Cập nhật nội dung chi tiết về Đất Xen Kẹt Là Gì? Quy Định, Thủ Tục Chuyển Đổi Đất Xen Kẹt mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đất xen kẹt là gì? Tư vấn những quy định, thủ tục chuyển đổi đất xen kẹt theo quy định pháp luật hiện hành và những điều nên lưu ý về đất xen kẹt.Cụm từ “đất xen kẹt” dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng nhanh chóng làm khuấy đảo thị trường bất động sản. Thường có mác giá rẻ hơn lên đến 50% so với đất thổ cư bởi vậy loại đất này được nhiều chủ đầu tư chú ý.
Đất xen kẹt là thuật ngữ do người bán và người mua loại đất này tự đặt tên. Trong thực tế, chưa hề có quy định rõ ràng về loại đất này trong các văn bản pháp luật đất đai hiện hành.
Đất xen kẹt là đất nông nghiệp, đất ở dư sau khi thực hiện quy hoạchĐất xen kẹt được hiểu là loại đất nông nghiệp, đất ở nằm trong khu dân cư hoặc khu đất dư sau khi thực hiện quy hoạch.
Điển hình cho đất xen kẹt chúng ta có thể bắt gặp hàng ngày như: đất vườn/ao liền kề đất ở; đất vườn/ao nằm trong khu dân cư.
Đất xen kẹt được hình thành do quá trình quy hoạch đất canh tác, đất ruộng phục vụ các dự án đô thị, dự án phát triển hạ tầng giao thông. Diện tích đất dao động từ 30-50m2, tương đối hạn chế.
Đất xen kẹt thường có diện tích nhỏ và không được cấp sổ đỏVề mặt pháp lý, đất xen kẹt chính là đất nông nghiệp, không được phép xây dựng và không được cấp sổ đỏ. Bởi vậy mà giá những khu đất này thường rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư.
Trên thực tế, đất xen kẹt vẫn có thể được cấp sổ đỏ và công nhận là đất ở nếu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng.
Điều kiện để cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt gồm 3 điều sau:
Khu đất không thuộc quy hoạch, lấn chiếm, không thuộc diện tích đất phục vụ cho mục đích công, được tổ chức quản lý giao cho hộ gia đình sử dụng.
Đất đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện; diện tích đất nằm trong hạn mức đất ở cấp cho cá nhân/hộ gia đình.
Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật về đất đai; nộp nghĩa vụ tài chính đầy đủ; có cam kết bàn giao phần đất thuộc các khu vực như hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, quốc phòng, an ninh, khu di tích văn hóa – lịch sử.
2. Quy định bồi thường khi thu hồi đất xen kẹt
Đất xen kẹt chưa được bồi thường, chỉ thực hiện hỗ trợHiện nay, vẫn chưa có văn bản nào quy định hệ số bồi thường cho đất xen kẹt bị thu hồi mà chỉ thực hiện theo hình thức hỗ trợ. Do đó, người sở hữu đất sẽ không được bồi thường theo khung giá hiện hành.
Để đảm bảo quyền lợi trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, người sở hữu nên nhanh chóng tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở nếu có thể.
Đất xen kẹt có mức giá rẻ bằng một nửa so với đất thổ cư– Tiềm năng
Giá đất xen kẹt chỉ bằng ½ giá đất thổ cư.
Đất xen kẹt nằm trong khu dân cư nên được thừa hưởng những tiện ích, cơ sở hạ tầng sẵn có.
Đất xen kẹt có thể xin chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cơ (tùy trường hợp). Sau khi chuyển đổi đất xen kẹt sẽ có giá trị như đất ở.
– Rủi ro
Hấp dẫn người mua với mức giá rẻ thế nhưng đất xen kẹt cũng tiềm ẩn những rủi ro.
Thường là những khu đất dư sau dự án quy hoạch nên diện tích nhỏ, địa hình hạn chế, không đẹp.
