Đề Xuất 3/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mua Nhà Cũ Và Các Lưu Ý Để Không Nhận Quả Đắng # Top 4 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mua Nhà Cũ Và Các Lưu Ý Để Không Nhận Quả Đắng # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mua Nhà Cũ Và Các Lưu Ý Để Không Nhận Quả Đắng mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mua bán nhà cũ hiện nay đang là một trong những kênh đầu tư mà không ít người giàu lên và cũng không ít nhiều người nhận trái đắng. Đối tượng mua bán nhà cũ cũng khá rộng từ: Nhà riêng cũ nát, nhà tập thể, chung cư, nhà phố cũ cho tới nhà xưởng, kho cũ, thu mua xác nhà gỗ cũ… với nhiều mục đích khác nhau:

Mua bán nhà cũ để ở

Mua nhà cũ sửa bán lại

Mua nhà cũ cho thuê

Lợi và hại khi mua nhà cũ giá rẻ cần lưu ý

Mua nhà cũ lợi và bất lợi cần biết

Hy vọng rằng những phân tích về điểm lợi và bất lợi khi mua nhà cũ sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận rõ việc có nên mua nhà cũ hay không, mua loại nào phù hợp với mong muốn, điều kiện và mang lại lợi ích tốt nhất, tránh những bẫy lừa khi tham gia giao dịch mua bán nhà cũ khiến tiền mất tật mang.

Những điểm lợi khi mua nhà cũ

Nhà cũ có rất nhiều loại và hoạt động mua bán cũng rất đa dạng từ mua xác nhà cũ tới nhà tập thể, nhà chung cư cũ giá rẻ cho tới các loại hình nhà phố, nhà gỗ cũ. Mỗi loại hình sẽ có những lợi thế nhất định khu mua nhà cũ nhưng cơ bản có các ưu điểm sau: Ưu thế về kết cấu, vị trí

– Nhà thường có kết cấu tốt: Những ngôi nhà cũ thường có tuổi thọ từ nhiều nhiều năm trước 30 – 50 năm nhưng với cách thức xây dựng thủ công, thợ lành nghề, chăm chút của chủ nhà khi xây thì nó vẫn có được cấu trúc tốt, chắc chắn trước thời gian. Thường ưu điểm của mua bán nhà gỗ cũ, nhà xây trước kia đó là có quy trình làm móng, dựng cột, xây lầu cho tới lát gạch đều rất cầu kỳ nên nó vấn khá tốt.

Tuy nhiên, nếu nhà là dạng nhà chung cư cũ, tập thể cũ xây dựng từ thời đổi mới cách đây 40 – 50 năm thì được xây dựng với quy trình khác và hiện nay đều khá xuống cấp, mất an toàn hơn nhiều so với kiểu nhà gỗ cũ.

– Không gian rộng và thoáng mát: Những căn nhà cũ thường có diện tích rộng, và xây dựng mặt bằng lớn nên nhà thông thoáng và rộng rãi hơn. Do vậy, việc mua nhà cũ cũng thường có được các căn nhà các ưu điểm đó là không gian sống thông thoáng và rộng.

– Nhiều tiện ích hiện hữu: Bạn đừng nghĩ những căn nhà cũ sẽ không có được thiết kế thông minh hay đầu tư về tiện ích. Thực chất, nhiều gia đình bán nhà nhà cũ để lựa chọn cuộc sống hiện đại, đổi mới hoàn toàn nên sẽ không mang đi các món đồ cũ từ tranh tới bàn ghế gỗ tưởng cũ nhưng lại có giá trị về nghệ thuật rất tốt. Những căn nhà này rất phù hợp với những ai có xu hướng chọn mua nhà cũ sửa, cải tạo không gian.

– Thường có vị trí đẹp: Thêm vào đó, các căn nhà cũ cũng thường có được vị trí đẹp gần với khu tiện ích, trường học, bệnh viện…

– Ưu thế về giao dịch: Mua nhà cũ giá rẻ: Giá là một lợi thế lớn khi chọn mua nhà cũ so với các căn nhà mới, đất vì vậy nó phù hợp với những người mua nhà cũ cải tạo để ở, sửa bán lại hay cho thuê với chi phí thấp hơn nhiều so với các loại hình nhà mới.

Nếu như chọn mua sở hữu nhà mới có nghĩa là bạn phải trả giá khá cao không chỉ ở chi phí xây dựng mà còn là những chi phí rao vặt bất động sản, lãi suất vay đầu tư dự án, lợi nhuận… Nhưng nếu bạn mua nhà cũ nhát bạn hoàn toàn có thể có được lợi thế về đàm phán thỏa thuận giao dịch thay vì giá nhà khó đổi của những căn nhà mới.

