Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Bị Mất mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014), người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp bị mất như sau:
– Người bị mất thẻ BHYT phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Với quy định này, có thể thấy, chỉ cần có đơn đề nghị cấp lại thẻ gửi cơ quan BHXH, người bị mất thẻ BHYT sẽ được cấp lại thẻ.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP LẠI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ BỊ MẤT
Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định việc cấp lại thẻ BHYT:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất
– Thành phần hồ sơ
+ Đối với người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
+ Đối với đơn vị sử dụng lao động: Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).
– Số lượng hồ sơ
01 bộ.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Người tham gia BHYT nộp hồ sơ tại:
+ Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia BHYT thuộc đối tượng do BHXH huyện thu.
+ Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu là người tham gia BHYT thuộc đối tượng do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
Bước 3. Thủ thục giải quyết hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất.
Căn cứ vào Tờ khai của người tham gia BHYT, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra, xem xét hồ sơ. Nếu đủ điều kiện sẽ cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.
Thời hạn cấp lại thẻ:
Như đã đề cập, Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định, trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, cơ quan BHXH phải cấp lại thẻ cho người tham gia BHYT.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, khoản 2 Điều 30 Quyết định 595 có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 nêu rõ thời hạn cấp thẻ BHYT:
– Trường hợp không thay đổi thông tin: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Và như vậy, người tham gia BHYT có thể được cấp lại thẻ BHYT do bị mất ngay trong ngày nộp đủ hồ sơ.
THỦ TỤC CẤP LẠI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ BỊ MẤT – MẤU TỜ KHAI TK1-TS
Mẫu
TK1-TS (Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)
TỜ KHAI
THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
(Áp dụng đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH và thay đổi thông tin)
[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa): NGUYỄN VĂN HUY
[02]. Ngày, tháng, năm sinh: 09 / 12 / 1986 [03]. Giới tính: Nam
[04]. Quốc tịch : Việt Nam [05]. Dân tộc: Kinh
[06]. Nơi đăng ký giấy khai sinh: [06.1]. Xã (phường, thị trấn): Phường Tân Phú
[06.2]. Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): Quận 7 [06.3]. Tỉnh (Tp): Hồ Chí Minh
[07]. Địa chỉ nhận kết quả: [07.1]. số nhà, đường phố, thôn xóm: Số 12 Tân Phú [07.2]. Xã (phường, thị trấn): Phường Tân Phú [07.3] Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): Quận 7 [07.4].Tỉnh (Tp): Hồ Chí Minh
[08]. Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước: 030146549957 [09]. Số điện thoại liên hệ: 09033741231
[10]. Họ tên cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi):
[11]. Mức tiền đóng: 5.000.000 [12]. Phương thức đóng: Hàng tháng
(Chỉ tiêu [11], [12] chỉ áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện)
Bạn đang xem: Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT theo Quyết định 595
[13]. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu (không áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện): ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (danh sách đăng ký nơi KCB ban đầu được cơ quan BHXH thông báo hằng năm gửi cho cho đơn vị, UBND xã, đại lý thu).
[14]. Trường hợp người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng thì kê khai thêm Phụ lục (Phụ lục kèm theo) và không phải nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh thư, thẻ căn cước.
[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa): TRẦN THU TRANG
[02]. Ngày, tháng, năm sinh: 15 / 08 / 1990 [03]. Mã số BHXH: 0225714183
[05]. Hồ sơ kèm theo (nếu có):
– Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.
– Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.
Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ (chỉ áp dụng đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc thay đổi họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh) Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai ………, ngày ……. tháng ……. năm ……. Người kê khai (Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH
(Trách nhiệm lập: Người tham gia hoặc chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có người tham gia BHYT theo hộ gia đình chưa có mã số BHXH.)
Họ và tên chủ hộ: …………………………………….. Số điện thoại (nếu có): ………………………
Địa chỉ: Thôn (bản, tổ dân phố) …………………………………………………. Xã (phường, thị trấn): …………………………………………
Huyện (quận, thị xã, Tpthuộc tỉnh): …………………………………………….. Tỉnh (Tp): …………………………………………………………
Stt Họ và tên Mã số BHXH Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Nơi cấp giấy khai sinh Mối quan hệ với chủ hộ SỐ CMND/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu Ghi chú
A B 1 2 3 4 5 6 7
1 Ghi đầy đủ họ và tên của từng người trong hộ gia đình.
Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. vợ, chồng, con, cháu…
2
3
4
…
– Trường hợp chưa có mã số BHXH thì kê khai các chỉ tiêu tại phần I của Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
– Người tham gia kê khai đầy đủ, chính xác các thành viên hộ gia đình, không phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chứng minh tình trạng tham gia.
Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai ..….,Ngày……. Tháng….. Năm……. Người kê khai (Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế
Cấp lại thẻ bhyt trực tiếp
Đây là cách truyền thống mà hầu hết người dân đều sử dụng từ trước đến nay khi làm mất thẻ bhyt. Người dân sẽ làm đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt theo quy định và nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa, sau đó tờ đơn được gửi đến cơ quan BHXH quận/huyện để kiểm tra, đối chiếu.
