Cập nhật nội dung chi tiết về Khai Báo Tạm Vắng Tại Công An Xã, Phường, Thị Trấn mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bước 1: Những người sau đây khi đi khỏi nơi cư trú phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn khai báo tạm vắng: + Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên. + Người trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 3 tháng trở lên. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra, hướng dẫn nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng.
Cơ sở pháp lý
+ Luật Cư trú (Luật số 81/2006/QH11, ngày 29/11/2006). + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú (Luật số 36/2013/QH13, ngày 20/6/2013). + Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. + Thông tư số 35/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. + Thông tư số 36/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú. + Thông tư số 61/2014/TT-BCA, ngày 20/11/2014 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú.
Lưu Ý Khi Xin Xác Nhận Tại Ubnd Cấp Xã (Xã, Phường, Thị Trấn)
Là công dân của Việt Nam, chắc hẳn sẽ có không ít lần bạn phải xin xác nhận hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú. Đó có thể là xác nhận một nội dung về nhân thân, chứng thực hộ khẩu hoặc xác nhận chữ ký…
Việt Nam vẫn là nước quản lý theo hộ khẩu, vậy nên khi chứng thực bất cứ nội dung nào liên quan đến nhân thân, hoặc chứng thực, xác nhận chữ ký, bạn đều phải đến UBND cấp xã nơi bạn cư trú để xin xác nhận, mà không phải là đến bất kỳ UBND nào cũng được.
Việc xác nhận nhiều khi bạn nghĩ là sẽ đơn giản, nhưng thực ra có rất nhiều vấn đề phát sinh, vì vậy bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ một số lưu ý khi bạn đi xin xác nhận ở UBND xã, phường theo kinh nghiệm thực tế, có thể sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đang vướng mắc của mình.
Khi chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ để thực hiện công chứng một giao dịch, hoặc làm một số thủ tục hành chính, bạn sẽ gặp trường hợp cần phải đi xin xác nhận một số nội dung tại UBND cấp xã, chẳng hạn xác nhận thời điểm sinh, thời điểm mất, xác nhận phần mộ, xác nhận quan hệ vợ chồng… đối với một số trường hợp không thể cấp lại Giấy khai sinh, giấy chứng tử, đăng ký kết hôn…
Khi xin xác nhận, bạn sẽ gặp trường hợp trong đơn nêu rõ nội dung nhưng UBND chỉ xác nhận cho bạn như sau: “UBND phường X xác nhận ông Nguyễn Văn A (là người làm đơn) có hộ khẩu thường trú tại phường X”. Xác nhận có chữ ký của người có thẩm quyền và có đóng dấu của UBND. Tuy nhiên khi mang xác nhận đó đến tổ chức công chứng hoặc một cơ quan hành chính khác, thì cơ quan này không chấp nhận nội dung xác nhận như vậy mà yêu cầu bạn phải xin xác nhận của UBND với nội dung như sau: “UBND phường X xác nhận nội dung đơn của ông Nguyễn Văn A là đúng sự thật”.
Khi tôi làm công chứng và gặp trường hợp như vậy, rất nhiều khách hàng đã phản ứng với thái độ không đồng ý và cho rằng phía công chứng đang gây khó khăn. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, yêu cầu phải xin xác nhận lại nêu trên là đúng quy định và cần thiết. Bởi vì, nội dung cần xác nhận là thời điểm hoặc mối quan hệ như tôi đã nêu trên nhưng xác nhận của UBND chỉ đủ căn cứ để khẳng định người đó cư trú tại UBND đó, mà việc người đó cư trú tại UBND đó không có nghĩa là nội dung đơn của người đó là đúng sự thật. Nói cách khác, các cơ quan khác không có đủ căn cứ để khẳng định và biết được nội dung mà người đó nêu trong đơn có đúng hay không, và đương nhiên không thể chỉ dựa vào mỗi lời khai của người làm đơn để khẳng định được. Chính vì vậy các cơ quan khác khi nhận đơn đã buộc phải yêu cầu người dân đi xác nhận lại.
Để tránh tình trạng này, khi đi xác nhận bất cứ nội dung nào tại UBND, bạn nên chú ý nói rõ ràng với bộ phận tiếp nhận đơn là cần xác nhận nội dung đơn là đúng (mà không phải xác nhận tôi có hộ khẩu tại phường). Khi đó những nội dung nào UBND đủ căn cứ và thẩm quyền để xác nhận thì họ sẽ xác nhận cho bạn.
