Cập nhật nội dung chi tiết về Kịch Bản Sản Xuất Phim Hoạt Hình 3D mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một kịch bản sản xuất phim hoạt hình 3D cần trải qua nhiều giai đoạn và duyệt ý tưởng. Thông thường phim Animation 3D được sử dụng làm phim giới thiệu, phim doanh nghiệp, TVC, game, phim hoạt hình…
Kịch bản phim hoạt hình là gì?
Xây dựng kịch bản là công việc đầu tiên trước khi tiến hành sản xuất phim hoạt hình 3D. Nội dung hay cốt truyện đóng vai trò quan trọng để hình thành một thước phim hấp dẫn trong giai đoạn này. Dựa vào ý tưởng cũng như thông điệp truyền thông, mục đích sản xuất phim của doanh nghiệp mà kịch bản sẽ được xây dựng nội dung khác nhau. Từ kịch bản, ê-kip sẽ tiến hành sản xuất và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh nhất.
Lý thuyết là vậy, tuy nhiên để có một kịch bản sản xuất phim hoạt hình 3D không phải điều dễ dàng. Nội dung kịch bản đòi hỏi phải hấp dẫn, lôi cuốn và sáng tạo. Kịch bản phim hoạt hình 3D không giống với kịch bản phim giới thiệu thông thường. Mỗi thể loại đều có những cách viết và ý tưởng khác nhau. Người biên tập cần có đầy đủ kiến thức về sản xuất Animation và sáng tạo trong sáng tạo để làm nên thước phim hay.
Một vài lưu ý khi viết kịch bản phim hoạt hình 3D
Để có một kịch bản truyền tải đúng thông điệp người biên tập cần nắm rõ các đặc điểm chính cốt lõi của doanh nghiệp. Cụ thể như thông điệp, tính năng của sản phẩm/dịch vụ, diễn giải tốt nhất để giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ… Chỉ khi bạn đặt mình vào vị trí khán giả tất thảy bạn sẽ hiểu nhu cầu của khách hàng họ cần gì. Theo đó, kịch bản sẽ dần dần được xây dựng và hoàn thiện.
Hiểu rõ “insight” khách hàng
Tạo dựng câu chuyện hấp dẫn từ ý tưởng ban đầu
Viết kịch bản sản xuất phim hoạt hình 3D cần có cốt truyện. Đó là những nội dung hay câu chuyện xoay quanh ý tưởng được đưa ra. Người biên tập cần khéo léo truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách tốt nhất. Điều này giống với việc kể câu chuyện cho một ai đó. Câu chuyện đó để lại ấn tượng cho người tiếp nhận nó hay không nằm ở phần kể chuyện. Câu chuyện có thể mang tính viral. Nếu người tiếp nhận câu chuyện theo hướng tích cực, họ sẽ chia sẻ lại câu chuyện đến mọi người xung quanh.
Xây dựng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản
Cũng giống với quay phim doanh nghiệp, việc sản xuất Animation 3D cũng cần xây dựng bối cảnh. Đặc tính của phim hoạt hình không giống với phim quay. Phim hoạt hình có thể diễn hoạt truyền tải thông điệp mà không cần lời nói. Đây cũng là ưu điểm của phim hoạt hình, sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh hoàn hảo gây sức hút mạnh mẽ. Với hình thức quay phim, người biên tập buộc phải sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản để khách hàng hình dung ra được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyển tải.
Các bước tiến hành viết kịch bản phim hoạt hình 3D
Bước 1: Lên ý tưởng
Xây dựng ý tưởng phù hợp với insight khách hàng giúp bạn đem lại hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp. Ý tưởng cần thực hiện bằng cách thu thập thông tin và hiểu biết về đặc thù, tính năng sản phẩm/dịch vụ.
Bước 2: Duyệt kịch bản
Tại TVC360 Việt Nam, kịch bản sẽ được khách hàng duyệt trước khi bắt tay sản xuất. Việc trao đổi và thống nhất ý tưởng trong kịch bản sẽ đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách đầy đủ.
Mẫu kịch bản sản xuất phim hoạt hình 3D cơ bản
Nội dung chính
Thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải là gì?
Phong cách thể hiện
Phim viral
Hình thức trẻ trung, hiện đại kết hợp công nghệ 3D với cảnh quay thật tạo ấn tượng người xem
Motion graphics
Infographic
Stopmotion
…
Đối tượng hướng đến
Doanh nghiệp nhắm đến đối tượng cần truyền tải thông điệp là ai? Đặc điểm của tệp khách hàng?
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Thời lượng:
Hình ảnh: kỹ xảo VFX, đồ họa cao cấp
Chất lượng phim:
Chất lượng âm thanh:
Kịch bản chi tiết
TVC360 tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc sản xuất phim hoạt hình. Ê-kip sản xuất với nhiều năm kinh nghiệm. Mỗi sản phẩm của chúng tôi đều được “chắt chiu” và xây dựng ý tưởng kịch bản hấp dẫn. Trang thiết bị hiện đại đem lại sản phẩm làm hài lòng mọi yêu cầu từ khách hàng. Trải nghiệm ngay chất lượng dịch vụ tại TVC360 Việt Nam ngay từ bây giờ!
Viết Kịch Bản Phim Hoạt Hình: Cần Phải Quan Tâm Những Gì?
Tất cả những tài liệu biên kịch chúng ta có thể đọc, tất cả những lớp dạy biên kịch chúng ta có thể học, hầu như chỉ chạm đến phần tảng băng nổi: kỹ thuật viết kịch bản dành cho phim người đóng (live-action). Trong khi đó, muốn tìm hiểu về kỹ thuật viết kịch bản phim hoạt hình, thì hầu như… chẳng thấy đâu.
Nghệ thuật hoạt hình, bất chấp việc có nguồn gốc lâu đời, và đóng góp một phần không hề nhỏ cho ngành điện ảnh, lại luôn bị… gạt sang một bên như là một thứ dành cho dân họa sĩ, dân đồ họa, hoặc mấy tay lập trình viên, mà không phải dành cho những “nhà làm phim” đích thực.
Chẳng thấy có ai dậy…
Đây là một sự thật khá là đáng buồn, khi hoạt hình là một chất liệu điện ảnh với rất nhiều những nét riêng biệt, độc đáo, và có khả năng kể những câu chuyện bay bổng đầy sức sáng tạo mà phim live-action hoàn toàn không thể làm được (khẳng định luôn).
Điều này cũng rất rõ nét ở những thị trường phim trẻ và giàu tiềm năng, điển hình như ở Việt Nam. Một năm có hàng chục phim ra rạp, nhưng phim hoạt hình Việt thì vẫn vắng bóng.
Không những vậy, phim hoạt hình còn luôn bị khán giả Việt Nam gán cho một cái mác đầy tính xem thường: “phim hoạt hình chỉ dành cho trẻ con” (mà cố tình bỏ qua việc những siêu phẩm của Pixar, ví dụ như 5 phút đầu phim “Up” đã chạm tới trái tim hàng triệu khán giả trưởng thành như thế nào).
Thế nhưng, mình không muốn đi sâu xa hơn về ngành công nghiệp, mà ở đây để nói về biên kịch. Cụ thể hơn, về việc viết kịch bản cho phim hoạt hình, vốn hầu như… chẳng được ai nói đến.
PHIM HOẠT HÌNH CÓ CẦN KỊCH BẢN?
