Đề Xuất 3/2023 # Chuyển Nhượng Đất Vườn Được Không? Phải Chịu Những Loại Thuế Nào? # Top 11 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Chuyển Nhượng Đất Vườn Được Không? Phải Chịu Những Loại Thuế Nào? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyển Nhượng Đất Vườn Được Không? Phải Chịu Những Loại Thuế Nào? mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuyển nhượng đất vườn gặp khá nhiều khó khăn do loại đất này không được xác định là đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi đòi hỏi kỹ lưỡng về thủ tục để đảm bảo an toàn quyền lợi cả 2 bên.

Đất vườn hay còn gọi đất thổ vườn là loại đất có thể liền kề hoặc cùng thửa với đất thổ cư hoặc có thể được tách thửa riêng. Đất vườn chỉ có thể sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm, cây hoa màu… Tính đến thời điểm hiện tại, đất vườn cũng chưa được xác định là đất phi nông nghiệp hay đất nông nghiệp. Trường hợp người sở hữu muốn xây nhà trên đất vườn thì cần phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013.

Đối với nhóm đất vườn được cấp sổ đỏ riêng thì việc chuyển đổi khá dễ dàng. Riêng các mảnh vườn chưa tách sổ riêng khỏi đất thổ cư, buộc bên bán phải tiến hành các thủ tục xin cấp sổ đỏ để đảm bảo đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo điều 188 của Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Trong thời hạn sử dụng đất

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất vườn

Hai bên mua và bán phải cùng chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ cơ bản sau đây:

– Giấy tờ bên bán cần chuẩn bị:

Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân

Bản gốc Sổ hộ khẩu

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng)

Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn)

Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do Tòa án phán quyết, các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc,…

Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Giấy tờ bên mua cần chuẩn bị:

Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân

Bản gốc Sổ hộ khẩu

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng)

Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn)

Sau khi hợp đồng mua bán đất được thực hiện, bên mua sẽ làm hồ sơ đăng ký biến động đất đai nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ gồm:

Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu);

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Những giấy tờ tùy thân bao gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn).

Để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng đất vườn, cả người bán và người mua phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trong đó, người mua sẽ nộp thuế trước bạ nhà đất, còn người bán sẽ nộp thuế chuyển nhượng đất vườn.

Về lệ phí chuyển nhượng (bên mua nộp)

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/2015/NĐ-CP Chính Phủ quy định về lệ phí trước bạ, cụ thể như sau:

Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)

– Trong đó:

Diện tích đất tính bằng m2

Giá đất theo bảng giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất.

Lệ phí 0,5%.

– Ngoài ra, còn phải đóng thêm các lệ phí như:

Lệ phí địa chính: 15.000 đồng

Lệ phí thẩm định: 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng)

Thuế chuyển nhượng đất vườn (bên bán nộp)

Tại điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi, bổ sung có quy định:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này

– Ví dụ: Mảnh đất có sổ đỏ của anh lúc mua 100 triệu đồng (có hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất chứng minh), nay anh chuyển nhượng lại 1 tỷ đồng. Vậy Thuế thu nhập phải nộp: 1 tỷ – 100 triệu x 25%

a) Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng;

b) Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua;

Tùy thuộc vào thủ tục hành chính của từng địa phương mà thời gian thực hiện chuyển nhượng sẽ khác nhau, giao động trong 30 ngày để từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính, bên mua cầm biên lai lệ phí và biên lai thuế đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Đánh giá của bạn

Chuyển Nhượng Đất Cho Con Thủ Tục Ra Sao? Phải Nộp Thuế Không?

Chuyển nhượng đất cho con là thủ tục rất phổ biến. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng, cho tặng thực hiện theo thủ tục như thế nào? có phải nộp thuế? không phải ai cũng nắm rõ.

