vực đó. Giá đất thổ cư tại khu vực đó hiện tại là 4.000.000đ/m2; giá đất nông nghiệp (giá bạn mua) là 400.000đ/m2.
Trong đó, Lệ phí trước bạ là 0.5% + Lệ phí cấp chủ quyền 100.000đ. Như vậy sẽ có được mức tiền phải nộp khi chuyển đổi đất vườn lên thổ cư cho mình.
– Đối với đất vườn là đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp thì khi chuyển đổi sang đất ở thì bạn phải tính phí bằng 100% mức chênh lệch.
Cách tính tương tự như trên nhưng không phải mất lệ phí trước bạ như sau: 4.000.000 – 400.000 = 3.600.000 x 100 m2 = 360.000.000đ.
Hy vọng những thông tin chi tiết về mua đất vườn chuyển đổi sang đất thổ cư ở trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi mua đất vườn làm nhà vườn cùng các điều kiện, trình tự thủ tục cùng các chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Có Được Chuyển Đổi Đất Phần Trăm Thành Đất Thổ Cư?
Hỏi: Vợ chồng chúng tôi mua đất phần trăm làm nhà ở, vậy xin hỏi đất này có được chuyển thành đất thổ cư? Thủ tục như thế nào? (Lê Huyền Thu, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Trả lời
Trong trường hợp của bạn muốn chuyển đất % thành đất thổ cư cần phải làm các thủ tục sau:
Theo Điều 3, Quyết định 121/2009 của UBND thành phố Hà Nội, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
– Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật đất đai ở địa phương, được UBND phường, xã, thị trấn xác nhận và có văn bản cam kết.
– Diện tích đất xin chuyển mục đích sử dụng sang làm nhà ở hoặc để sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc xây dựng điểm dân cư nông thôn (gọi tắt là quy hoạch) đã được phê duyệt; không nằm trong chỉ giới mở đường quy hoạch, phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, sông, kênh, mương, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình an ninh, quốc phòng, quy hoạch phòng chống lũ và diện tích dành lối đi sử dụng chung trong khu vực.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, hồ sơ gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
– Phương án sản xuất, kinh doanh (nếu chuyển mục đích sử dụng đất sang làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp); Trường hợp xây dựng nhà ở để bán thì phải thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Bản sao hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của người xin chuyển mục đích sử dụng đất;
– Các văn bản và cam kết theo quy định tại khoản 2 Điều 3 bản Quy định này;
Phí để chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, bạn sẽ phải nộp tiền sử dụng đất được tính như sau: Theo quy định tại Nghị định 198/2004/NĐ-CP:
1. Đối với tổ chức kinh tế:
a) Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất giao sử dụng ổn định lâu dài có thu tiền sử dụng đất thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang giao đất sử dụng có thời hạn thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;
b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;
c) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:
– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;
– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp.
3. Chuyển mục đích sử dụng từ đất ở được giao sử dụng ổn định lâu dài sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì không thu tiền sử dụng đất.
4. Chuyển mục đích sử dụng từ đất giao có thời hạn sang đất ở (thời hạn ổn định lâu dài) thì thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền sử dụng đất đã nộp theo giá đất của loại đất giao có thời hạn.
Giá đất ở và giá đất nông nghiệp làm căn cứ để tính nghĩa vụ tài chính là theo khung giá đất được UBND tỉnh ban hành (điểm b khoản 2 điều 6 nghị định 198/2004/NĐ-CP).
Ngoài ra, bạn còn phải nộp lệ phí trước bạ là 0,5% tổng giá trị đất ở theo quy định tại khoản 1 điều 7 thông tư 68/2010/TT-BTC.
Mua Đất Trồng Cây Lâu Năm Chuyển Đổi Thành Thổ Cư Cần Biết Yếu Tố Pháp Lý Nào?
