Đề Xuất 6/2023 # Điều Kiện Hồi Hương Và Mua Nhà Tại Việt Nam # Top 7 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 6/2023 # Điều Kiện Hồi Hương Và Mua Nhà Tại Việt Nam # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Điều Kiện Hồi Hương Và Mua Nhà Tại Việt Nam mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hỏi: Bà tôi định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 và hiện nay muốn xin hồi hương về Việt Nam. Xin vui lòng cho biết phải làm thủ tục như thế nào và liên hệ ở đâu. Trường hợp bà tôi muốn mua nhà ở Việt Nam có được không? (hkimvn@yahoo…)

Mẹ tôi năm nay 95 tuổi, hiện mang quốc tịch Pháp, vì tuổi già sức yếu muốn về Việt Nam và ở lại luôn. Hiện nay vợ chồng chúng tôi đều đi làm, có thu nhập cao và ổn định. Chúng tôi vẫn ở nhà của mẹ tôi để lại khi xuất cảnh. Vậy tôi phải làm thủ tục gì để mẹ tôi được hồi hương về Việt Nam? (Do-Tương.Phuoc@sanofi…)

Đáp: Theo thư yêu cầu của bạn đọc hỏi về thủ tục hồi hương cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và qui định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà, Phòng Lãnh sự – Sở Ngoại vụ TPHCM xin trả lời như sau:

1. Về việc hồi hương:

Theo hướng dẫn của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao về việc giải quyết thủ tục hồi hương cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì đương đơn có thể nộp hồ sơ:

    Ở nước ngoài: Cơ quan đại diện của Việt Nam nơi người xin hồi hương thường trú.

    Ở Việt Nam: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận tiện nhất cho đương sự (nếu đã về Việt Nam).

    Hồ sơ gồm:

      Đơn xin hồi hương (theo mẫu)

      Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (xuất trình bản chính để đối chiếu). Nếu mang hộ chiếu nước ngoài phải có thêm xác nhận bằng văn bản của CQĐDVN ở nước ngoài về việc đã đăng ký công dân.

      Ba ảnh cỡ 4×6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương.

      Các giấy tờ khác kèm theo:

      Đối với người xin hồi hương do thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh:

      + Đơn bảo lãnh của thân nhân, ghi đầy đủ chi tiết các cột, mục, lấy xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú.

      + Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh, có xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú.

      + Giấy tờ chứng minh về khả năng bảo đảm cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc/ và của thân nhân xin bảo lãnh).

      Đối với người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh:

      Văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại mục 2.1. (d).

      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn về mẫu đơn tại trang Web của Bộ Ngoại giao theo địa chỉ: http://www.mofa.gov.vn/vi/ct_lanhsu/ttpl/ns041210135520

      2. Về việc mua nhà tại Việt Nam:

      Tại điều 3, điều 5, điều 6, nghị định 81/2001/NĐ – CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, qui định cụ thể như sau:

       Điều 3.  Đối tượng được mua nhà ở

      a) Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam;

      b) Người có công đóng góp với đất nước;

      c) Nhà văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam;

      d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam.

      2. Những đối tượng được mua nhà quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được sở hữu một nhà để ở (căn hộ, căn nhà, nhà biệt thự).

       Điều 5. Quy định cụ thể về đối tượng được mua nhà ở

      Đối tượng được mua nhà ở nêu tại Điều 3 Nghị định này được quy định cụ thể như sau:

      1. Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam là người trực tiếp hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, được cấp Giấy phép đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      2. Người có công đóng góp với đất nước, bao gồm :

      a) Người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của “Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” ban hành ngày 29 tháng 8 năm 1994;

      b) Người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước, Chính phủ tặng Huân chương, Huy chương; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; được Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành ở Trung ương tặng Huy chương vì sự nghiệp của ngành đó;

      c) Người tham gia vào Ban Chấp hành của các tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên được các tổ chức chính trị – xã hội đó xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội, người là nòng cốt trong các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước thông qua ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài và người có những đóng góp và giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam tại nước ngoài được cơ quan Đại diện của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận.

      3. Nhà văn hóa, nhà khoa học và chuyên gia về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam bao gồm :

      a) Nhà văn hóa, nhà khoa học được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật của Việt Nam hoặc của nước ngoài;

      b) Chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – xã hội.

      Các đối tượng nêu tại điểm a, b khoản này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mời về Việt Nam làm chuyên gia, cộng tác viên khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật, có xác nhận của lãnh đạo các cơ quan mời;

      4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đơn đề nghị về sinh sống ổn định tại Việt Nam và được cấp có thẩm quyền của cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam chấp thuận.

