Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Viết Cv Hay Và Chuẩn Cho Sinh Viên Mới Ra Trường Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong xã hội phát triển ngày nay, thị trường việc làm ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt hơn, nhiều cơ hội việc làm nhưng cũng ngày càng nhiều hơn số lượng người lao động tìm việc. Trong đó, lực lượng lao động là sinh viên mới ra trường chiếm số lượng không nhỏ. Vì vậy, khi nộp hồ sơ ứng tuyển đối với bất kỳ vị trí tuyển dụng nào, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một bản CV thật hoàn chỉnh và chuyên nghiệp để đạt được mục tiêu chinh phục nhà tuyển dụng, nhất là đối với các bạn sinh viên mới ra trường.
Các bạn sinh viên mới ra trường cần phải nhớ khi viết CV xin việc có nghĩa là bạn cần phải tạo ra được một CV thật nổi bật để có thể đủ sức nặng vượt qua được 02 đối thủ quan trọng.
Đối thủ thứ nhất: Những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc. Đối thủ này thật sự đáng để bạn phải lưu ý vì họ có những kinh nghiệm làm việc thực tiễn, cái mà bạn chưa thể có được. Vì thế họ sẽ có nhiều ưu thế hơn vì hầu hết các doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng nhân viên đều có yêu cầu có kinh nghiệm làm việc.
Đối thủ thứ 2: Những ứng viên giống như bạn, là những sinh viên mới ra trường. Số lượng sinh viên mới tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động hàng năm có thể lên đến con số hàng triệu. Và bạn thử tính xem chỉ riêng một ngành nghề của bạn thôi cũng sẽ có đến hàng chục nghìn ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp giống bạn. Việc bạn phải cạnh tranh với một số lượng lớn đối thủ này để có một cơ hội việc làm đúng chuyên ngành cũng là một vấn đề mà bạn cần quan tâm và có sự chuẩn bị thật kỹ khi viết CV xin việc.
Về mẫu CV xin việc: Bạn cần lựa chọn những mẫu CV xin việc có bố cục thể hiện sự chuyên nghiệp và phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Không nên lựa chọn những mẫu CV thiết kế rườm rà hay màu sắc quá loè loẹt, thiếu hài hoà, chuyên nghiệp cũng sẽ khó gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo thư viện 1001 Mẫu CV Xin Việc ViecLamVui để lựa chọn được cho mình mẫu CV phù hợp và thể hiện được tính cách của mình.
Các thông tin nên đưa vào CV: Thật sự có nhiều bạn sinh viên mới ra trường cảm thấy rất lúng túng vì mình chưa có kinh nghiệm làm việc nên không biết đưa những thông tin gì vào CV để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần thể hiện thật tốt trên CV những kiến thức chuyên môn của bạn, bằng cấp, những kỹ năng phù hợp với công việc. Để làm được việc này, bạn có thể làm theo cách sau:
Tìm hiểu kỹ thông tin của nhà tuyển dụng, yêu cầu trong bản mô tả công việc đối với vị trí bạn ứng tuyển.
So sánh các yêu cầu công việc với những kiến thức chuyên môn bạn đã học trong trường lớp, những khoá học nghiệp vụ của bạn, các kỹ năng mà bạn có để lựa chọn được những thông tin phù hợp nhất đưa vào CV.
Cân nhắc về những kinh nghiệm làm việc trong các công việc làm thêm trước đây, kinh nghiệm trong quá trình thực tập phù hợp.
Chú ý về nhóm kỹ năng mềm của bạn phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá công ty của nhà tuyển dụng cũng có thể giúp CV của bạn phát huy được hiệu quả.
Khi xem một CV xin việc, điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy chính là bố cục của CV. Vì vậy, bạn nên chú ý trong việc sắp xếp các phần trong CV sao cho hợp lý nhất tạo được hình thức đẹp và chuyên nghiệp cho CV của mình. Với sinh viên mới ra trường, bạn có thể sắp xếp bố cục của CV theo thứ tự như sau:
Thông tin cá nhân
Mục tiêu nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Kinh nghiệm làm việc
Kỹ năng cần thiết
Những thông tin khác (Thói quen, sở thích)
Trong phần này, bạn cần ghi rõ các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ chỗ ở, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email, thông tin mạng xã hội… của bạn. Việc liệt kê chi tiết và đầy đủ các thông tin này nhằm giúp nhà tuyển dụng biết rõ hơn về bạn và tăng độ tin cậy với hồ sơ ứng tuyển của bạn. Thêm vào đó, thông tin liên hệ rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được sự liên hệ của nhà tuyển dụng nếu bạn được lựa chọn và mời tham gia phỏng vấn.