Những điều kiện có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm thành đất thổ cư là gì? – Tư vấn từ Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư chúng tôi Giám đốc CT Luật sư Riêng)
Nhiều nhà đầu tư muốn tìm mua đất trồng cây lâu năm với giá rẻ về làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành thổ cư để bán ra với giá cao hơn nhiều. Để đầu tư cách thức này thật an toàn và hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm vững các vấn đề pháp lý.
Đây là vấn đề Rever nhận được từ anh Đại Nghĩa (ngụ TP.HCM):
Tôi là nhà đầu tư bất động sản, đang mua một thửa đất trồng cây lâu năm với giá rẻ thành đất thổ cư để bán ra với giá cao. Chủ đất nói với tôi là đất đã đủ điều kiện để lên thổ rồi. Vậy luật sư cho tôi hỏi đất trồng cây lâu năm phải có đủ điều kiện gì mới được chuyển mục đích sử dụng đất thành thổ cư và chi phí cho thủ tục chuyển đổi này ra sao?
Cảm ơn luật sư.
Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Đoàn Luật sư chúng tôi giải đáp:
Chào bạn, giải đáp vướng mắc của bạn, luật sư tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai 2013
Nghị định 45/2014/NĐ-CP
“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ nhất, về điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành thổ cư.
Theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai năm 2013 thì căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụngChuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm thành đất thổ cư để đầu tư“.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất“.
“Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
Như vậy, điều kiện để bạn được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành thổ cư là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. Nhằm rõ ràng, bạn cần đến trực tiếp UBND quận/huyện nơi có đất để hỏi rõ về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận/huyện, xem khu đất bạn muốn mua có nằm trong diện quy hoạch, thu hồi, giải tỏa,… hay không.
Ngoài ra, theo điểm d khoản 1 Điều 57 và khoản 2 Điều 57, Luật đất đai năm 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất:
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Do đó, cứ không phải chủ đất nói với bạn đã đủ điều kiện chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm lên thổ cư rồi là bạn tin mà bạn phải tìm hiểu kĩ về các nội dung như trên trước khi quyết định đầu tư. Tức bạn muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư bạn phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì bạn tham khảo quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Đối với hộ gia đình, cá nhân:
b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này”.
Như vậy, chi phí bạn phải chịu là nộp tiền chênh lệch như trên. Ví dụ, UBND tỉnh A đã ban hành Quyết định quy định rõ đơn giá đất đối với đất trồng cây lâu năm tại vị trí đất bạn muốn đầu tư là 500.000 đồng/m2, còn đất ở là 2.000.000 đồng/m2. Như vậy mức chênh lệch bạn phải đóng khi chuyển đổi mục đích là: 2.000.000 đồng/m2 – 500.000 đồng = 1.500.000 đồng/m2.
Ngoài khoản tiền chênh lệch nêu trên, bạn còn phải đóng lệ phí trước bạ, chi phí đo vẽ, chi phí cấp sổ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) khi đã thay đổi mục đích sử dụng đất,…
Quy Định, Thủ Tục, Kinh Nghiệm Mua Bán Đất Trang Trại Cần Nắm Rõ
Đất trang trại là gì?
Khái niệm đất trang trại
Đất trang trại hay đất nông trang, nông trại, đất nhà vườn là đất có diện tích lớn và nối liền nhiều khu đất tạo thành diện tích tương đối rộng lớn tùy theo mô hình quy mô kinh doanh mà có thể có tổng diện tích khác nhau, phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp như: sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn bò, chăn ngựa, chăn cừu, nuôi gà, dê, heo, nuôi trồng thuỷ sản, biển, sản xuất sợi, đay, bông…
Theo quy định của pháp luật thì đất trang trại là gì? Pháp luật không có khái niệm dành riêng cho đất trang trại mà thực chất về cơ sở pháp lý loại đất trang trại, nông trại chính là đất sử dụng cho kinh tế trang trại: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đất sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế trang trại này được nhà nước khuyến khích mở rộng, phát triển, tăng cường các hoạt động khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong.
