Đề Xuất 3/2023 # Chuyển Nhượng Đất Rừng Sản Xuất: Điều Kiện, Thủ Tục, Hồ Sơ, Thuế Phí # Top 6 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Chuyển Nhượng Đất Rừng Sản Xuất: Điều Kiện, Thủ Tục, Hồ Sơ, Thuế Phí # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyển Nhượng Đất Rừng Sản Xuất: Điều Kiện, Thủ Tục, Hồ Sơ, Thuế Phí mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuyển nhượng đất rừng sản xuất hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Luật Đất đai 2013 quy định. Giữa bên chuyển và nhận chuyển nhượng phải thực hiện đúng thủ tục và nghĩa vụ tài chính theo pháp luật.

Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Theo quy định tại điểm C, khoản 1 điều 10 của Luật đất đai 2013 về phân loại đất. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Hiện tại, đất rừng sản xuất được chia thành 02 loại cơ bản:

Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên (rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên)

Đất rừng sản xuất là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư)

Đất rừng sản xuất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo Luật Đất đai 2013, có thể chuyển đổi sang các mục đích sử dụng như:

Chuyển nhượng đất rừng sản xuất giữa người bán và người mua (hoặc trong trường hợp cho, tặng, thừa kế,…) chỉ được phép thực hiện khí đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

Trong thời hạn sử dụng đất

Ngoài ra, người nhận chuyển nhượng đất rừng sản xuất không thuộc các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai năm 2013.

Sau khi thỏa thuận và tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật và kiểm tra đủ điều kiện chuyển nhượng đất. 02 bên (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền);

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán

Thủ tục chuyển nhượng đất rừng sản xuất

Hồ sơ sau khi nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai và được thông báo hợp lệ sẽ được tiến hành xử lý trong 10 ngày (không tính ngày nghỉ và lễ tết).

Bước 1: Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

Bước 2: Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp

Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Bước 3: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất

Đối với các trường hợp chuyển nhượng giữ người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa những người sau thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

Giữa vợ với chồng

Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ

Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi

Cha chồng, mẹ chồng với con dâu

Bố vợ, mẹ vợ với con rể

Ông nội, bà nội chuyển nhượng đất cho cháu nội

Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại

Chuyển nhượng đất giữa Anh chị em ruột với nhau

Với các trường hợp này, chỉ cần nộp lệ phí địa chính và lệ phí thẩm định theo quy định hiện hành.

Ngoài các trường hợp nêu trên, phải thực hiện các khoản thuế trước bạ nhà đất và thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

– Thuế trước bạ nhà đất

Tiền nộp đất = (Diện tích đất [tính bằng m2]) x (Giá đất [theo bảng giá của UBND tỉnh]) x (Lệ phí [0.5%ư)

– Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Giá chuyển nhượng)

Đánh giá của bạn

Chuyển Nhượng Đất Khu Công Nghiệp: Điều Kiện, Thủ Tục, Thuế Phí

Chuyển nhượng đất khu công nghiệp chỉ được thực hiện đối với cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp thuê lại đất trong khu công nghiệp mà trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, đất khu công nghiệp được cho thuê với 02 hình thức cơ bản:

Thuê lại đất trong khu công nghiệp mà trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Thuê lại đất trong khu công nghiệp trả tiền hàng năm

Trên thực tế, chuyển nhượng đất trong khu công nghiệp sẽ phức tạp hơn so với chuyển nhượng đất ở, chuyển nhượng đất nông nghiệp hay chuyển nhượng đất phi nông nghiệp,… Do ngoài các thủ tục chuyển nhượng đất căn bản, doanh nghiệp thuê lại đất khu công nghiệp từ doanh nghiệp chuyển nhượng còn phải thực hiện thêm các thủ tục, hồ sơ với ban quản lý khu công nghiệp để được đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ tốt nhất trong quá trình sử dụng đất.

