Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Viết Cv Xin Việc Kế Toán Ấn Tượng Đối Với Nhà Tuyển Dụng mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CV xin việc kế toán ấn tượng cần có những yếu tố như thế nào? CV là một công cụ quan trọng giúp bạn thể hiện năng lực của bản thân và tìm kiếm được công việc mơ ước. Việc bạn có được nhà tuyển dụng để mắt đến hay không chính là phụ thuộc vào bản CV của bạn. Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách viết CV xin việc kế toán ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
CV (viết tắt của Curriculum Vitae) được dịch là Sơ yếu lý lịch : là một bản tóm tắt về kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, các hoạt động,… giúp nêu bật được giá trị bản thân bạn, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để xem xét sự phù hợp của bạn với vị trí mà công ty đang cần. Có thể nói, mức độ “chất lượng” của CV sẽ quyết định hoàn toàn tới việc bạn có vượt qua vòng loại hồ sơ hay không.
Thông thường một CV xin gồm có các phần sau:
– Thông tin cá nhân
– Mục tiêu nghề nghiệp
– Trình độ và bằng cấp
– Kinh nghiệm chuyên môn
– Kỹ năng và trình độ chuyên môn
– Thông tin bổ sung
5 phần cơ bản CV xin việc chuyên ngành Kế toán cần có đầy đủ:
Đây là bước đầu tiên bạn cần cung cấp chính xác một số thông tin bắt buộc về bản thân trong bản mẫu CV xin việc Kế toán của bạn, thông tin cá nhân như:
Ngoài ra, hãy đính kèm 1 bức ảnh chân dung rõ mặt, không cần quá nghiêm túc, có thể biểu cảm hơi tươi tắn, thân thiện để nhà tuyển dụng dễ nhận ra bạn giữa hàng trăm, nghìn ứng viên để nhà tuyển dụng biết sơ qua về bạn, biết rõ được những thông tin cơ bản để biết cách xưng hô nếu như bạn được mời đến phỏng vấn.
(2) Mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai
– Trình bày rõ ràng, súc tích, thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của ngành Kế toán. Có thể chia làm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mong muốn đạt được những gì trong tương lai.
– Hãy luôn phải thể hiện bản thân là một người sống và làm việc có mục tiêu thì nhà tuyển dụng mới để mắt tới bạn, cho rằng bạn là người có chí hướng và luôn muốn hoàn thành tốt công việc của mình.
– Bạn tốt nghiệp chuyên ngành nào? Trường Đại học hay Cao đẳng? Loại bằng tốt nghiệp ? Điểm tốt nghiệp là bao nhiêu ?
– Bằng cấp chính quy, ưu tú được đánh giá khá quan trọng với lĩnh vực Kế toán
– Theo quy định của luật Kế toán Việt Nam, cá nhân muốn hành nghề kế toán phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề do nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền cấp
Ví dụ: chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, kế toán thực hành, CPA…
(4) Năng lực kinh nghiệm chuyên môn – Sở hưũ kĩ năng chuyên môn
Kỹ năng là điều mà nhà tuyển dụng nào cũng coi trọng
– Là phần quan trọng nhất trong 1 CV ở bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng ngành Kế toán. Mục này nên viết càng dài càng tốt nhưng cũng phải cực kì mạch lạc. Không nên kể lể dài dòng như 1 bài văn vì nó sẽ tạo cảm giác rối rắm, tâm lý ngại đọc.
– Trường hợp sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể viết về khoảng thời gian đi thực tập, tham gia khoá học nâng cao, đào tạo nghiệp vụ, làm nhân viên thu ngân, bán hàng,…
– Nếu có thành tựu, giải thưởng hay kết quả công việc nổi bật nào, bạn có thể liệt kê luôn ở phần này.
– Đối với công việc của người kế toán thì sử dụng thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng Word, Excel thật sự rất cần thiết, nếu bạn biết về tiếng anh thì càng tốt.