– Dễ tìm hiểu về lịch sử nhà cũ: Nhà cũ tồn tài lâu năm ở một vị trí và nhà đất cũng thuộc dạng có lịch sử được công đồng biết đến, hay các tiện ích xung quanh đó đã được đánh giá bằng thực tế. Cho nên bạn sẽ không cần lo lắng nhiều về khả năng phát triển khu dân cư so với đất ở.

Những điểm bất lợi khi mua nhà cũ nên cân nhắc

Những điểm bất lợi khi mua nhà cũ

– Mua nhà cũ chắc chắn sẽ cần tính đến bài toán sửa chữa và bảo dưỡng: cho dù có kết cấu tốt nhưng vẫn cần sửa chữa lại theo yêu cầu và loại bỏ những phần cũ không phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người ở.

Đồng thời, có thể nhà có kiến trúc cổ hơn so với hiện tại nên sẽ cần thay đổi một chút để đảm bảo an toàn cũng như phù hợp với không gian, tạo sự thoải mái hơn trong sinh hoạt.

Nếu mua nhà cũ thuộc dạng nhà cổ cũ với vị trí đắc địa của thành phố thì giá thành của những căn nhà này cũng không phải là rẻ.

Nếu chọn mua nhà chung cư cũ, tập thể cũ thì sẽ có những hạn chế đó là sự xuống cấp của hạ tầng, sơn tường… nhưng lại không được bảo trì và cũng không thể tùy tiện bảo trì.

Do đó, đối với việc có nên mua nhà cũ hay không thì phụ thuộc vào từng loại nhà cụ thể mà có thể có những lựa chọn thích hợp căn cứ vào đánh giá ưu điểm và hạn chế của căn nhà cũ.

Kinh nghiệm mua bán nhà cũ để ở và những lưu ý

Mua bán nhà cũ với nhiều mục đích có thể là để ở có thể là để đầu tư sửa bán lại hay cho thuê và với nhiều loại hình nhà ở khác nhau có thể là nhà mặt đất ở ngõ hay mặt phố, nhà chung cư, tập thể cũ. Mỗi loại hình đều cần có những kinh nghiệm mua bán nhà cũ và lưu ý khác nhau để đảm bảo có lợi ích tốt nhất, giảm các rủi ro.

Lưu ý khi mua nhà cũ giá rẻ quan trọng không thể bỏ qua

Kinh nghiệm mua bán nhà cũ để ở

Mua nhà cũ giá rẻ để ở là lựa chọn của khá nhiều người khi chưa thực sự có tiềm lực tài chính đầy đủ để hướng tới các loại hình bất động sản mới với giá cao. Vì thế, việc lựa chọn mua nhà cũ ở tại Hà Nội, TPHCM (Sài Gòn) hiện nay khá phổ biến nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cơ bản và cũng là kênh đầu tư tăng lợi nhuận tốt nếu biết cách lựa chọn, có kinh nghiệm mua bán nhà cũ.

Vị trí của ngôi nhà

Mua nhà cũ không thể bỏ qua chọn vị trí bởi bạn một vị trí thực sự phù hợp với giá tiền, nhu cầu cuộc sống hàng ngày từ đi lại làm việc, học tập. Một ngôi nhà tốt không phải là tốt với đánh giá theo nhu cầu của người khách mà nó phải là thức tốt với người mua sử dụng. Do đó hãy cần nhắc đầy đủ các tiện ích thiết yếu cho cuộc sống như chợ, trường học, TTTM, bệnh viện… để có có lựa chọn vị trí nhà tốt nhất.

Đánh giá môi trường và con người xung quanh

Ngoài yếu tố về đất thì môi trường sống cần phải được sạch sẽ, đảm bảo. Cùng với đó là những đánh giá về yếu tố con người, hàng xóm có thân thiện, môi trường xã hội có tệ nạn, mất an ninh hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, an toàn và sự phát triển của con trẻ, thoải mái trong sinh hoạt.

Kiểm tra chất lượng nhà ở và bố trí

Mua nhà cũ sửa lại để ở sẽ rất cần cân nhắc, kiểm tra kỹ về chất lượng xem có quá cũ nát không sửa chữa được hay không, đảm bảo kết cấu còn tốt để sửa và ở. Tham khảo địa chất khu vực xung quanh, đường thoát nước xem để tránh việc nhà bị ngập… đặc biệt là ở mua khu nhà cũ, nhà tập thể…

Kiểm tra kết cấu chức năng phân bố kiến trúc không gian nhà xem có hợp lý không. Mọi căn phòng từ phòng ngủ tới phòng ăn, tắm, khách đều cần được xem xét kỹ càng tránh bố trí không hợp lý mất vệ sinh, bất tiện trong sinh hoạt.

Chọn hướng nhà

Hướng nhà trước hết nó phù hợp với khí hậu, đảm bảo sinh hoạt tốt nhất và phù hợp với phong thủy nhà ở.

