Đề Xuất 6/2023 # Gần 700 Ngôi Mộ Nằm Trong Khu Dân Cư Ở Huyện Kỳ Anh Được Quy Tập Về Nghĩa Trang # Top 12 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 6/2023 # Gần 700 Ngôi Mộ Nằm Trong Khu Dân Cư Ở Huyện Kỳ Anh Được Quy Tập Về Nghĩa Trang # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gần 700 Ngôi Mộ Nằm Trong Khu Dân Cư Ở Huyện Kỳ Anh Được Quy Tập Về Nghĩa Trang mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gần 700 ngôi mộ nằm rải rác trong khu dân cư ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được quy tập về nghĩa trang là bước khởi động mạnh mẽ của cuộc vận động do Ủy ban MTTQ huyện phát động từ tháng 3/2020.

Tại xã Kỳ Bắc, sau gần 2 tháng ra quân, 89 ngôi mộ vô chủ trong vườn hộ, đồng ruộng, nơi hoạt động cộng đồng đã được quy tập về khu nghĩa trang ở cồn Đá Bằng, thôn Kim Sơn.

Những ngôi mộ vừa quy tập được ốp đá, bố trí theo hàng, lối, có đánh số, lưu bản đồ một cách chi tiết để thuận lợi cho việc hương khói và phục vụ người thân tìm kiếm sau này.

Phó Chủ tịch UBND xã Phan Chí Nguyện – Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động quy tập các ngôi mộ nằm rải rác về nghĩa trang của địa phương cho biết: “Ban đầu chúng tôi định xây mộ bằng xi măng nhưng cân nhắc về lâu dài, để công việc tâm linh được trọn vẹn, xã quyết định làm mộ đá và đã tìm đầu mối cung ứng ở Cẩm Xuyên với giá thấp nhất (800 ngàn/ngôi mộ) để triển khai xây dựng.

Quá trình thực hiện, các tổ chức, đoàn thể từ xã đến thôn xóm cùng vào cuộc giúp gia đình có mộ vô chủ nằm trong vườn hoặc trên đất ruộng thực hiện các thủ tục và tiến hành cất bốc. Ông Nguyễn Văn Ly ở thôn Lạc Tiến cho biết, gia đình ông sống ở đây từ năm 1997, đất vườn khi mua có 9 ngôi mộ không có chủ. Khi làm nhà, ông đã cất bốc được 2 ngôi, còn lại 7 ngôi mộ dù muốn nhưng chưa thực hiện được.

Lần này xã có chủ trương di dời, lại được hỗ trợ tối đa về nhân lực, thủ tục, chỉ trong 1 buổi, gia đình ông đã hoàn thành việc cất bốc toàn bộ mộ vô chủ đến khu nghĩa trang mới một cách chu đáo.

“Các ngôi mộ được di dời chu đáo về nghĩa trang, lại được ốp đá khang trang, sạch sẽ nên về mặt tâm linh, tinh thần, gia đình tôi cảm thấy rất yên tâm”, ông Ly chia sẻ.

Tại xã Kỳ Thọ, dù ra quân muộn hơn nhưng với việc huy động toàn dân, làm đồng loạt trong các thôn, từ ngày 16/8 đến nay, xã có 3/5 thôn thực hiện cất bốc di dời 202/283 ngôi mộ vô chủ về nghĩa trang quy hoạch, trong đó có 2 thôn đã hoàn thành 100% kế hoạch.

Bí thư Đảng ủy xã Dương Đình Hới cho biết, quy tập mộ vô chủ là chủ trương thiết thực nên đã huy động được cả hệ thống chính trị và Nhân dân vào cuộc làm quyết liệt, nhờ đó tiến độ công việc rất nhanh.

Hiện xã đang cùng 2 thôn còn lại thống nhất địa điểm tập kết mộ để tập trung triển khai việc cất bốc, di dời.

Xã Kỳ Xuân cũng đã hoàn thành việc quy tập 113 ngôi mộ có chủ nằm trong các khu dân cư, cánh đồng về các nghĩa trang tập trung.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Dương Thị Thanh Xuân cho biết: “Xã đang tập trung triển khai việc vận động, hỗ trợ di dời 164 ngôi mộ vô chủ với quan điểm nơi dễ làm trước, khó làm sau, xã hội hóa nguồn lực và huy động lực lượng các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc”.

Cuộc vận động “Quy tập các ngôi mộ hiện nay đang nằm rải rác trên các đồng ruộng, khu dân cư, nơi hoạt động cộng đồng về nghĩa trang của địa phương” được Ủy ban MTTQ huyện chủ trì phối hợp với các phòng, ban chuyên môn và các tổ chức chính trị xã hội, Hội Người cao tuổi huyện tổ chức phát động từ cuối tháng 3/2020.