– Các bạn sử dụng được những loại phần mềm kế toán nào cũng đưa vào đây. Ví dụ: Fast, Misa…
– Các bạn có khả năng làm được những công việc gì về kế toán thì các bạn liệt kê vào đây. Ví dụ như: thành thạo làm báo cáo thuế, biết cách lên sổ sách và lập được BCTC…
3 kỹ năng thiết yếu trên, loạt kĩ năng sau cũng quan trọng không kém bởi chúng chính là những công việc tiêu biểu của 1 kế toán viên:
Lên dự toán, theo dõi, kiểm soát việc thực hiện các định mức thu chi
Tập hợp chi phí, tính giá thành
Lên kế hoạch dòng tiền và kế hoạch thanh toán
Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm
Thu thập chứng từ, hóa đơn giá trị gia tăng
Lập, phân tích, trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế
Kỹ năng thống kê, phân tích tài chính, quản trị tài chính doanh nghiệp
Kê khai, khai báo thuế, xử lý các trường hợp phát sinh
Xử lý hóa đơn chứng từ đầu ra, đầu vào
Lập bảng lương, tính lương, các khoản bảo hiểm
Hạch toán sổ sách
Quản lý các khoản vay, giao dịch ngân hàng
Kiểm tra, đảm bảo tính pháp lý, hợp lý, chính xác của chứng từ
Cân đối thuế giá trị gia tăng, cân đối doanh thu, chi phí
Thực hiện đúng đủ, kịp thời các báo cáo với cơ quan thuế
Hạch toán các nghiệp vụ thuế, hoàn thiện chứng từ, sổ sách hợp lý, hợp lệ
Mục này để các bạn giới thiệu qua về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích bản thân…
– Các bạn nên thể hiện những điểm mạnh phù hợp với công việc của người kế toán như: Trung thực, nhiệt tình, dễ hòa đồng hay chịu được áp lực công việc…
– Mong muốn được làm việc trong môi trường như thế nào…
Nhà tuyển dụng chỉ dành ra 1-2 phút, thậm chí là đọc lướt qua rất nhanh 1 bản CV nên nếu không biết cách tạo ấn tượng đặc biệt, CV của bạn rất dễ bị bỏ qua. Khi viết CV nói chung và CV xin việc ngành Kế toán nói riêng, tuyệt đối không được:
Sai chính tả – lỗi tối kị nhất trong các văn bản trang trọng, viết tắt
Trình bày bố cục rườm rà, rối mắt
Viết dài dòng như “văn xuôi”
Sắp xếp sai trật tự thông tin
Phần Kinh nghiệm làm việc quá ngắn
Không nêu ra được kỹ năng nào
Sử dụng những từ ngữ khoe khoang, sáo rỗng
Email không nghiêm túc
→ Sử dụng 1 CV “chung chung” để ứng tuyển cho nhiều vị trí khác nhau (không có thuật ngữ chuyên ngành)
→ Đối với CV, bạn nên viết có độ dài ngắn gọn. Hãy phân chia ý tứ, gạch đầu dòng rõ ràng. Đừng quên nêu vào những thông tin phù hợp với CV. Rất nhiều người tham và viết CV dài. Điều này khiến nhiều nhà tuyển dụng ngao ngán và lắc đầu bởi sự thiếu hiểu biết. Thế nên, chỉ dừng lại ở độ dài 1 – 2 trang là hợp lý nhất. Vừa giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng, mà cũng giúp bạn bớt tốn thời gian suy nghĩ về việc viết thêm những gì cho dài.
Cách Viết Cv Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
Vậy nếu bạn là người đã có việc làm nhưng muốn tìm kiếm công việc mới, hoặc bạn là sinh viên mới ra trường đang muốn đi xin việc thì công việc đầu tiên đó là tìm hiểu xem một CV được viết như thế nào.
Yêu cầu đầu tiên đối với CV đó là trước tiên CV đó phải đúng chuẩn, phải đáp ứng được những điều cơ bản.
Phần này bao gồm: Họ tên (Nên viết in hoa), Ngày tháng năm sinh, Số điện thoại, Địa chỉ Email.
Phần này bạn nên ghi chính xác và đầy đủ vì nó là những thông tin cá nhân để khi cần thiết nhà tuyển dụng sẽ gọi cho bạn.
