Cập nhật nội dung chi tiết về Giấy Tờ Làm Căn Cứ Giải Quyết Trợ Cấp Theo Quyết Định 62/2011/Qđ mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giấy tờ làm căn cứ giải quyết trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Điều 7 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg như sau:
“Điều 6. Hồ sơ xét hưởng chế độ
Hồ sơ xét hưởng chế độ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hưởng chế độ:
a) Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm:
– Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
– Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;
– Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;
– Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
Các giấy tờ gốc nêu trên bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
– Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, thôi công tác hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.
– Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
– Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;
– Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác;
– Hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
– Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sĩ;
Bạn vui lòng đối chiếu quy định trên để xác định các giấy tờ làm căn cứ giải quyết chế độ cho ông của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Giải Quyết Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình (Đ/c: Khu làng nghề Ninh Phong, P Ninh Phong, TP Ninh Bình) trong giờ làm việc hành chính (trừ ngày lễ, ngày nghỉ) theo quy định của Nhà nước.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận cho người lao động.
– Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ hướng dẫn để người lao động hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Bước 4: Trả kết quả tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình.
Thành phần hồ sơ:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động thất nghiệp.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu số 03 – Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CPngày 12/3/2015).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật việc làm.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm;
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Việc làm ngày 16/11/2013;
– Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
– Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CPngày 12/3/2015.
Quyết Định Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự Theo Quy Định Mới Nhất
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà không phụ thuộc có hay không có yêu cầu của đương sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015.
Tòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong 08 căn cứ sau đây:
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
Trong đó:
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó.
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định của BLTTDS.
Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; Trong đó: “Đại diện hợp pháp của đương sự” bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền
Trong đó:
− là cơ sở để: → xác định thẩm quyền của Tòa án, → xác định quyền khởi kiện đối với vụ án, → xác định địa vị pháp lý, → xác định người tham gia tố tụng, → xác định quan hệ pháp luật tranh chấp − hoặc là căn cứ khác để Tòa án giải quyết vụ án này một cách toàn diện, chính xác và đúng pháp luật. “Sự việc được pháp luật quy định” phải là sự việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, và nếu không được cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước thì việc giải quyết của Tòa án là vi phạm pháp luật.
Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; Trong đó:
Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho:
Đương sự,
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
Viện kiểm sát cùng cấp.
Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
− Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.
− Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
− Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của BLTTDS thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với:
Hiến pháp,
Luật,
Nghị quyết của Quốc hội,
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
Nguyên tắc tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự cập nhật mới nhất
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong trường hợp nào?
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
− Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của BLTTDS, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
− Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của BLTTDS không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tòa án gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
Email: luatsu@fblaw.vn
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Căn Cứ, Thủ Tục Đơn Phương Ly Hôn Theo Quy Định Pháp Luật
Ly hôn là phương án lựa chọn cuối cùng khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Vậy nếu chỉ một bên đồng ý ly hôn thì căn cứ, thủ tục đơn phương ly hôn thực hiện như thế nào?
1. Đơn phương ly hôn là gì?
Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, đơn phương ly hôn được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng nếu có căn cứ chứng minh tình trạng hôn nhân trầm trọng.
2. Căn cứ đơn phương ly hôn
Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thể ly hôn theo yêu cầu của một bên trong các trường hợp sau:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
3. Hồ sơ đơn phương ly hôn
Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của người yêu cầu ly hôn;
Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn;
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của vợ, chồng (bản photo có công chứng hoặc chứng thực);
Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản (nếu có);
Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của các con (nếu có con).
4. Thẩm quyền giải quyết
Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình nêu rõ: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này.
Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ điểm a khoản 1 Điều 39 nêu rõ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giấy Tờ Làm Căn Cứ Giải Quyết Trợ Cấp Theo Quyết Định 62/2011/Qđ trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!