Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Viết Reference Trong Cv mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những hướng dẫn và lưu ý khi viết reference trong CV
Người xem xét hay người giới thiệu thường là những người có địa vị, danh tiếng tốt, có uy tín như sếp cũ đã trực tiếp làm việc với bạn hay thầy giáo cũ đã trực tiếp giảng dạy bạn. Muốn nhờ cậy họ thì bạn phải tạo mối quan hệ tốt từ trước đó. Phần này cho nhà tuyển dụng các thông tin để xác thực lại những thông tin ở các mục khác trong CV của bạn. Chính vì vậy, thông tin cần phải thật rõ ràng và đầy đủ. Thông thường bạn cần có 1 số thông tin như: Tên người tham khảo, công ty làm việc, chức vụ, số điện thoại liên hệ.
Phần reference bạn chỉ cần nêu tên người tham khảo, chức danh, công ty, số điện thoại, email. Không nên kể lể dài dòng hay tóm tắt tiểu sử của họ vì điều này là không cần thiết. Nhà tuyển dụng không quan tâm đến chuyện này mà điều họ quan tâm là có thông tin cơ bản của người tham chiếu như tên, số điện thoại, email để kiểm tra thông tin bạn viết trong CV liệu có xác thực hay không.
Hãy đảm bảo rằng các bạn đã đề tên những người có thể xác nhận các thông tin mình viết trong CV là chính xác,. Những người này có thể là giáo viên, đồng nghiệp cũ, người quản lý cũ,… Nên để vào tên và địa chỉ liên lạc của giáo sư (nếu đã học qua trường lớp) hay tên những người cấp trên của mình ở những chỗ làm việc trước đó (người có thiện cảm và nhớ được bạn là ai). Cũng có thể để vào tên của những người quen biết có trình độ và nghề nghiệp khá (nhưng phải báo cho người này biết trước). Đừng bao giờ dùng người trong gia đình bởi độ tin cậy không cao.
Những công ty rất có thể check reference của bạn, đặc biệt những công ty lớn thì việc check reference là càng chắc chắn hơn. Bạn nên điền reference cụ thể vì việc điền đầy đủ sẽ giúp nhà tuyển dụng check ngay khi xem hồ sơ của bạn. Họ sẽ không mất thời gian liên lạc lại với bạn để hỏi về thông tin reference.
Điều đặc biệt cần lưu ý về cách viết reference trong CV là bạn nên để 2 email của người tham khảo bởi có thể có những mail mà người tham khảo của bạn không bao giờ dùng đến. Ví dụ như bạn muốn lấy reference là cô Đặng Thị A – Trưởng khoa X – trường Y, hẫy đưa ra 2 email chính của cô để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc.
DH (TỔNG HỢP)
Reference Là Gì? Cách Viết Reference Trong Cv Xin Việc
Reference là gì?
Reference được hiểu theo 2 nghĩa cơ bản sau:
Tài liệu tham khảo trong các tác phẩm xuất bản
Reference được hiểu là nguồn thông tin do các tác giả khác viết ra và bạn sử dụng để tham khảo. Tài liệu tham khảo khá quen thuộc với những người viết sách, báo hoặc các ấn phẩm, tài liệu. Thông thường, người ta sẽ trích dẫn nguyên văn tài liệu tham khảo, có đề tên tác giả. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với quyền tác giả, sở hữu trí tuệ và pháp luật hiện hành, đồng thời đây cũng là minh chứng không đạo văn mà chỉ tham khảo.
Hiện nay, việc trích dẫn tài liệu tham khảo rõ ràng trong các văn bản đặc biệt mang tính khoa học, bài luận, sách được công bố rộng,…cực kỳ quan trọng. Reference được xem là cơ sở thông tin mà tác giả dựa vào để chứng minh các suy luận của mình. Nếu không trích rõ, các vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ dễ xảy ra.
Người giới thiệu hay người tham chiếu trong CV xin việc
Trong ngữ cảnh tuyển dụng, Reference được hiểu là người giới thiệu hay người tham chiếu đến trong CV. Đó là những người giúp chứng thực các thông tin viết trong CV là có thật. Nhà tuyển dụng xem họ là những nhân chứng để phỏng vấn và tin tưởng vào những gì bạn nói. Đặc biệt, người tham chiếu vô cùng quan trọng đối với CV của các sinh viên mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm và thường các bạn sẽ tìm cách để viết về nó, thậm chí là không thực tế.
