Đề Xuất 3/2023 # Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Và Trợ Cấp Thất Nghiệp Cùng Lúc Không? # Top 6 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Và Trợ Cấp Thất Nghiệp Cùng Lúc Không? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Và Trợ Cấp Thất Nghiệp Cùng Lúc Không? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tình huống 1: Vợ tôi xin nghỉ việc tại công ty vào tháng 04/2017, tuy nhiên vợ tôi đang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 05/2017. Vậy vợ tôi có thể làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Việc này có ảnh hưởng gì đến việc hưởng chế độ thai sản không?

– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ mang thai;

+ Lao động nữ sinh con;

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

, khi vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản kể cả khi đã nghỉ việc tại công ty.

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có xác định thời hạn;

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

, khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ bạn có thể nộp hồ sơ để được giải quyết và việc được hưởng trợ cấp thai sản không ảnh hưởng đến trợ cấp thất nghiệp của vợ bạn.

Tình huống 2: Em vừa nghỉ sinh xong nhưng hiện tại vì con còn nhỏ nên muốn viết đơn xin nghỉ luôn thì có được hưởng chế độ thai sản với tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không? Em sắp hết thời gian nghỉ thai sản và sẽ đi làm lại vào đầu tháng 5/2017 nhưng em dự định là viết đơn xin nghỉ việc trước hôm đi làm là 30 ngày thì trong trường hợp của em có được hưởng chế độ thai sản cùng TCTN không?

– Trợ cấp thất nghiệp: Để được hưởng TCTN thì bạn cần đóng đủ 12 tháng BHTN trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc và bạn phải nghỉ việc đúng pháp luật. Do bạn không nói rõ bạn kí kết HĐLĐ không xác định thời hạn hay xác định thời hạn với công ty nên việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty được coi là hợp pháp khi bạn thông báo trước cho công ty 30 ngày (HĐLĐ xác định thời hạn) hoặc 45 ngày (hợp đồng không xác định thời hạn). Như vậy bạn viêc đơn xin nghỉ việc nộp lên công ty trước 30 hoặc 45 ngày bạn muốn nghỉ việc để thông báo cho công ty mà không cần phải đi làm lại 30 ngày rồi mới viết đơn.

Nếu đủ điều kiện như trên, bạn cần nộp hồ sơ nhận TCTN trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ và nếu chưa có việc làm trong vòng 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ thì bạn được hưởng TCTN.

Tóm lại, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện thì có thể được hưởng cả chế độ thai sản cùng trợ cấp thất nghiệp, bởi 2 chế độ này hoàn toàn độc lập với nhau. Hỗ trợ tư vấn và đăng ký dịch vụ ĐĂNG KÝ MUA PHẦN MỀM TẠI ĐÂYEFY Việt Nam ▶ÐĂNG KÍ MUA BHXH ĐIỆN TỬ EFY-eBHXH

Cán Bộ Không Chuyên Trách Xã Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không?

Cán bộ không chuyên trách xã có được hưởng chế độ thai sản không?

Vợ tôi là cán bộ không chuyên trách xã, có đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm ở đơn vị rồi. Tháng vừa rồi vợ tôi sinh, đơn vị có cho vợ tôi nghỉ việc nhưng thông báo là vợ tôi không được hưởng chế độ thai sản. Tôi thấy vô lý bởi vợ tôi có đóng tiền bảo hiểm xã hội đầy đủ nhưng lại không được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. Luật sư cho tôi hỏi đơn vị vợ tôi công tác trả lời như vậy là đúng hay sai?

Về vấn đề Cán bộ không chuyên trách xã có được hưởng chế độ thai sản không cần căn cứ điểm i khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Như vậy, pháp luật quy định, đối tượng cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:

“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Như vậy, người lao động là cán bộ không chuyên trách cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng trong đó không có chế độ thai sản.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Vợ bạn là cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm vào quỹ thai sản. Vì vậy, vợ bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Việc đơn vị cho vợ bạn nghỉ khi sinh và không giải quyết chế độ thai sản cho vợ bạn là đúng quy định của pháp luật.

Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận:

Đối tượng cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm vào quỹ thai sản nên không được giải quyết chế độ thai sản.

Cán bộ không chuyên trách có được hưởng chế độ ốm đau không

Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Cán bộ không chuyên trách xã có được hưởng chế độ thai sản không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được  tư vấn.

Chuyển Về Quê Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Được Không?

Chuyển về quê hưởng trợ cấp thất nghiệp được không?

Em đã nộp đơn nhận trợ cấp thất nghiệp ở Hà Nội nhưng giờ em muốn chuyển hẳn về quê hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được không ạ, em ở Hà Nội mãi không tìm được việc làm ạ?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định: 

“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Như vậy, trong trường hợp này, bạn đã nộp đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Hà Nội thì không thể thay đổi nơi nhận trợ cấp thất nghiệp được. Mà sau khi bạn hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp, nếu có nhu cầu bạn mới có thể thay đổi nơi hưởng là chuyển về quê hưởng trợ cấp thất nghiệp được. 

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành

Thông báo tìm kiếm việc làm khi chuyển nơi nhận trợ cấp thất nghiệp

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Hưởng Chế Độ Thai Sản Và Những Điểm Mới Trong Chế Độ Thai Sản Năm 2022

Kính gửi:…………………………………………………………

Tên tôi là:………………………………. Sinh ngày…………………………………………………..

Chức vụ:………………………………………… Vị trí công tác:……………………………………..

Số CMTND:……………… Ngày cấp……………… Nơi cấp……………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………………………………..

Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần đến ngày sinh con. Để đảm bảo sứa khỏe, tôi xin phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày…../…./20…..đến ngày……/…../20…..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho……………hiện đang công tác tại……

Hết , tôi hứa sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

1. Cha được nghỉ chế độ thai sản

Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày.

Lao động nam được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh con. Nếu khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày làm việc.

Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

2. Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

Trước Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, luật chưa có quy định chế độ thai sản cho người mang thai hộ nhưng từ 1-1-2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thì chính sách này bắt đầu được áp dụng.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Chế độ thai sản sau sinh mà mẹ chết hoặc con chết

Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết được quy định là 4 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên.

Về thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết, trước đây luật quy định thời gian hưởng là cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này là thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ.

Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi.

Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Chế độ thai sản 2016 quy định thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc (thay vì trong 1 năm như trước đây). Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định chung là bằng 30% mức lương cơ sở. Trước đó, tỷ lệ này trong quy định cũ là 25% lương cơ sở nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình, 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi tại cơ sở tập trung.

Quy định mới về đi làm trước hạn nâng thời gian sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên tăng lên ít nhất 4 tháng. Luật mới quy định người nghỉ thai sản phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng. Chế độ thai sản 2016 có nhiều điểm đổi mới

Trong trường hợp sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi, nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

7. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Thời gian nghỉ thai sản khi nhận con nuôi được điều chỉnh, con đủ 4 tháng tuổi trở lên cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

8. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]

Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Và Trợ Cấp Thất Nghiệp Cùng Lúc Không? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!