Câu trả lời là không. Nghe thì hơi kỳ, nếu không cần thì viết hẳn ra một bài như thế này để làm gì?
Phim hoạt hình có thể chẳng cần kịch bản
Một phim hoạt hình, hoàn toàn chỉ cần bắt nguồn từ một ý tưởng, và một người họa sĩ nghĩ ra đến đâu, vẽ ra đến đó. Nhiều phim hoạt hình của Disney (điển hình như “Wreck It Ralph”) được các nhà làm phim tiết lộ quá trình làm nội dung, sử dụng kịch bản hình ảnh (storyboard).
Vì hoạt hình là một chất liệu mang tính thị giác (vì ý này rất quan trọng nên mình bôi đậm), nên việc các nhà làm phim hoạt hình ưu tiên việc “nhìn” câu chuyện hơn việc “đọc” câu chuyện, có thể nói, là một điều dễ hiểu.
Nhưng, vẫn cần các nhà biên kịch
Nghe có vẻ hơi buồn nhỉ? Vậy chả nhẽ những người làm biên kịch không có chỗ đứng trong lĩnh vực hoạt hình ư?
Đó là khi những người làm biên kịch coi công việc của mình, là làm việc với con chữ, chứ không phải là với câu chuyện. Một người biên kịch am hiểu nghệ thuật kể chuyện, hoàn toàn có thể trở thành một phần không thể thiếu trong giai đoạn tiền kỳ của một dự án phim hoạt hình.
Tất nhiên, nếu như bạn có khả năng vẽ, dù chỉ là rất thô sơ và đơn giản (đủ để làm storyboard chẳng hạn), bạn sẽ có khả năng được coi như là một Story Artist, trong những quy trình lớn và chuyên nghiệp như của Pixar.
KỊCH BẢN PHIM HOẠT HÌNH: KHÔNG CÓ GIỚI HẠN SÁNG TẠO
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa phim hoạt hình và phim người đóng, đó là: phim hoạt hình không bị gò bó ở trong thế giới thực.
Phim hoạt hình không bị gò bó trong thế giới thực
Vậy thế nào là thế giới thực? Thế giới thực là cái thế giới mà bạn đang sống, nơi bạn bị gò bó bởi những giới hạn vật lý.
Nghe thì có vẻ vô lý, vì trong thế giới điện ảnh của Marvel, các nhân vật bay lượn, biến hình, thậm chí du hành thời gian, mà có thấy gò bó gì đâu?
Nhưng nếu nhân vật của bạn chạy qua mép vực, chạy tiếp thêm một đoạn, cho đến khi tự thấy mình đang đứng lơ lửng trên không trung vài giây rồi mới rơi xuống, thì bạn sẽ phải vỗ đùi và hét lên là: “phim điêu vãi!” Thế nhưng mà đây lại là những tình tiết thường thấy trong những phim hoạt hình kiểu như “Tom & Jerry” hay “The Road Runner”.
Bạn đã hình dung ra chưa?
Thỏa sức bay bổng sáng tạo trong thế giới “ảo”
Thế giới trong phim hoạt hình, có thể nói là những thế giới hoàn toàn được tạo ra bởi người làm phim. Có nghĩa là, người làm phim nói cái thế giới đó là như thế nào, thì nó là chân lý. Cũng chính vì lẽ đó, những tình tiết mang tính hư cấu, phi thực tế trong thế giới thực, hoàn toàn có thể được bỏ qua và chấp nhận bởi khán giả xem hoạt hình, vì họ cho rằng những việc đó là hoàn toàn khả thi trong cái thế giới “ảo” mà bộ phim sáng tạo nên.
Vậy nên, chúng ta mới dễ dàng chấp nhận việc một con chuột có thể vừa biết nói vừa có thể biết nấu nướng, việc đám đồ chơi có những cuộc sống riêng của mình, trong thế giới điện ảnh của Pixar, mà không hề thắc mắc về cái logic đằng sau những câu chuyện đó. Ấy chính là ma thuật của hoạt hình!
Thuở bé nếu ai xem “Tom & Jerry” chắc hẳn đã rất quen thuộc với những tình tiết kiểu: mèo Tom đưa tay ra sau lưng, rồi bất ngờ rút ra một cái búa to tổ chảng (to gấp đôi gấp ba lần người của Tom). Quá vô lý luôn. Cái búa đấy ở đâu ra? Ma thuật của hoạt hình.
Ví dụ đỉnh cao của phim ngắn hoạt hình Oscars
Hay, với bộ phim thắng giải thưởng này chỉ một năm trước đó – “Bao” của Pixar, thì yếu tố sáng tạo thậm chí theo mình còn… “khùng” hơn. Đó là việc… chiếc bánh bao bỗng hóa thành một vật thể sống (và tất nhiên, chẳng ai xem phim thắc mắc về tính logic của điều này cả). Rất tiếc là, phim không có bản chiếu free online.
SHOW, DON’T TELL: THỂ HIỆN, CHỨ ĐỪNG KỂ LỂ
Người viết kịch bản thông thường, đôi khi có thể mượn âm thanh, mượn lời thoại, để dẫn dắt câu chuyện. Với phim hoạt hình, thì cái yêu cầu “show, don’t tell” (thể hiện, chứ đừng kể lể) có vẻ như được tuân thủ một cách… gay gắt hơn.
Phim hoạt hình kể chuyện bằng hình ảnh
Một lần nữa, mình xin nhắc lại ý quan trọng đã được nói ở phía trên: hoạt hình là một chất liệu mang tính thị giác.
Vậy nên, với phim hoạt hình, phần “hình” mà không hoàn thành được cái nhiệm vụ làm hấp dẫn, lôi cuốn, sáng tỏ câu chuyện của phim, thì coi như đã thất bại ở bước khởi đầu. Không ai khác, các họa sĩ hoạt hình (hay các họa sĩ phân cảnh – storyboard artists) là những người “thấm nhuần” nhất khả năng kể chuyện bằng hình ảnh. Vì không giống các D.O.P trong live-action phải cầm máy và tìm góc quay phù hợp, họ là những người phải tư duy ra bố cục khung hình của phân cảnh từ con số 0, từ a đến z.
Phim hoạt hình chẳng cần nhiều lời thoại
Nhiều phim hoạt hình, thậm chí còn chẳng có một tí thoại nào. Có nhiều bộ phim như vậy, không những chỉ hay, mà còn làm rõ nét hơn cái nghệ thuật kể chuyện bằng hình của những người làm hoạt hình. Ví dụ điển hình có thể kể ra là series hoạt hình classic “Tom & Jerry” của hãng MGM, chẳng cần lời thoại, vẫn mang đến những tiếng cười cho khán giả khắp 5 châu.
Hay lấy một ví dụ gần đây hơn: phim ngắn hoạt hình “One Small Step” của TAIKO Studio (được bầu chọn trong top 5 phim ngắn hoạt hình xuất sắc nhất mùa Oscars 2019), hoàn toàn chẳng cần một tí lời thoại nào, vẫn kể được một câu chuyện gãy gọn, xuất sắc, đầy tình cảm và tính nhân văn về sự nỗ lực bền bỉ.