Hình dạng của nhà ở, khu đất

Mua nhà cũ hay nhà mới đều cần lựa chọn kỹ về hướng, tuổi hợp phong thủy giúp mang lại tâm lý an tâm về vận may, tránh bỏ xui xẻo. Đừng vì chút cảm giác ưng thuận hay giá đẹp mà bỏ qua việc xem phong thủy khi mua nhà cũ.

Khi chọn mua nhà cũ hãy kiểm tra xem yếu tố phong thủy nhà ở có tốt không. Những địa hình xung quanh có hợp với phong thủy như đường đam vào nhà, nằm cạnh đồi hay ao rãnh nước đọng… Đất có vuông vắn hay méo mó không, đất vuông sẽ đẹp hơn so với đất méo và về phong thủy thì đất vuông, hoặc đằng sau cao rộng hơn trước sẽ tốt hơn đất hẹp và thấp hơn trước.

Nguồn gốc lịch sử của ngôi nhà

Nguồn gốc, lịch sử của ngôi nhà cũ cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bạn mua nhà để ở nên đôi khi tìm hiểu về lịch sử nhà xem hướng, vị trí, có phạm phong thủy hay nhà có những chuyện lạ lùng xảy ra không. Tốt hơn hết nên tìm hiểu nguyên nhân mua bán…

Thông qua những người hàng xóm xung quanh để tránh mua phải những căn nhà có lịch sử không được tốt như: gia đình ở hay gặp điềm xui, bệnh tật, … đặc biệt là những căn nhà cũ giá rẻ để tránh vì chút lợi mà khi mua ở cảm giác mất an tâm, rước điều không may.

Đánh giá vấn đề pháp lý của ngôi nhà

Pháp lý là yếu tố đảm bảo quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất của căn nhà vì vậy người mua cần phải xem nhà ở, đất đai có sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Hãy xem thật kỹ sổ đỏ và tuyệt đối không nên ký hợp đồng mua bán nhà đất cũ không sổ đỏ vì bạn sẽ không thể xác lập được quyền sở hữu. Các vấn đề cần kiểm tra trong sổ đỏ bao gồm:

Kiểm tra người đứng tên chủ sở hữu, có thuộc sổ đỏ chung hay không?

Địa chỉ nhà đất trùng khớp với bất động sản nhà bạn đang xem mua.

Kiểm tra diện tích thực tế với nhà đất ghi nhận trên giấy chứng nhận có trùng khớp, xem đất thực nhỏ, bằng hay lớn hơn để xem xét nguồn gốc đất, giá mua bán… Hãy mang theo thước đo để có thể kiểm tra diện tích đất, diện tích nhà kỹ càng giúp bạn có đánh giá thực tế nhất.

Nhà và tài sản khác gắn liền với đất phải đảm bảo đúng công nhận trên giấy: tránh công nhận nhà 1 tầng, cấp 4 mà lại trên đất là nhà hiện trạng 2 – 3 tầng có nghĩa là nhà xây trái phép…

Ghi nhớ kinh nghiệm mua nhà cũ tránh bị lừa

Lưy ý khi mua nhà cũ tránh bị lừa

Lựa chọn nhà hợp phong thủy, vị trí đẹp, tiện nghi, pháp lý đầy đủ cần phải đánh giá toàn diện các tiêu chí. Tuy nhiên cũng cần lưu ý quan sát kỹ bởi đôi khi bạn chỉ người bán nhà cũ muốn bạn bị nhầm lẫn trong việc đánh giá hiện trạng nhà cũ.

Điều này rất được những người chủ nhà, thậm chí là người chuyên đầu tư mua nhà cũ sửa lại để bán nhằm đánh lừa người mua thiếu kinh nghiệm. Do đó khi mua nhà cũ nên lưu ý các vấn đề bất thường về vết sơn tường mới lộng lẫy và đẹp

Bạn xác định mua nhà cũ nhưng khi xem xét ngôi nhà thấy nó được sữa chữa như mới khá bắt mắt thì hãy thận trọng với những căn nhà này. Bởi chủ nhà đã cố gắng che đi những điểm yếu của căn nhà khiến bạn không thể đánh giá được hiện trang thực của nó hay vì “áo mới đẹp” kiến bạn bỏ qua việc kiểm tra kỹ chất lượng căn nhà.

Lưu ý mua nhà chung cư cũ, căn hộ tập thể cũ

Ngoài các yếu tố cần xem xét khi mua nhà nói chung và mua nhà cũ nó riêng ở trên thì đối với loại hình nhà chung cư cũ, hay căn hộ tập thể cũ thì khi mua cần lưu ý các vấn đề sau:

Tính toán đến chi phí sửa chữa, nội thất: Ưu thế của việc chọn mua nhà cũ giá rẻ nhưng bạn phải tính toán được hiện trạng để xác định khoản chi phí sửa sang, sắm nội thất. Đừng để mua nhà cũ nhưng sửa thành giá mua nhà mới. Việc tính toán này giúp bạn lựa chọn được loại hình nhà ở phù hợp với giá tiền.