Do đó, Reference trong CV nên là những người có chuyên môn, người có thể chứng minh trình độ và kinh nghiệm của bạn phù hợp với công việc này. Hãy nhờ sếp cũ, đồng nghiệp cũ hoặc giảng viên chuyên ngành trả lời khi có nhà tuyển dụng gọi tới. Bạn có thể điền 1 hoặc nhiều người tham chiếu. Nên tránh các trường hợp:
Người đang làm việc với bạn hay quản lý hiện tại bởi rất họ không biết bạn đang tìm việc hoặc có biết thì cũng không hay.
Người thân trong gia đình hoặc người bạn ngẫu nhiên không báo trước.
Người ít tương tác hoặc không biết nhiều về bạn.
Một trong những cách hiệu quả để chọn người tham chiếu chuẩn đó là bạn hãy tìm hiểu yêu cầu tuyển dụng thật kỹ càng, để xem nhà tuyển dụng cần nắm những thông tin gì về kỹ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc,… Đôi khi, bạn chỉ cần liệt kê người tham chiếu để tạo lòng tin với người tuyển dụng, để chứng tỏ bạn tự tin với những gì mình nói.
Vậy có nên viết Reference vào trong CV xin việc?
Nhà tuyển dụng có thể liên hệ với người tham chiếu để kiểm tra lại một số thông tin cần biết và bạn không chắc chắn đó là gì. Liệu người tham chiếu sẽ trả lời có lợi hay không tốt cho công việc của bạn. Do đó, một số người sẽ thắc mắc liệu có nên đưa Reference vào trong CV xin việc hay không? Câu trả lời ở đây là có và cũng có thể không.
Tại sao lại có? Người tham chiếu sẽ chứng tỏ những thông tin trong CV của bạn là có căn cứ. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với họ mà không cần thông báo đến bạn. Người tham chiếu sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy triển vọng của bạn đối với vị trí trong công ty. Bên cạnh đó, người tham chiếu sẽ là người chứng thực năng lực của bạn, đưa đến cho các nhà tuyển dụng suy nghĩ rõ ràng nhất về khả năng của bạn.
Tuy nhiên, bạn không nên đưa Reference vào CV nếu họ không đồng ý. Họ sẽ cảm thấy bị làm phiền khi thông tin cá nhân bị tiết lộ, có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.
Tạo Mục References/Nguồn Tham Khảo Tự Động Trong Word
Trong quá trình viết sách, viết báo cáo, luận văn,… chúng ta phải điền những nguồn thông tin chúng ta đã sử dụng, đã tham khảo ở đâu để đảm bảo vấn đề bản quyền nhưng chúng ta lại không biết nên ghi thế nào cho đúng chuẩn. Rồi nào là chuẩn của Đại học Harvard, chuẩn IEEE, pla pla pla… Rắc rối quá…
Thật ra, trong Microsoft Word đã có tích hợp sẵn một công cụ hỗ trợ chúng ta làm phần này. Chỉ cần chọn, điền thông tin sau đó nó sẽ tự động xuất ra cho chúng ta luôn.
Rồi, bây giờ bắt tay vào hé…
Bước 1: Di chuyển đến mục “Citations & Bibliography”
Trong Word, các bạn chọn tab ” References“. Sau đó các bạn chú ý vào phần ” Citations & Bibliography”.
Đối với mỗi loại chuẩn sẽ có chút chút gì đó khác biệt để thể hiện nguồn tham khảo. Tùy theo mỗi trường sẽ có yêu cầu sinh viên ghi mục tham khảo theo chuẩn nào khác nhau. Vậy làm sao chọn loại chuẩn gì?
Sau khi các bạn đã điền thông tin source xong. Các bạn sẽ chọn bằng cách bấm xổ xuống cái danh sách chỗ ” Style ” rồi các bạn chọn chuẩn phù hợp.
Chọn vào nút ” Insert Citation” rồi các bạn chọn ” Add New Source… “. Sau đó một hộp thoại tạo source sẽ hiện ra.