Nên dựa vào năng lực thực tế và yêu cầu công việc để đưa ra mục tiêu đúng hướng cho nghề nghiệp của mình. Trong mục tiêu nghề nghiệp, bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có khát vọng và ý chí phấn đấu trong công việc như thế nào qua việc đề ra mục tiêu đạt được những vị trí mà bạn hướng đến trong quá trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Do chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nên đây chính là phần bạn cần lưu ý khi viết thông tin quá trình học vấn vì nó chính là sự thể hiện về kiến thức chuyên môn của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển ra sao.
Những thành tích, giải thưởng bạn đạt được trong quá trình học tập cũng là những thông tin hữu ích mà bạn có thể sử dụng nhằm nêu bật lên được năng lực của bạn để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Có thể bạn chưa có kinh nghiệm làm những công việc ở vị trí tương đương với vị trí bạn ứng tuyển nhưng không có nghĩa là bạn không có kinh nghiệm làm việc gì cả. Vì vậy, kinh nghiệm trong quá trình thực tập hay kinh nghiệm trong những công việc làm thêm mà bạn đã từng làm cũng có thể lựa chọn để ghi vào phần kinh nghiệm làm việc bản thân.
Ngoài ra, các hoạt động ngoại khoá hay các hoạt động xã hội bạn đã từng tham gia cũng là những yếu tố có thể nêu trong phần kinh nghiệm làm việc bản thân để thể hiện được sự trải nghiệm của bạn. Đây cũng là những điểm tạo ra được sự khác biệt cho CV của bạn so với các ứng viên khác.
Bạn nên trình bày thành 02 mục riêng biệt bao gồm mục kỹ năng cứng và mục kỹ năng mềm. Bạn hãy đọc kỹ yêu cầu công việc cũng như dành thời gian tìm hiểu thông tin về môi trường làm việc và văn hoá công ty của nhà tuyển dụng. Qua đó, bạn sẽ lựa chọn được những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp với vị trí ứng tuyển để đưa vào CV.
Bạn cũng không cần nêu ra quá nhiều kỹ năng vì sẽ dễ bị rối và trùng lặp. Chỉ cần lựa chọn khoảng từ 3-5 kỹ năng tiêu biểu nhất cho mỗi mục kỹ năng để thể hiện được sự phù hợp của bạn trong công việc.
Mục này không bắt buộc CV nào cũng phải có. Tuy nhiên nếu bạn có những sở thích hay thói quen về các môn thể thao, nghệ thuật, hoạt động nhóm… thể hiện được cá tính bản thân phù hợp với yêu cầu công việc thì bạn cũng có thể liệt kê vào CV.
Qua những thông tin này, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá được sự phù hợp của bạn với môi trường làm việc và văn hoá công ty. Vì thế, đây cũng là yếu tố có thể giúp cho CV của bạn tạo được dấu ấn riêng khác với các ứng viên khác.
Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Mới Ra Trường, Mới Tốt Nghiệp
Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp
Ad chưa quen ai mà người đó nói với ad là viết CV dễ ợt. Do đó, cách viết CV cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp cần có chiến lược để cv trở nên ấn tượng và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Sinh viên mới ra trường viết CV để loại 2 đối thủ chứ không phải 1
Sinh viên mới ra trường có nhiều đối thủ hơn rất nhiều so với những người đã đi làm và có kinh nghiệm. Vậy họ là ai:
– Đối thủ số 1 – Những người đã có kinh nghiệm. Đối tượng này khá là khó nhằn, bởi họ có kinh nghiệm thực tế làm việc – cái mà bạn không. Càng khó hơn, khi mà thực tế hiện tại các doanh nghiệp đều ưu tiên những người có kinh nghiệm.
– Đối thủ số 2 – Những người mới tốt nghiệp như bạn. Hằng năm, có hàng triệu lao động mới tham gia thị trường lao động. Và trong ngành nghề của bạn thôi cũng đã có hàng chục nghìn người.
Bạn thử tưởng tượng xem với số lượng đối thủ cạnh tranh lớn như thế nếu không có chiến lược thì làm sao bạn có được công việc mình mong muốn.
2. Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
Tại sao ad lại dùng từ chiến lược khi viết cv?
Không chỉ sinh viên mới ra trường mới cần chiến lược viết cv mà cả người đã có kinh nghiệm cũng cần có chiến lược.
Còn trong phạm vi bài viết này, ad xin chia sẻ kinh nghiệm của ad khi viết cv cho sinh viên mới ra trường như sau:
2.1. Không có kinh nghiệm thì viết gì trong cv đối với sinh viên mới ra trường
Đi xin việc, ai cũng yêu cầu có kinh nghiệm?
Mình không có kinh nghiệm làm việc đúng với chuyên môn của mình, nhưng không có nghĩa mình không có kinh nghiệm làm việc gì cả hay không có thành tích nào đáng ghi nhận. Có rất nhiều công việc không quá yêu cầu kinh nghiệm về chuyên môn mà quan trọng hơn lại là kỹ năng mềm.