Có thể chuyển đổi thành đất ở nhưng thủ tục phức tạp và không phải trường hợp nào cũng được phép.
Không có sổ đỏ nên quá trình giao dịch mua bán chỉ thông qua giấy tờ viết tay. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất trắng nếu người bán lừa đảo.
Nguy Cơ Mất Trắng Khi Mua Đất Xen Kẹt
Mặc dù không có sổ đỏ, thủ tục mua bán chỉ là giấy tờ viết tay, nhưng loại đất xen kẹt vẫn được mua bán rầm rộ do giá rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư thông thường.
Việc thúc đẩy phát triển các khu đô thị mới, các dự án mở đường, khiến nhiều diện tích đất canh tác bị thu hồi, đồng ruộng bị chia cắt tạo nên nhiều khu đất xen kẹt. Tuy không trở thành cơn sốt nhưng việc mua bán đất xen kẹt cũng khá nhộn nhịp do giá thấp, phù hợp với những người có thu nhập thấp, người ngoại tỉnh.
Đặc điểm chung của loại đất này là diện tích chỉ từ 30 – 50m2. Do chưa có sổ đỏ, nên giá đất này rẻ hơn rất nhiều so với đất thổ cư. Khảo sát tại một số khu vực tại Hà Nội cho thấy, giá đất xen kẹt thường chỉ bằng một nửa, thậm chí có khu vực chỉ bằng 1/3 giá đất thổ cư có sổ.
Chẳng hạn, đất xen kẹt tại khu vực quận Thanh Xuân ở các phường như Khương Đình, Hạ Đình, Bùi Xương Trạch có giá chào bán 20-23 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường của đất đã có sổ là 40-60 triệu đồng/m2. Hay tại khu vực ngoại thành như Hà Đông, đất xen kẹt thuộc phường Dương Nội, Yên Nghĩa, Phú Lương… được chào bán từ 8-15 triệu đồng/m2 trong khi giá thị trường của đất thổ cư dao động từ 20-25 triệu đồng/m2.
Bên cạnh những ưu điểm như nằm trong khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng xung quanh, dễ tăng giá đất, có cơ hội chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư… thì phân khúc này cũng chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là về mặt pháp lý.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh cho biết, theo Luật Đất đai 2013, không có các quy định pháp lý về khái niệm “đất xen kẹt”. Loại đất này có thể được hiểu là đất ao, vườn, đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) nằm trong khu dân cư, hoặc đất dư sau quy hoạch.
Đất xen kẹt gồm ba loại đất vườn, ao liền kề với đất ở; đất vườn ao, xen kẹt trong khu dân cư; đất nông nghiệp được giao nằm xen kẹt trong khu dân cư.
“Bản chất đất xen kẹt được xác định là đất nông nghiệp, không được phép xây dựng, có niên hạn sử dụng nên không được cấp sổ đỏ, và thực tế giấy tờ chuyển nhượng chỉ là giấy tờ viết tay. Vì thế, mua đất xen kẹt, người mua phải đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là nguy cơ không được cấp chứng nhận quyền sử dụng vì nhiều lý do”, luật sư Truyền nhấn mạnh.
Hơn nữa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chi phí chuyển đổi cao, nhiều thủ tục rườm rà và không phải đất xen kẹt nào cũng đủ điều kiện chuyển đổi thành đất thổ cư.
Theo Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất ở (đất phi nông nghiệp) phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để có thể chuyển đổi sang đất ở, phải có đầy đủ điều kiện sau.
Thứ nhất, đất không thuộc diện vi phạm quy hoạch, không thuộc diện lấn chiếm, đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất nông nghiệp do hợp tác xã và các tổ chức đang quản lý giao cho các hộ gia đình xã viên sử dụng.
Thứ hai, mảnh đất đó hiện đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện; có diện tích đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở (tùy thuộc vào mỗi địa phương nơi có đất quy định).