Ở một ví dụ có thể được coi là… đỉnh cao nhất trong nghệ thuật kể chuyện bằng hình (theo quan điểm người viết) đó là ở siêu phẩm “Wall-E” của Pixar. Việc 30 phút đầu bộ phim hầu như không có một tí thoại nào, không những chẳng gây cản trở, thậm chí lại còn là một trong những yếu tố giúp bộ phim đoạt tượng vàng Oscars cho hạng mục Phim Hoạt Hình Xuất Sắc Nhất năm 2009.
Viết được một kịch bản phim không sử dụng đến lời thoại không hề dễ, nhất là với thói quen mượn lời thoại để kể lể giải thích, để exposition của nhiều người làm biên kịch. Vậy nên, viết được những kịch bản phim hoạt hình không thoại cũng yêu cầu cần nhiều tư duy bằng hình ảnh hơn của người làm biên kịch, cũng như sự phối kết hợp hài hòa, ăn ý với người họa sĩ.
Vì đôi khi chỉ trong một cái ánh nhìn, một cái biểu cảm, cũng có thể ẩn chứa cả một câu chuyện dài.
Gây cười bằng physical gag
Một hệ quả tất yếu của việc dùng hình ảnh để kể chuyện thay cho lời thoại, đó là việc sử dụng các tình huống gây cười bằng hành động (physical gag) thay vì các câu nói đùa (joke).
Điều này cực kỳ dễ thấy trong những phim hoạt hình dạng như “Tom & Jerry” vì các nhà sản xuất hoạt hình sẽ có thể tạo ra tiếng cười bằng những tạo hình, biểu cảm, tình huống hài hước của nhân vật, phát huy cái điểm mạnh sáng tạo của chất liệu hoạt hình.
Yếu tố này có thể hoàn toàn không thay thế được jokes trong những phim hoạt hình dạng sitcom như “The Simpsons” hay “BoJack Horseman”, nhưng physical gag vẫn là không thể thiếu (trong trường hợp phim hoạt hình theo thể loại comedy).
SẴN SÀNG VIẾT NHIỀU CHỮ HƠN KỊCH BẢN THƯỜNG
Cách viết kịch bản cho phim hoạt hình, nếu như nhìn vào cụ thể từng câu chữ, cũng sẽ có thể thấy những điểm khác biệt so với live-action. Về phần bố cục, trình bày kịch bản, có thể nói là không có gì khác. Nhưng về cách viết, cũng sẽ có những sự khác biệt đáng lưu ý.
Miêu tả hình ảnh bằng chữ
Nếu như trong phim live-action, bạn có một cảnh quay trên đường phố, bạn chỉ cần viết vài ba câu mô tả là đủ để cho ông đạo diễn phối hợp chỉ đạo cho các đơn vị ở trường quay. Thế nhưng, trong phim hoạt hình, nơi tất cả mọi thứ có xuất hiện trong cảnh phim đều là được tạo ra từ con số 0 bởi những nghệ sĩ hoạt hình, mọi thứ không chỉ đơn giản như vậy.
Ở đây, các nghệ sĩ hoạt hình sẽ kiêm một lúc rất nhiều vai trò: thiết kế bối cảnh, thiết kế ánh sáng, dàn cảnh, góc máy, thiết kế đạo cụ, vân vân và mây mây (còn chưa nói tới cả phần biểu cảm, hành động, diễn xuất của nhân vật).
Vậy cho nên, những mô tả chung chung là không đủ.
Để truyền tải được nội dung câu chuyện, đặc biệt là bằng hình ảnh, các nhà biên kịch phải sẵn sàng viết nhiều chữ hơn bình thường, để có thể đi sâu vào mô tả những hình ảnh mà người xem sẽ được nhìn thấy. Chỉ có cách làm này, mà các họa sĩ hoạt hình mới có thể “thấu hiểu” được cái tinh thần mà nhà biên kịch gửi gắm vào cảnh phim, để có thể biến hóa nó thành hình ảnh.
Độ dài của kịch bản
Hãy thử lấy một cảnh sau làm ví dụ:
“Con cáo chạy đuổi theo con chim trên mép vực, rồi ngã xuống hẻm núi.”
Nếu như đây là kịch bản phim live-action, vậy là đủ để cho đạo diễn biến tấu nó ra trên trường quay. Thế nhưng với phim hoạt hình, như vậy là chưa đủ. Hãy tham khảo cách viết sau:
“Con cáo đuổi theo con chim, chân nó mờ đi, chạy qua cả mép vực. Con chim dừng phắt lại, thè lưỡi ra trêu ngươi con cáo, đúng lúc con cáo dừng lại giữa không trung. Nó nhìn xuống cái hẻm núi phía dưới và bắt đầu toát mồ hôi. Nó quay ra nhìn vào camera, nuốt nước bọt “ực” một cái, và rơi như một tảng đá. Cái cổ nó bị kéo dãn ra như sợi dây chun. Nó biến mất khỏi màn hình cùng với tiếng bom rơi, sau đó là một tiếng nổ và một cột khói bốc lên.”
Dài dòng và nhiều chữ hơn hẳn, phải không? Nhưng bù lại, nó vẽ ra một bức tranh tỉ mỉ, chi tiết của cảnh phim. Đồng nghĩa với việc, người biên kịch phải tạo dựng ra được cái hình ảnh – điều mà các ông đạo diễn vẫn thường làm.
Đấy là ví dụ mà mình trực tiếp dịch lại từ Jeffrey Scott, tác giả nội dung của rất nhiều bộ phim và tv-series hoạt hình, bao gồm cả “Monta Trong Dải Ngân Hà Kỳ Cục” của hãng phim hoạt hình Vintata.
Trong những dự án hoạt hình ở Hollywood, thường kịch bản sẽ được nhà sản xuất outsource sang các quốc gia khác để gia công (Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,…). Do đó, việc viết kịch bản kỹ lưỡng và chi tiết còn nhằm đảm bảo ý tưởng vẫn được rõ nghĩa, chính xác sau quá trình phiên dịch.
Việc phải viết nhiều chữ hơn để mô tả hình ảnh cũng có nghĩa, kịch bản phim hoạt hình sẽ có độ dài trung bình lớn hơn phim live-action. Nếu như ước tính với những bộ phim thường, một trang kịch bản sẽ tương ứng với một phút phim, thì với phim hoạt hình, một trang kịch bản sẽ chỉ tương ứng với khoảng 40 giây phim mà thôi.
KẾT
Vậy để tóm gọn lại, với hoạt hình là một chất liệu điện ảnh với nhiều nét riêng biệt độc đáo, công việc viết kịch bản cũng yêu cầu người làm biên kịch có những cách tiếp cận khác với những phim người đóng thông thường.
Những yếu tố cần thiết để viết một kịch bản phim hoạt hình xuất sắc bao gồm việc không để sự sáng tạo của mình bị gò bó bởi những giới hạn vật lý trong thế giới thực, việc khéo léo sử dụng hình ảnh để truyền tải và dẫn dắt câu chuyện, thay vì phụ thuộc vào lời thoại. Không những vậy, vì cần phải truyền tải được hình ảnh rõ nét đến các họa sĩ, người biên kịch cũng cần phải sẵn sàng viết… nhiều chữ hơn để mô tả kỹ càng những chi tiết trong khung hình.
Công nghệ sản xuất phim hoạt hình tại Việt Nam đang có những sự chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của nhiều studio hoạt hình tư nhân với chất lượng chuyên môn tốt, tạo nên những sự chú ý nhất định. Thế nhưng, để đến ngày có sản phẩm hoạt hình thuần Việt được ra rạp, cũng cần phải có những kịch bản chất lượng nữa.
