Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Dành Cho Sinh Viên Ngoại Trú mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
Trích Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Mục đích
Tạo cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nền nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú.
2. Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú
1. Học sinh, sinh viên ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
3. Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên ngoại trú
1. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường nơi cư trú và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
3. Phải đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) và báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học.
4. Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với nhà trường trong thời hạn 20 ngày.
5. Học sinh, sinh viên ngoại trú có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại nơi có hộ khẩu thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại các khoản 1, 2, 4 của Điều này.
II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP XÁC NHẬN CHO SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
1. Thủ tục đăng ký ngoại trú
Trong vòng 1 tháng sau khi nhập học, SV ngoại trú phải nộp cho Cố vấn học tập thông tin về chỗ ở hiện tại như sau:
– Đối với SV ở tại địa chỉ thường trú: nộp bản sao hộ khẩu thường trú tại Hà Nội và điện thoại liên hệ.
– Đối với SV ở tại địa chỉ tạm trú: nộp bản sao giấy đăng ký tạm trú có xác nhận của công an phường (xã) nơi cư trú và điện thoại liên hệ.
Khi thay đổi chỗ ở ngoại trú mới, SV phải làm lại thủ tục đăng ký ngoại trú theo qui định của Nhà nước và báo với Cố vấn học tập, P.CTCT&SV về địa chỉ chỗ ở mới.
2. Thủ tục xác nhận sinh viên để đăng ký tạm trú, tạm vắng tại công an phường (xã) nơi cư trú:
+ Đơn vị phụ trách: Phòng Công tác chính trị và sinh viên
+ Địa điểm: Văn phòng Hỗ trợ sinh viên – P105 Nhà N2
+ Thời gian: Các ngày Thứ 2, Thứ 4 và Thứ 6 hàng tuần (Nộp giấy đề nghị xác nhận vào buổi sáng và nhận kết quả vào cuối ngày làm việc).
Biểu Mẫu Dành Cho Sinh Viên
thông báo chương trình sau đại học của Trường đại học Kỹ thuật Nagaoka Nhật
đọc tiếp…
JASSO Study in Japan Virtual Fair 2021
đọc tiếp…
Thông báo thu học phí nợ HK2, HK3 trong HK1 2021-2022
Những sinh viên chưa nộp học phí của các học phần học trong học kỳ 2 và học kỳ 3 năm học 2020-2021, được tiếp tục nộp học phí trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 và những học phần này sẽ không bị hủy kết…
đọc tiếp…
USAP National Young Leaders Congress
Thông báo về hội nghị trực tuyến với chủ đề “Embracing Adversity, Empowering Leadership and Resiliency” do The University Scholars Association of the Philippines, Inc. tổ chức vào ngày 12 và…
đọc tiếp…
Hướng Dẫn Sử Dụng Google Classroom Cho Sinh Viên
là một công cụ giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện,tất cả tài liệu, bài tập, và điểm số đều được lưu ở cùng một nơi. Ngoài phiên bản web, Google Classroom cũng có phiên bản trên Android và iOS cho phép học sinh, giảng viên theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu. Hôm nay chúng tôi sẽ Hướng dẫn sử dụng Google Classroom cho các bạn
Một trong những lợi ích nổi trội của Google Class đó là giúp giảm thiểu được việc sử dụng giấy (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học.
Giúp giảng viên tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive).
Ngoài phiên bản web, Google Classroom đã có phiên bản trên Android và iOS cho phép người học truy cập vào Lớp học nhanh hơn, luôn cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển.
Tài khoản Google của Trường đã được cấp với dung lượng không giới hạn. Điều này là một thuận lợi rất lớn trong việc sử dụng Google Classroom, giảng viên có thể lưu trữ toàn bộ tài liệu giảng dạy, video tham khảo, hình ảnh lớp học, điểm,…ngay trên Drive của lớp học này và chia sẻ cho sinh viên mà không phải bận tâm về không gian lưu trữ.
Giảng viên và sinh viên có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet).
Các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng.
