Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Đăng Ký Hoạt Động Trở Lại Sau Khi Công Ty Tạm Ngừng Kinh Doanh mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Công ty đang tạm ngừng hoạt động nhưng cần mở lại trạng thái hoạt động vì một số lý do: Có cơ hội kinh doanh mới, cần ký kết hợp đồng kinh doanh, cần thanh lý tài sản… Vậy doanh nghiệp cần phải làm gì để doanh nghiệp hoạt động trở lại?
Quy định điều chỉnh thủ tục đăng ký hoạt động trở lại sau tạm ngừng
✔ Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020.
✔ Theo đó Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
✔ Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Như vậy công ty khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh đăng ký hoặc đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh nhưng chủ doanh nghiệp mong muốn đăng ký hoạt động kinh doanh trở lại hoặc doanh nghiệp bạn cần thay đổi đăng ký kinh doanh thì làm thủ tục thông báo hoạt động kinh doanh trở lại.
Hồ sơ thông báo hoạt động trở lại sau khi đã tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
✔ Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo;
✔ Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;
✔ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
Thẩm quyền tiếp nhận thông báo hoạt động trở lại
✔ Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
✔ Thời hạn giải quyết nộp hồ sơ online 5-7 ngày làm việc
Dịch vụ thông báo hoạt động trở lại cho doanh nghiệp của Luật Trí Nam
✔ Tiếp nhận thông tin và tư vấn thời gian thông báo, hồ sơ cần chuẩn bị cho khách hàng: 01 ngày làm việc
✔ Nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, nhận kết quả thông qua ủy quyền của quý khách cho chúng tôi: 5-7 ngày làm việc
✔ Bàn giao kết quả cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Với mức giá dịch vụ cạnh tranh, Công ty Luật Trí Nam hy vọng được cộng tác với doanh nghiệp trong thời gian tới.
Tạm Ngừng Hoạt Động Kinh Doanh Hộ Kinh Doanh Cá Thể.
Bạn muốn tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh cá thể để củng cố lại công việc kinh doanh của mình, hoặc bạn có ý định muốn sang, nhượng cửa hàng, xa hơn nữa bạn muốn ngừng hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bạn chưa nắm rõ trình tự thủ tục như thế nào để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Để giúp bạn thực hiện nhanh chóng hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí Việt Luật sẽ cung cấp cho bạn các thông tin để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh một cách tối ưu nhất.
Tạm ngừng, chấm dứt hộ kinh doanh là ngừng việc hoạt động hộ kinh doanh trong một khoàng thời gian và chấm dứt hoạt động kinh doanh hay đóng cửa hàng không kinh doanh nữa và cũng có thể là bán, sang nhượng cửa hàng.
Nguyên nhân có thể do 02 trường hợp dẫn đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh tất cả các hoạt động kinh doanh.
Trường hợp thứ nhất, tạm ngừng không do ý muốn của hộ kinh doanh là trường hợp mà cơ quan Nhà nước yêu cầu phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh, theo quy định tại Khoản 3, Điều 74 Nghị định 87 về Kinh doanh của Chính phủ “3. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trường hợp thứ hai, chủ hộ kinh doanh chủ động ngừng hoạt động kinh doanh thì thủ tục được thực hiện theo Khoản 2, Điều 76 của Nghị định 78 NĐ/CP về đăng ký kinh doanh quy định về việc tạm ngừng hộ kinh doanh cá thể ” Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh…..cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh”.
2. Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh
Thủ tục tạm ngừng hay đóng cửa hộ kinh doanh là hành động tạm thời hoặc vĩnh viễn không thực hiện hoat động kinh doanh, với việc tạm ngừng kinh doanh, có thể có hai trường hợp tạm ngừng do cơ quan Nhà nước yêu cầu hoặc do chính chủ hộ kinh doanh muốn vậy và thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh như đã nói ở trên. Trong cả hai trường hợp trên thì thời điểm này hộ kinh doanh cũng không thực hiện hoạt động kinh doanh, không phát sinh hoạt động kinh doanh.
Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh là văn bản do hộ kinh doanh gửi đến cơ quan có thẩm quyền về việc yêu cầu được tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh (theo mẫu)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh (bản gốc)
Quy trình thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ trên (01 bộ)
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh
Bước 3: Cán bộ một cửa sẽ tiếp nhận hồ sơ và hồ sơ sẽ được chuyển đến Phòng đăng ký kinh doanh để kiểm tra xác nhận, thẩm định
Bước 4: Hồ sơ được chuyển lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ. Hộ kinh doanh thông báo tạm ngừng kinh doanh bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động kinh doanh của mình không quá 01 năm. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lện, thực hiện thông báo ít nhất 15 (mười năm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Yêu cầu thông tin trên tờ khai thông báo tạm ngừng kinh doanh với hộ kinh doanh cá thể
Thông tin về tên hộ kinh doanh
Số giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Các thông tin khác có thể kèm theo như: Email, SDT, Website..
Căn cứ pháp lý đăng ký thực hiện
3. Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể do Việt Luật cung cấp
Tư vấn miễn phí khách hàng vướng mắc đang gặp phải
Tiếp nhận thông tin sau khi tư vấn, tiến hành soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng thực hiện cơ quan chức năng
Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị: Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Thời gian: 7 ngày làm việc
Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC Tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình về doanh thu và chi phí và kết quả hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong một thời kỳ.
Báo cáo KQHĐKD là báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhầm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, doanh thu, thu nhập, và kết quả của từng hoạt động.
Bản chất của báo cáo tài chính:
– Bảng chất của báo cáo KQHĐKD phản ánh tình hình và kế quả hoạt động kinh doanh sản xuất theo từng thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ của đất nước.
– Báo cáo này còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét các doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai.
Cách làm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo:
+ Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. + Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 01: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu – Mẫu số 02: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 10: Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán – Mã số 11: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Mã số 20: Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính – Mã số 21: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 “Doanh hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính – Mã số 22: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Trong đó, Chi phí lãi vay – Mã số 23: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 “Chi phí tài chính”. 8. Chi phí bán hàng – Mã số 24: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp – Mã số 25: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng với Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Mã số 30: Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 24 – Mã số 25 11. Thu nhập khác – Mã số 31: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 12. Chi phí khác – Mã số 32: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 13. Lợi nhuận khác – Mã số 40: Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32
14. Tổng lợi nhuận trước thuế – Mã số 50: Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại – Mã số 52: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp – Mã số 60: Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) 18. Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70: Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu”.
* Vui lòng liên hệ và đăng ký ghi danh:
– Hotline: 0918 867 446
– Email: giasuketoantruong@yahoo.com
Hướng Dẫn Viết Công Văn Giải Trình Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh
Hiện nay khi tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp. Nhiều tổ chức cá nhân phản anh đến AZLAW về việc ra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ chưa hợp lý của chuyên viên các sở KHĐT. Tuy nhiên nhiều người chưa nắm rõ phải làm công văn giải trình như thế nào? Trong bài viết này các chuyên gia tư vấn luật của AZLAW sẽ hướng dẫn các thức làm công văn phản đối, giải trình hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Xác định lý do phải sửa đổi bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh
Thông thường, khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ (thiếu thông tin, nội dung trong hồ sơ không chính xác chuyên viên thụ lý sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Tuy nhiên trên thực tế không phải mọi trường hợp đều như vậy, nhiều trường hợp chuyên viên ra thông báo các hồ sơ không có căn cứ pháp lý hoặc lấy các lý do rất chung chung…Chúng tôi đã gặp nhiều những trường hợp như thế này, ví dụ: chữ ký của thư ký trong biên bản họp của công ty; ủy quyền đăng ký kinh doanh có cần công chứng không; yêu cầu trích dẫn quy định khi đăng ký kinh doanh hay về chủ tịch cũ hay mới ký trên hồ sơ của công ty đối với các trường hợp không hợp pháp như thế này doanh nghiệp không nhất thiết phải sửa đổi mà làm công văn giải trình để gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Cách viết công văn giải trình, phản đối hồ sơ đăng ký kinh doanh
Đầu tiên phải xác định đối tượng viết công văn giải trình, phản đối, thông thường người viết ở đây thường là công ty hoặc người nhận ủy quyền nộp hồ sơ. Tùy từng trường hợp tuy nhiên với những lý do không hợp lý thì chỉ cần người ủy quyền nhận hồ sơ viết công văn giải trình, phản đối là đã được chấp thuận.