Vậy nên, nếu bạn là biên kịch, và muốn khám phá, thử thách bản thân với chất liệu hoạt hình, mình hy vọng rằng bài viết này mang đến những kiến thức hữu dụng.
Thân!
By Minh Mèo
Viết Kịch Bản Phim Hài – Sitcom
Tại sao lại như thế? Tại sao từ vị trí dẫn đầu bây giờ sitcom lại bị quay lưng và phải bị triệt tiêu như thế? Xin phân tích một số lý do:
A. Câu chuyện thiu tính chặt chẽ và thiếu sáng tạo.
Như đã nói, bốn giai đoạn dẫn nhập – triển khai – lật tình huống – cao trào mỗi giai đoạn đều phải có kịch tính với lý do thoả đáng, và câu chuyện cần được chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác một cách tự nhiên. Nhưng thực tế, nhiều trường hợp mà câu chuyện ngay từ đầu đã thiếu hợp lý, chỉ dừng lại ở dạng liệt kê đơn thuần.
B. Sự thành công của sitcom chủ yếu dựa vào lời thoại.
Do đó, tốc độ nói, mật độ giữa lời thoại với lời thoại, hay sự hài hước ẩn trong từng câu nói v. v. . đều cực kì quan trọng. Ngoài ra cũng cần phải có một kết thúc hay bằng tiếng cười nhẹ nhàng. Đây là điều mà sitcom Việt Nam đã bỏ qua mất.
C. Sitcom mang thuộc tính là “phản ánh xã hội và sinh hoạt hiện tại”
để mang lại sự hứng thú và đồng cảm một cách tự nhiên cho người xem. Do đó: – Bối cảnh chính phải là nơi có thể chứa đựng tất cả những câu chuyện trong xã hội của chúng ta. – Mối quan hệ giữa những nhân vật xuất hiện trên nền bối cảnh đó cũng phải mang tính phổ biến và hợp lý. Có như vậy thì mới có được những câu chuyện phong phú và hấp dẫn.
D. Sitcom là dạng hài kịch nên dễ có những cảnh hành động thái quá do sơ suất.
Nhiều trường hợp diễn viên biểu lộ sự kinh ngạc thái quá, vui mừng thái quá, yêu đương thái quá v. v. . làm mất đi tính CHÂN thực của toàn bộ tình huống; hay cũng có nhiều trường hợp phá vỡ nhịp điệu tiết tấu của phim – vốn quyết định sự sống còn của sitcom.
E. Thời gian phân bố trong tập phim nhìn chung không hợp lý.
Như đã nói, một tập sitcom điển hình lý tưởng sẽ gồm khoảng 8~12 cảnh với thời lượng khoảng 30 phút. Nếu để các cảnh dồn dập trong suốt 1 tiếng thì quá dài, hay chỉ có 20 phút cho toàn bộ tình huống thì sẽ chẳng kịp thể hiện gì ngoài việc liệt kê sự kiện, do đó thất bại là điều đương nhiên.
F. Shot quay cơ bản của sitcom là Two Shots (cảnh 2 người).
Thuộc tính của sitcom là tái hiện sinh hoạt thường ngày, nhưng diễn viên lại thiếu sự tìm tòi ngay trong đời sống hiện thực. Do đó mà diễn như một con búp bê khiến khán giả nhàm chán.
TIM HIỂU CÁCH VIẾT KỊCH BẢN SITCOM 1. Sitcom là gì? SITCOM là từ gọi tắt của Situation Comedy, nghĩa là hài kịch tình huống. Mỗi tập phim có độ dài chừng 30 phút với những nhân vật xuất hiện cố định, những tình huống đưa ra mang tính hài hước, và mạch truyện được triển khai theo chiều tiến của thời gian.
Sitcom thường được thu tiếng trực tiếp trước các khán thính giả. Với những đặc trưng như thế nên Sitcom có những hạn chế nhất định, và “những câu chuyện xảy ra trong gia đình” trở thành đề tài lý tưởng cho các bộ phim sitcom.
Mỗi tập cũng tận dụng nguồn diễn viên cố định đã được phân. Chỉ tính đến việc phân vai mang tính cố định này thôi thì cũng thấy khó mà có thể tạo sự thay đổi mới mẻ, vì thế thường
người ta cần cho thêm một số nhân vật bên ngoài, và một vài người có thể thay đổi vai mới để đỡ nhàm chán.
Lý do phải hạn chế vai diễn đó là vì hạn chế về “ngân sách” và “thời gian”, chứ không phải là do sợ nhiều người xuất hiện thì sẽ gây rối phim. Bởi vì ngay từ bước khởi điểm, người ta phải luôn tập trung về phía các “sao”. Nhà biên kịch khi viết kịch bản cũng phải giới hạn trong không gian sân khấu mà mình đã xác định ban đầu cho mỗi tập phim. Việc tạo sân khấu mới (còn gọi là swing) sẽ tốn thêm kinh phí. Chỉ trong trường hợp mà swing thực sự cần thiết cho việc thể hiện câu chuyện, thì khi đó mới sử dụng, nhưng chỉ một hai cái thôi là được rồi. Sitcom do bị hạn chế về kinh phí và bối cảnh (sân khấu), do đó không giống như các dạng kịch bản phim truyền hình khác, việc sống còn của sitcom lúc này dựa vào “đối thoại và nhân vật”. Theo đó, khi viết kịch bản thì không được mạo hiểm đưa ra những cảnh khó quay hay tiêu tốn nhiều kinh phí.
Thực tế cách viết một tập phim hài kịch 30 phút giống với việc viết kịch bản chương trình cho 1 cảnh. Vì phim truyền hình thì dựa trên thị giác, nhưng sitcom thì không thể như vậy. Sitcom phải tạo tiếng cười dựa trên tình huống làm nổi bật nhân vật, các mối quan hệ và dòng câu chuyện. Như vậy, phim truyền hình sử dụng những yếu tố kịch, thông qua những bất hạnh kịch tính để vẽ lên tính nhân văn, nhưng sitcom thì vẽ tính nên tính nhân văn ngay trong sinh hoạt thường ngày. Và phim truyền hình thì cố gắng nói càng ít càng tốt, nhưng sitcom thì lại phải càng nói nhiều càng tốt.
2. Cách tiếp cận sitcom
Có chuyên gia thì cho rằng khả năng viết truyện hài là có thể học được, nhưng cũng có chuyên gia cho rằng đây là cảm giác bên trong – không thể truyền tải được. Hài kịch cũng có giai điệu, nhịp điệu như âm nhạc. Cá nhân tôi tin rằng mọi tác giả có thể phát triển khả năng thính giác mang tính hài kịch của mình thông qua luyện tập, nhưng thực tế thì số người may mắn rất hiếm. Việc làm phim hài hay viết truyện cười cần thiết phải có một năng khiếu đặc biệt.
Vấn đề là ở chỗ nếu bạn có khả năng gây cười thì đây cũng không phải là một điều kiện đủ để bạn viết kịch bản sitcom.
Mọi nhà biên kịch sitcom đều có một điểm chung, đó là cách giải thích hoàn cảnh diễn ra mỗi ngày; Tức là họ có thể nhận thức và giải thích về đời sống theo cách riêng của mình.
