Cập nhật nội dung chi tiết về Đất Xen Kẹt Là Gì? Thủ Tục Chuyển Đổi Đất Xen Kẹt Thành Đất Ở mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đất xen kẹt là đất vườn, đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) nằm trong khu dân cư, hoặc đất dư sau quy hoạch. Những loại đất này thường không có sổ đỏ, chuyển nhượng chỉ thông qua giấy tờ viết tay.
Theo quy định này, đất xen kẹt được hiểu là đất bao gồm vườn ao và đất nông nghiệp xen kẹt.
✔ Đất vườn ao nằm trong thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận đất ở là đất nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy hoạch (trường hợp chưa có quy hoạch thì xác định theo ranh giới hiện trạng của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư).
✔ Đất xen kẹt đồng thời là phần diện tích được xác định là đất vườn, ao khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
✔ Tương tự, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư là đất nằm trong phạm vi khu dân cư có đặc điểm như đối với đất vườn ao nói trên.
Về điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất xen kẹt sang đất ở, theo Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội – Vũ Văn Hậu, hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật về đất đai ở địa phương, có văn bản cam kết bàn giao cho các tổ chức quản lý chuyên ngành phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, kênh mương, di tích lịch sử văn hóa, công trình an ninh quốc gia, thoát lũ..; bàn giao cho UBND xã phường, thị trấn diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch, lối đi chung; nộp nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Việc mua bán đất xen kẹt trong khu dân cư đang mang lại lợi nhuận lớn và nhanh do không phải thực hiện những thủ tục rườm rà như với đất đã có sổ đỏ. Cũng chính vì vậy mà không ít người đã lợi dụng những sơ hở về giấy tờ của đất xen kẹt để thực hiện những ” chiêu ” lừa ngoạn mục. Rủi ro vẫn có thể xảy ra, thường xảy ra với người mua để ở. Hầu hết là vì những người này rất khó có được các mối quan hệ “” với cán bộ địa chính để tìm hiểu thực hư về qui hoạch mảnh đất mình mua.
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng từ đất xen kẹt sang đất ở nộp (1 bộ) tại Phòng TN&MT quận, huyện bao gồm:
✔ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
✔ Phương án sản xuất kinh doanh (nếu chuyển sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh);
✔ Trường hợp xây nhà ở để bán phải thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản;
✔ Bản sao giấy chứng nhận hoặc giấy tờ quyền sử dụng thửa đất (nếu có)
✔ Bản sao hộ khẩu thường trú và chứng minh thư của người xin chuyển mục đích
✔ Văn bản cam kết (nêu ở phần trên).
Với bề dày kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng trong việc mua bán loại đất “xen kẹt” đặc thù này, Công ty Luật Trí Hùng & Cộng sự luôn được lựa chọn để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho khách hàng.
Vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY LUẬT TNHH TRÍ HÙNG & CỘNG SỰ
Trụ sở: 60 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Chi nhánh: 48 Cầu Diễn – P.Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm
✆ ĐT: 04.32595549 / ✆Hotline: 0912-060-765
Website: http://luattrihung.com
Email: luattrihung@gmail.com
Nguy Cơ Mất Trắng Khi Mua Đất Xen Kẹt
Mặc dù không có sổ đỏ, thủ tục mua bán chỉ là giấy tờ viết tay, nhưng loại đất xen kẹt vẫn được mua bán rầm rộ do giá rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư thông thường.
Việc thúc đẩy phát triển các khu đô thị mới, các dự án mở đường, khiến nhiều diện tích đất canh tác bị thu hồi, đồng ruộng bị chia cắt tạo nên nhiều khu đất xen kẹt. Tuy không trở thành cơn sốt nhưng việc mua bán đất xen kẹt cũng khá nhộn nhịp do giá thấp, phù hợp với những người có thu nhập thấp, người ngoại tỉnh.