Chất lượng chung cư cũ: Có nên mua chung cư cũ hay nhà tập thể cũ không bởi nhiều người lo sợ chất lượng chung cư, nhà tập thể cũ. Thực tế hiện nay có rất nhiều loại căn hộ tập thể, chung cư cũ bán và vấn có thể sử dụng như thường. Cũ có nghĩa là qua sử dụng vì vậy đánh giá chất lượng còn tốt thì bạn mua.

Nên tránh mua các căn hộ chung cư, nhà tập thể cũ đã có niên hạn sử dụng quá lớn 20 – 30 năm hơn vì nó khó có thể cải tạo, các tiện ích khó lòng đảm bảo được nhu cầu của gia đình. Đối với những căn hộ chung cư hiện đại hiện nay mới sử dụng dưới 10 năm thì việc nhận chuyển nhượng hoàn toàn không quá lo lắng nếu nó an toàn pháp lý và không có những tranh chấp hay xuống cấp quá mức.

Đối với các thủ tục mua nhà tập thể cũ và nhà chung cũ nếu xác định mua và kiểm tra nhà có đủ yếu tố pháp lý về giấy chứng nhận, còn thời hạn sử dụng thì bên mua bán có thể thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà cũ và làm các thủ tục đầy đủ về công chứng, sang tên như mua bán nhà ở thông thường để xác lập quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo hợp đồng mua bán.

Cách mua bán nhà cũ sửa bán lại, cho thuê sinh lời cao

Kinh nghiệm mua nhà cũ bán lại, cho thuê

Song song với nhu cầu chọn mua chung cư cũ, nhà gỗ cũ đặc biệt là cốt nhà khung nhà gỗ lim cũ… để cải tạo thành không gian sống truyền thống thì hiện nay việc đầu tư mua nhà cũ sửa bán lại hoặc cho thuê cũng giúp nhiều người kiếm lời.

Để có thể kiếm lời từ việc mua nhà cũ bán lại hay đầu tư cho thuê bạn bạn cần phải nhớ các lưu ý, kinh nghiệm mua bán nhà cũ sau:

Đi khảo sát nhiều: Những người càng xem các căn nhà cũ càng có kinh nghiệm để lựa chọn được nhà cũ giá rẻ, ít phải sửa chữa, có khả tăng lợi nhuận tốt. Hình dạng nhà, pháp lý, giao thông và chủ nhà là các vấn đề phải nắm bắt kỹ càng để có thể đánh giá khả năng sinh lời, đàm phán được giá tốt nhất.

Pháp lý: hãy chú tâm và chọn nhà có sổ đỏ, sổ hồng để hạn chế rủi ro thấp nhất, bán lại nhanh và không bị lưu vốn.

Khu dân cư: đừng nghĩ bạn mua để bán là không cần xem xét tới yếu tố dân cư bởi khách hàng của bạn sẽ quan tâm tới điều này.

Khách mua lại là ai: xác định mua nhà cũ này phù hợp với đối tượng người mua là ai. Việc xác định nhóm đối tượng mua phù hợp với loại nhà cũ này sẽ giúp bạn có định hướng sửa chữa phù hợp nhu cầu của họ và có cách truyền thông hút nhóm đối tượng này.

Xác định sửa sang những gì? Việc sửa sang cần tính toán đến chi phí và phù hợp với nhu cầu của khách mua của mình. Nhưng thường chỉ sửa cơ bản để che lấp những khuyết điểm và tăng giá trị không gian, đừng quá đầu tư về nội thất vì đa phần khách mua lại tiếp tục sửa chữa không gian theo ý muốn.

Đàm phán giá bán: đây là yếu tố quyết định đến khả năng chốt lời của người bán và sẽ cần có những bí quyết để tăng độ tin tưởng, tạo cho người mua cảm giác họ không mua sẽ có người khác mua mất, bị thiệt nếu bỏ qua cơ hội tốt.

Định giá bán nhà cũ: giá bán nhà cũ làm sao để sinh lời mà vẫn thuộc hạng giá rẻ trong tâm lý người dùng. Người bán sẽ cần có trực quan về thị trường tại khu vực để có định giá hợp lý vừa có lời cho mình nhưng vừa phải bán được hàng.

Công tác truyền thông: mua nhà cũ bán lại để được giá tốt, khách hàng tiềm năng thi truyền thông rất quan trọng giúp bạn có được sự quan tâm của nhiều người thì sức hút bất động sản, cạnh tranh sẽ càng cao.

Lựa chọn người mua có tiềm lực kinh tế: Nếu bạn là một người bán hãy chọn người mua hàng có khả năng thanh toán nhanh thay vì chờ đợi họ huy động tài chính vì những lúc này dễ thay đổi ý đình và chối lời, hồi vốn sẽ lâu.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Viết Cv Và Săn Việc

1. Kinh nghiệm viết CV và săn việc làm

1.1. Đặc điểm của vòng loại hồ sơ

– Tỷ lệ pass khá cao (khoảng từ 80%-90%), các yêu cầu không quá khắt khe– Phòng nhân sự chủ yếu dựa vào sự đầy đủ của hồ sơ yêu cầu, bạn có chứng chỉ tiếng Anh, tin học hay không, bạn có bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học, kinh nghiệm đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không,…

1. 2. Thông tin tuyển dụng lấy ở đâu.