Hài kịch và phim truyền hình về bản chất giống như hai mặt của một đồng tiền, nhưng lại khác nhau ở một điểm, đó là cách tiếp cận, hay là quan điểm.
Những tác giả phim truyền hình nhìn sự vật một cách nghiêm trọng, còn tác giả hài kịch thì nhìn sự vật theo hướng hài hước. Tuy nhiên, tình huống viết kịch bản thì lại giống nhau.
Tạo tiếng cười trên những cái chưa hoàn thiện của con người – đó chính là nền tảng để làm nên sitcom – hài kịch tình huống
Khán giả cười khi thấy khuyết điểm của nhân vật bị phóng đại lên. Những khuyết điểm này dường như đâu đó người xem cũng có nó, vì ai trong chúng ta mà không có điểm yếu chứ. Có thể ta không tự nhận thấy nhưng người khác sẽ trông thấy khuyết điểm đó. Vì thế mà bật ra thành tiếng cười.
– Sitcom dành cho gia đình ( “ – Sitcom dành cho giới trẻ ( “ – Nonsense Sitcom (“Cuộc sống của người ngoài hành tinh”). Sitcom gia đình thì dễ tiếp cận hơn, tuy nhiên nếu không có phương pháp chặt chẽ và khéo léo, thì dễ trở thành dạng phim hài dài tập thông thường.
3. Cấu trúc của sitcom
Cấu trúc của sitcom hòan toàn khác với cấu trúc của phim truyền hình. Chẳng hạn, phim truyền hình thực hiện theo dạng nối tiếp liên tục, còn sitcom thường được tạo thành bởi 2 cảnh.
Và trong phim truyền hình thì cấu trúc mâu thuẫn của các nhân vật rất rõ ràng để triển khai các sự kiện, nhưng trong sitcom thì nếu làm rõ mâu thuẫn nhân vật quá thì sẽ khó mà triển khai các sự kiện.
Hiện nay công nghệ làm sitcom Việt Nam cũng chưa cao, nên ngay cả các hãng truyền hình cũng đánh đồng sitcom với phim truyền hình. Điều này là do thiếu hiểu biết về cách tạo mâu thuẫn nhân vật, cách triển khai mạch câu chuyện trong sitcom.
Giờ chúng ta hãy thử giải thích cấu trúc của sitcom dựa trên nội dung do các nhà chuyên môn phân tích sitcom của Mỹ.
Một kịch bản sitcom 30 phút thường bao gồm 2 phần, mỗi phần lại được tạo nên bởi khoảng 4~6 cảnh.
Tuy nhiên, do kịch bản đa dạng tùy theo từng tập hài kịch nên tôi nghĩ cách tốt hơn là chúng ta chọn một tập tiêu biểu trong số những tập được phát sóng.
Trong sitcom, Set-up chỉ toàn bộ công việc cần thiết trước khi bắt đầu làm phim. Đó chính là Nhân vật – Sự kiện – Nguyên nhân của câu chuyện.
Set-up đặt ra yêu cầu mang tính kịch đối với nhân vật sẽ xuất hiện. Do hạn chết về thời gian, set-up phải được hoàn tất trong một hai phương diện.
Nhân vật + đòi hỏi mang tính kịch + trở ngại + mâu thuẫn = tiếng cười
Sau khi đặt ra yêu cầu mang tính kịch, tất cả những cảnh sau đó phải đưa ra những trở ngại đối với yêu cầu trên, rồi tạo những mâu thuẫn xuyên suốt câu chuyện.
Đòi hỏi mang tính kịch đối với các nhân vật càng lớn, những trở ngại càng phức tạp thì kịch bản càng gay cấn và hấp dẫn.
Trong một tập gồm 2 phần, kết thúc phần 1 thì vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên nên để vấn đề này gây ra những vấn đề lớn hơn.
Để từ đó, phần 2 sẽ được bắt đầu bằng một vấn đề, rồi mọi cảnh sau đó sẽ đưa ra nhiều trở ngại hơn trong việc giải quyết vấn đề đó.
Cái làm nên sức mạnh để chúng ta ngồi xem đến phút chót chính là mâu thuẫn. Rốt cục, nhân vật có thành công trong việc đáp ứng các yêu cầu mang tính kịch hay không là do phần này quyết định. Việc giải quyết mâu thuẫn này phải để đến phút chót của tập phim.
Có một số điểm cần phải lưu ý khi viết kịch bản sitcom như sau:
1. Thứ nhất, phải tìm ý tưởng mới mẻ. Tuyệt đối không lặp lại những cái mà người xem đã phải xem chán ở trên TV.
2. Thứ hai, thực hiện khâu set-up thật nhanh. Nên để khán giả biết được hướng của câu chuyện ngay sau khi xem xong cảnh đầu tiên.
3. Thứ ba, tạo cấu trúc câu chuyện thật hiệu quả. Phát triển tình huống và giải quyết tình huống trong phạm vi 30 phút, phải sử dụng toàn bộ thiết bị đạo cụ của sân khấu.
4. Thứ tư, làm chủ được ý kiến riêng của các ngôi sao.
5. Thứ năm, tạo tình huống (twist) và chuyển tiếp (turn) hay trong cốt truyện.
Tôi đã từng nghe một người trong đoàn hài kịch rất thành công nói rằng khi viết kịch bản hài, tác giả không được cố gắng để gây cười.
Điều này cũng đúng vì khi tác giả đi tìm cái thú vị trong kịch bản thì phải tập trung vào yếu tố hài hước, hơn là cấu trúc của nó.
Tác giả sitcom phải sáng tạo nhiều mâu thuẫn và trở ngại thú vị trong từng tình huống nhất định. Những ý tưởng này có tác dụng rất lớn. Mong rằng bạn cũng viết kịch bản như thế. 4. Con đường đến với khán giả
Khi trả tiền đi xem phim, thì dù phim có dở tới mấy, khán giả cũng khó mà bỏ ra về.
Nhưng xem ti vi ở nhà thì khác, nếu họ không hài lòng với nội dung, thì họ sẽ bấm nút chuyển kênh ngay.
Mục tiêu cuối cùng của màn ảnh nhỏ là phải giữ chân ngay được khán giả, và làm sao đó để họ xem liên tục không bỏ được.
Chính vì thế mà truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng tồn tại dựa trên “trick” và “hook”. Tác giả cần phải tính toán và nghiên cứu cách làm sao để có thể giữ chân được khán giả thật nhanh thông qua tác phẩm.
1. Phải nhanh chóng đi vào trọng tâm câu chuyện
2. Dẫn dắt các ngôi sao.
3. Đưa sự kiện vào bối cảnh trong nhà.
4. Vận dụng những tình huống phức tạp (twist) và cách chuyển cảnh (turn) thật bất ngờ. Từ “twist” dùng để chỉ việc làm cho tình huống trở nên rối rắm, còn “turn” mang ý nghĩa là lật lại tình huống. Một sitcom hấp dẫn là một sitcom mà trong cốt truyện có những tình huống bất ngờ, không thể dự đoán trước. Trong hài kịch, “twist” và “turn” tạo tiếng cười châm biếm bằng cách đưa ra những mâu thuẫn và tình huống hài hước cần thiết.
5. Đưa những cảnh sinh hoạt vào
6. Kết thúc mỗi phần phải làm sao cho thật gay cấn
Một sitcom 30 phút được chia làm 2 phần. Mỗi phần là một đơn vị độc lập có những vấn đề và cao trào riêng, do đó kết thúc phần trước phải tạo đoạn mở cho phần sau.