Các bạn chọn loại source là trích dẫn từ sách (Book), bài báo (Journal Article) hoặc từ ebook, website,… ở mục ” Type of Source “.
Sau đó các bạn điền thông tin như tên tác giả, tiêu đề, năm xuất bản, nhà xuất bản hoặc đường dẫn của bài viết đối với website.
Đặc biệt là khi trỏ chuột vào mục thông tin nào, nếu bạn không biết nên điền thế nào thì bạn có thể nghía nghía xuống dưới sẽ thấy một ví dụ minh họa cho bạn.
Để xuất các nguồn tham khảo vào văn bản, các bạn chọn vào ” Bibliography“. Sau đó các bạn có thể chọn vào danh sách mẫu, nó sẽ xuất ra thông tin như phần minh họa đó hoặc chọn vào ” Insert Bibliography ” thì word sẽ chỉ thêm vào nội dung thôi chứ không có các tiêu đề như Bibliography, references hay works cited.
Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong Cv Chuẩn Nhất
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV rất quan trọng với các ứng viên bởi nhiều nhà tuyển dụng coi nó là tiêu chí để lựa chọn ra người phù hợp.
Trong chúng ta, hầu như ai cũng từng có ít nhất một lần ôm hồ sơ xin việc đi gõ cửa từng doanh nghiệp. CV là kênh thông tin không thể tuyệt vời hơn để bạn PR bản thân, qua đó gây ấn tượng và xa hơn là chứng tỏ được năng lực với các nhà tuyển dụng. Vì thế, đầu tư, chuẩn bị một bản CV thật tâm đắc là thao tác cần được ưu tiên hàng đầu trên hành trình tìm việc làm như ý.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Được coi như một tiêu chí để nhà tuyển dụng cân nhắc xem ai mới là nhân tuyển phù hợp với yêu cầu của công ty họ nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp là gì, cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào và những sai sót thường gặp khi viết mục tiêu công việc ra sao.
Trong tiếng Anh, mục tiêu nghề nghiệp tương đương với cụm từ ‘Career objective’, là đoạn văn thường có vị trí ngay sau phần thông tin cá nhân trong CV hoặc là một trong những câu hỏi trong các buổi phỏng vấn mà bạn có thể nhận được từ nhà tuyển dụng.
Những người có định hướng rõ ràng trong nghề nghiệp thường được đánh giá caoĐây là ‘đất diễn’ để ứng viên giới thiệu, bày tỏ những dự định, mong muốn của bản thân trong từng giai đoạn trên hành trình phát triển sự nghiệp. Sau khi đã lựa chọn được cho mình một lĩnh vực để theo đuổi, hãy xác định xem bạn muốn làm gì tiếp theo. Những tấm gương thành công đều biết cách xây dựng kế hoạch rõ ràng cho sự nghiệp và cố gắng, nỗ lực để hiện thực hóa chúng.
Mục tiêu nghề nghiệp được chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Nếu mục tiêu ngắn hạn có thể thay đổi linh hoạt thì mục tiêu dài hạn là cố định và thường được thiết lập để thực hiện trong khoảng 10 đến 20 năm.
Bạn có thể nêu chung, không cần phải tách bạch mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn một cách máy móc. Sẽ càng thuận lợi hơn nếu dự định cá nhân của bạn có sự bạn tương đồng với mục tiêu chung của doanh nghiệp và phù hợp với những tiêu chí mà họ đề ra.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Khi đã hiểu rõ khái niệm, bước tiếp theo, ứng viên là xác định được “Mục tiêu nghề nghiệp cần viết gì?” để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và được họ đánh giá cao. Vì vậy, việc trau dồi cách viết mục tiêu nghề nghiệp là thao tác nên được ưu tiên trong quá trình viết CV xin việc.
Viết ngắn gọn, súc tích
Là một phần của CV xin việc làm – một văn bản luôn đề cao sự ngắn gọn, súc tích – mục tiêu nghề nghiệp trong CV cần được hạn chế sự lan man, dàn trải. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên gói gọn trong 100 từ để tiết kiệm không gian cho CV và thời gian cho nhà tuyển dụng bởi chắc chắn một đoạn văn vừa dài dòng vừa thiếu trọng tâm khiến họ thất vọng và sẵn sàng bỏ qua bạn.