Về nội dung công văn, nói về công văn thực tế không có mẫu nào cả, chủ yếu người viết trình bày theo một thể thức đơn từ thông thường để giải trình hay phản đối về vấn đề mà chuyên viên xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Cụ thể nội dung công văn sẽ gồm các phần sau
Quốc hiệu, tiêu ngữ theo thể thức văn bản thông thường
Tên văn bản: công văn giải trình, công văn phản đối
Tên người làm công văn
Nội dung phản đối hoăc giải trình hồ sơ đăng ký kinh doanh
Người viết công văn phản đối hoặc giải trình hồ sơ đăng ký kinh doanh
Lưu ý: Trong một số trường hợp chuyên viên xử lý yêu cầu bổ sung một số nội dung không yêu cầu trong luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn luật doanh nghiệp hãy trích khoản 2 điều 9 trong nghị định 78/2015/NĐ-CP
Điều 9. Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Gửi công văn như thế nào và thời gian xử lý là bao lâu?
Hiện nay đối với các hồ sơ doanh nghiệp thường được nộp bằng hai hình thức nộp giấy hoặc nộp qua mạng trước rồi mới nộp bản giấy ( Hà Nội hiện đã áp dụng 100% nộp qua mạng) như vậy:
Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng doanh nghiệp đính kèm vào mục khác trên hồ sơ online
Đối với trường hợp nộp hồ sơ bản giấy doanh nghiệp nộp kèm vào hồ sơ và nộp lại tại bộ phần một cửa của sở KHĐT
Thời gian xử lý khi có công văn giải trình vẫn theo đúng thủ tục về nộp hồ sơ doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu căn cứ thông báo bị sai các bạn có thể gọi điện tới các số máy đường dây nóng của phòng đăng ký kinh doanh hoặc đường dây nóng của Sở KHĐT thì thực hiện giải quyết sẽ nhanh hơn 1 chút.
Mẫu công văn phản đối thông báo của phòng đăng ký kinh doanh
Trong trường hợp khách hàng không có thời gian thực hiện thủ tục có thể liên hệ dịch vụ khiếu nại thông báo bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh của AZLAW để được chúng tôi hỗ trợ.
Dịch vụ giải trình, phản đối thông báo bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh
Trong một số trường hợp khi khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thường bị gây khó khăn bởi chuyên viên xử lý tại các phòng đăng ký kinh doanh. Điển hình là một số trường hợp ví dụ: yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh trụ sở; vấn đề đặt tên công ty. …và nhiều trường hợp khác nữa.
Những trường hợp này nếu khách hàng không nắm rõ quy định thường dễ bị “lừa” dẫn tới khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ, không được giải quyết hồ sơ hoặc không biết giải quyết như thế nào. Với phương châm ” làm đúng luật ” AZLAW hân hạnh cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ khiếu nại thông báo bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Chúng tôi tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề này qua tổng đài 19006165, hướng dẫn khách hàng soạn thảo hồ sơ qua ultraview hoặc teamview và nhận dịch vụ khiếu nại, trả lời thông báo cho tới khi ra kết quả (nếu có cơ sở).
Một số trường hợp thông báo bổ sung hồ sơ gây khó khăn cho doanh nghiệp và căn cứ pháp lý để trả lời mà AZLAW đã thực hiện thành công cho khách hàng như sau:1. Yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh trụ sở không phải là chung cư (Căn cứ trả lời khoản 2 điều 9 nghị định 78/2015/NĐ-CP “nghiêm cấm các hành vi yêu cầu hồ sơ tài liệu khách mà luật không quy định”)2. Thông báo bổ sung bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (Căn cứ khoản 2 điều 9 nghị định 78/2015/NĐ-CP)3. Thông báo bổ sung hợp đồng dịch vụ với lý do hợp đồng dịch vụ sơ sài (Căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự, luật thương mại về hợp đồng)4. Thông báo nộp hợp đồng VÀ biên bản thanh lý trong hồ sơ chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn trong khi luật quy định là HOẶC (một trong hai tài liệu)5. Thông báo từ chối đặt tên công ty cổ phần tập đoàn, công ty cổ phần có chữ group (Căn cứ vào các quy định về tên công ty theo luật doanh nghiệp 2014)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Đăng Ký Hoạt Động Trở Lại Sau Khi Công Ty Tạm Ngừng Kinh Doanh trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!