Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Viết Mẫu Đơn Tố Cáo Lừa Đảo mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hành vi lừa đảo là hành vi tạo dựng lòng tin và sự tin tưởng thông qua các thủ đoạn gian dối nhằm đạt được mục đích của mình. Người bị lừa đảo có quyền làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng để yêu cầu được giải quyết. Vậy bạn biết gì về đơn tố cáo và mẫu đơn tố cáo lừa đảo như thế nào chưa? Bài viết hôm nay Thám Tử Tư sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.Tìm hiểu về đơn tố cáo là gì?
Đơn tố cáo là văn bản có nội dung hướng đến những đối tượng bị tác động, phải chịu quy chế từ các quyết định hành chính hoặc là các hành vi hành chính trái pháp luật. Mục đích chính của đơn tố cáo là yêu cầu cơ quan pháp lý bảo vệ lợi ích cho bản thân bạn.
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo thường được thực hiện bởi công dân, những người nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật của ai đó. Các hành vi phạm tội hoặc hành vi xâm phạm đến quyền lợi chung của xã hội, của cá nhân nào đó mà bạn chứng kiến được hoặc đối với chính bản thân bạn.
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn tố cáo lừa đảo
Một trong những mục quan trọng nhất trong đơn tố cáo lừa đảo chính là nơi bạn gửi đơn đi. Bạn có thể gửi đơn đến cơ quan công an điều tra cấp quận/ huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp để yêu cầu được giải quyết về vấn đề bạn bị lừa đảo.
Người tố cáo lừa đảo cũng được chia thành nhiều trường hợp khác nhau, mỗi trường hợp sẽ có nội dung ghi khác nhau trong đơn tố cáo. Cụ thể:
Trường hợp người tố cáo lừa đảo là tổ chức, cơ quan thì cần phải ghi rõ ràng về tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ cụ thể.
Trường hợp người tố cáo lừa đảo là cá nhân thì cần phải ghi rõ đầy đủ thông tin như: họ và tên, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, địa chỉ đang ở… Nếu có đại diện thay mặt làm đơn thì cần phải ghi rõ đầy đủ thông tin của người đó và phải nêu rõ mối quan hệ giữa người bị lừa đảo với người đại diện.
Khi làm đơn tố cáo lừa đảo, bạn cần phải ghi rõ khiếu nại ai, khiếu nại về vấn đề gì? Trong đó phải ghi rõ đầy đủ thông tin của người bị tố cáo như: họ và tên, năm sinh, địa chỉ HKTT, địa chỉ nơi ở hiện tại, số CMND/CCCD (nếu có)…
Trước hết, bạn cần phải đề cập đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân bạn khi bị lừa đảo, phải ghi cụ thể đó là quyền và lợi ích nào. Tiếp theo là tóm tắt lại toàn bộ vấn đề cần tố cáo một cách ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và chính xác về diễn biến về sự việc mà bạn bị lừa đảo. Có ngày, tháng và thời gian cụ thể càng tốt, điều này rất có ích cho việc điều tra về hành vi lừa đảo mà bạn đang tố cáo.
Tiếp nữa là quá trình và kết quả của việc tố cáo, bạn cần phải ghi rõ về sự việc khiếu này sẽ gửi tới cơ quan nào và đưa ra yêu cầu mong muốn được xử lý của người tố cáo để cơ quan điều tra nắm rõ và tiến hành.
Một điều quan trọng và không thể thiếu trong mẫu đơn tố cáo lừa đảo chính là mục cam kết. Người làm đơn tố cáo lừa đảo cần phải cam kết về những nội dung mà mình đã trình bày trong đơn và khẳng định về tính chính xác cũng như mọi nguồn gốc của dẫn chứng đi kèm.