Tuy nhiên, thời hạn thực hiện thủ tục Không được quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Đồng thời, người dân có thể tốn thời gian, công sức đến nơi nộp đơn mà không nhận được kết quả.
Cấp lại thẻ bhyt gián tiếp qua mạng
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc cấp lại thẻ bhyt bị mất cũng không còn quá khó khăn mà được tiện lợi hóa thông qua mạng, để giúp người dân dễ dàng làm đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt tại nhà.
Người dân chỉ cần truy cập trực tiếp vào website Cổng Dịch vụ công Quốc gia thông qua các thiết bị có kết nối mạng và thực hiện theo đúng trình tự, lần lượt là:
Truy cập website của Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Đăng ký/Đăng nhập vào tài khoản trong website.
Xem hướng dẫn và thực hiện tất cả thủ tục làm đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt.
Cuối cùng cơ quan bhxh sẽ thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả đến cho tài khoản đăng ký.
Mẫu đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Điều đầu tiên mà người dân khi bị mất thẻ bhyt cần làm đó là tìm mẫu đơn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định (mẫu số 02/THE) sau đó nộp lên cơ quan BHXH để đề nghị được cấp lại.
Khi viết đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cần phải ghi rõ thông tin cá nhân, lý do bị mất thẻ rồi ký tên vào mẫu đơn. Sau đó, người dân chỉ cần đợi xác nhận từ cơ quan, tổ chức hay UBND địa phương nơi mình cư trú.
Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại bhyt
Không phải ai cũng biết rõ về cách viết đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt mẫu tk1-ts. Chính vì thế, để tránh việc mắc lỗi trong quá trình viết đơn chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách tuần tự và dễ hiểu để mọi người dân đều có thể dễ dàng làm theo.
Bước 1: Người tham gia bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị cho mình tờ đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt mẫu tk1-ts.
Bước 2: Cần phải điền đầy đủ thông tin một cách chính xác.
Bên dưới Quốc hiệu, bạn cần điền nơi viết đơn, ngày/tháng/năm bằng chữ in nghiêng.
Kính gửi: Viết rõ cụ thể cơ quan BHXH tại địa phương, nơi cư trú của bạn.
Tên tôi là: Ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa, có dấu và đảm bảo khớp với tên theo cmnd cũng như giấy khai sinh.
Nam/Nữ: Ghi đúng theo giới tính của mình.
Địa chỉ: Ghi chính xác nơi ở hiện nay, địa chỉ thường trú.
Thẻ bhyt số: Điền đúng số của thẻ bhyt cũ, nếu không nhớ thì nhờ đến cơ quan cán bộ thương binh và xã hội cấp địa phương.
Thời hạn của thẻ bhyt: Ghi thời hạn của thẻ đã bị mất hoặc nhờ đến cơ quan chính quyền cấp xã nếu quên.
Lý do cấp lại thẻ: Ghi một cách trung thực về lý do làm lại thẻ như: thẻ bị mất, rách,…
Ký và ghi rõ họ tên: Dùng chữ ký hoặc có thể sử dụng ký tự thường dùng nếu không biết chữ hay không biết viết.
Bước 3: Sau khi đã hoàn tất và đảm bảo đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được viết đầy đủ, chính xác thì người dân sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tại địa phương để được kiểm duyệt và cấp lại thẻ.
Đơn Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Viết Như Thế Nào?
Theo quy định tại Điều 18 của Luật bảo hiểm y tế năm 2008, được sửa đổi bổ sung vào năm 2014. Nếu người sử dụng bị làm mất thẻ bảo hiểm y tế được đề nghị cấp lại thẻ mới. Và trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp thẻ, cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm làm lại thẻ cho người có yêu cầu.
2. Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
Việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại khoản 4, điều 27 tại Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội. Thủ tục cụ thể như sau:
Đối với cá nhân sử dụng cần chuẩn bị các giấy tờ như sau: tờ khai về việc mất thẻ bảo hiểm y tế, đơn xin cấp lại bảo hiểm y tế.
Đối với đơn vị sử dụng lao động nếu có người lao động làm mất thẻ, cần chuẩn bị bảng kê có đầy đủ thông tin của cá nhân cần cấp thẻ mới.
2.2. Nộp hồ sơ
Cơ quan có trách nhiệm cấp lại thẻ y tế mới đó là bảo hiểm xã hội cấp huyện, tỉnh. Nếu đối tượng thuộc bảo hiểm huyện thu thì nộp tại cấp huyện. Nếu do bảo hiểm xã hội tỉnh thu thì nộp tại cấp tỉnh.
2.3. Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Đồng thời giải quyết trong 7 ngày làm việc, kể từ lúc nhận được đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
3. Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Đối với bất kỳ mẫu đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế nào, phần bắt buộc phải có đó là tên quốc hiệu: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc lập Tự do Hạnh phúc.