Để đảm bảo việc chuyển nhượng đất thực hiện đúng luật, các doanh nghiệp khi cho thuê lại đất trong KCN cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

Điều kiện chuyển nhượng đất khu công nghiệp

Dựa vào quy định tại điểm 1, khoản 24, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai:

Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm; thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề trả tiền thuê đất hàng năm và đã được cấp Giấy chứng nhận thì được cho thuê tài sản gắn liền với đất đã được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Người thuê tài sản phải sử dụng tài sản trên đất theo mục đích đã được xác định trong quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất đã ký.

Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê hàng năm; thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề trả tiền thuê đất, thuê lại đất hàng năm và đã được cấp Giấy chứng nhận thì được cho thuê tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước. Người thuê tài sản gắn liền với đất phải sử dụng đất đúng mục đích.

Thủ tục chuyển nhượng đất KCN chỉ được tiến hành khi có đủ các điều kiện:

Có Giấy chứng nhận QSDĐ

Đất không có tranh chấp

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Trong thời hạn sử dụng đất

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ, văn bản pháp lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT như sau:

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng đối với trường hợp chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Căn cứ vào:

Khoản 2 Điều 455 của Bộ luật Dân sự năm 2015

Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013

Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ

– Hợp đồng thuê lại đất trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế, trong đó một bên tham gia giao dịch là Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản) thì được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh xác nhận theo yêu cầu của các bên.

– Trường hợp không có yêu cầu xác nhận Hợp đồng thuê lại đất, các bên tham gia giao dịch chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của Hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai hiện hành.

Bước 1: Nộp hồ sơ chuyển nhượng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo, nếu không sẽ yêu cầu bổ sung – hoàn chỉnh.

Bước 3: Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bước 5: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

Bước 6: Trả kết quả. Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Toàn bộ quy trình thủ tục chuyển nhượng đất sẽ được thực hiện không quá 30 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ, lễ tết).

Nghĩa vụ tài chính sẽ do bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng bàn bạc với nhau để đưa ra thông nhất bên nào sẽ chịu những khoản nào cụ thể. Riêng thuế từ thu nhập cá nhân từ mua bán bất động sản sẽ do bên chuyển nhượng đóng, lệ phí trước bạ sẽ do bên nhận chuyển nhượng đóng.

Đánh giá của bạn

Tư Vấn Nhận Chuyển Nhượng Đất Rừng

Chào luật sư:

Tôi và một số người muốn mua lại một số đất rừng (khoảng 15hec) tại Thạch Thất để nuôi trồng thảo dược. Tôi đã liên hệ với một người có thể thu gom được đất của người dân, người này đã có khoảng 10 hecta rừng, đã được cấp sổ đỏ nhưng vẫn là sổ đỏ của tỉnh Hà Tây (chưa đổi sổ), trong đó có một phần đất ở, một phần đất rừng, một phần đất nông nghiệp đứng tên người khác (người có hộ khẩu tại địa phương). Người này yêu cầu tôi phải xuống tiền (3tỷ) để họ gom đất và đổi sổ mới rồi sang tên cho tôi, vậy tôi phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình, tôi rất sợ rủi ro vì việc cấp đổi lại sổ đỏ cũng như đo đạc lại diện tích đất rừng không phải là việc dễ làm. Mong luật sư tư vấn cho tôi.

Tôi xin cảm ơn.

Vấn đề bạn hỏi, Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

Về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Đất đã được cấp giấy chứng nhận.

Đất không có tranh chấp.

Đất không bị kê biên để thi hành án.

Đất còn thời hạn sử dụng đất.

Nếu thiếu một trong bốn điều kiện nói trên thì việc chuyển nhượng là không hợp pháp và không được các cơ quan thẩm quyền thụ lý hồ sơ, sang tên chuyển quyền.

Những hạn chế chuyển nhượng với đất nông nghiệp (đất rừng là đât nông nghiệp)

Ngoài những hạn chế nói trên, đối với đất nông nghiệp trồng lúa, người nhận chuyển nhượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp (không có hộ khẩu tại địa phương) thì không đủ điều kiện được nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho đất này theo quy định hạn chế tại điều 191 Luật Đất đai 2013.