Thứ ba, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành tốt pháp luật về đất đai ở địa phương, có văn bản cam kết bàn giao cho các tổ chức quản lý chuyên ngành phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, di tích lịch sử văn hóa, công trình an ninh quốc gia, thoát lũ..; bàn giao cho UBND xã phường, thị trấn diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch, lối đi chung; nộp nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Pháp luật về đất đai quy định đất lấn chiếm hay đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đều bị coi là tài sản không hợp pháp và không có quyền mua bán, chuyển nhượng hay thế chấp. Tất cả các hình thức giao dịch trên các mảnh đất không có giấy tờ đều được xem là trái pháp luật và không được công nhận.
“Chính sơ hở này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều “cò mồi” lừa đảo, bán trao tay một mảnh đất cho nhiều người. Khi phát hiện ra, người mua có nguy cơ mất trắng rất cao do không có căn cứ pháp lý chứng minh. Người thiệt hại rủi ro cuối cùng cũng là người mua”, luật sư Truyền cảnh báo.
Vị luật sư này cũng lưu ý, người mua không nên vì mức giá bán rẻ mà mạo hiểm đầu tư loại đất này vì tiềm ẩn rủi ro rất cao. Trước khi mua để chuyển mục đích sử dụng, người mua nên xem xét kỹ đây có phải loại đất xen kẹt không, quy định quy hoạch của địa phương nơi có đất, thận trọng xác minh, rà soát thông tin nguồn gốc mảnh đất và giấy tờ chứng minh để tránh thiệt thòi, tranh chấp đất về sau
Mua Bán Đất Xen Kẹt Hà Nội: Canh Bạc Nhiều Rủi Ro
Mua bán đất xen kẹt Hà Nội: Canh bạc nhiều rủi ro
Thị trường mua bán đất nông nghiệp (đất dịch vụ, ô đất xen kẹt) ở Hà Nội sau vài năm im ắng bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn trong thời gian gần đây. Giới “cò đất” sành sỏi cho rằng những biến độ này báo hiệu thị nhu cầu cung đang tăng. Tuy nhiên, do thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở không dễ dàng nên loại hình bất động sản (BĐS) đặc thù này vẫn là ẩn số. Hoạt động mua bán đất đai vẫn diễn ra sôi nổi
Google chỉ ra 716.000 kết quả trong 0,39 giây cho cụm từ tìm kiếm “bán đất nông nghiệp Hà Nội”. Và những thông tin nhận được chủ yếu là từ những nhà chuyên cung ứng đất nông nghiệp hoặc các “chợ” nhà đất trực tuyến.
Theo tìm hiểu, những mảnh đất nông nghiệp được rao bán chủ yếu thuộc các quận nội thành như khu Khương Trung – Bùi Xương Trạch, Định Công, đường Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy), đường nối ngã 3 Dệt may Hà Nội (ngõ 13 phố Lĩnh Nam) với ngõ 179 phố Vĩnh Hưng…
Việc mua bán tràn lan như vậy sẽ khiến có nhiều người mua “ôm quả đắng”. Vì thế, nhiều nhà môi giới khuyên rằng, khi mua đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư thì nên tìm hiểu thật kỹ đất ở đây sẽ quy hoạch như thế nào, việc xin xây nhà cấp 4 có khó khăn gì hay không. Bởi theo quy định, nếu có chứng nhận thời gian cư trú trên 2 năm, nhà cấp 4 sẽ được đền bù 40-70% đất sổ đỏ, đất có thể chuyển sang đất thổ cư…
Mua bán đất xen kẹt: Canh bạc nhiều rủi ro
Theo chuyên gia BĐS Nguyễn Thành Tiến cho rằng, đất nông nghiệp giá rẻ, không sổ đỏ rất phù hợp với điều kiện tài chính của những cặp vợ chồng trẻ. Người mua có thể tăng giá tài sản đột biến nếu chuyển lên đất thổ cư thành công. Nhưng thủ tục chuyển đổi không hề đơn giản. Trước khi mua, khách hàng phải hiểu kỹ về quy hoạch khu vực, khu đất muốn mua có được chuyển đổi mục đích sử dụng không và phí chuyển như thế nào. Chính vì những điều này, việc mua đất xen kẹt không khác gì trò “đánh bạc”, với tỷ lệ thắng thua là 50/50.