Nói thêm về tình huống phát sinh trong trường hợp này, khi đi xác nhận bạn sẽ gặp trường hợp phải đến xin xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc người quản trang trước. Sau đó khi mang tờ đơn đã có xác nhận của tổ trưởng hoặc quản trang, UBND cấp xã sẽ xác nhận và đóng dấu vào đơn. Đối với tổ trưởng tổ dân phố hoặc người quản trang, thường là bạn sẽ không gặp khó khăn nào, những người đó sẵn sàng xác nhận nội dung đúng sự thật cho bạn. Nhưng về phía UBND, bạn sẽ có thể gặp 2 trường hợp sau đây:
TH1: UBND xác nhận: “bà Nguyễn Thị B là tổ trưởng tổ dân phố (hoặc người cai quản nghĩa trang Y) của phường” (tùy từng nơi có thể có thêm nội dung:“chữ ký của bà Nguyễn Thị B là đúng”)
TH2: UBND xác nhận: “nội dung đơn của ông Nguyễn Văn A là đúng sự thật”
Đối với trường hợp 2, không cần bàn thêm vì.. “chuẩn” quá rồi, nhưng đa phần người dân thường gặp trường hợp 1, khi gặp trường hợp này, hiện nay một số các tổ chức công chứng đã chấp nhận để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, vì vậy nếu thấy việc xin xác nhận theo trường hợp 2 là quá khó khăn thì bạn có thể làm theo trường hợp 1, tất nhiên phải linh hoạt tùy từng nội dung cần xác nhận và nên hỏi trước văn phòng công chứng.
Tuy nhiên đối với trường hợp 1, phát sinh một số rủi ro, đó là tuy đã được tổ chức công chứng chấp nhận nhưng khi đi làm thủ tục tại một số cơ quan hành chính khác, họ lại không chấp nhận xác nhận như vậy, mà họ bắt xác nhận nội dung. Trường hợp này hiện tại chưa có quy định cụ thể nên không xử lý triệt để được, vì thực ra tổ chức công chứng đã làm đúng nhưng yêu cầu của cơ quan hành chính cũng không sai so với quy định.
Thực ra tôi cũng không hiểu tại sao đa số UBND xã, phường lại “sợ” xác nhận nội dung đến vậy, mặc dù đã có đầy đủ chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố, của ngưởi quản trang, người dân họ cũng có một số giấy tờ chứng minh cho việc cần xác nhận… Mà thực ra không khó để cán bộ phường có thể thẩm định được nội dung đơn của người dân là đúng hay chưa đúng, bởi vì họ là cấp quản lý gần dân nhất. Vậy mà họ vẫn không “dám” chịu trách nhiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Chính vì vậy dẫn đến việc xin xác nhận của người dân tưởng đơn giản hóa ra lại thành phức tạp và phải đi lại nhiều lần.
Có một cách, có thể coi là một “mẹo” nhỏ khi bạn tự đi xin xác nhận: Đó là nếu như bạn rất cần UBND phường, xã xác nhận nội dung nhưng họ vẫn không đồng ý, lúc đó bạn thử yêu cầu họ là: chỉ cần ký và đóng dấu vào đơn cho bạn, mà không cần viết thêm bất cứ một chữ hay xác nhận nào khác. Cách này có thể tạm gọi là “nước đôi”, có nghĩa là bạn sẽ được việc (có xác nhận của UBND), và UBND có thể sẽ bớt phải lo lắng về “trách nhiệm” khi không phải viết thêm gì mà vẫn hoàn toàn đúng luật. Cách này không phải lúc nào cũng thành công, nhưng tôi đã thử và thấy một số UBND họ rất thoải mái khi xác nhận như vậy. Vậy nên nếu “bí” quá bạn thử xem sao 😛 .
Còn cách giải quyết có thể coi là ổn nhất trong trường hợp đi xin xác nhận tại UBND, chỉ xét riêng đối với mục đích công chứng, đó là bạn yêu cầu chính tổ chức công chứng đó xác minh cho bạn, khi đó tổ chức công chứng sẽ phát hành văn bản và làm các thủ tục xác minh theo quyền hạn của họ. Yêu cầu của bạn có thể được tổ chức công chứng chấp nhận hoặc từ chối (đó là quyền của họ) và nếu được chấp nhận bạn có thể phải trả thêm phí dịch vụ xác minh, bù lại thì bạn sẽ yên tâm hơn, và không phải đi lại nhiều lần, bởi vì kết quả của việc tổ chức công chứng xác nhận đó là văn bản trả lời của UBND phường, xã về nội dung cần xác nhận.
Cách thứ 2, nếu công chứng viên thấy hồ sơ của bạn đủ độ tin cậy và an toàn, không phát sinh rủi ro, bạn có thể đề nghị tổ chức công chứng làm văn bản xác nhận là đã thẩm tra và sẽ chịu trách nhiệm với những nội dung về nhân thân của bạn trong văn bản công chứng. Có văn bản đó, bạn cũng có thể đi làm được các thủ tục tiếp theo. Tuy nhiên cách này rất khó và rất hiếm, chỉ trường hợp bất đắc dĩ hoặc quá khó khăn thì văn phòng công chứng mới chấp nhận làm vậy cho bạn, vì đó không phải là nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên thì dù sao đây cũng là một cách mà tôi đã gặp, vậy nên tôi vẫn nêu ra để biết đâu một lúc nào đó có ích cho bạn.