Phần học vấn: Ở phần này, bạn liệt kê ra bạn đã từng học ở những trường nào, thời gian nào.
Trong quá trình học bạn đã đạt được những danh hiệu gì, có giải thưởng nào không? Nếu có bạn cũng có thể liệt kê ra
Bạn đã từng làm những công việc nào. Những công việc ấy mang lại cho bạn những kinh nghiệm gì.
Ở phần này bạn nên liệt kê ra tất cả những công việc bạn đã từng làm. Bạn cũng có thể sắp xếp theo thứ tự công việc từ gần nhất đến xa nhất. Nếu trong quá trình làm việc bạn có những giải thưởng, bằng khen nào bạn cũng có thể liệt kê vào.
Các công trình nghiên cứu: Phần này có thể không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng tham gia nghiên cứu khoa học và có các công trình nghiên cứu thì bạn cũng nên liệt kê vào.
Sở thích, mối quan tâm, mục tiêu công việc: Phần này có thể hơi chung chung, tuy nhiên bạn cũng nên trung thực liệt kê vào để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn, hiểu hơn về mục tiêu công việc bạn muốn hướng tới. Qua đó mới có thể biết liệu bạn có phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng hay không.
Thiết kế CV ấn tượng bằng cách nào
Vậy sau khi đã tạo được một bản CV đúng chuẩn rồi thì phải làm thế nào cho CV của mình ấn tượng.
Hiện nay ở trên mạng luôn tràn làn rất nhiều các mẫu CV khác nhau, để qua đó bạn có thể thỏa sức tham khảo và viết cho mình một bản CV hoàn hảo. Không chỉ vậy, bạn cũng còn có thể lựa một bản CV mẫu nào đó có thiết kế đẹp đem về và thêm nội dung vào. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn đó là, để CV của cá nhân bạn độc đáo, có cá tính riêng của chính bạn thì tốt hơn hết bạn nên tự thiết kế cho mình một bản CV.
Thiết kế CV phù hợp với nội dung, như vậy khi nhà tuyển dụng nhìn vào họ sẽ hiểu được phần nào đó tính cách của bạn, con người bạn.
Lưu ý, tuy là sáng tạo để nổi bật nhưng bạn cũng nên sáng tạo như thế nào để CV nhìn hài hòa. Tránh trường hợp sáng tạo quá mức để CV quá nhiều màu sắc. Như vậy CV sẽ bị mất điểm trước nhà tuyển dụng.
KIM LIÊN (TH)
Cách Làm Đơn Xin Việc Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
Đơn xin việc là thứ mà nhà tuyển dụng đọc đầu tiên trong hồ sơ của bạn, đo đó cách làm đơn xin việc ấn tượng rất quan trọng đối với sự thành công của bạn trong giai đoạn tìm việc.
Những lưu ý để có đơn xin việc ấn tượng
– Điểm quan trọng trong cách làm đơn xin việc ấn tượng chính là hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là 1 ứng viên tiềm năng và phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng. – Đơn xin việc chính là tấm gương phản chiếu toàn bộ con người bạn, vì vậy, bạn phải cho họ thấy sự chuyên nghiệp, tham vọng trong công việc thể hiện đầy đủ trong bức thư xin việc. Điều đó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt và toả sáng trong mắt người tuyển dụng. – Khi viết đơn xin việc hãy thể hiện mục tiêu nghề nghiệp trong công việc bạn ứng tuyển là gì và đặt ra những kế hoạch cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. – Bạn nên hạn chế đưa quá nhiều kỹ năng không cần thiết vào đơn xin việc. Bạn chỉ nên đưa những kỹ năng, bằng cấp thật sự cần thiết và phù hợp nhất với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển là cách viết đơn xin việc ấn tượng nhất. – Hãy viết thật nổi bật những kinh nghiệm công việc trước đây bạn làm và chỉ tập trung những kinh nghiệm nào thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển mà bạn đang tìm kiếm công việc làm. – Cách làm đơn xin việc ấn tượng chính là hãy cung cấp cho nhà tuyển dụng những gì mà họ cần chứ không phải là thể hiện hết những gì bạn có. Người tuyển dụng chỉ mong muốn tìm 1 người thật sự phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần thôi.