UBND huyện trích ngân sách hỗ trợ 500 ngàn đồng/1 ngôi mộ; UBND các xã hỗ trợ các loại vật tư mai táng; các thôn huy động nguồn xã hội hóa từ người dân để chỉnh trang, hoàn thiện thêm các khu nghĩa trang tập trung.

Đến ngày 20/8, các địa phương trong toàn huyện đã di dời cất bốc được 697 ngôi mộ về các nghĩa trang tập trung.

Với sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Quy tập các ngôi mộ hiện nay đang nằm rải rác trên các đồng ruộng, khu dân cư, nơi hoạt động cộng đồng tập trung về nghĩa trang của địa phương” dược các địa phương xây dựng và triển khai một cách bài bản.

Huyện phấn đấu đến cuối năm 2020 hoàn thành việc quy tập các ngôi mộ vô chủ; đến năm 2024 hoàn thành việc quy tập các ngôi mộ có chủ.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Kỳ Anh Lê Mã Lương

Vũ Huyền

Các tin đã đưa

Sản Xuất Gây Tiếng Ồn Trong Khu Dân Cư

Theo phản ánh của người dân và ghi nhận thực tế của phóng viên, cơ sở sản xuất này nằm trong căn nhà có chiều ngang gần 4m, dài hơn 10m, 4 tầng lầu, cửa chính là hàng rào sắt bao quanh, không có cửa kính ngăn tiếng ồn và khói bụi từ trong nhà dội ra. Tiếng máy, tiếng va đập chát chúa của thiết bị… vang xa đến cả chục mét.

Anh L.N.N. (nhà gần cơ sở sản xuất này) than: “Gia đình tôi có mẹ già trên 70 tuổi và con nhỏ 10 tháng tuổi, khổ vì tiếng ồn. Ban ngày thì bụi, khói không sao chịu nổi. Từ tháng 6-2019 đến nay, cư dân khu phố 1 đã nhiều lần gửi đơn phản ánh lên UBND phường 10 và UBND quận 6, nhưng chưa trả lời khi nào thì xử lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất này”.

Khi phóng viên đến UBND phường 10 trao đổi về việc này, một cán bộ tiếp dân nói: “Anh lên quận hỏi, chứ dưới này chúng tôi không xử lý”. Phóng viên yêu cầu gặp chủ tịch UBND phường, nhưng bị từ chối: “Ông Vinh, Chủ tịch UBND phường, bận đi họp”. Gọi vào số máy của ông Vinh, hỏi về việc này, thì ông bảo: “Tuần sau anh cầm giấy giới thiệu đến làm việc!”.

Đến UBND quận 6, chúng tôi được một cán bộ văn phòng cung cấp khá đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và môi trường của Công ty TNHH Sản xuất mỹ phẩm Thu Hằng từ năm 2018 đến nay. Trong đó có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “chưa thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định”.

Quyết định ghi ngày 18-11-2019 với mức phạt 15 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả. Thế nhưng, từ đó đến nay công ty này vẫn chưa thực hiện đầy đủ quyết định xử phạt và tiếp tục sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

HOÀI NAM

Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Vườn Trong Khu Dân Cư Tại Hà Nội

Tôi có ý định mua một thửa đất diện tích 35m2 tại phố Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội). Thửa đất là đất vườn lâu dài nằm trong một mảnh đất lớn gồm 100m2 đất ở và 160m2 đất vườn lâu dài (có thể hiện trên sổ đỏ).

Tôi có ý định mua một thửa đất diện tích 35m2 tại phố Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội). Thửa đất là đất vườn lâu dài nằm trong một mảnh đất lớn gồm 100m2 đất ở và 160m2 đất vườn lâu dài (có thể hiện trên sổ đỏ).

Xin hỏi trong trường hợp này, có thể ra UBND phường làm công chứng mua bán giữa hai bên và tôi có thể sang tên? Hiện người bán chỉ có ý định làm giấy viết tay giữa hai bên và công chứng cho tôi sổ đỏ chung chứ không ra phường làm công chứng mua bán.Việc chuyển đổi hình thức từ đất vườn sang đất ở có thực hiện được không, chi phí thế nào? 1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất là quy định bắt buộc để được pháp luật thừa nhận đối với giao dịch này. Do đó bạn sẽ không thể thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu đối với thửa đất nếu không tuân thủ hình thức chuyển nhượng nêu trên.Với trường hợp bạn nêu, để có thể công chứng hoặc chứng thực việc mua bán này, thửa đất phải được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và đảm bảo diện tích tối thiểu để được phép tách thửa, như sau:Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên và có diện tích không nhỏ hơn 30m2/thửa2. Trên địa bàn TP Hà Nội, người dân được phép chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất phi nông nghiệp (quyết định số 121 ngày 22-12-2009 của UBND TP Hà Nội). Theo đó, diện tích đất xin chuyển công năng sang đất làm nhà ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt; không nằm trong chỉ giới mở đường quy hoạch, phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, sông, kênh, mương, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình an ninh, quốc phòng, quy hoạch phòng chống lũ và diện tích dành lối đi sử dụng chung trong khu vực.Bạn có thể trực tiếp liên hệ với địa phương nơi có đất để hỏi thông tin về quy hoạch cũng như trình tự, thủ tục để chuyển mục đích sử dụng đất.Luật sư