Khái niệm và các loại đất trang trại theo quy định của pháp luật
Thực chất đất trang trại hay đất sử dụng cho kinh tế trang trại là một loại đất trong nhóm đất nông nghiệp được quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013 như:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
Đất trồng cây lâu năm;
Đất nuôi trồng thủy sản;
Đất làm muối;
Đất nông nghiệp khác sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Hiện nay, đất trang trại thường được sử dụng để trồng cỏ, ruộng, vườn, ao, chuồng để sản xuất kinh doanh hoạch làm kinh tế trang trại kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng hay làm ngơi nghỉ dưỡng cuối tuần.
Đa dạng các loại đất trang trại phát triển nông nghiệp
Quy định, thủ tục mua bán đất trang trại
Đối tượng sử dụng đất trang trại
Theo khoản 2 Điều 142 Luật đất đai 2013:
Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013;
Đất do Nhà nước cho thuê;
Đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho;
Đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.
Như vậy để sở hữu đất trang trại thì người sử dụng sẽ cần phải có quyền sử dụng các nhóm đất trên.
Các quy định về sử dụng đất trang trại đáng chú ý
Quy định về đất trang trại
– Quyền chuyển mục đích sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.
– Quyền sử dụng đất trang trại
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:
Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được tiếp tục sử dụng.
Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất;
Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật đất đai.
– Hành vi cấm trong sử dụng đất kinh tế trang trại
Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.
Đất sử dụng phát triển kinh tế trang trại nên Nhà nước có rất nhiều ưu đãi vì vậy nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất. Với quy định hiện hành của Luật Đất đai 2013, đưa ra những quy định cơ bản đối với đất phát triển kinh tế, vì vậy các chủ thể cần nắm được để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế trang trại.
Sử dụng đất làm trang trại đúng mục đích và tăng cường hiệu quả
– Quy định về xây dựng trên đất trang trại
Đất trang trại là đất nông nghiệp và việc xây dựng các công trình trên đất trang trại bị hạn chế. Điều 10 Luật đất đai quy định nhóm đất nông nghiệp trong đó có một số loại đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác… với mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng, học tập và nghiên cứu thí nghiệm, ươm giống cây, con…
Do vậy, các quy định xây nhà trên đất trang trại sẽ là công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp chứ không phải nhà ở kiên cố phục vụ cho con người như nhà ở.
Nếu vi phạm quy định xây nhà trên đất trang trại dạng công trình kiên cố thì bạn có thể vị phạm: trật tự xây dựng và sử dụng đất không mục đích và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai hay tệ hơn đó là buộc phá dỡ công trình vi phạm hay thu hồi đất. Do đó, luôn cần nắm rõ quy định sử dụng đất trang trại để tránh vướng phải rắc rối về pháp lý.
Các quy định mua bán đất trang trại cần nhớ
Thủ tục mua bán đất trang trại
– Điều kiện mua bán đất trang trại
Để có thể mua bán chuyển nhượng đất trang trại thì người mua và người bán hay người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng đất trang trại cần lưu ý đảm bảo các điều kiện sau:
Theo quy định tại điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng… bằng quyền sử dụng đất thì để có thể chuyển nhượng đất trang trại phải đảm bảo các yếu tố sau:
1. Người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2. Đất chuyển nhượng, mua bán là đất không có tranh chấp.
3. Đất chuyển nhượng, mua bán phải còn thời hạn sử dụng
* Điều kiện người mua và bán đất trang trại:
Đất trang trại là loại đất phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại và cũng là đất nông nghiệp vì vậy mà việc chuyển nhượng, mua bán đất trang trại sẽ phải đảm bảo điều kiện riêng về đối tượng mua, nhận chuyển nhượng hạn chế. Cụ thể khoản 3 Điều 191 Luật đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất đó là:
“3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
Thêm vào đó, Điều b khoản 1 điều 179 Luật đất đai quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp là chỉ được chuyển đổi trong cùng 1 xã, phường, thị trấn với gia đình và cá nhân khác.
Như vậy theo quy định của pháp luật cá nhân hộ gia đình chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trang trại khi trực tiếp sản xuất và đất nhận chuyển nhượng phải trong cùng một xã, phường, thị trấn.