Phần mục tiêu nghề nghiệp dài dòng sẽ khiến ứng viên “mất điểm” trước nhà tuyển dụngNội dung hướng tới lợi ích của doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển
Thay vì một nội dung chung chung, hời hợt, vô thưởng vô phạt, hãy cụ thể hóa những mục tiêu của bạn sao cho chúng có mối liên hệ gần gũi đến định hướng kinh doanh của công ty bạn đang ứng tuyển. Nếu có thể khéo léo bày tỏ cho nhà tuyển dụng thấy việc bạn thực hiện dự định của bản thân sẽ đóng góp một phần công sức nào đó vào mục tiêu chung của công ty họ.
Hãy cho doanh nghiệp thấy bạn sẽ tạo được những giá trị phục vụ cho lợi ích kinh doanh của họThông tin cụ thể, rõ ràng
Trong phần mục tiêu nghề nghiệp của CV, bạn đặc biệt phải nêu chính xác, cụ thể tên bộ phận, phòng ban, khối ngành,… của vị trí mà mình đang ứng tuyển chứ không đơn giản chỉ là mong muốn trở thành một nhân viên của doanh nghiệp đó.
Những câu từ khuôn mẫu như ‘ muốn tìm kiếm thử thách‘, ‘ muốn khẳng định bản thân’, ‘muốn học hỏi, tiến bộ ‘ đôi khi còn bị cho là sáo rỗng, cải lương nếu gặp phải một nhà tuyển dụng khắt khe.
Nên có mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn
Đừng quên dành sự lưu tâm cho hai nội dung quan trọng này khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Phân biệt rõ ràng những dự định ngắn và dài hạn để lập kế hoạch thực hiện cho tương lai và góp phần làm tăng khả năng thành công trong nghề nghiệp.
Ví dụ:
Nếu đi ứng tuyển vị trí biên phiên dịch viên, mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể là thi đỗ một chứng chỉ ngoại ngữ, giao tiếp thành thạo, tự tin với người bản địa, hoàn thành được nhiều dự án dịch thuật.
Mục tiêu dài hạn chắc chắn phải nhiều hơn thế, như trở thành một biên phiên dịch viên chuyên nghiệp, tự chủ tài chính, có thể đảm nhận vị trí trưởng nhóm, phòng, bộ phận của công ty…
Đừng quên ghi ra cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạnMẫu mục tiêu nghề nghiệp CV cho một số ngành hot
Ngành kế toán
Trở thành một kế toán viên của quý công ty, học hỏi cách sử dụng thành thạo phần mềm kế toán – thuế, sử dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc cũng như các kỹ năng mềm, nghệ thuật giao tiếp để áp dụng vào quá trình làm việc.
Ngành Công nghệ thông tin
Được nhận vào làm việc tại quý công ty, vận dụng thành công kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lập trình máy tính, code web, quản trị mạng vào công việc, được tạo cơ hội trau dồi, nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng sống.
Ngành Sales – Bán hàng
Có cơ hội làm việc tại phòng bán hàng của quý công ty, có điều kiện sử dụng những kinh nghiệm từng tích lũy để chăm sóc khách hàng, quản lý hàng hóa, điều phối nhân viên trong quá trình làm việc, giúp quý công ty hoàn thành chỉ tiêu về doanh số, tăng doanh thu bán hàng.
Mục tiêu nghề nghiệp mang dấu ấn cá nhân nhưng người viết vẫn phải tuân thủ những quy định cơ bản cần cóTuy chỉ chiếm dung lượng nhỏ nhưng phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV lại có một tầm quan trọng không thể thay thế. Vì thế, đừng dại dột bỏ qua đề mục này hoặc chỉ viết một cách sơ sài, lấy lệ kẻo đánh mất cơ hội có được công việc mà bạn đang ao ước.
Bạn tìm việc, hàng ngàn người khác cũng đang tìm việc nên chỉ một phút lơ là, lợi thế sẽ rơi vào tay đối thủ. Trước khi nộp hồ sơ xin việc, hãy đề cao sự trau chuốt, chỉn chu trong quá trình chuẩn bị CV nói chung và mục tiêu nghề nghiệp nói riêng để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Viết Reference Trong Cv trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!