Cuối cùng, nếu bạn cần các văn bản quy định liên quan đến các loại xác nhận cơ bản của UBND, thì bạn có thể tải về miễn phí bộ văn bản pháp luật dưới đây.
Bộ văn bản này bao gồm 4 văn bản: Luật hộ tịch 2014, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết Luật Hộ tịch và Thông tư 226/2016/TT-BTC về phí chứng thực. Bộ văn bản này bao gồm gần như toàn bộ các quy định liên quan đến các loại xác nhận cơ bản của UBND các cấp, đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân..v..v.. và Toàn bộ các mẫu tờ khai có liên quan, tất cả đều là file word dạng *.doc. Đây có thể coi là cẩm nang cho bạn khi cần thiết phải “làm việc” với UBND và tôi cũng phải căn cứ vào những văn bản này để tư vấn cho bạn đấy 😉
Bạn đừng ngại khi phải đọc văn bản pháp luật và cũng đừng ngại khi thấy nó quá dài, bạn hãy sử dụng chức năng “Ctrl + F” của Microsoft Word để tra cứu nội dung mình cần. Nếu sau khi tra cứu vẫn còn băn khoăn thì đừng ngại để lại câu hỏi dưới đây.
Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp ích cho những ai quan tâm. Nếu có ý kiến hay câu hỏi liên quan, các bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng để được tư vấn Bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
Thủ Tục: Cấp Giấy Chuyển Hộ Khẩu (Công An Xã, Thị Trấn)
+ Thông tư số 35/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Thủ tục: Cấp giấy chuyển hộ khẩu (Công an xã, thị trấn)
+ Thông tư số 36/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú. + Thông tư số 61/2014/TT-BCA, ngày 20/11/2014 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú. + Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.– Trình tự thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn để làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú: + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ. + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận. + Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (thứ 5, ngày lễ nghỉ). Bước 3: Nhận kết quả: Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ đăng ký giao giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho người đến nhận kết quả và yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu. Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.– Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Công an xã, thị trấn.– Thành phần, số lượng hồ sơ: + Thành phần hồ sơ: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02) b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây). + Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.– Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an xã, thị trấn. – Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chuyển hộ khẩu (HK07).– Lệ phí (nếu có): Không.– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02).– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): + Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây: Chuyển đi ngoài phạm vi thành phố hoặc ra ngoài các xã, thị trấn của huyện. + Trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu: Chuyển đi trong phạm vi cùng một thành phố; học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác; đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: + Luật Cư trú (Luật số 81/2006/QH11, ngày 29/11/2006). + Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú (Luật số 36/2013/QH13, ngày 20/6/2013). + Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Mẫu Đơn Trình Báo Và Xác Nhận Mất Con Dấu Tại Phường, Xã
Home ” Khắc dấu ” Mẫu đơn trình báo và xác nhận mất con dấu tại Phường, xã
Sau khi làm mất, thất lạc con dấu pháp nhân, dấu tròn doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật cần làm đơn trình báo và xác nhận mất con dấu đến phường xã nơi làm mất hoặc đặt trụ sở.
Nội dung đơn trình báo cần nêu rõ thời gian địa điểm làm mất con dấu. Khi làm đơn trình báo hoặc xác nhận người đi làm thủ tục cần mang theo đăng ký kinh doanh, chứng minh thư người đại diện pháp luật và giấy ủy quyền cho người đi thực hiện thay nếu có.
Mẫu giấy xác nhận mất con dấu tại xã phường như sau:
Tên tôi là: NGUYỄN VĂN A – Sinh năm: 1982.
HKTT: Thôn An Đoài, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Chỗ ở hiện nay: Thôn An Đoài, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Chức danh:Tổng giám đốc – Công ty cổ phần ABC
Địa chỉ trụ sở chính: Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tôi làm đơn này để xin xác nhận về sự việc như sau:
Vào hồi 10h00 ngày 05-09-2018, trên đường đi vào trong khu vực chợ Nam Đồng, phường Nam Đồng, tôi có đánh rơi một cặp tài liệu trong đó có:
01 con dấu CÔNG TY CỔ PHẦN ABC.
Tôi đã thực hiện mọi biện pháp tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Nay tôi làm đơn này để xin xác nhận của Công an phường Nam Đồng về việc bị mất giấy tờ nêu trên.
Tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2019
Xác nhận của CA Phường Người làm đơn Liên hệ ngay BRAVOLAW 19006296 hoặc mail doanhnghiep@bravolaw.vn để được tư vấn cấp lại con dấu nhanh nhất.
Bạn đang xem Mẫu đơn trình báo và xác nhận mất con dấu tại Phường, xã hoặc Mau don trinh bao va xac nhan mat con dau tai Phuong, xa trong Khắc dấu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khai Báo Tạm Vắng Tại Công An Xã, Phường, Thị Trấn trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!