* Điều kiện hạn mức nhận chuyển nhượng đất trang trại:
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 130 và khoản 2 Điều 129 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp làm kinh tế trang trại không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp tương ứng với từng loại đất.
Trong đó hạn mức đất sử dụng cho kinh tế trang trại là đất trồng cây lâu năm có hạn mức tối đa là 10ha nếu ở đồng bằng, 30ha ở trung du, miền núi. Như vậy với đất trồng cây lâu nằm thì hạn mức nhận chuyển nhượng tối đa là 100 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và 300 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Thực hiện đúng thủ tục mua bán đất trang trại tăng tính an toàn về pháp lý nhà đất
– Thủ tục mua bán đất trang trại
Khi người mua bán đất trang trại và đất bán đảm bảo điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật thì các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng sẽ cần thực hiện đầy đủ các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, đăng ký biến động khi nhận chuyển nhượng đất
Quy định mua bán đất trang trại thực hiện theo quy chế chuyển nhượng đất nông nghiệp. Vì vậy mà cần lưu ý đến thủ tục đăng ký biến động đất đai theo điểm a Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013. Về thời hạn đăng ký biến động đất đai sẽ không được quá 30 ngày tính từ ngày có biến động.
Người nhận chuyển nhượng, mua bán đất trang trại sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai khi mua đất làm trang trại.
– Chuẩn bị hồ sơ:
Đơn xin đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo: Mẫu số 09/ĐK;
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Nộp hồ sơ và nhận nhận phiếu hẹn: Khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì người nhận chuyển nhượng tiến hành nộp bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đại tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện nơi có đất và nhận phiếu hẹn trả kết quả.
Những kinh nghiệm mua đất trang trại đáng ghi nhớ
Các kinh nghiệm mua đất trang trại để đầu tư
Mua bán đất trang trại đang là một kênh đầu tư bất động sản mới được nhiều người quan tâm và dần trở nên phổ biến ở các khu vực nông thôn để phát triển mô hình kinh tế trang trại bao gồm cả sản xuất hay kết hợp kinh doanh dịch vụ sinh thái nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, đầu tư mua bán đất trang trại có khá nhiều rủi ro bởi các quy chế pháp lý không chỉ là điều kiện về đất mà còn cả về điều kiện người mua và người bán đất, hạn mức đất trang trại được chuyển nhượng, đến quy chế xây dựng trên đất trang trại, tính toán đầu tư vào mô hình kinh tế nào hợp lý, đảm bảo sinh lời trước khi đầu tư.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm mua đất vườn
Nghiên cứu và nắm rõ về pháp lý đất trang trại
Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng không, có tranh chấp hay còn thời hạn sử dụng không?
Giấy chứng nhận thì đất thuộc loại đất gì có phù hợp với yêu cầu sử dụng làm trang trại hay phải chuyển đổi mục đích sử dụng sao khi mua bán mới có thể làm kinh tế trang trại
Bạn có thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trang trại hay không…?
Kinh nghiệm chọn địa điểm mua đất trang trại
Thứ nhất, địa điểm đất trang trại rất quan trọng bởi trước hết về mặt pháp lý nó đảm bảo rằng bạn đủ điều kiện để đứng chủ trong giao dịch bất động sản là đất trang trại bởi nó bị hạn chế phải là người có nơi cư trú tại địa phương cùng cấp, xã phường, thị trấn.
Thứ hai, địa điểm ảnh hưởng đến việc phù hợp với mô hình trang trại dự định đầu tư là trồng cây ăn quả, nuôi cá hay nuôi gia súc, gia cầm…
Thứ ba, địa điểm quyết định đến yếu tố giao thông vận tải thuận tiện, tiết kiệm chi phí, gần thị trường tiêu thụ tiềm năng không…
Thứ tư, địa điểm ảnh hưởng đến mức giá mua bán đất là trang trại rẻ hay cao.