Đoàn Thị Ngọc LinhVPLS Lê Nguyễn

Quy Hoạch Nghĩa Trang Văn Điển Hà Nội

Nghĩa trang Văn Điển là khu địa táng của nghĩa trang lớn nhất Hà Nội (trước khi mở rộng) sẽ đóng cửa, hơn 1.000 hộ dân sẽ không phải chịu cảnh ô nhiễm. Các phương án nghĩa trang thay thế sẽ cách trung tâm 40-70 km.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 về việc cải tạo, nâng cấp để chuyển đổi nghĩa trang Văn Điển thành công viên nghĩa trang. Hình thức hung táng chỉ được thực hiện tại nghĩa trang Vĩnh Hằng, huyện Ba Vì.

Quy mô nghĩa trang Văn Điển

Nghĩa trang Văn Điển có tổng diện tích 182.340m2. Theo dự án cải tạo của UBND thành phố Hà Nội, phần diện tích này được mở rộng lên tới 195.481m2, trong đó gồm đất nghĩa trang hiện có 176.870m2, đất mở rộng 18.091m2, đất xen kẹt 519m2.

Mục tiêu là xây dựng nghĩa trang thành mô hình công viên nghĩa trang không hung táng, chỉ hỏa táng và lưu tro, xây dựng các nhà lưu tro và các công trình dịch vụ khác.

Khi trở thành công viên nghĩa trang, toàn công viên sẽ được phân thành nhiều khu khác nhau. Bao gồm khu mộ cao cấp, khu để tro, đài hóa thân, khu hành chính, khu vườn hoa, cây xanh…cùng với đó là một tháp lưu tro cao 5 tầng và bãi đỗ xe rộng trên 5.000 m2.

Cụ thể khu vực này sẽ xây dựng ba khu vực chứa các lọ tro. Nhà lưu tro 2 tầng được xây dựng với diện tích rộng hơn 6.000 m2, chứa khoảng 40.800 lọ tro, gồm 6 nhà (6.800 lọ tro/nhà). Nhà lưu tro 3 tầng có diện tích xây dựng rộng hơn 5.000 m2, chứa khoảng 50.520 lọ tro, cũng gồm 6 nhà (8.420 lọ tro/nhà). Hai tháp lưu tro cao 5 tầng, chứa khoảng hơn 9.200 lọ tro.

Nhà lưu tro hiện có (nằm hai bên đài hóa thân hoàn vũ) gồm hai nhà, chứa hơn 8.200 lọ tro, vẫn được giữ lại. Khu mộ cao cấp nằm ở phía Tây, khu đất hiện đang an táng các phần mộ dành cho cán bộ cao cấp của thành phố cũng được giữ nguyên, cải tạo cảnh quan, xây dựng hàng rào ngăn cách có trang trí hoa văn giả cổ, phù hợp với tiêu chí công viên nghĩa trang.

Khu vườn hoa cây xanh với diện tích đất khoảng 49.000 m2. Khu nhà lưu tro cao 2 – 3 tầng được xây dựng với hình thức kiến trúc mái vát dán ngói, hoa văn trang trí theo phong cách giả cổ. Tháp lưu tro 5 tầng được xây dựng dạng tháp thông tầng lên đến đỉnh mái, tạo khoảng thông thoáng bên trong, có cửa sổ dạng vòm.

Khu giả sơn sẽ được bố trí dạng đồi đất nhân tạo, tạo hình bậc thang với bức tường ngăn cách từ hướng Tây Bắc sang Đông Bắc phía trong, bên dưới có giả suối và các cầu cong nhỏ bằng bê tông để đa dạng về hình thích kiến trúc và loại hình lưu tro theo hướng phong thủy.

Khu đài hóa thân sẽ được giữ nguyên theo hiện trang, có cải tạo chỉnh trang.

Địa điểm, vùng miền

Nghĩa trang Văn Điển thuộc xã Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Nam, nghĩa trang văn điển là nơi an táng của rất nhiều người dân Thủ Đô.

Theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 “Cải tạo nâng cấp để chuyển đổi nhiệm vụ nghĩa trang Văn Điển” được UBND TP phê duyệt, khu đất nghiên cứu làm dự án có ranh giới phía Đông Bắc Phan Trọng Tuệ, phía tây nam giáp Công ty vật liệu xây dựng Đại La, các phía còn lại giáp đất thổ canh Tam Hiệp.