Cha mẹ muốn để lại của cải là bất động sản cho con cái trước khi mất hoặc cho con cái đất để xây dựng nhà ở, làm quà tặng,… buộc phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sang tên (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) mới hợp pháp. Sau khi hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng đất con cái mới có thể thực hiện mọi quyền của mình đối với bất động sản như: bán, cho thuê, thế chấp ngân hàng,…

Chuyển nhượng đất cho con hay nói đơn giản là sang tên sổ đỏ từ cha mẹ sang con cần phải nắm rõ những điều kiện, thủ tục và thuế phí quy định mới nhất sau đây:

Điều kiện cha mẹ chuyển nhượng đất cho con

Cho tặng đất đai (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù. Trên thực tế có 2 dạng phổ biến:

Bố mẹ tặng cho đất cho con

Người có đất đai tặng cho đất của mình cho người khác (không phải là bố mẹ cho đất cho con)

Đối với trường hợp bố mẹ tặng cho đất cho con hay chuyển nhượng đất cho con, để hạn chế rủi ro bố mẹ phải làm thủ tục sang tên (pháp luật quy định là thủ tục đăng ký biến động đất đai khi tặng cho quyền sử dụng đất).

Trong đó, điều kiện chuyển nhượng đất cho con được quy định theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

a. Điều kiện 1 – Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.

Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:

+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).

b. Điều kiện 2: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

c. Điều kiện 3: Đất không có tranh chấp

d. Điều kiện 4: Trong thời hạn sử dụng đất.

Căn cứ theo Điều 40 Luật Công chứng năm 2014, các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Phía cha mẹ (bên chuyển nhượng):

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở

Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu

Sổ hộ khẩu

Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (đăng ký kết hôn)

– Phía con cái (bên nhận chuyển nhượng:

Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu

Sổ hộ khẩu (nếu đã có hộ khẩu riêng)

Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân

Thủ tục chuyển nhượng nhà đất cho con

Sau khi công chứng toàn bộ giấy tờ và nộp hồ sơ. Khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để tính thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể các bước thủ tục như sau:

– Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 2. Tiếp nhận và xử lý ban đầu

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp

– Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất

– Có thể gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Lệ phí trước bạ

Khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về thuế trước bạ nhà đất đới với các trường hợp cha mẹ chuyển nhượng đất cho con đều được miễn lệ phí:

Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ

Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi

Cha chồng, mẹ chồng với con dâu

Cha vợ, mẹ vợ với con rể

Thuế chuyển nhượng đất cho con

Theo khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về lệ phí trước bạ quy định: “Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu” là một trong các trường hợp không phải đóng lệ phí trước bạ.

Như vậy, cha mẹ chuyển nhượng đất cho con dù là chuyển nhượng đất dự án, chuyển nhượng đất thổ cư, chuyển nhượng đất nông nghiệp hay chuyển nhượng đất phi nông nghiệp,… đều được miễn hoàn toàn các loại thế phí. Chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính với các phí hành chính cơ bản theo quy định của từng địa phương.

Đánh giá của bạn

Chuyển Nhượng Đất Trồng Cây Lâu Năm Được Không?

1. Đất trồng cây lâu năm là gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…

– Cây dược liệu lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Đất trồng cây lâu năm có chuyển nhượng được không?

Theo Luật đất đai 2013, Đất trồng cây lâu năm có thể chuyển nhượng được, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý 1 số điều như sau:

Vì đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện tại Điều 190 Luật đất đai 2013 về điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp.

Theo Điều 190: Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ”

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm

Luật đất đai năm 2013 quy định tại Điều 167 như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được không?

Đất trồng cây lâu năm hoàn toàn có thể lên thổ cử được. Căn cứ được ghi rõ tại Luật đất đai 2013 như sau:

Theo quy định, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải được sự đồng đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai).

Tuy nhiên, việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc đất ở thì phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương, cụ thể:

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo 02 căn cứ sau:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT thì kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện phải xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định diện tích đất trồng cây lâu năm được chuyển mục đích sử dụng thì phần diện tích đó sẽ được chuyển khi người dân có đơn xin chuyển.

Lưu ý:

Người dân có thể xem khu vực nào được chuyển mục đích sử dụng đất tại tờ bản đồ kế hoạch sử dụng đất.

Diện tích được chuyển thì có giới hạn theo hạn mức giao đất ở của từng địa phương.

Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Nếu diện tích đất trồng cây lâu năm thuộc diện được phép chuyển thì hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn và thực hiện theo các bước sau đây để chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

1 – Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

2 – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra, nộp kèm hồ sơ gồm: Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cơ quan nhận hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Lưu ý: Nếu hồ sơ thiếu: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

– Trong giai đoạn này, người sử dụng đất phải chú ý thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Nhận thông báo số tiền phải nộp, nộp tại cơ quan thuế và giữ hóa đơn để xuất trình theo yêu cầu.

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết

+ Không quá 15 ngày (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Lưu ý: Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Biên soạn nội dung: Hoozing

𝐇𝐎𝐎𝐙𝐈𝐍𝐆 – GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN THÔNG MINH

119 Lương Định Của, P. Bình An, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

+84 090 666 3265 – Whatsapp/ Viber/ Zalo

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Đất Giãn Dân Là Gì? Được Cấp Sổ Đỏ &Amp; Chuyển Nhượng Không?

Mật độ dân số của các tỉnh thành phố có xu hướng tăng dần ở khu vực trung tâm dẫn tình trạng thiếu nhà ở. Chính vì vậy, nhằm giải quyết vấn đề này thì chính phủ sẽ cung cấp những mảnh đất ở những khu vực ngoại thành cho hộ gia đình nằm trong diện quy hoạch được gọi là “đất giãn dân”.

Đất giãn dân là gì?

Đất giãn dân là đất ở do chính quyền địa phương cấp cho các:

Hộ gia đình nằm trong quy hoạch giải tỏa.

Hộ gia đình quá đông thành viên.

Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có chỗ ở.

Đất gian dân không được cấp miễn phí mà vẫn phải đóng tiền sử dụng với mức phí thấp hoặc rất thấp phù hợp với thu nhập của hộ gia đình không có điều kiện.

Đất giãn dân được cấp thường nằm ở ngoài rìa, ven thủ đô hoặc các thành phố nhằm mục đích “giãn dân” giảm bớt mật độ dân số khu vực trung tâm.

Những câu hỏi pháp lý về đất giãn dân

1. Đất giãn dẫn có được cấp sổ đỏ không?

Đất giãn dân được cơ quan chức năng cấp và trao quyền sử dụng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có đủ chỗ ở. Với mục đích sử dụng để ở và được toàn quyền sử dụng thì đất giãn dân sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) như đất thổ cư.

2. Đất giãn dân có được tách thửa không?

Đất giãn dân hoàn toàn có thể tách thửa như các đất thổ cư và phải đảm bảo các điều kiện sau:

Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trinh trên thửa đất) từ 3 m trở lên.

Có diện tích không nhỏ hơn 30 m²

Đối với đất khu dân cư nông thôn khi chia tách thửa đất theo các điều kiện của Khoản 1 điều này mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 2 m.

3. Đất giãn dân có được chuyển nhượng không?

Đất giãn dân hoàn toàn có thể chuyển nhượng khi bạn có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để tiến hành mời bạn xem thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Kinh nghiệm khi mua đất giãn dân

Tìm hiểu thật kỹ thông tin của mảnh đất bạn dự định mua. Dù bạn mua đất giãn dân để ở hay để đầu tư thì bạn cũng cần ưu tiên để ý tới vị trí của mảnh đất đó. Bạn nên tìm những nơi có vị trí thuận lợi, giao thông thuận tiện đang có xu hướng phát triển trong tương lai.

Một mảnh đất giãn dân lý tưởng là một mảnh đất gần chợ, trường học, bệnh viện, hay các công trình công cộng, cơ quan xã hội, Nhà nước… pháp lý phải rõ ràng. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem mảnh đất của bạn muốn mua có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa hay không. Một lưu ý nhỏ cho bạn là chúng ta nên kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã, huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để biết được chính xác mảnh đất giãn dân đó có nằm trong diện giải tỏa hay thuộc vào phần đất dự án nào hay không.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyển Nhượng Đất Vườn Được Không? Phải Chịu Những Loại Thuế Nào? trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!