Như vậy, khi nhận chuyển nhượng phần đất nông nghiệp bạn cần chú ý để không rơi vào trường hợp cấm này.

– Hoàn thiện việc đo đạc, cập nhật chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp các thông tin thực tế;

– Mua gom và đứng tên với các lô, thửa đất khác để đủ điều kiện sang tên cho ban.

– Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn với giá, diện tích, loại đất trong thời hạn nhất định.

– Với phần đất nông nghiệp, nếu bạn vẫn mong muốn mua thì nên để hình thức đặt cọc, khi nào bạn đủ điều kiện nhận chuyển nhượng thì bên bán phải sang tên cho bạn

Nếu bên bán không thực hiện được đúng, đủ các công việc trên trong thời hạn đặt cọc thì sẽ bị phạt cọc.

Chỉ khi có chế tài phạt tương xứng với rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi đầu tư số tiền 3 tỷ đồng thì bạn có thể an tâm ký kết và chờ đợi để họ tiến hành một số công việc mà họ hứa, trước khi hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Điều Kiện Chuyển Nhượng Đất Nền Khu Đô Thị?

 Lượt xem:

1471

Cập nhật:

ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT NỀN KHU ĐÔ THỊ?

Nhờ luật sư tư vấn cho tôi các điều kiện và căn cứ pháp luật về việc chuyển nhượng đất phân lô, bán nền dự án khu đô thị. Xin cám ơn!

…………………………………………………….

Trả lời:

Về vấn đề của bạn, Đội ngũ Luật sư Thành Đạt xin trả lời như sau:

1)      Về Điều kiện bán đất lô nền

– Căn cứ hướng dẫn tại Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện bán lô nền như sau:

“1. Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm:

a) Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;

b) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;

d) Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị”

Theo đó, bên chuyển nhượng đáp ứng điều kiện về thẩm quyển thực hiện giao dịch chuyển nhượng bất động sản là đất nền theo quy định trên (ít nhất phải hoàn thành xây dựng móng), dự án bán đất nền của chủ sử dụng được cho phép, và phù hợp với quy định của pháp luật, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ thể thực hiện và nội dung của giao dịch hợp pháp.

Đồng thời, Khoản 1 điều 194 Luật đất đai 2013 nêu trên đã chỉ rõ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định của Chính phủ về điều kiện loại đô thị để cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai. Như vậy, chủ đầu tư phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thì mới có thể tiến hành thực hiện dự án.

2)      Về hợp đồng chuyển nhượng đất lô, nền

Giao dịch với người mua được xác lập dưới hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng này phải đảm bảo điều kiện có hiệu lực về hình thức, cụ thể tại điểm a khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013:

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng giữa người mua và chủ sử dụng đất cần phải được công chứng, chứng thực để đảm bảo giá trị pháp lý. Hợp đồng chuyển nhượng được xác lập với công ty kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Do không rõ, anh là chủ sử dụng, bên công ty kinh doanh bất động sản hay là bên công ty môi giới nên em chưa thể tư vấn chi tiết về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng.

 * Căn cứ pháp lý:

 - Luật đất đai 2013;

 - Luật kinh doanh bất động sản 2014;

 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013.

MỌI THẮC MẮC KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI

Hotline: 03 2518 2518 hoặc 0937 854 000

FB: Luật sư Thành Đạt/ Luật Vichanly law

Zalo : 0325182518/0937854000

Xin chân thành cảm ơn!

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN

1. Dịch vụ luật sư rẻ nhất Hà Nội

2. Dịch vụ luật sư uy tín tư vấn đất đai

3. Tư vấn pháp luật trực tuyến

4. Tư vấn pháp luật doanh nghiệp.

5. Tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyển Nhượng Đất Rừng Sản Xuất: Điều Kiện, Thủ Tục, Hồ Sơ, Thuế Phí trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!