Có nhiều bạn nói rằng, bạn sẽ phải mất thời gian vào website của từng ngân hàng thì mới có thể biết được thông tin tuyển dụng của họ. Đó cũng là một cách, tuy nhiên, tôi giới thiệu cho các bạn một số trang web khác để có thông tin tuyển dụng 1 cách toàn diện.– Cộng đồng ngân hàng và nguồn nhân lực http://ub.com.vn/forum.php Diễn đàn này có một chức năng rất hay là đăng ký nhận email thông tin tuyển dụng của ngân hàng. Bạn đăng kí xong, bất kì ngân hàng nào có tin đăng tuyển, bạn sẽ nhận được email từ diễn đàn, nếu còn nghi ngờ, bạn có thể vào trực tiếp mục tuyển dụng của ngân hàng đó để kiểm tra lại thông tin. Đây là một cách rất tiết kiệm thời gian trong việc cập nhật thông tin tuyển dụng.– Hiệp hội ngân hàng Việt Nam http://www.vnba.org.vn/, Ở đây, cũng cập nhật các tin tức tuyển dụng của các ngân hàng, tuy nhiên, nhiều khi không được cập nhật thông tin cho lắm.– Các trang web tìm việc làm như http://www.vieclambank.com/ . Cá nhân tôi nhận thấy 2 trang web này cũng đưa ra khá nhiều cơ hội việc làm cho mọi người, tuy nhiên, nó ở nhiều ngành nghề khác nhau, dễ gây loãng thông tin. Tôi thích trang vietnamwork bởi vì, hay được nhận các bản tin tư vấn của họ. Những lời khuyên của họ mặc dù chỉ mang tính chất định hướng và nguyên lý, nhưng cũng rất hữu ích. (Một số trang web khác mình muốn post lên nhưng admin chặn từ khóa), ko cho post

1.3. Bạn nên quản lý hồ sơ như thế nào

Tôi thường sử dụng 1 file excel để quản lý các ngân hàng mình tuyển dụng, file excel của tôi bao gồm các cột như sau:

STT, Tên Ngân hàng, Vị trí ứng tuyển, Ngày hết hạn, Ngày gọi phỏng vấn, Tình trạng, Hồ sơ

Riêng trong cột hồ sơ, tôi để hyperlink với forder ngân hàng mình ứng tuyển. Trong forder đó, tôi sẽ lưu toàn bộ các thông tin về vị trí tuyển dụng (copy trên website của ngân hàng), các hồ sơ phải chuẩn bị, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng đó,… để bất cứ khi nào cần đến, tôi sẽ có thể tra cứu một cách dễ dàng

Trong khi quản lý hồ sơ, bạn cũng nên scan và công chứng tất cả các chứng chỉ mình có để khi nào cần là có ngay. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý một chút– Đối với các chứng chỉ song ngữ (bằng đại học chẳng hạn). thì UBND cấp phường sẽ không có thẩm quyển để làm, mà phải lên UBND cấp quận để công chứng.– Chứng chỉ TOEIC và IELTS sẽ không công chứng được. Tôi đã từng mang chứng chỉ TOEIC của mình đến để sao y bản chính, song, họ nói rằng, muốn sao y bản chính được thì phải có dấu đỏ và có chữ ký, mà trong chứng chỉ này thì chẳng có cả 2 thứ đó. Cho nên, đánh ngậm ngùi ra về J

1.4. Các bài học tích góp được từ vòng viết CV

1.4.1 Bài học 1: Đừng bao giờ nghĩ rằng, mình phải đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng mới dám nộp hồ sơ.