Do hiện tại, việc viết đơn xin việc qua email trở nên phổ biến nên sau đây sẽ là một vài bí quyết để thư xin việc bằng email của bạn trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.
Cách viết email xin việc ấn tượng
Cách viết email xin việc ấn tượng
1. Cách chọn địa chỉ email
– Bạn nên chọn một email “nghiêm túc”, ví dụ như dangthanhcong@yahoo.com (hoặc @gmail.com) nếu bạn tên là “Đặng Thành Công”, hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này. – Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu nhoccodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những email như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
2. Tên File đính kèm
– Khi gửi kèm resume, thư xin việc hay bất cứ tài liệu nào khác theo yêu cầu của công ty, hãy đảm bảo rằng tên của các tài liệu ấy có chứa tên của bạn, ví dụ như ‘lindsay_smith_resume.pdf’ hay lindsay_smith_resume.doc’. Đừng quên rằng số đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng có thể lên tới 100 hoặc hơn. Nếu trong đó có một vài tài liệu đều được xác định là ‘resume.doc’, thay vì đặt tên khác cho chúng, người có trách nhiệm có thể chẳng ngó ngàng gì đến. – Bên cạnh đó, gửi các tập tin dạng pdf sẽ đảm bảo quy cách trong các tài liệu sẽ không bị thay đổi. Và khi gửi chúng, nhớ báo cho người đọc rằng bạn có thể gửi tài liệu dưới dạng văn bản Word. Điều này ngay lập tức thiết lập một cuộc đối thoại giữa bạn và người đọc hồ sơ của bạn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tiếp nhận công việc.
4.Ghi thông tin liên lạc của bạn vào email
5. Đọc lại email và kiểm tra lỗi chính tả
Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản. Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng email của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.
Một số “mẹo” làm nổi bật email xin việc
Nêu rõ sự kết nối với công ty ngay phần đầu email
2. Nội dung mail
3. Gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng sau khi gửi email
– Không phải lúc nào email cũng là cách thức liên lạc đáng tin cậy. Có thể người nhận sẽ xem email của bạn là thư rác bởi họ nhận được quá nhiều email và không thể kiểm soát hết. Do đó, sau khi gửi email, hãy gọi điện để xác nhận nhà tuyển dụng đã nhận được email của bạn hay chưa. Nếu sau 1 tuần không nhận được thông tin gì, hãy tiếp tục liên lạc lại với họ.
Lời khuyên nội dung email xin việc
Bạn sẽ học được gì?
Rèn kỹ năng tự tin và giao tiếp, nói trước đám đông.
Công cụ định hướng nghề nghiệp, mục tiêu.
Kỹ năng viết CV, phỏng vấn xin việc
Đối tượng
Sinh viên mới ra trường.
Người mới đi làm 1 – 2 năm.
TRỌN BỘ KHÓA KỸ NĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
Nguyễn Thanh Minh, Đồng sáng lập DeltaViet Education Corporation
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Tiến sĩ tâm lý học
Nguyễn Vũ Đức Thuận, Giảng viên Trường Quản Trị Cuộc Đời LiMA
GIÁ CHỈ (học phí gốc 1.449.000đ)
Bộ phận tư vấn sẽ liên hệ sớm với bạn. Mọi thông tin chi tiết hơn về khóa học sẽ được tư vấn thông qua cuộc gọi này
Cách Viết Cv Xin Việc Kế Toán Hiệu Quả Và Ấn Tượng
Cách viết CV xin việc kế toán – Viết một CV theo form mẫu chuẩn đã khó, mà viết cv còn phải hiệu quả cùng với đó phải ấn tượng thì quả thực không dễ chút nào. Tin Học – Kế Toán – Xuất Nhập Khẩu Tri Thức Việt xin chia sẻ kinh nghiệm của bản thân sau nhiều lần thất bại và thành công khi viết đi xin việc kế toán ở nhiều vị trí, level khác nhau. Hi vọng có thể giúp được các bạn phần nào đó trong quá trình đi xin việc.
Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường.
– Tiêu đề CV xin việc: CV/ Sơ yếu lý lịch
Có nhiều bạn quên không biết tiêu đề của bản CV xin việc hay Sơ yếu lý lịch khiến cho bản tường thuật về bản thân của bạn kém hấp dẫn
– Thông tin chung: Phần này bạn hãy nêu về thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại và có thể thêm cả các phần chung chung về công việc gần đây nhất của bạn: Công ty, vị trí, mức lương mong muốn,…
– Kinh nghiệm làm việc: Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường khác biệt lớn nhất với người có kinh nghiệm là ở điểm này. Các bạn kế toán mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm mà ghi vào phần này?
Q: Bạn có nghĩ như thế không?
Kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc không nhất thiết phải là công việc làm full time hay làm đúng chuyên ngành mình học. Đây là điểm khác biệt trong cách viết cv xin việc của sinh viên mới ra trường – chỉ cần công việc mình đã làm có những kỹ năng giúp mình làm tốt công việc kế toán trong tương lai thì nên viết vào.
– Một số công việc part-time mà các bạn học kế toán nên viết vào CV nếu đã từng làm (hoặc chưa từng thì nên thử)
+ Thu ngân
+ Kinh nghiệm làm sổ sách cho các công ty cùng với các anh chị mình quen biết,…
+ Trợ giảng tại các trung tâm đào tạo kế toán thực hành
+ Tham gia các dự án về phát triển kinh nghiệm thực tế nghề kế toán: Ví dụ như một dự án của chúng tôi đang triển khai
+ …
– Kinh nghiệm sống có được từ các dự án mình đã tham gia, quản lý hay dẫn dắt: Kinh nghiệm quản lý công việc của một câu lạc bộ, kinh nghiệm tổ chức team building cho các bạn trong lớp…
– Trình độ học vấn: Đương nhiên rồi, phần này là không thể thiếu với các bạn mới ra trường.
– Thông tin khác: Kỹ năng, sở thích, sở trường,…
Cách viết CV xin việc kế toán đã có kinh nghiệm
Đối với kế toán đã có kinh nghiệm thì cách viết CV xin việc kế toán cần có nhiều sự tính toán hơn. Cần chắt lọc thông tin và sắp xếp thông tin có khoa học – hợp lý thì mới mong xin được việc trong thời buổi khó khăn như thế này.
– Đầu tiên bạn phải biết cái CV xin việc kế toán bạn đang làm được dùng để ứng tuyển vào vị trí gì, của công ty nào, …
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng…
– Liệt kê ra các kinh nghiệm của bản thân: Công việc đã trải qua, công việc hàng ngày,…
– Sau đó bạn sắp xếp, phân loại xem những kỹ năng nào, công việc nào sẽ giúp ích nhiều nhất tới ít nhất đối với vị trí ứng tuyển. Cái nào gần nhất với công việc họ đang tuyển thì phải xoáy sâu vào, nói thật kỹ, nói như mình là chuyên gia của lĩnh vực ấy.
Khi bạn có sự chuẩn bị và nỗ lực bạn sẽ tỏa sáng trong vòng loại hồ sơ và phần trình bày.
– Còn về các phần chính của một CV xin việc không khác gì trong phần “Cách viết CV xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường”. Chỉ khác ở phần kinh nghiệm, chúng ta cần nêu ra những công việc, kinh nghiệm giúp mình trở thành ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà họ đang tuyển.
– Đừng gian lận mà khai man chức danh, thời gian làm việc: Bởi với những người có kinh nghiệm trong nghề kế toán là người phỏng vấn bạn thì chỉ cần vài câu hỏi là họ biết bạn nói dối hay không. Không ai muốn tuyển những người nói dối đúng không nhỉ?
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội: 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp. 2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập 3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ) 4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm. 5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp, + Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, + Làm sổ sách kế toán + Tính được giá thành sản xuất, xây dựng + Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, … + Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN 6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học 7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Comments
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Viết Cv Xin Việc Kế Toán Ấn Tượng Đối Với Nhà Tuyển Dụng trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!