7. Chú ý trong từng cảnh, nhất là phần kết thúc cảnh.
Cuối cảnh còn được gọi là điểm nút (button), để chỉ vai trò quan trọng của nó trong việc tháo gỡ vấn đề.
8. Vận dụng “teaser” và “ tag”
“Teaser” để chỉ phần mở đầu tác phẩm, còn “tag” chỉ phần kết tác phẩm. Ý tưởng để tạo ra một kịch bản hay có ở bất cứ nơi đâu. Cái cần thiết với tác giả đó là sự quan sát. Họ cần phải đọc tất cả những ấn phẩm đựơc xuất bản như báo, tạp chí v. v… Trên xe cũng vậy, thay vì nghe nhạc thì phải đặt máy ghi âm ở bên. Trong khi lái xe cũng có thể nảy ra ý tưởng nào đó. Bất cứ khoảnh khắc nào ý tưởng cũng có thể bật ra. Hãy chú ý lắng nghe bạn bè xung quanh nói chuyện, và hãy thử nhớ lại những việc đã diễn ra của mình. Hãy tích cực tìm kiếm ý tưởng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.
5. Các giai đoạn phát triển câu chuyện
Giờ thì chúng ta hãy thử nghĩ cách làm sao để có thể áp dụng được những lý thuyết đã học cho đến bây giờ. Kịch bản bắt đầu từ đâu đây? Để phát triển câu chuyện, tác giả cần phải trải qua những giai đoạn nào?
Giai đoạn 1: Tìm ý tưởng
TV là phương tiện thông tin đại chúng. Khi cố gắng đưa ra ý tưởng nào đó, nhà biên kịch luôn luôn hỏi: Ý tưởng này liệu có hấp dẫn được ít nhất là vài triệu khán giả xem truyền hình?
Câu hỏi này có ý nghĩa vô cùng lớn. Liệu chúng ta có biết được cái gì hấp dẫn, hấp dẫn theo cách nào đối với chừng ấy con người không? Chúng ta sẽ không thể làm được nếu không nhận ra “chúng ta là khán giả”. Nếu ý tưởng thật sự lôi cuốn được bản thân chúng ta, thì cũng có khả năng người xem cũng đồng cảm. Giả sử ý tưởng này lôi kéo chúng ta không chuyển sang dòng suy nghĩ khác, thì nó cũng sẽ giúp khán giả tiếp tục xem mà không bấm chuyển sang kênh khác khi được thể hiện thành tác phẩm. Hãy tìm ý tưởng khi đặt ra cho mình những câu hỏi “Kinh nghiệm của tôi có thể đồng nhất với đa số người xem được không? Có cái gì chứa đựng bên trong những người xem kia? ”
Đưa ra những “phủ định” (từ chối) cũng được. Dù bạn là ai, dù bạn trông thế nào thì bạn cũng đã từng bị “từ chối”. Nhưng việc phủ định đó đồng thời với việc bạn xuất phát lại.
Khi cảm nhận được mầm ý tưởng đã chín muồi, thì đó là lúc bạn phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Người biên kịch tự hỏi mình những câu hỏi cần thiết có thể biết được phản ứng chính xác của khán giả, từ đó gieo mầm ý tưởng. Sau đó, nhà biên kịch viết ra vài dòng để ghi lại ý tưởng cũng như hướng đi của câu chuyện.
Về căn bản thì các dòng ghi nhanh này bao gồm Nhân vật xuất hiện – Đòi hỏi – Mâu thuẫn – Hành động và Giải quyết. Hãy nhớ rằng nếu bạn không thể định nghĩa những điều này, thì bạn cũng không thể viết kịch bản. Trong khi chuẩn bị và viết kịch bản, phải bám theo phương hướng chính của câu truyện, không được đi lệch ra khỏi mục tiêu ban đầu.
Giai đoạn 3: Lập cấu trúc phân bổ thời gian
Giai đoạn này giúp cho kịch bản rõ ràng hơn.
Đối với một bộ phim dài tập, thì khi liên kết các tập nhỏ với nhau chúng ta có một cái nhìn toàn diện về toàn cục bộ phim. Tương tự như thế, trong một tập phim nhỏ thì việc phân nhỏ thời gian một cách rõ ràng cho từng phần của phim cũng cần thiết cho việc triển khai câu chuyện.
Giai đoạn 4: Phát hiện bước ngoặt chính
Việc bạn viết kịch bản mà chẳng chẳng biết mình đang đưa câu chuyện đi đến đâu thì cũng giống như việc bạn đi tìm đường mà chẳng biết hướng nào.
Kịch bản của Screenplay được chia thành 3 phần. Phần 1 là set-up, thể hiện trên kịch bản khoảng 25~30 trang. Quan trọng là cuối phần này phải có một cách chuyển cảnh tự nhiên để giới thiệu phần sau.
Điểm chuyển cảnh quan trọng sang phần 2 – phần triển khai câu chuyện. Phần này được thể hiện trên khoảng 45~65 trang giấy. Điểm chuyển cảnh của phần 2 này sẽ chuyển hướng câu chuyện vào phần 3 của tập phim.
Phần 3 là phần giải quyết vấn đề, được thể hiện trên khoảng 25~35 trang giấy.
Nắm được những điểm mấu chốt chuyển cảnh quan trọng sẽ giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. Về cơ bản, thì trước khi vạch đường đi cho mình phải quyết định đích đến đã. Có như vậy mới không đi lạc khỏi cốt truyện, tạo tiêu điểm và tính rõ ràng cho kịch bản.
Giai đoạn 5: Phát triển nhân vật
Cấu trúc chỉ duy trì cho câu chuyện hợp lý, còn ở mỗi cảnh thì cái mà giữ chân khán giả đó là nhân vật xuất hiện trên phim. Một khi quyết định cốt truyện, cấu trúc thời lượng và điểm chuyển cảnh (turn) rồi thì việc nhân vật xuất hiện như thế nào sẽ tự động được hé mở.
Nhân vật chính mà không nêu bật được cá tính của mình thì kịch bản đó sẽ chẳng đi đến đâu. Ngược lại, nếu nhân vật rõ nét thì không chỉ giúp rất lớn cho người biên kịch, mà còn có thể thay đổi toàn bộ kịch bản theo chiều hướng tốt hơn.
Những người xuất hiện trong cuộc sống riêng tư hay công việc của nhân vật xuất hiện được gọi là nhân vật xuất hiện của câu chuyện. Đời sống và những nơi đến của họ trong phim cũng sẽ mang tính cố hữu, không thể thay đổi.
Để phát triển nhân vật xuất hiện, hãy nhớ rằng không nhất thiết phải chờ đến giai đoạn thứ 5. Có tác giả phát triển nhân vật trước khi tìm điểm chuyển tiếp (turn) hay hình thành cốt truyện. Tuy nhiên, quan trọng nhất là công việc phát triển nhân vật này phải được thực hiện xong xuôi trước giai đoạn 6.
Giai đoạn 6: Đi vào từng cảnh
Sau khi kết thúc công đoạn phát triển nhân vật thì sẽ bước vào giai đoạn xây dựng cảnh – là một điểm chuyển quan trọng của kịch bản. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi phát triển kịch bản – là nơi mà cấu trúc kịch bản được hình thành.