Tôi thu về được hơn 100 hồ sơ của các ứng viên lọc và cho 22 ứng viên đi vào vòng thi viết tiếp theo. Tôi nhận thấy 1 điều rằng, có khoảng 50% trong số đó không đáp ứng hết được các yêu cầu đặt ra của mình nhưng tôi vẫn cho pass bởi vì tôi nhìn thấy thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu tiến trong cách viết CV của họ.Đó là trên vai trò nhà tuyển dụng, còn đứng trên vị thế của một ứng viên săn việc, tôi cũng đã từng rất nhiều lần pass vòng hồ sơ của các ngân hàng mặc dù mình không đáp ứng đủ các yêu cầu của họ. Tôi đã từng thi tuyển SHB, vị trí Chuyên viên phân tích kinh tế và nghiên cứu chiến lược, vị trí này cần tiếng Anh thành thạo (cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết), có thể làm việc với nước ngoài mà không cần đến phiên dịch. Thực sự, tôi không nghĩ là mình đáp ứng đủ chỉ tiêu này, bởi vì TOEIC của tôi hồi đó mới chỉ đạt khoảng 600 điểm. Nhưng tôi vẫn nộp hồ sơ, và vẫn được gọi đi test và phỏng vấn bình thường. Lần khác, tôi nộp vào vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng của Khối ngân hàng bán buôn – VP bank. Họ cũng yêu cầu phải có IELTS tối thiểu 5.5, lúc đó, tôi chẳng có bằng IELTS nào hết, nhưng họ vẫn gọi tôi đi phỏng vấn và tôi vẫn bước đến vòng 2 của lần phỏng vấn đó. Rất nhiều bạn bè của tôi, mặc dù chưa đủ cả số năm kinh nghiệm, nộp hồ sơ vào ngân hàng vẫn được gọi đi test bình thường.Vì vậy, lời khuyên của tôi cho các bạn trong trường hợp này đó là Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang muốn tuyển một thiên tài, mình cứ nộp hồ sơ (đặc biệt là các ngân hàng chỉ yêu cầu nộp hồ sơ bản mềm qua mạng).

1.4.2 Bài học 2: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, nên nộp qua hòm thư của ngân hàng, không nên nộp hồ sơ trực tuyến.

Tôi cũng không hiểu hệ thống nộp hồ sơ trực tuyển của các ngân hàng là như thế nào, tuy nhiên, tôi đã từng nộp hồ sơ trực tuyến ở 2 ngân hàng là VIB và Techcombank. Mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng tôi đều đáp ứng được hết. Tuy nhiên, tôi không nhận được bất cứ phản hồi nào từ 2 ngân hàng này. Với các ngân hàng khác, tôi thường nộp hồ sơ qua hòm thư tuyendung@… thì đến 90% là được gọi đi test hoặc đi phỏng vấn.Vì vậy, lời khuyên của tôi với các bạn là: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, hãy điền đúng form và gửi qua email.

1.4.3 Bài học 3: Theo dõi website của ngân hàng mình đang ứng tuyển

Không phải ngân hàng nào cũng nhắn tin, gọi điện hay thông báo qua email cho bạn về việc bạn có vượt qua vòng hồ sơ hay không đâu, có thể họ chỉ đăng danh sách các ứng viên dự thi phòng thi viết trên website của họ. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPB) là một ví dụ. Tôi đã từng nộp vào vị trí Chuyên viên phát triển khách hàng và định chế tài chính. Với các yêu cầu đưa ra của nhà tuyển dụng, tôi hoàn toàn đáp ứng được hết. Nhưng không hiểu tại sao mà tôi chẳng thấy bất cứ một phản hồi gì ngoài 1 cái email trả lời tự động khi tôi gửi bản sơ yếu lý lịch của mình. Cho đến trước ngày thi một ngày, một người bạn của tôi mới hỏi “Này, cậu cũng thi vào LPB đợt này sao?” Lúc đó, tôi mới gấp rút ôn thi nhưng thực sự cũng không được kỹ lắm.Lời khuyên của tôi với các bạn là: Hãy theo dõi trang web của ngân hàng mình ứng tuyển hằng ngày, đặc biệt là trong thời gian 2 tuần kể từ khi mình nộp hồ sơ.

1.4.4 Bài học 4: Chọn lọc các yếu tố để ghi trong CV.

1.4.5 Bài học 5: Không được chèn thêm cột, xóa dòng,… trong file mẫu excel mà nhà tuyển dụng bắt điền sẵn.

Thực sự đây là sai lầm của rất nhiều bạn sinh viên mới khi nộp hồ sơ. Ví dụ trong mục kinh nghiệm làm việc, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nên để trống khá nhiều hàng trong file excel, bạn thấy nó hơi thừa nên đã xóa nó đi. Thực sự, đây là một cách để bạn bị loại khỏi vòng hồ sơ một cách nhanh nhất. Như tôi đã nói, ngân hàng thường quản lý hồ sơ bằng phần mềm, họ sẽ input file excel của bạn vào phần mềm đó và dùng các hàm để sơ loại ứng viên. Vì vậy, nếu để những ô thừa cũng không sao, nó không làm mất điểm CV của bạn trong mắt nhà tuyển dụng đâu.