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA T&T
Địa chỉ chi nhánh HCM: Số 45, 47 Trần Đình Xu, Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM
Địa chỉ chi nhánh Hà Nội: Số 19, ngõ 130, Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Hà Nội
Hotlien: 0974.007.007
Website: thamtutu.net
Email: thamtutu@hotmail.com
Mẫu Đơn Tố Cáo Hành Vi Lừa Đảo
Trong xã hội hiện nay tồn tại một vấn đề mà nhiều người gặp phải, đó là khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không biết tố cáo những hành vi đó đến cơ quan nào, làm thế nào để báo cho cơ quan chức năng về những hành vi đó và trình tự, thủ tục tố cáo diễn ra như thế nào, lấy mẫu đơn tố cáo lừa đảo ở đâu chuẩn nhất. Cũng có những trường hợp bị thiệt hại trong các giao dịch dân sự do bị lừa gạt, lừa đảo nhưng phân vân không biết soạn đơn tố cáo hay đơn trình báo, tố giác tội phạm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về đơn tố cáo hành vi lừa đảo, mẫu đơn tố cáo lừa đảo và quy trình giải quyết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành
Khái niệm đơn tố cáo:
Để làm rõ về khái niệm đơn tố cáo, chúng ta cần biết được thế nào là tố cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Điều luật trên có những điểm cần lưu ý sau:
Thứ nhất: chủ thể thực hiện hành vi tố cáo là “cá nhân”.
Thứ hai: việc tố cáo phải được thực hiện theo thủ tục quy định của Luật này (Luật tố cáo 2018).
Thứ ba: chủ thể tiếp nhận đơn tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Thứ tư: hành vi bị tố cáo là hành vi gây thiệt hại hoặc có căn cứ cho rằng hành vi đó có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, cá nhân, tổ chức và phải thuộc một trong các trường hợp:
Hành vi đó vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Hành vi đó vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Từ sự phân tích trên có thể suy ra rằng đơn tố cáo là việc cá nhân báo tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác bằng hình thức văn bản. Văn bản đó được quy định thành một mẫu thống nhất được gọi là mẫu đơn tố cáo.
Lừa đảo thường được hiểu theo quan niệm dân gian là là những hành vi lừa lọc, gian dối với người khác nhằm trục lợi cho bản thân.
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng. Cụ thể như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối. Dùng thủ đoạn gian dối được hiểu là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh…hoặc cũng có thể là kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tại khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điều 12 BLHS 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng có thể được thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản.
Theo quy định trên, ta có thể thấy rằng việc một người cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi lừa đảo từ người khác mà viết đơn tố cáo lừa đảo gửi lên Công an là chưa đúng với quy định của pháp luật do không thỏa mãn các yếu tố về thẩm quyền giải quyết tố cáo và đối tượng bị tố cáo. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: đơn tố cáo chỉ áp dụng đối với hành vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Trong khi chủ thể của hành vi này là Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ… Trong khi đó, chủ thể của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thuộc những chủ thể nêu trên nên sẽ không thể nộp đơn tố cáo lừa đảo.
Thứ hai: thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định theo những nguyên tắc sau:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:
a) Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
b) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
c) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Mẫu đơn tố cáo hiện hành là mẫu số 46, được ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra. Chúng tôi cung cấp để các bạn có thể tham khảo như sau:
……., ngày…. tháng…. năm ……
Kính gửi: ………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: …………………
Nay tôi đề nghị: …………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
Để hoàn thành mẫu đơn tố cáo trên, bạn cần điền đầy đủ các thông tin như sau:
Thứ nhất, mục “Kính gửi…”, người viết đơn sẽ điền tên cơ quan, cá nhân tiếp nhận đơn tố cáo.
Thứ hai, mục “Tên tôi là…” và “Địa chỉ…”, người viết đơn khai rõ thông tin về họ tên và địa chỉ của bản thân.
Thứ ba, mục “Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của…” người viết đơn trình bày Họ tên, chức vụ và dấu hiệu, văn cứ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị tố cáo. Nội dung tố cáo sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà có cách lập luận và trình bày khác nhau.