Tại thời điểm này thì chúng ta đã biết mình đang đi về đâu. Vấn đề bây giờ là đến nơi đó bằng cách nào thôi. Vì mục đích này thì chúng ta nên sử dụng Index Card. Mỗi card đều diễn tả một cảnh nào đó. Trên mỗi card có ghi địa điểm, nhân vật xuất hiện trong cảnh, tóm tắt sơ lược đoạn truyện này.
Nên nhớ, nếu như cảnh không thể phản ánh và phát triển cốt truyện, và nếu không thể giải thích tính cách của nhân vật và nội dung của câu chuyện một cách thuyết phục, thì hãy loại nó ra khỏi kịch bản. Trên sóng truyền hình, tuyệt đối không có thời gian thừa cho những cảnh như thế.
Sau khi hoàn tất giai đoạn này, chúng ta lại quay về về quá trình triển khai cơ bản kịch bản. Do có thể thay đổi dễ dàng thứ tự của các card, giai đoạn này có thể điều chỉnh cấu trúc cần thiết của kịch bản.
Giai đoạn 7: Sắp xếp các scene (cảnh)
Đây là giai đoạn viết lại những lời thoại hay tóm tắt những cảnh quay. Chúng ta biết mỗi cảnh cần phải thực hiện vai trò triển khai câu chuyện. Giờ thì chúng ta chuyển sang công việc chuẩn bị dể phát hiện ra những yếu tố bên trong mà mỗi cảnh có thể áp dụng.
Công việc sắp xếp các scene là giai đoạn mang tính sáng tạo cao trong quá trình phát triển kịch bản. Công đoạn này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động. Việc mà nhân vật làm là gì? Làm thế nào để thông tin được cung cấp một cách thích hợp? Yếu tố bên trong của mỗi cảnh mà các nhân vật có thể vận dụng đó là gì?
Khi viết scene, đôi khi người biên kịch còn có thể tự do thể hiện ý tưởng và lời thoại hơn cả khi tạo khung kịch bản. Công đoạn này quan trọng không phải là sẽ phải nói thế nào, mà là nói cái gì và làm thế nào để cảnh thật tự nhiên.
Nhà biên kịch trong công đoạn này làm việc cũng giống như người họa sĩ đang ngồi bên giá vẽ. Trước khi viết bản thảo, bạn hãy chỉnh sửa những chỗ cần thiết trong khi cắt, dán các cảnh. Công việc không bao giờ có kết thúc. Một kịch bản tốt chỉ có thể ra đời sau khi thực hiện thật triệt để những công việc cần thiết. Xin đừng xem thường giai đoạn này. Vì con đường tắt thì rốt cục cũng chỉ là con đường tắt mà thôi.
Giai đoạn 8: Viết bản thảo
Những thao tác cơ bản gần như đã hoàn thành. Giờ thì phải bắt đầu đối chiếu với hình thức kịch bản để viết. Giờ bạn phải sử dụng những công cụ như lời thoại, cốt truyện, nơi chốn để kể ra câu chuyện của bạn. Trong quá trình khai thác kịch bản, chúng ta đã phải nắm được trước cấu trúc của câu chuyện rồi. Và cũng phải vẽ sẵn trong đầu cách thức mà câu chuyện được triển khai từ đầu cho đến khi kết thúc, từ việc hình dung ra từng cảnh, cho đến cách truyền đạt thông tin một cách hợp lý.
Điều quan trọng nhất bây giờ chỉ là viết ra tất cả những điều đó. Hãy viết lên tờ giấy. Nhưng không được để những chỉ trích bên trong làm ảnh hưởng đến mình. Không thể cầu toàn trong mọi việc. Hãy nên nhớ rằng, gọi nó là bản thảo, vì nó được viết ra là để tiếp tục chỉnh sửa.
Giờ thì bạn đang ngồi trước tờ giấy trắng và phải đối mặt với hàng loạt những câu hỏi. Liệu mình có thể làm được không? Tuy nhiên, bạn sẽ không thể làm được nếu không có sự đấu tranh. Trước tiên cứ thử đi đã.
Giai đoạn 9: Biên tập lại (công việc sửa chữa kịch bản)
Giai đoạn này chúng ta sẽ mài giũa lại kịch bản, cắt bớt hay thêm vào để hoàn thiện tác phẩm. Phải sửa đến khi câu chuyện phải rõ nét thì mới được. Nhân vật xuất hiện cũng được nhấn mạnh, lời thoại và hành động cũng sắc sảo và chặt chẽ.
Thời điểm này thì bạn được phép tự phê bình. Một tác phẩm kiệt xuất được ra đời trong giai đoạn sửa chữa kịch bản.Công việc biên tập lại chỉ kết thúc khi bạn xem kịch bản của mình và nghĩ rằng trong cuộc đời sẽ không thể viết được kịch bản nào hay hơn thế nữa. Giai đoạn 10: Marketing
Ngay cả khi kịch bản đã hoàn tất thì cũng không được dừng sáng tạo. Lúc này thì nhà biên kịch phải trở thành một nhân viên bán hàng.
Giai đoạn 11: Bán hàng
Khi đã bán được sản phẩm thì lúc này sự nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua sẽ được đền bù.
#30: Viết Kịch Bản Phim Ngắn
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và nhu cầu giải trí ngày càng tăng cao, phim ngắn đã trở thành món ăn tinh thần phổ biến đối với khán giả. Cách đây vài năm, khi phong trào “người người làm phim, nhà nhà làm phim” nở rộ, hàng loạt cuộc thi, liên hoan phim ngắn cũng dần được hình thành và trở thành sân chơi cho mọi đối tượng yêu thích làm phim. Với những biên kịch mới vào nghề, phim ngắn là cơ hội để rèn giũa kỹ năng, công việc kiếm tiền nhanh chóng và là bước chuẩn bị để tiến lên những dự án lớn hơn như phim điện ảnh hay phim truyền hình.
Phim ngắn là gì?
Theo định nghĩa của nhiều Liên hoan phim, phim ngắn là phim có độ dài dưới 40 phút. Tuy nhiên, với phần lớn Liên hoan phim, phim ngắn là phim có độ dài dao động trên dưới 20 phút hoặc ngắn hơn. Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm một phim ngắn có thời lượng 30 phút, hoặc thậm chí 60 phút. Nhưng mà, nếu bạn đã khai thác một vấn đề tới tận phút 40, tại sao bạn không khai thác hẳn luôn thành kịch bản 90 phút? Mọi người sẽ hỏi bạn như vậy.
Về lý thuyết, phim ngắn được xem như phim điện ảnh ngắn, không phải tiểu phẩm, cũng không phải video clip. Là phim, có nghĩa là bao gồm một câu chuyện được kể rõ ràng, mạch lạc bằng ngôn ngữ điện ảnh, truyền tải một thông điệp mạnh mẽ với lối kể chuyện ấn tượng, độc đáo. Những tiểu phẩm giáo dục, đạo đức đơn giản hay những vở hài kịch ngắn được quay ở khung hình 21:9 không được gọi là phim, đơn giản vì những tiểu phẩm đó không đủ ngôn ngữ điện ảnh. Những clip được quay và cắt ghép như những ảnh động (GIF) nối tiếp nhau rồi dán nhãn arthouse cũng không phải là phim, vì đó chỉ đơn thuần là một album ảnh động.