Đặc điểm chung của loại đất này là diện tích chỉ từ 30 – 50m2. Do chưa có sổ đỏ, nên giá đất này rẻ hơn rất nhiều so với đất thổ cư. Khảo sát tại một số khu vực tại Hà Nội cho thấy, giá đất xen kẹt thường chỉ bằng một nửa, thậm chí có khu vực chỉ bằng 1/3 giá đất thổ cư có sổ.
Chẳng hạn, đất xen kẹt tại khu vực quận Thanh Xuân ở các phường như Khương Đình, Hạ Đình, Bùi Xương Trạch có giá chào bán 20-23 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường của đất đã có sổ là 40-60 triệu đồng/m2. Hay tại khu vực ngoại thành như Hà Đông, đất xen kẹt thuộc phường Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương… được chào bán từ 8-15 triệu đồng/m2 trong khi giá thị trường của đất thổ cư dao động từ 20-25 triệu đồng/m2.
Bên cạnh những ưu điểm như nằm trong khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng xung quanh, dễ tăng giá đất, có cơ hội chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư… thì phân khúc này cũng chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là về mặt pháp lý.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh cho biết, theo Luật Đất đai 2013, không có các quy định pháp lý về khái niệm “đất xen kẹt”. Loại đất này có thể được hiểu là đất ao, vườn, đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) nằm trong khu dân cư, hoặc đất dư sau quy hoạch.
Đất xen kẹt gồm ba loại đất vườn, ao liền kề với đất ở; đất vườn ao, xen kẹt trong khu dân cư; đất nông nghiệp được giao nằm xen kẹt trong khu dân cư.
“Bản chất đất xen kẹt được xác định là đất nông nghiệp, không được phép xây dựng, có niên hạn sử dụng nên không được cấp sổ đỏ, và thực tế giấy tờ chuyển nhượng chỉ là giấy tờ viết tay. Vì thế, mua đất xen kẹt, người mua phải đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là nguy cơ không được cấp chứng nhận quyền sử dụng vì nhiều lý do”, luật sư Truyền nhấn mạnh.
Hơn nữa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chi phí chuyển đổi cao, nhiều thủ tục rườm rà và không phải đất xen kẹt nào cũng đủ điều kiện chuyển đổi thành đất thổ cư.
Theo Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất ở (đất phi nông nghiệp) phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để có thể chuyển đổi sang đất ở, phải có đầy đủ điều kiện sau.
Thứ nhất, đất không thuộc diện vi phạm quy hoạch, không thuộc diện lấn chiếm, đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất nông nghiệp do hợp tác xã và các tổ chức đang quản lý giao cho các hộ gia đình xã viên sử dụng.
Thứ hai, mảnh đất đó hiện đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện; có diện tích đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở (tùy thuộc vào mỗi địa phương nơi có đất quy định).
Thứ ba, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật về đất đai ở địa phương, có văn bản cam kết bàn giao cho các tổ chức quản lý chuyên ngành phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, di tích lịch sử văn hóa, công trình an ninh quốc gia, thoát lũ..; bàn giao cho UBND xã phường, thị trấn diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch, lối đi chung; nộp nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Pháp luật về đất đai quy định đất lấn chiếm hay đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đều bị coi là tài sản không hợp pháp và không có quyền mua bán, chuyển nhượng hay thế chấp. Tất cả các hình thức giao dịch trên các mảnh đất không có giấy tờ đều được xem là trái pháp luật và không được công nhận.
“Chính sơ hở này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều “cò mồi” lừa đảo, bán trao tay một mảnh đất cho nhiều người. Khi phát hiện ra, người mua có nguy cơ mất trắng rất cao do không có căn cứ pháp lý chứng minh. Người thiệt hại rủi ro cuối cùng cũng là người mua”, luật sư Truyền cảnh báo.