Thứ tư, mục “Nay tôi đề nghị…” người viết đơn điền tên cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi lừa đảo theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn cần viết đơn tố cáo về hành vi lừa đảo nói riêng hoặc những hành vi vi phạm pháp luật khác nói chung thì bạn có thể sử dụng mẫu trên và điền những thông tin cần thiết. Ngoài ra bạn cũng có thể cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn soạn thảo thành đơn tố cáo hành vi lừa đảo hoàn chỉnh nhất để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, việc giải quyết đơn tố cáo phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục sau:
Thứ nhất, thụ lý đơn tố cáo hành vi lừa đảo.
Cơ quan/người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý đơn tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:
Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Thứ hai, xác minh nội dung trong đơn tố cáo hành vi lừa đảo:
Sau khi thụ lý, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh thông tin tố cáo và được tiến hành như sau:
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Kết luận nội dung tố cáo trong đơn tố cáo hành vi lừa đảo:
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
Trường hợp kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi hoặc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Trong quá trình giải quyết những vụ việc cho khách hàng, có rất nhiều trường hợp phản ánh lại rằng nhiều lần gửi đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không nhận được phản hồi hoặc việc giải quyết đơn không đúng với nguyện vọng. Trên thực tế, những văn bản trong lĩnh vực hành chính – pháp lý đòi hỏi tính chính xác rất cao về cả hình thức lẫn nội dung, chỉ cần một lỗi sai sót trong quá trình soạn thảo cũng có thể dẫn tới hậu quả là đơn tố cáo sẽ không được thụ lý và giải quyết. Do vậy, để có thể soạn thảo đơn tố cáo về hành vi lừa đảo theo đúng quy định của pháp luật cùng với việc sắp xếp nội dung tố cáo hợp lý, mạch lạc, bạn có thể liên hệ qua đường dây nóng 1900 6194 của chúng tôi để gặp chuyên viên và được hỗ trợ tận tình nhất.
Ngoài ra, nếu bạn gặp những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự nói riêng và các lĩnh vực pháp luật khác nói chung thì có thể để lại nội dung cần tư vấn trong phần tin nhắn hoặc liên hệ tới hotline của chúng tôi để được hỗ trợ.
Mẫu Đơn Tố Cáo Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Mới Nhất
Hiện nay, việc lợi dụng quan hệ quen biết để vay tiền, mượn tiền, mua bán đất đai, mượn tài sản rồi bỏ trốn đã trở nên phổ biến. Vì vậy, hiểu được sự khó khăn khi không đòi được đòi tài sản của mình. Chúng tôi hướng dẫn và cung cấp Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất để Quý khách hàng tham khảo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ông ………………, sinh ngày…………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………
Ông ………………, sinh ngày…………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………
Tôi và ông …………….. có quen biết nhau. Cùng nhau buôn bán hành lá. Do vợ chồng ông ………. khó khăn, khi mua hàng của tôi thì tôi cho ông …….. nợ nhiều lần với số tiền tổng cộng là 1.034.000.000 đồng (Một tỷ không trăm ba mươi bốn triệu đồng). Tôi đã nhiều lần đi đòi nợ nhưng ông …….. không chịu trả. Sau đó ông ……….. đã viết giấy vay nợ thành 2 đợt:
Đợt 1: Vào ngày 09/12/2014 ông ………… vay tôi với số tiền là 720.00.000 đồng (Bảy trăm hai mươi triệu đồng).
Số tiền này ông ………….. hứa sẽ trả dần qua các đợt như sau:
Ngày 09/12/2014 đến ngày 30/12/2014 sẽ trả số tiền 120.000.000 đồng (một trăm hai mươi triệu đồng).
Số tiền còn lại sẽ trả hàng tháng vào ngày 20 tây với số tiền là 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng) cho đến khi hết nợ.
Đợt 2: Vào ngày 05/09/2015 ông ……………….. lại tiếp tục viết giấy vay nợ với tôi số tiền là 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng) cam kết trong thời hạn 10 tháng kể từ ngày vay nợ ………………….. sẽ trả cho tôi.
Đợt 3: ……………………………………………………………………………………….