Thể loại phổ biến
Phim ngắn có thể loại khá đa dạng: Từ tâm lý, tình cảm, hành động đến rùng rợn, hồi hộp, sci-fi… Tuy nhiên, có một số thể loại ít được sản xuất và quan tâm, đó là cổ trang, hoạt hình, giả tài liệu. Lý do chủ yếu là vì những thể loại này khó sản xuất, mất thời gian, kinh phí lớn, lại không phù hợp với tiêu chí của nhiều cuộc thi phim ngắn.
Happen Ending
“Happen Ending”, cái kết bất ngờ có thể dự đoán trước, là đặc trưng của phim ngắn. Đó có thể là cái kết có hậu, đoản hậu, bi kịch, hay kết mở; nhưng điểm chung là phải gây bất ngờ một cách hợp lý cho khán giả.
2. Cấu trúc kịch bản phim ngắn
Ba Hồi có cần thiết?
Cấu trúc Ba Hồi, nói một cách đơn giản, là chia câu chuyện làm ba phần: Mở đầu, Phát triển, Kết thúc. Cho dù bạn kể câu chuyện như thế nào, kể theo cách gì, cuối cùng câu chuyện của bạn vẫn đi theo cấu trúc này. Bạn có thể mở đầu phim bằng cảnh kết, kết thúc phim bằng cảnh mở đầu, thì cuối cùng phim của bạn vẫn có đầy đủ ba phần: Mở đầu – Phát triển – Kết thúc. Không chạy đi đâu được.
Ouline kỹ càng
Outline, như đã nói ở những bài trước, là liệt kê tình tiết, diễn biến trong phim bằng các đoạn văn ngắn hoặc gạch đầu dòng. Đây là cách để bạn nắm được mạch phim một cách rõ ràng trước khi bắt tay vào viết kịch bản. Trừ khi bạn viết một kịch bản dưới 5 phút, hãy luôn chuẩn bị outline thật kỹ càng để không phải chỉnh sửa, viết lại nhiều lần, hoặc rơi vào những hố logic, lỗi cấu trúc khi đã viết tới giữa chừng.
Mở đầu hấp dẫn
Nếu như trong phim điện ảnh, bạn có tới 2-5 phút đầu tiên để thu hút khán giả, thì trong phim ngắn, bạn chỉ có chưa tới 30 giây đầu tiên để khán giả quyết định có xem tiếp hay không. Vậy nên, hình ảnh mở đầu của phim ngắn vô cùng quan trọng. Hình ảnh mở đầu cũng giống như tiếng sét ái tình trong tình yêu vậy. Phải khiến khán giả chú ý đến phim của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, hoặc họ sẽ tắt và xem phim khác.
Sử dụng kỹ thuật đúng chỗ
Các công cụ và kỹ thuật kể chuyện của phim ngắn và phim điện ảnh không khác gì nhau. Áp dụng kỹ thuật kể chuyện đúng nơi, đúng lúc sẽ giúp kịch bản trở nên hấp dẫn hơn và ngược lại. Công cụ và kỹ thuật kể chuyện sinh ra để phục vụ câu chuyện, hãy sử dụng chúng một cách hợp lý.
Càng ngắn càng tốt
Khán giả ngày nay không thích những câu chuyện được kể dài dòng, chậm chạp. Hơn nữa, phim ngắn có thời lượng vô cùng hạn chế, vậy nên mọi tình huống, chi tiết, nội dung trong phim ngắn phải được thể hiện một cách ngắn gọn, súc tích. Đừng quá tham lam chi tiết, hãy chỉ đưa vào kịch bản của bạn những chi tiết đắt giá nhất một cách mượt mà và không gượng ép.
Tự làm bản thân ngạc nhiên
Ý tưởng phim ngắn thường đến từ những khoảnh khắc thú vị, bất ngờ. Khi viết kịch bản phim ngắn, hãy suy nghĩ xem câu chuyện của bạn, cách bạn kể chuyện, cái kết của phim có kiến bạn cảm thấy bất ngờ, thú vị hay không. Nếu bạn cảm thấy rằng câu chuyện của bạn quá bình thường, nhạt nhòa, chưa đủ bất ngờ, thì khán giả cũng vậy.
Không dễ dãi
Mỗi phim ngắn, là mỗi câu chuyện, thế giới quan độc đáo, khác biệt. Khán giả luôn muốn xem những thứ mới lạ. Vậy nên người biên kịch cũng phải tìm kiếm cách kể chuyện mới lạ, độc đáo, sáng tạo. Đừng cố gắng nói lại thứ mà người ta đã nói đi nói lại nhiều lần. Hãy đưa ra tuyên ngôn mới, thông điệp mới thông qua kịch bản của bạn. Nếu đó là một thông điệp cũ, vậy thì cách bạn truyền đạt thông điệp đó phải hoàn toàn mới. Thông điệp cũ, cách kể cũ, kết quả chỉ là một tiểu phẩm nhàm chán và vô vị. Hãy sáng tạo, đừng dễ dãi với bản thân, bởi khán giả không bao giờ dễ dãi với bạn.
Nghĩ đến kinh phí
Làm phim là tốn tiền, dù cho chỉ là một phim ngắn 2 phút. Khi viết kịch bản, hãy lưu ý xem kịch bản này sẽ tốn tầm bao nhiêu tiền, nhà sản xuất có đủ tiền để hiện thực hóa phim ngắn này hay không. Có những phim ngắn chỉ tốn hai triệu đồng, cũng có phim ngắn tốn cả tỷ bạc. Nếu bạn viết một kịch bản về chiến tranh trong vũ trụ hay đánh nhau với khủng long khi mà ekip chỉ có hai mạng và không ai biết làm kỹ xảo, cũng chẳng có tiền thuê phim trường thì kịch bản đó bỏ xó. Hay khi bạn viết kịch bản về hai chị em giành nhau cây kẹo mút ngoài sân chơi mà sản xuất dụ bạn bán nhà thuê ekip khủng để quay phim cho đẹp thì bạn nên cho sản xuất vô nồi lẩu. Tiền nào của nấy. Hãy nghĩ về tiền khi viết kịch bản để tăng cơ hội hiện thực hóa kịch bản của bạn.
Thực tế là không có cách tính cụ thể cho một kịch bản sẽ tốn bao nhiêu tiền. Vấn đề này đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Cứ viết nhiều, ăn hành nhiều rồi bạn sẽ có kinh nghiệm.
Giá kịch bản phim ngắn hiện nay dao động từ hai đến dưới mười triệu đồng/kịch bản (mà chủ yếu là giá hai triệu/kịch bản). Dù tình trạng phá giá vẫn luôn xảy ra và không phải lúc nào biên kịch cũng được trả tiền, thì số lượng biên kịch và nhu cầu kịch bản phim ngắn vẫn có chiều hướng tăng cao.
Với nhiều biên kịch, phim ngắn là cơ hội tốt để kiếm tiền. Với nhiều biên kịch khác, phim ngắn là bước đệm trong lúc chờ cơ hội được viết điện ảnh. Dù cho mục đích, mục tiêu của bạn là gì; thì khi viết kịch bản phim ngắn, hãy cố gắng viết tốt nhất có thể. Vì khán giả, vì chính bản thân bạn.
Workshop “Viết kịch bản phim ngắn” trong năm nay (2020)?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kịch Bản Sản Xuất Phim Hoạt Hình 3D trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!