1.4.6 Bài học 6: Ghi gì trong phần mục tiêu nghề nghiệp

1.5. Một số chú ý tại vòng loại hồ sơ

1.5.1 Bài học 1: Trong trường hợp bạn không được gọi đi thi viết hoặc đi phòng vấn thì làm như thế nào?

1.5.2 Bài học 2: Những chú ý khi nộp hồ sơ giấy đến các ngân hàng quốc doanh

Theo tôi được biết, hầu như, các ngân hàng đều cho phép nộp hồ sơ bản mềm qua mạng, nhưng vẫn có những ngân hàng thích nộp hồ sơ giấy. Điển hình là khối Big4 bank (Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank). Trong trường hợp nộp hồ sơ giấy, ngoài chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn còn phải đọc kỹ, họ có yêu cầu kinh nghiệm hay không, kinh nghiệm mình có có thuộc lĩnh vực mình đang ứng tuyển hay không.Tôi vẫn còn nhớ lần nộp hồ sơ vào Vietinbank, vị trí Cán bộ quan hệ khách hàng vừa và nhỏ. Tôi đã bị loại ngay từ vòng hồ sơ (Vietinbank duyệt hồ sơ ngay tại sảnh của hội sở chính). Mặc dù, tôi có 1 năm kinh nghiệm làm Trợ lý dự án ở một công ty khá danh tiếng trong ngành đào tạo ngân hàng nhưng họ nói, chúng tôi muốn tuyển nhân viên có 1 năm trong việc bán các sản phẩm tín dụng ngân hàng, vì vậy, họ đã không nhận hồ sơ của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng không bỏ cuộc, tôi nộp vị trí thứ 2 là Cán bộ Treasury của phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh và tôi đã thành công. Đây cũng là vị trí tôi đang làm hiện tại ở Vietinbank.

1.5.3 Bài học 3: Đối với các đợt tuyển dụng của BIDV

Mặc dù, tôi chưa nộp vào BIDV một lần nào cả, nhưng đã được rất nhiều người bạn kể lại rằng, BIDV có kiểu xét duyệt hồ sơ rất buồn cười. Họ thông báo sẽ thu hồ sơ trong 3 ngày từ 11/8 đến ngày 13/8 chẳng hạn, nhưng 7h sáng ngày 11/8 bạn đến, thì phòng nhân sự của chi nhánh sẽ thông báo rằng, đã nhận đủ hồ sơ dự tuyển của chi nhánh rồi.Tôi cũng không biết những ứng viên kia họ nộp hồ sơ từ bao giờ nữa, có thể họ đã đặt cọc hồ sơ ở đó cách đấy mấy tháng và khi có đợt là tự động hồ sơ sẽ được nộp. Đương nhiên là những ứng viên đó sẽ phải có quan hệ gì đó với nhân sự mới được làm như thế. Tôi đã từng nghe 1 người bạn của tôi nói rằng, để có được 1 chân nộp hồ sơ đặt trước mấy tháng như vậy, nhà bạn ấy đã phải đầu tư mất 40 triệu. Chúng ta phải chấp nhận sự thật phũ phàng này.Lời khuyên của tôi cho các bạn khi nộp hồ sơ vào BIDV là: Nên chạy đi nộp hồ sơ ở tất cả các chi nhánh có thể, miễn có chi nhánh nhận hồ sơ của mình, cho mình đi thi là mình sẽ có cơ hội để thành công.

Chia sẻ bởi user viethungkieu trên diễn đàn ub.com.vn

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Viết Chữ Đẹp Và Trình Bày Bảng Đẹp Bằng Phấn

Cách viết chữ đẹp trên bảng và trình bày bảng đẹp

Với mong muốn truyền cảm hứng luyện viết chữ đẹp cũng như trình bày bảng đẹp. Đến đông đảo thế hệ học sinh tiểu học và học viên luyện chữ đẹp. Cô giáo Phan Thị Thùy Dung 27 tuổi. Cô sinh ra ở Ban Mê Thuột và đang là giáo viên trường tiểu học Thác Mơ (thị xã Phước Long – tỉnh Bình Phước). Chia sẻ những lưu ý cần thiết trong viết chữ đẹp và trình bày bảng đẹp.

Thông báo: Ra mắt kênh Youtube: Ánh Dương Education hướng dẫn luyện chữ đẹp online ngay tại nhà miễn phí.

Khi được hỏi về bí quyết giúp cô có những bài viết chữ đẹp với bảng và phấn. Cô chia sẻ: “Tất cả là nhờ niềm đam mê thật sự cùng với đó là sự kiên trì rèn luyện của bản thân. Với mỗi một bài viết, tôi đều mang niềm đam mê của mình gửi vào từng con chữ. Mỗi ngày, khi lên lớp cho các em học sinh thân yêu. Tôi đều muốn truyền cảm hứng cho các em qua bài giảng và từng con chữ.”

Cách cầm phấn, đưa phấn giúp viết chữ đẹp và trình bày bảng đẹp

Về cách cầm phấn. Có thể nói giống như cách chúng ta sử dụng bút máy. Sử dụng 3 ngón tay với điểm cầm tương tự như cầm bút viết. Khác điều đó là cả 3 ngón sẽ đều làm nhiệm vụ giữ và đưa phấn khi viết. Nên cầm phấn với khoảng cách và góc nghiêng phù hợp với mặt phẳng bảng. Không cầm chặt quá cũng như lỏng quá, Trong quá trình viết cần lựa nét thanh và nét đậm với viên phấn trụ tròn. Qua đó điều chỉnh góc nghiêng cho phù hợp. Còn nếu sử dụng sản phẩm phấn thanh đậm trong luyện chữ đẹp. Trình bày bảng đẹp tương đối dễ dàng.