Bước 1: Truy cập đường dẫn https://classroom.google.com
Nếu chưa có tài khoản gmail thì xem ở đây: Tạo và sử dụng mail căn bản
Cách 1: Tự đăng ký lớp học khi biết mã lớp
Truy cập đường dẫn https://classroom.google.com
Cách 2: Nhận email mời vào lớp học từ giảng viên
Giảng viên sẽ mời sinh viên tham gia lớp học bằng cách gửi mail đến sinh viên, sinh viên check mail để tham gia lớp học.
Người học đăng nhập và mở email ra và mở mail “lời mời tham gia lớp học….”
Xem các nội dung thông báo hoặc bài tập của giảng viên gửi ở phần Luồng
Bước 1: Sinh viên chọn lớp học cần tạo bài đăng
Sau khi tạo xong sinh viên nhấn ĐĂNG để gửi nội dung cho các bạn trong lớp.
Sau khi tạo xong sinh viên nhấn ĐĂNG để gửi nội dung cho các bạn trong lớp.
Bạn chọn trang chủ ” lớp học ” của Classroom
Vậy là xong!
Phương pháp học tập hiệu quả học phần ngôn ngữ lập trình Hướng dẫn sử dụng Google Classroom
Mẫu Đơn Xin Nghỉ Học Thông Dụng Dành Cho Học Sinh, Sinh Viên
Mẫu đơn xin nghỉ học chuẩn cho sinh viên, học sinh ▶ Xin nghỉ học 1 ngày, xin nghỉ học vì bị ốm, xin nghỉ học có thời hạn, xin nghỉ học dài hạn ▶ Download online file Word miễn phí ▶ Thuộc thư viện ViecLamVui
Các mẫu đơn xin nghỉ học file Word, nội dung soạn sẵn, tải miễn phí
Những mẫu đơn xin nghỉ học phổ biến thường dùng cho học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, tiểu học.
Mẫu đơn xin nghỉ học mầm non
Mẫu đơn xin nghỉ học đại học
Mẫu đơn xin nghỉ học 1 ngày, 2 ngày dành cho học sinh cấp 2, cấp 3
Mẫu đơn xin nghỉ học dành cho phụ huynh học sinh tiểu học
Mẫu đơn xin nghỉ học bán trú
Mẫu đơn xin nghỉ học có thời hạn
Mẫu đơn xin nghỉ học dài hạn
Câu hỏi thường gặp khi làm đơn xin nghỉ học
Khi nào thì cần làm đơn xin nghỉ học?
Trong quá trình học tập, đôi khi con em của bạn sẽ gặp phải những vấn đề cá nhân hay gia đình mà phải xin nghỉ học hoặc xin nghỉ học tạm thời trong một thời gian. Dù bất kỳ lý do gì thì việc nghỉ học là điều không mong muốn của học sinh cũng như của phụ huynh vì nghỉ một buổi học sẽ làm mất đi kiến thức của buổi học đó.
Tuy nhiên, khi gặp những tình trạng hi hữu như ốm, công việc cá nhân mà bản thân, gia đình không thể sắp xếp được thì cần viết đơn xin nghỉ học để được sự chấp thuận của nhà trường và không bị trừ điểm chuyên cần.
Học sinh cấp 3 hoặc cấp 2 và sinh viên đại học, cao đẳng có thể tự viết đơn xin phép nghỉ học nhưng cần có sự xác nhận của phụ huynh để đảm bảo rằng việc nghỉ học là chính đáng, hợp lệ. Đối với trường hợp các em học sinh ở bậc học mầm non và tiểu học, phụ huynh sẽ là người trực tiếp viết đơn xin nghỉ học cho các em.
Đơn xin nghỉ học cần có những thông tin gì?
Một mẫu đơn xin nghỉ học chuẩn cần đảm bảo có đầy đủ những thông tin cần thiết như sau:
Phần đầu đơn: Luôn phải có Quốc hiệu, tiêu ngữ của văn bản hành chính.
Tên lá đơn: “Đơn Xin Phép Nghỉ Học” – Nên viết bằng chữ in hoa để lá đơn thêm trang trọng.