Tuy nhiên, ông ………………….. khất nợ nhiều lần và không trả cho tôi một nghàn nào. Mặc dù tôi đã nhiều lần tới đòi nhưng nhưng ………… nhất quyết không trả. ………………………………………………………………………………..
Từ những sự việc nêu trên, tôi có thể khẳng định ……………. đã dùng thủ đoạn gian dối tạo ra sự tin tưởng cho tôi để chiếm đoạt toàn bộ tài sản của tôi.
Vì vậy, để đảm bảo để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, Tôi viết đơn này đề nghị Công an ……………………………………………………………………………………
Những lời trình bày của tôi là hoàn toàn đúng sự thật, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều tôi nêu trên.
Kính mong sự giúp đỡ của Qúy cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày …….tháng ……… năm …
II. Quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Nếu cá nhân và tổ chức nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Quý khách cứ mạnh dạn viết đơn để tố cáo họ theo quy định của Bộ Luật hình sự để được xử lý.
Tất cả những thông tin trên không được áp dụng trong trường hợp cụ thể, chủ yếu để tham khảo. Nếu bạn đang thắc mắc và cần hướng dẫn Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất và các quy định về đơn tố cáo, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo tổng đài: 0902.750.335 hoặc Zalo: 01692669220 để được giải đáp và hỗ trợ.
450 Người Đã Nộp Đơn Tố Cáo Công Ty Alibaba Lừa Đảo
Đến gần 17h chiều 23-9, tại trụ sở Cơ quan CSĐT Công an chúng tôi (số 674 đường 3 Tháng 2, P.14, Q.10, chúng tôi vẫn còn hơn chục khách hàng nộp đơn tố cáo Công ty CP địa ốc Alibaba lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhiều người bức xúc kèm theo nỗi lo âu về nguy cơ “mất trắng” số tiền đã bỏ ra để mua đất nền.
“Công ty Alibaba hứa hẹn nhiều thứ khi mua đất sẽ lên thổ cư, ra sổ hồng và sinh lời. Khi nghe tin lãnh đạo công ty bị bắt và tìm hiểu từ cơ quan chức năng, tôi mới biết đất mình mua là đất nông nghiệp, không có dự án.
Tôi cũng như nhiều người đến đây làm đơn tố cáo với mong muốn cơ quan công an thu hồi số tiền mà Cng ty Alibaba đã chiếm đoạt” – một người đến làm đơn tố cáo cho hay.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến cuối giờ chiều ngày 23-9, Cơ quan CSĐT Công an chúng tôi đã tiếp khoảng 450 khách hàng nộp đơn tố cáo Công ty CP địa ốc Alibaba lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Riêng trong ngày 23-9, Cơ quan CSĐT Công an chúng tôi đã tiếp nhận hơn 300 đơn. Do đông người đến tố cáo, cơ quan điều tra đã huy động hàng chục cán bộ tiếp nhận đơn và bảo đảm an ninh trật tự. Công an phường 14, quận 10, CSGT cũng túc trực ở bên ngoài cổng để đảm bảo an ninh trật tự.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an chúng tôi đã phối hợp Cục Cảnh sát kinh tế, Công an các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu điều tra các dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số 321 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, trụ sở hoạt động tại số 120-122 đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức).
Kết quả điều tra ban đầu xác định Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) lập ra Công ty Alibaba và các công ty thành viên thu gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp (trong đó có một số rất ít đất ở tại nông thôn), giao cho các cá nhân đứng tên và tự vẽ ra nhiều dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án…
Ngày 18-9-2019, Công an chúng tôi đã thi hành các lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Thái Lĩnh tại trụ sở và các chi nhánh của Công ty Alibaba trên địa bàn chúng tôi và tỉnh Đồng Nai.
Kết quả điều tra ban đầu cũng đã xác định Nguyễn Thái Luyện, với vai trò là chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba đã giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. Do đó, Cơ quan CSĐT Công an chúng tôi đã bắt giữ Nguyễn Thái Luyện để điều tra.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Viết Mẫu Đơn Tố Cáo Lừa Đảo trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!