Ngoài ra, địa điểm quyết định đến yếu tố mật độ dân cư có phù hợp với yêu cầu nhân công. Thực tế thì đa phần phát triển kinh tế trang trại không cần thiết phải nằm trong khu vực dân cư đông đúc, bởi càng đông đúc càng phiền hà đến yêu cầu môi trường, canh tác nhưng cần đánh giá kỹ về nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất trang trại.
Ví dụ: cách chọn đất làm trang trại theo mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) khép kín sẽ ưu tiên khu vực có đất rộng lớn, xa dân cư, có nguồn để tái tạo thức ăn cho vật nuôi. Nếu chọn đất trang trại VAC mà gần dân cư thì sẽ khó khăn cho chủ trng trại trong việc hạn chế kiểm soát nguồn bệnh cho gia súc, gia cầm khi tiếp xúc với vật nuôi của nhân dân hay vấn đề môi trường…
Tìm kiếm thông mua bán đất trang trại tại chúng tôi miễn phí và nhanh gọn, uy tín
Chọn kênh mua bán đất trang trại uy tín
Để đầu tư tìm mua bán đất trang trại bạn có thể tham khảo qua nhiều nguồn khác nhau từ người thân, bạn bè. Nhưng hiện nay bạn hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ để có được những thông tin mua bán đất nông trại giá tốt, giá rẻ với đầy đủ các thông tin từ địa chỉ, hạ tầng cơ sở vật chất, pháp lý đến so sánh giá đất nông trại ở khu vực…
Qua đó có cơ sở để lựa chọn những bất động sản là nhà đất trang trại cần bán tối ưu về lợi ích, đáp ứng được nhu cầu đầu tư kinh tế trang trại tốt nhất.
Lựa chọn loại hình kinh tế trang trại
Mô hình kinh tế trang trại sẽ ảnh hưởng tới quyết định chọn địa điểm mua đất làm trang trại. Thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu ở mỗi khu vực sẽ ảnh hưởng tới thành công hay thất bại. Cho nên sẽ cần nghiên cứu kỹ mô hình bạn muốn đầu tư là trồng trọt hay chăn nuôi, kết hợp mô hình trồng trọt, chăn nuôi hay trang trại nghỉ dưỡng, sinh thái… Những định hướng này sẽ giúp cho người cần chọn đất dễ tìm được khu vực phù hợp với ý tưởng của mình.
Chọn mô hình phát triển kinh tế trang trại
Đánh giá nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn sẽ ảnh hưởng tới quy mô của mô hình đầu tư nông trại cũng như lựa chọn đất nông trang có diện tích phù hợp. Nguồn vốn dồi dào hay giới hạn sẽ khiến bạn có những lựa chọn mua đất rộng – hẹp, vị trí đất trang trại giá rẻ – giá cao. Tuy nhiên, cũng nên nhớ sự thành công khi mua đất đầu tư làm trang trại thành công đôi khi không chỉ phụ thuộc vào duy nhất là vốn mà nó là tổng hợp các kinh nghiệm mua đất làm nông trang và kỹ năng canh tác, tìm hướng phát triển, đầu ra…
Xây dựng chiến lược cụ thể, lâu dài
Kinh nghiệm mua đất nông trang để đầu tư kinh tế nông nghiệp bao giờ cũng phải có một kế hoạch đầy đủ, chi tiết và lâu dài. Bởi đặc trưng của sử dụng đất làm trang trại đó là cần có thời gian để cây trồng, vật nuôi… đi vào phát triển ổn định.
Chính vì vậy mà việc mua đất trang trại không chỉ để sản xuất kinh doanh ngắn hạn mà nó sẽ cần phải có thời gian để hình thành và phát triển, thu lợi nhuận, mở rộng quy mô, mô hình… chuyển đổi linh hoạt theo thị hiếu của người dùng mới mong sử dụng đất hiệu quả, phát triển kinh tế tốt nhất, giảm rủi ro khi đầu tư.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Mua Đất Vườn, Quy Định Chuyển Đổi Lên Thổ Cư Ra Sao? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!