Nằm ngay phía dưới Quốc hiệu mục … ngày … tháng … năm.. Điền nơi viết đơn và mốc thời gian cụ thể. Yêu cầu viết chữ in nghiêng. Ví dụ bạn đang sinh sống tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ngày viết đơn đề nghị cấp thẻ là 6/4/2020. Vậy bạn phải ghi là: ” Long Sơn, ngày 06 tháng 4 năm 2020 ”
Mục kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi bạn cư trú. Ví dụ: Kính gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang
Tên tôi là: ghi đầy đủ họ và tên theo chứng minh thư và giấy khai sinh. Nên viết tên bằng chữ in hoa, có dấu. Ghi các thông tin phải khớp nhau giữa các loại giấy tờ.
Mục nam/nữ: ghi nam nếu thuộc giới tính nam, nữ nếu thuộc giới tính nữ.
Địa chỉ: ghi rõ nơi ở hiện tại, cần ghi đầy đủ và chính xác để tránh xảy ra những phiền phức.
Thẻ bảo hiểm y tế số: Điền số của thẻ bảo hiểm cũ. Trường hợp làm mất và không nhớ thì nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chính quyền cấp xã, cụ thể là cán bộ thương binh và xã hội.
Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT: Ghi thông tin của thẻ cũ, không nhớ thì nhờ chính quyền cấp xã.
Mục lý do cấp lại thẻ: Nêu cụ thể lý do làm lại thẻ là gì. Ví dụ như: Thẻ bảo hiểm y tế bị mất, bị rách, bị hỏng,…
Mục ký và ghi rõ họ tên: có thể dùng chữ ký hoặc điểm chỉ nếu không biết chữ, không biết viết,…
Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết cách làm đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Việc hiểu và nắm rõ quy định sẽ giúp các bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề rắc rối của mình.
Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Tạm Trú Bị Mất
Thẻ tạm trú là một loại giấy tờ được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay cho thị thực, người có thẻ tạm trú sẽ không cần phải làm visa nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, thẻ tạm trú có thể bị mất, bị thất lạc, gây ra nhiều phiền phức không nhỏ cho người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Đối với trường hợp mất thẻ tạm trú, người nước ngoài cần phải báo ngay cho cơ quan cấp thẻ và có xác nhận của công an địa phương về trình báo mất thẻ tạm trú, sau đó tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất.
Thẻ tạm trú là một loại giấy tờ được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay cho thị thực, người có thẻ tạm trú sẽ không cần phải làm visa nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, thẻ tạm trú có thể bị mất, bị thất lạc, gây ra nhiều phiền phức không nhỏ cho người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Đối với trường hợp mất thẻ tạm trú, người nước ngoài cần phải báo ngay cho cơ quan cấp thẻ và có xác nhận của công an địa phương về trình báo mất thẻ tạm trú, sau đó tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất.
Thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất
Hồ sơ xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất bao gồm những giấy tờ như sau:
Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh.
Đơn xác nhận của công an địa phương về trình báo mất thẻ tạm trú
Tờ khai thông tin của người nước ngoài xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất (Mẫu NA8)
2 ảnh thẻ kích cỡ 2cm x 3cm, phông nền trắng, rõ mặt, chụp trong vòng 6 tháng.
Bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất nhập cảnh và mang theo bản chính để đối chiếu
Bản sao giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam (tùy trường hợp cụ thể nộp giấy tờ thích hợp: Giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép lao động, giấy xác nhận thành viên hội đồng quản trị, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, giấy đăng ký kết hôn, khai sinh…).
Lưu ý khi làm thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất
Thời hạn hộ chiếu của người xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất phải có giá trị trên 1 năm.
Trường hợp người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng được thỏa thuận và ký kết với doanh nghiệp Việt Nam thì phải có Giấy phép lao động còn thời hạn tối thiểu trên 1 năm hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép lao động. Nếu giấy phép lao động sắp hết thời hạn thì người nước ngoài phải tiến hành làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động trước rồi mới làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất.
Trường hợp người lao động nước ngoài là nhà đầu tư có thể xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn bằng hoặc dài hơn thời hạn của thẻ tạm trú cũ nhưng tối đa là 5 năm.
Trường hợp người có vợ hoặc chồng, trẻ em có mẹ là người Việt Nam có thể xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn tương đương hoặc dài hơn thẻ tạm trú cũ nhưng cũng không quá 5 năm theo quy định.
Đương đơn khi tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất phải có văn bản giải trình lý do làm mất thẻ, nộp kèm với bộ hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú.
Trường hợp người nước ngoài khi chưa làm thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất nhưng lại muốn xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải làm thủ tục cấp visa, nếu không người nước ngoài sẽ không được phép xuất cảnh.
Khi bị mất thẻ tạm trú, người nước ngoài cần phải tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất để tránh những rắc rối không đáng có. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú bị mất lại khá phức tạp và rườm rà. Vì vậy, nếu bạn đang có thắc mắc về thủ tục này, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến hotline của Việt Uy Tín để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Bị Mất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!