Sở TN&MT Hà Nội đã thông qua những điều kiện cụ thể để chuyển đổi đất xen kẹt sang đất ở. Nhưng thực tế thuế phí chuyển đổi vẫn cao và vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà. Không ít gia đình tại nội thành Hà Nội dính “việt vị” vì chưa được nhận sổ hồng dù nhà đã xây cả chục năm. Nguyên nhân của việc này là bởi vướng quy hoạch đất đai của quận hoặc do xây trái phép khi chuyển mục đích sử dụng đất thành công.
Giám đốc Công ty Luật S&Blaw Nguyễn Thanh Hà cho hay: “Pháp luật về đất đai quy định đất lấn chiếm hay đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đều bị coi là tài sản không hợp pháp và không có quyền mua bán, chuyển nhượng hay thế chấp. Tất cả các hình thức giao dịch trên các mảnh đất không có giấy tờ đều được xem là trái pháp luật và không được công nhận, Nhà nước có quyền thu hồi những mảnh đất này bất cứ lúc nào. Còn với những mảnh đất xen kẹt diện tích dưới 30m2 hoặc đủ 30m2 mà một chiều dài dưới 3m, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định số 58 không cho phép giao dịch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng”.
Để tránh những rủi ro không đáng có, mỗi người mua đất cần nên thận trọng, không vì những giá rẻ mà ôm cục đắng về sau.
Đất Nền Dự Án Là Gì? Thủ Tục Chuyển Nhượng Đất Nền Dự Án Là Gì
Nhiều người vẫn còn đó “lớ ngớ” với những khái niệm những lô đất thuộc dự án gọi là đất gì? Hay đất nền dự án là gì? Đất nền dự án có giống với đất lân cận hay đất thổ cư không? Tất cả được trợ giúp trong bài viết này của chúng tôi !
Những lô đất được rất nhiều người tìm kiếm khi mà chưa xuất hiện sự “nhúng tay” của con người hay máy móc như đào lấp, cào bằng, đổ đất, đổ cát,… thì được gọi đó là đất nền.
Và những lô đất nằm trong dự án quy hoạch của địa phương, của CĐT nhưng mới chỉ nằm trên giấy, đang trong quá trình nghiên cứu, chưa xây dựng, khi lô đất vẫn ở trạng thái ban đầu thì người ta gọi đó là đất nền dự án.
Đất nền dự án được xác định xây dựng nên khi nó đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết, thỏa mãn nhu cầu và có những tiện lợi tối ưu đối với con người. Đầu tiên, đất nền dự án được chọn là những khu vực tọa lạc ngay đắt địa (về hệ thống giao thông đường bộ, các tuyến đường giao liên ra cảng biển, cảng hàng không, trung tâm đầu não của kinh tế -xã hội).
Đồng thời, chỉ lúc nào nơi đó được quy hoạch rõ rệt được phê duyệt thì khu vực đó mới gọi là đất nền dự án. Bên Cạnh đó, còn phải đáp ứng được mục đích sử dụng trong dự án xây dựng với quy mô lớn như khu sinh thái, khu nghỉ dưỡng, khu dân cư hoặc rất có khả năng là dự án nhà ở, các công ty, tòa nhà văn phòng, nhà xưởng,…
Sự khác nhau giữa đất nền dự án, đất thổ cư, đất liền kề
Nếu như đất nền dự án được người ta biết đến là mảnh đất “vườn không nhà trống” tức là trơ trơ chỉ là mặt bằng phẳng chưa xuất hiện sự “can thiệp” của con người, may móc thì đất thổ cư và đất lân cận lại được người ta biết đến với những điểm khác hoàn toàn hoàn toàn.