Kính gửi đến ai: Ban Giám Hiệu nhà trường, Hiệu trưởng, Giáo viên chủ nhiệm…
Thông tin của học sinh xin nghỉ học: Họ tên, học khối mấy, lớp nào.
Thời gian xin nghỉ học: Xin nghỉ mấy ngày, từ ngày nào đến ngày nào.
Lý do xin nghỉ học: Ghi chi tiết cụ thể lý do mà học sinh phải nghỉ học.
Lời cam kết: Cam kết học sinh sẽ đi học lại đúng thời gian xin phép và sẽ hoàn thành đầy đủ bài học, bài tập của những ngày vắng mặt.
Chữ ký: Nếu phụ huynh là người làm đơn thì sẽ ký và ghi rõ họ tên. Trong trường hợp học sinh làm đơn thì ngoài chữ ký của học sinh, còn cần phải có ý kiến và chữ ký xác nhận của phụ huynh trong đơn.
Những điểm cần lưu ý khi phụ huynh viết đơn xin nghỉ học cho con là gì?
Đối với mỗi trường học, đặc biệt là với bậc mầm non, cấp tiểu học hay THCS, khi học sinh nghỉ học vì một lý do nào đó, phụ huynh cần viết đơn xin phép nghỉ học theo đúng quy định nhà trường, đồng thời cũng đảm bảo cho học sinh không bị đánh giá hạnh kiểm xấu khi nghỉ học không xin phép. Đơn xin phép nghỉ học vừa thể hiện sự tôn trọng nhà trường vừa thể hiện văn hoá của mỗi gia đình. Do đó, khi viết đơn xin nghỉ học, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau đây:
Cần tuân theo quy tắc soạn thảo văn bản nếu đánh máy đơn xin nghỉ học. Nếu viết tay thì cũng cần viết cẩn thận.
Kiểm tra kỹ nội dung đơn để tránh các lỗi về chính tả.
Thể hiện cụ thể và rõ ràng lý do xin nghỉ học để có tính thuyết phục nhất.
Sử dụng giọng văn thường sử dụng trong lĩnh vực văn bản hành chính.
Mẫu đơn xin nghỉ học dành cho sinh viên có điểm gì khác biệt?
Hiện nay nhiều trường đại học đã xây dựng hệ thống biểu mẫu riêng của trường trong đó có mẫu đơn xin nghỉ học để sinh viên có thể sử dụng khi cần thiết. Đối với các trường hợp xin nghỉ học có thời hạn hay xin nghỉ học tạm thời, sinh viên cần phải làm đơn trước và gửi đến nhà trường để được xét duyệt nhằm đảm bảo việc nghỉ học đúng quy định và không ảnh hưởng đến thời gian học tập.
Ngoài ra, đơn xin nghỉ học dành cho sinh viên sẽ yêu cầu cao hơn về kỹ năng trình bày cũng như cần có đầy đủ những thông tin cần thiết để định danh được mình như là: mã số sinh viên, tên lớp, tên khoa, khoá đào tạo, hệ đào tạo…
Với những trường hợp làm đơn xin nghỉ học dài hạn và bảo lưu kết quả học tập vì lý do sức khoẻ, các bạn sinh viên hoặc phụ huynh cần nộp kèm giấy khám bệnh, giấy yêu cầu điều trị bệnh của bác sĩ để gia tăng tính thuyết phục.
Nộp đơn xin nghỉ học khi nào?
Thông thường, nhà trường sẽ có quy định nếu học sinh nghỉ học ngày nào thì cần nộp đơn xin nghỉ học vào đầu giờ sáng của ngày hôm đó để nhà trường có thể kiểm tra được sĩ số học sinh của trường nhằm đảm bảo không có những tình trạng bất trắc xảy ra cho học sinh mà nhà trường và gia đình không quản lý được.
Đối với các trường hợp khẩn cấp (bị ốm, gặp tai nạn, gặp sự cố bất khả kháng,…), phụ huynh học sinh có thể chủ động liên hệ với thầy cô chủ nhiệm để xin phép nghỉ học qua điện thoại và bổ sung đơn xin phép nghỉ học khi quay trở lại học tập.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Dành Cho Sinh Viên Ngoại Trú trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!