      Điều 6. Điều kiện để được mua nhà ở tại Việt Nam

      Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này phải là người về thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam và có đủ các giấy tờ sau:

      1. Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ của nước ngoài cấp. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ của nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận đăng ký công dân.

      2. Giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thuộc các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.

      Người Nước Ngoài Muốn Mua Nhà Tại Việt Nam Năm 2022 Cần Những Điều Kiện Gì?

      Hướng dẫn thủ tục pháp lý, điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – cập nhật quy định mới nhất năm 2019 do Luật sư Lê Trung Phát (Đoàn Luật sư chúng tôi tư vấn.

      Rever vừa nhận được thắc mắc về thủ tục, điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, được gửi từ anh Mạnh Hải (ngụ TP.HCM):

      Tôi là môi giới bất động sản mới vô nghề nên tiếp vài trường hợp khách thuê/mua nhà là người nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều người dù có nhu cầu mua nhà ở thực nhưng vẫn ngần ngại thủ tục pháp lý khi người ngoại quốc mua nhà, do đó họ chọn thuê nhà. Vậy những đối tượng này có được mua nhà tại nước ta hay không? Nếu được thì cần những điều kiện gì và thủ tục mua nhà gồm những gì?

      Tôi chân thành cảm ơn luật sư.

      Luật sư LÊ TRUNG PHÁT (Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, Cơ sở pháp lý:Đoàn Luật sư chúng tôi giải đáp:

      Chào bạn, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết như sau:

      Luật Nhà ở 2014

      Nghị định 99/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở

      Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.

      Và khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:

      Luật pháp Việt Nam cho phép người nước ngoài mua nhà

      Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

      Vì vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể mua nhà ở tại Việt Nam.

      Một số trường hợp ngoại lệ người nước ngoài không thể mua dự án bất động sản tại Việt Nam

      Ngoài ra, khoản 2 điều 76 nghị định này cũng nêu rõ hơn về vấn đề này: ” Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này”.

      Điều kiện để người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam

      Cá nhân nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau thì sẽ được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

      – Cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. (Khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014)

      – Cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam (Khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)

      – Cá nhân nước ngoài phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định pháp luật Việt Nam, không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch (điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014)

      – Cá nhân nước ngoài chỉ được mua và sở hữu nhà ở không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm biệt thự, nhà ở liền kề thì trên khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua không quá 250 căn nhà (điểm a Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014)

      – Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán thì cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau đây (Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP)

      Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;

      Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn;

      Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.

      – Cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn nếu có nhu cầu. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và các quyền của chủ sở hữu như công dân Việt Nam. (điểm c Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở).

      Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam

      Căn cứ Luật Nhà ở 2014, thủ tục để cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam được quy định:

      Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

      Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp đồng phải có các nội dung theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014; phải được công chứng, chứng thực. Căn cứ: Điều 121, khoản 1 Điều 122 và khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2014.

      Bước 3: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu

      Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở 2014, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

      Thành phần hồ sơ:

      Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo mẫu quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (Mẫu 04/ĐK)

      Bản sao các giấy tờ chứng minh hình thành nhà ở hợp pháp

      Hồ sơ sẽ được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nơi có nhà ở. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hay chưa đầy đủ thành phần theo quy định của pháp luật thì sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền tiếp nhận sẽ có thông báo hoàn trả và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định của pháp luật.

      Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

      Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận

      Thủ Tục Hồi Hương (Đăng Ký Thường Trú Ở Việt Nam) Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài

      Thành phần hồ sơ ​ ​ ​​​

      ​Thành phần hồ sơ

      ​1.

      Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu); – Ba ảnh cỡ 4×6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương. ​2.Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ thường trú của nước ngoài cấp (bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu). ​3.Bản sao một trong những giáy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam: + Giấy khai sinh, trường hợp giấy khai sinh không ghi rõ quốc tịch Việt Nam thì kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch của cha mẹ. +Giấy chứng minh thư nhân dân + Hộ chiếu Việt Nam + Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; + Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Việt Nam về quốc tịch; ​4.Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam: + Đối với người đã được sở hữu nhà tại Việt Nam (nộp bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu): giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy tờ về mua, bán, cho, tặng, đổi, nhận thừa kế nhà ở ; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Tòa án hoặc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho sở hữu nhà đã có hiệu lực pháp luật. + Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân : – Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu); – Văn bản chứng minh ngôi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; – Bản sao giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu). ​5.Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương ngoài những giấy tờ trên trong hồ sơ còn phải có một trong các giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật cư trú): – Đối với CDVNĐCONN có chỗ ở hợp pháp có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 12 tháng trở lên : – Giấy tờ tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú ; – Sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú. ​6.​ Đối với CDDCONN được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập với hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người : – Vợ về ở với chồng, chồng về ở với với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con ; – Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị, em ruột ; – Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi về ở với anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; – Người chưa thành niên, không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột người giám hộ; – Người chưa thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại. Trong trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú xác nhận.​7.​Công dân VN ĐCONN về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo. ​Số bộ hồ sơ Hai (02) bộ. Mẫu đơn, mẫu tờ khai ​ ​ ​ ​ ​