Đất thổ cư
Đất thổ cư còn có tên thường gọi khác là đất ở, loại hình đất này thuộc nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Đã gọi là đất ở thì nhóm đất này đã có sự xuất hiện của con người, lô đất đã được “nhào nặn” mà đã được những cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng nhà của và các công trình phục vụ cuộc sống hiện đại con người.
Bên cạnh đó đất ở thì đất thổ cư còn bao gồm cả loại đất vườn ao liền với nhà ở trong cùng một thửa đất được xây dựng theo quy tắc của pháp luật.
Còn đối với đất ở thuộc khu vực nông thôn thì đất này do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại địa chỉ nông thôn ngoài việc sử dụng đất với mục đích xây nhà ở, công trình cuộc sống hiện đại thì đất tại địa chỉ nông thôn còn bao gồm cả ao, vườn trong cùng thửa đất đó. Và mỗi loại đất có sự khác hoàn toàn về hạn mức, thuế nhà đất, điều kiện xây dựng thích hợp với sự tiến lên địa phương, chính sách đất đai theo quy tắc của pháp luật.
Đất liền kề
Đất lân cận tức là khu đất lân cận nhau, tiếp tục nhau với khu đất đã được xác định . Và loại hình đất này đã được chuyển đổi với mục đích sử dụng.Ví dụ như những khu đất nông nghiệp nằm kề bên, xen kẹt trong khu dân cư hoặc đó là những mảnh vườn, ao nằm lân cận đất ở nhưng không thuộc đất công được chuyển đổi sang mục đích sử dụng để ở . Truy nhiên điều này chỉ được tiến hành trong các trường hợp đất vườn, ao lân cận đất ở (trong cùng một thửa đất) và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu vực.
Một trong mỗi vấn đề rất cần được quan tâm đầu tiên bởi tầm quan trọng của nó mà người mua nên biết thí dụ không mong muốn gặp rắc rối đó chính là vấn đề làm thủ tục chuyển nhượng đất nền dự án.
Ngoài ra, một vài văn bản, giấy tờ cần chuẩn bị khi bên mua rất cần được kiểm tra tính pháp lý: Đó là văn bản thỏa thuận địa điểm quy hoạch dự án của văn phòng KTS trưởng; Văn bản thể hiện khu đất dự án đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất; Những bộ hồ sơ chứng tỏ đã hoàn tất giải tỏa đền bù.
Kinh nghiệm mua đất nền dự án tránh rủi ro
Để “bảo toàn” số tài sản lớn của gia đình mình không bị đặt nhầm chỗ thì việc đầu tiên tất cả chúng ta rất cần được làm đó là tìm hiểu kĩ những tin tức về CĐT cũng như khả năng tài chính, hàng đầu của CĐT qua các dự án trước rồi mới đi lại quyết định.
Song song với việc kiểm tra văn bản, giấy tờ pháp lý của khu đất dự án bạn rất cần được xem dự án đó có được những CĐT phát triển không hay vẫn chỉ mới nằm trên văn bản không được triển khai thi công. Lúc này người mua cần lưu ý đến kỹ hoặc tốt nhất là không nên mua hoặc đầu tư vào những dự án như thế. Bởi giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (sổ đỏ) rất khó được những cơ quan phê duyệt cấp cho bạn nếu vướng phải những vấn đề về quy chuẩn cơ sở hạ tầng.
Hạn chế tối đa việc mua chung sổ vì lúc tách sổ rất phức tạp, tốn nhiều kinh phí và lúc bán cũng gặp vô vàn những điều khó khăn. Sổ chung khi bán, lô đất của bạn sẽ bị chê và người mua họ rất “kén chọn”.
Hi vọng, những tin tức trong bài viết chúng tôi trên sẽ đáp ứng đúng, đủ những vướng mắc của bạn, đáp ứng cho bạn một lượng kiến thức BĐS hữu ích!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đất Xen Kẹt Là Gì? Quy Định, Thủ Tục Chuyển Đổi Đất Xen Kẹt trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!