Vị luật sư này cũng lưu ý, người mua không nên vì mức giá bán rẻ mà mạo hiểm đầu tư loại đất này vì tiềm ẩn rủi ro rất cao. Trước khi mua để chuyển mục đích sử dụng, người mua nên xem xét kỹ đây có phải loại đất xen kẹt không, quy định quy hoạch của địa phương nơi có đất, thận trọng xác minh, rà soát thông tin nguồn gốc mảnh đất và giấy tờ chứng minh để tránh thiệt thòi, tranh chấp đất về sau
Mua Bán Đất Xen Kẹt Hà Nội: Canh Bạc Nhiều Rủi Ro
Mua bán đất xen kẹt Hà Nội: Canh bạc nhiều rủi ro
Thị trường mua bán đất nông nghiệp (đất dịch vụ, ô đất xen kẹt) ở Hà Nội sau vài năm im ắng bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn trong thời gian gần đây. Giới “cò đất” sành sỏi cho rằng những biến độ này báo hiệu thị nhu cầu cung đang tăng. Tuy nhiên, do thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở không dễ dàng nên loại hình bất động sản (BĐS) đặc thù này vẫn là ẩn số. Hoạt động mua bán đất đai vẫn diễn ra sôi nổi
Google chỉ ra 716.000 kết quả trong 0,39 giây cho cụm từ tìm kiếm “bán đất nông nghiệp Hà Nội”. Và những thông tin nhận được chủ yếu là từ những nhà chuyên cung ứng đất nông nghiệp hoặc các “chợ” nhà đất trực tuyến.
Theo tìm hiểu, những mảnh đất nông nghiệp được rao bán chủ yếu thuộc các quận nội thành như khu Khương Trung – Bùi Xương Trạch, Định Công, đường Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy), đường nối ngã 3 Dệt may Hà Nội (ngõ 13 phố Lĩnh Nam) với ngõ 179 phố Vĩnh Hưng…
Việc mua bán tràn lan như vậy sẽ khiến có nhiều người mua “ôm quả đắng”. Vì thế, nhiều nhà môi giới khuyên rằng, khi mua đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư thì nên tìm hiểu thật kỹ đất ở đây sẽ quy hoạch như thế nào, việc xin xây nhà cấp 4 có khó khăn gì hay không. Bởi theo quy định, nếu có chứng nhận thời gian cư trú trên 2 năm, nhà cấp 4 sẽ được đền bù 40-70% đất sổ đỏ, đất có thể chuyển sang đất thổ cư…
Mua bán đất xen kẹt: Canh bạc nhiều rủi ro
Theo chuyên gia BĐS Nguyễn Thành Tiến cho rằng, đất nông nghiệp giá rẻ, không sổ đỏ rất phù hợp với điều kiện tài chính của những cặp vợ chồng trẻ. Người mua có thể tăng giá tài sản đột biến nếu chuyển lên đất thổ cư thành công. Nhưng thủ tục chuyển đổi không hề đơn giản. Trước khi mua, khách hàng phải hiểu kỹ về quy hoạch khu vực, khu đất muốn mua có được chuyển đổi mục đích sử dụng không và phí chuyển như thế nào. Chính vì những điều này, việc mua đất xen kẹt không khác gì trò “đánh bạc”, với tỷ lệ thắng thua là 50/50.
Sở TN&MT Hà Nội đã thông qua những điều kiện cụ thể để chuyển đổi đất xen kẹt sang đất ở. Nhưng thực tế thuế phí chuyển đổi vẫn cao và vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà. Không ít gia đình tại nội thành Hà Nội dính “việt vị” vì chưa được nhận sổ hồng dù nhà đã xây cả chục năm. Nguyên nhân của việc này là bởi vướng quy hoạch đất đai của quận hoặc do xây trái phép khi chuyển mục đích sử dụng đất thành công.
Giám đốc Công ty Luật S&Blaw Nguyễn Thanh Hà cho hay: “Pháp luật về đất đai quy định đất lấn chiếm hay đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đều bị coi là tài sản không hợp pháp và không có quyền mua bán, chuyển nhượng hay thế chấp. Tất cả các hình thức giao dịch trên các mảnh đất không có giấy tờ đều được xem là trái pháp luật và không được công nhận, Nhà nước có quyền thu hồi những mảnh đất này bất cứ lúc nào. Còn với những mảnh đất xen kẹt diện tích dưới 30m2 hoặc đủ 30m2 mà một chiều dài dưới 3m, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định số 58 không cho phép giao dịch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng”.