      ​Văn bản quy định

      Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

      Thủ tục hồi hương (Đăng ký thường trú ở Việt Nam) tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

      ​Tải về

      Mau chúng tôi class=”ms-rteThemeForeColor-5-0″>Tải về

      Thủ Tục Mua Nhà Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

      THỦ TỤC MUA NHÀ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

      T(Áp dụng từ 01/07/2015) HỦ TỤC MUA NHÀ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

      Ngày 01/07/2015 Luật Nhà ở có hiệu lực, trong đó có quy định mở rộng đối tượng người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Trong khi chờ đợi Nghị định và Thông tư hướng dẫn cụ thể hướng dẫn chi tiết Luật ngày 30/06/2015 Bộ Xây dựng ban hành công văn số 1436/BXD- QLN thực hiện Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã có quy định một số nội dung về việc mua nhà của tổ chức nước ngoài, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

      – Quy định chung về: định về đối tượng, điều kiện được sở hữu, thời hạn sở hữu, số lượng, loại nhà, khu vực được sở hữu nhà ở, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở, trình tự, thủ tục mua bán, thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2014;

      – Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài: thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

      Quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư có nhà ở bán cho người nước ngoài:

      Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng nhà ở để bán có trách nhiệm nộp cá nhân nước ngoài mua nhà ở chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

      Sau khi nhận được hồ sơ, Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện việc kiểm tra giấy tờ pháp lý trong hồ sơ. Trường hợp cần thiết thì gửi phiếu lấy kiến của cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng; khi nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho văn phòng đăng ký đất đai;

      Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nếu phù hợp với bản vẽ quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án đầu tư đã được duyệt và phù hợp với bản vẽ hoàn công công trình đã được duyệt (nếu có) thì chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp trích lục bản đồ để cấp Giấy chứng nhận; trường hợp hiện trạng sử dụng đất không phù hợp với bản vẽ quy hoạch xây dựng chi tiết của dự án đã được duyệt và bản vẽ hoàn công công trình đã được duyệt thì gửi kết quả kiểm tra đến cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật;

      Lập hồ sơ, viết Giấy chứng nhận gửi Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận;

      Khi nhận Giấy chứng nhận, thông báo cho tổ chức để thông báo cho người được cấp Giấy chứng nhận nộp nghĩa vụ tài chính (thời gian người xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận);

      Sau khi tổ chức nộp đủ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người xin cấp Giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thu giấy tờ gốc về đất, tài sản gắn liền với đất và trao Giấy chứng nhận cho tổ chức để trả cho người được cấp

      Hồ sơ mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam

      Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

      Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đủ điều kiện mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Luật Nhà ở 2014;

      Bản sao chứng thực hoặc công chứng hợp đồng mua, bán;

      Bản sao Quyết định giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền;

      Bản sao Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định phê duyệt đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

      Bản sao Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án (Trường hợp không có bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch này, thì phải có bản sao văn bản thỏa thuận tổng thể mặt bằng của khu đất có nhà ở, công trình xây dựng);

      Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

      Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc Văn bản của cơ quan thuế chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi được giao đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng nhà ở để bán hoặc kinh doanh bất động sản (kèm theo bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên mua);

      Sơ đồ nhà, đất và bản vẽ tổng mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng mà không đo vẽ lại; trường hợp nhà chung cư thì có bản vẽ mặt bằng xây dựng ngôi nhà chung cư, bản vẽ mặt bằng của tầng nhà có căn hộ, trường hợp bản vẽ mặt bằng của tầng nhà không thể hiện rõ kích thước của căn hộ thì phải có bản vẽ mặt bằng của căn hộ đó.

      Trường hợp đối tượng mua nhà phải qua sàn giao dịch bất động sản thì những trường hợp chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc nhận chuyển nhượng được thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản.

      Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

      Bạn đang đọc nội dung bài viết Điều Kiện Hồi Hương Và Mua Nhà Tại Việt Nam trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!