Khi muốn tạo nét đều cho nét chữ viết bảng bằng phấn. Cần xoay đều viên phấn trong quá trình viết để tạo được độ tròn đều của nét viết.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Tiếng Anh

Hiện tại ban đang làm việc tại một công ty nước ngoài nhưng muốn nghỉ việc và chưa biết phải viết đơn xin nghỉ như thế nào cho hợp lý?

Tại Sao Phải Cẩn Thận Khi Viết Đơn Xin Nghỉ Việc?

Chúng ta đều biết rằng, đơn xin nghỉ việc được dùng để thông báo cho sếp, người phụ trách quản lý biết về ý định nghỉ việc của bạn để công ty có những sắp xếp, thay đổi kịp thời về nhân sự, công việc. Một lá đơn xin nghỉ việc cẩn thận và phù hợp sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ với người quản lý, và để lại những ấn tượng cuối cùng tốt đẹp trong mắt họ.

Bạn có nghĩ đến trường hợp, sau này có thể người quản lý đó sẽ giúp bạn có được những công việc mới tốt hơn hoặc chính bạn có thể sẽ phải quay lại công ty cũ để tiếp tục làm việc không? Chính vì thế, việc dành tâm huyết để tỉ mỉ viết một lá đơn xin nghỉ việc chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Cần nhớ rằng, đơn xin nghỉ việc phải được gửi đến ban lãnh đạo ít nhất 2 tuần trước ngày bạn chính thức nghỉ hoặc theo đúng như quy định về thời gian thông báo trong hợp đồng lao động bạn đã ký kết với công ty.

Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Anh

Lời chào: Ở bất kỳ bức thư nào chúng ta cũng cần mở đầu bằng lời chào. Với email tiếng Anh, chúng ta áp dụng mẫu câu sau:

Dear Mr. / Mrs….(tên của người quản lý/giám đốc của bạn hoặc gửi Ban lãnh đạo công ty)

Đề cập đến vị trí và ngày bạn sẽ chính thức nghỉ việc.

Cảm ơn chân thành và những đánh giá tích cực về con người và công việc ở công ty cũ.

Lý do bạn nghỉ việc.

Lưu ý: Cho dù lý do bạn nghỉ việc hay những suy nghĩ của bạn về công ty cũ là gì, bạn cần tránh việc sử dụng giọng điệu hay từ ngữ tiêu cực. Đơn xin nghỉ việc phải chuyên nghiệp và lịch sự vì nó sẽ được lưu trữ trong hồ sơ việc làm của bạn và rất có thể sẽ được chia sẻ cho lãnh đạo mới của bạn trong tương lai.

Cam kết hoàn thành nghĩa vụ còn lại ở công ty và giúp đỡ tận tình trong việc bàn giao công việc, có thể đính kèm thông tin liên lạc bao gồm số điện thoại và email của bạn trong phần này.

Gửi những lời chúc tốt đẹp đến lãnh đạo, đồng nghiệp và toàn thể công ty.

Một Số Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Bằng Tiếng Anh

Mẫu 1:

Dear Ms. Smith,I would like to notify you that I am resigning from my position as Assistant Manager for Johnson’s Furniture Store effective September 1st. Thank you very much for the opportunity you’ve given me to learn all about store management and proper customer service. I have genuinely enjoyed my time with the company, and I believe the experience has taught me much about the furniture industry as well as how to effectively manage chúng tôi month I will be taking a position as a manager of a new retail store, but in the meantime, I will be happy to assist in the transition of a new Assistant Manager.Sincerely,Joseph Q. Hunter

Mẫu 2:

Dear Mr. O’Leary:Please accept this letter as notice that I will be resigning from my job here at Acme Corp. two weeks from today’s date.Thank you for the support and the opportunities you have provided me over the course of the last six years. You and our team have created a climate that makes it a pleasure to come to work each morning, and I will miss you chúng tôi I can do anything to help with your transition in finding and training my replacement, please let me know.I do wish you and the company every success in all its future endeavors.Sincerely,Kathy Leonard

Mẫu 3:

Dear Ms. Lee:I’m writing today to notify you that I will be resigning my position as receptionist effective two weeks from today. I have enjoyed my time here at Watson and Smith, and I thank you for the opportunity and training you have provided over the past five years.Please contact me with any questions, and I will be happy to help with any preparations you need to bring in a new receptionist. My email is steve.lau@email.com, and my cell phone is 555-555-5555.Sincerely,Steve Lau

Top 5 bài viết học tiếng Anh hay nhất

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mua Nhà Cũ Và Các Lưu Ý Để Không Nhận Quả Đắng trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!