Chủ đầu tư

Được biết, Nghĩa trang Văn Điển thuộc quản lý của UBND Thành phố Hà Nội, xây dựng vào năm 1957.

Theo như UBND thành phố Hà Nội, thời gian tới nghĩa trang Văn Điển sẽ được xây dựng thành mô hình công viên nghĩa trang, không hung táng, chỉ hỏa táng và lưu tro.

Giới thiệu dự án

Ngày 29/06/2010, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã ra thông báo số 970/TB-LĐTBXH về việc tiếp nhận an táng tại công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng từ ngày 16/7/2010 và ngừng hung táng tại nghĩa trang Văn Điển từ ngày 15/7/2010.

Sau 50 năm hoạt động, nghĩa trang Văn Điển đã dừng hoạt động hung táng chuyển đổi chức năng nhiệm vụ nghĩa trang sang phục vụ hoả táng, lưu giữ bình tro và hình thành công viên nghĩa trang.

Theo thông tin mới nhất từ UBND TP Hà Nội, việc quy hoạch nghĩa trang Văn Điển sẽ vẫn giữ lại 15.800m2 cho khu mộ cao cấp, là nơi an táng vĩnh viễn cán bộ cao cấp. Khu này sẽ được cải tạo cảnh quan, xây dựng hàng rào ngăn cách trang trí hoa văn giả cổ cho phù hợp với tiêu chí công viên nghĩa trang.

Khu nhà tang lễ sẽ được thiết kế theo kiểu kiến trúc giả cổ, mái vắt dán ngói, đắp hoa văn trang trí theo lối cổ phù hợp với kiến trúc Đài hóa thân.

Giám đốc Sở Quy hoạch – kiến trúc Hà Nội Tô Anh Tuấn cho biết, đơn vị này đã giới thiệu hai địa điểm thay thế khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa là nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) phần mở rộng và nghĩa trang xây mới tại Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn) – cách trung tâm thành phố 40-70 km.

Hiện tại, đã có một số nhà đầu tư có nguyện vọng xin đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung cho Hà Nội như: Công ty Hoa Sen, Công ty An Lạc Viên, Công ty Du lịch Bình Minh, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội…

Hiện đã có 2 nhà thầu đang lập quy hoạch, xin đầu tư theo hình thức xã hội hóa với dự án mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ khoảng 150ha, nghĩa trang Bắc Sơn (Sóc Sơn) với diện tích tương đương.

Theo quy định của Nhà nước, khoảng cách từ các nghĩa trang hà nội đến các khu dân cư tối thiểu gần nhất là 1,5km với các nghĩa trang hung táng còn 5km đối với những nghĩa trang chọn một lần để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh và môi trường sống.

Tuy nhiên sự phát triển đô thị và sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến những khu vực nhạy cảm này là hết sức quan trọng. Điển hình như nghĩa trang văn điển, ban đầu nghĩa trang thành phố này được đặt khá xa trung tâm Hà Nội, nhưng hiện nay khu vực này được coi là nơi ô nhiễm nhất của thủ đô Hà Nội.

Bảng giá lưu tro cốt tại nghĩa trang Văn Điển

Ngày 31/3, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1335/QĐ-UBND về việc ban hành giá dịch vụ nghĩa trang (giá vị trí lưu giữ tro cốt, giá nhập mộ và giá trông nom, chăm sóc mộ) tại Nhà tro 3 tầng nghĩa trang Văn Điển,Hà Nội.

Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại Nhà tro 3 tầng:

Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại tầng 1:

Hàng 2: 15.310.000 đồng/ô.

Hàng 1+3: 14.240.000 đồng/ô.

Hàng 4+5: 11.980.000 đồng/ô.

Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại tầng 2:

Hàng 2: 8.400.000 đồng/ô.

Hàng 1+3: 7.820.000 đồng/ô.

Hàng 4+5: 6.250.000 đồng/ô.

Giá vị trí lưu giữ tro cốt tại tầng 3:

Hàng 2: 7.090.000 đồng/ô.

Hàng 1+3: 6.600.000 đồng/ô.

Hàng 4+5: 5.270.000 đồng/ô.

Giá trông nom, chăm sóc mộ (ô tro cốt): 350.000 đồng/ô tro cốt/năm.

Giá nhập mộ (ô tro cốt):

Giá nhập mộ đầy đủ các công tác (Vận chuyển tiểu; Đặt tiểu; Gắn bia, lắp đặt bát hương, lọ hoa, mâm bồng): 506.000 đồng/mộ.

Giá nhập mộ không có công tác gắn bia, lắp đặt bát hương, lọ hoa, mâm bồng: 360.000 đồng/mộ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gần 700 Ngôi Mộ Nằm Trong Khu Dân Cư Ở Huyện Kỳ Anh Được Quy Tập Về Nghĩa Trang trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!