Để tránh những rủi ro không đáng có, mỗi người mua đất cần nên thận trọng, không vì những giá rẻ mà ôm cục đắng về sau.
Thủ Tục Chuyển Đổi Từ Đất Vườn Sang Đất Ở
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở.
Cơ sở pháp lý
– Luật đất đai 2013
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP
– Nghị định 45/2014/NĐ-CP
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP
– Thông tư 30/2019/TT-BYNMT
Thế nào là đất vườn, đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất
– Đất vườn là loại hình đất được sử dụng để trồng cây lâu năm hay trồng hoa màu. Đất vườn có thể nằm liền kề hoặc nằm cùng một thửa đất với đất thổ cư (đất ở). Trên đất vườn bạn sẽ không thể xây nhà ở hay xây dựng các công trình mang tính chất khác ngoài việc canh tác, trồng trọt.
– Đất ở hay còn gọi đất thổ cư là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
Theo quy định tại Luật đất đai 2013
– Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khi nào cần thực hiện chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở
– Do nhu cầu về nhà ở của người dân càng ngày càng cao
– Khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở thì mảnh đất sẽ có giá trị cao hơn
Điều kiện để chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở
Điều kiện 1: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Điều kiện 2: Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều kiện 3: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013
Căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay không.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở thì có phải xin phép hay không
– Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất…
Như vậy, pháp luật đất đai chưa có quy định đất nào là đất vườn. Vì thế căn cứ vào mục đích sử dụng đất vườn có thể thuộc loại đất trồng cây hàng năm hoặc đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Mặt khác cũng theo Điều 57 Luật Đất đai 2013 trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì phải được phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Vì thế, trong trường này, để chuyển sang đất ở, hộ gia đình, cá nhân cần phải xin phép và phải được sự đồng ý của của UBND cấp huyện nơi có đất thì mới được chuyển mục đích sử dụng đất đai.
Chế tài xử phạt khi chuyển từ đất vườn sang đất ở mà không xin phép với cơ quan quản lý nhà nước
– Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định đối với ở nông thôn.
Thành phần hồ sơ chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu
– Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân
Số lượng 01 bộ
Thẩm quyền quyết định cho phép chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở
Được quy định tại Điều 59 Luật đất đai 2013
– UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định;
– UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.
Chủ thể thực hiện
– Cá nhân, Hộ gia đình có đất muốn chuyển đổi
– Tổ chức có đất muốn chuyển đổi
Thời gian thực hiện
+ Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
+ Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày..
Một số lưu ý khi chuyển đổi từ đất vườn sang đất ở
+ Đất phải có trích lục bản đồ
+ Đất không có tranh chấp, kê biên để thi hành án
+ Đất phải được sử dụng ổn định lâu dài
+ Đất đã được cấp sổ đỏ
+ Nộp các khoản tiền theo thông báo (Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích…)
Phí khi thực hiện chuyển đổi đất từ đất vườn sang đất ở
Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp sau:
+ Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở;
+ Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở
– Nếu đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm thì tiền sử dụng đất được tính theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
– Khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì số tiền phải nộp xác định như sau:
– Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
Khách hàng cần cung cấp
– Thông tin cần cung cấp
+ Thông tin về thửa đất
+ Thông tin về chủ sở hữu đất
Tài liệu cần cung cấp
+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
+ Bản sao sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân
+ Bản sao hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( trong trường hợp nhận chuyển nhượng), Hợp đồng tặng cho quyền sử đất ( trong trường hợp tăng cho)
Công việc của chúng tôi
– Nhận tài liệu từ quý khách.
– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
– Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đất Xen Kẹt Là Gì? Thủ Tục Chuyển Đổi Đất Xen Kẹt Thành Đất Ở trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!