– Những phần chắc chắn có trong CV cho sinh viên mới ra trường
+ Thông tin cá nhân: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email
+ Thông tin học vấn: Tên trường, chuyên ngành, điểm trung bình, hoặc có thể cả xếp loại học lực.
+ Các khóa học ngắn hạn và dài hạn khác: Học tiếng anh, tin học văn phòng,…
+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo tiếng anh, thuần thục các ứng dụng excel – word – powerpoint, có khả năng nói trước đám đông,…
+ Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, có trách nhiệm,…
– Những phần nên có trong CV cho sinh viên mới ra trường
CV của bạn sẽ nỏi bật hơn nếu bạn có những minh chứng, ví dụ cụ thể cho những phẩm chất, kỹ năng mà bạn có được. Đó là:
– Các hoạt động ngoại khóa bạn từng tham gia khi còn là sinh viên, trong thời gian nghỉ hè,… Một số hoạt động tiêu biểu:
+ Gia sư môn Văn, Toán, Tiếng Anh,… + Nhân viên phục vụ bàn tại các quán cafe + Nhân viên bán hàng tại các cửa hàng thời trang, cửa hàng bán tranh cho người nước ngoài,… 2.2. Thứ tự xuất hiện các phần khi viết CV cho sinh viên mới ra trường
Tùy thuộc 2 yếu tố chính sau đây mà bạn sẽ tự biết cách sắp xếp các phần của CV:
– Công việc bạn ứng tuyển là gì
– Danh sách các điểm mạnh, điểm yếu. Những thứ bạn sở hữu giúp bạn làm tốt nhất công việc mà Nhà tuyển dụng đang cần.
Bạn hãy liệt kê ra những yêu cầu và điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Sau đó đánh giá thứ tự ưu tiên để biết được nên đưa phần nào lên trước, hoặc viết phần nào nhiều hơn những phần khác.
Ví dụ ad muốn ứng tuyển vị trí Nhân viên kinh doanh của một công ty kinh doanh dịch vụ trực tuyến.
Ad từng có kinh nghiệm làm bán thời gian cho một đơn vị chuyên cung cấp tư vấn viên cho tổng đài của Viettel. Bên cạnh đó ad tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa giúp ad có khả năng giao tiếp và thuyết phục nổi trội.
Đương nhiên, 2 điểm trên là thế mạnh và phù hợp nhất của ad. Ad tự tin chúng sẽ giúp ad có được công việc. Khi đó ad biết là sẽ phải nói cái gì nhiều hơn rồi.
3. Bài viết về cách mẫu cv cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp bạn nên tham khảo
– Mẫu cv cho sinh viên mới ra trường, mới tốt nghiệp – mẫu số 1 – Học chuyên ngành quản trị kinh doanh
– Tổng hợp mẫu đơn xin việc hay
– Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc
– Tổng hợp về CV – sơ yếu lý lịch
– Học tiếng anh online miễn phí
Hướng Dẫn Cách Viết Đơn Xin Việc Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng
Tầm quan trọng của đơn xin việc trong hồ sơ xin việc
Nếu bạn không nhận thấy tầm quan trọng của đơn xin việc làm trong bộ hồ sơ của mình thì hẳn bạn đã không tìm thấy bài viết này rồi. Vậy nó là gì mà khiến bạn phải đau đầu để tìm tòi như vậy?
– Đơn xin việc chẳng khác nào lá thư tay bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Hãy bày tỏ mong muốn nguyện vọng được làm việc trong công ty qua lá thư này. Bạn hãy thể hiện rõ khả năng và kinh nghiệm của bản thân. Qua đó thuyết phục nhà tuyển dụng phải lưu ý tới bạn. Nó quyết định 50% sự thành công trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng.
– Tạo ấn tượng ban đầu tốt trong mắt nhà tuyển dụng: Lá thư này là 1 trong những tài liệu nhà tuyển dụng cầm đến đầu tiên. Bạn hẳn sẽ không muốn hồ sơ của mình bị loại ngay khi chưa được xem hết, chỉ bởi những từ ngữ nhàm chán và thiếu thiện cảm chứ?
Hướng dẫn cách viết đơn xin việc bằng tay
Đơn xin việc làm viết tay không giống với đơn xin việc theo mẫu, nó sẽ thể hiện tư duy của bạn và nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào để đánh giá năng lực của bạn. Vì vậy, đây chính là tấm “phù hiệu” của bạn, là cách bạn gây ấn tượng để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
Cũng giống như một bài văn bạn vẫn hay làm ở trường, hãy bố cục lá đơn của bạn rõ ràng, nội dung hợp lý từng phần.Từ đó đảm bảo những gì bạn cần nhà tuyển dụng chú ý sẽ đạp vào mắt họ rõ nét nhất. Tôi sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin việc bằng tay sao cho hiệu quả nhất để bạn làm theo.
Nội dung đơn xin việc viết tay của bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Nói đúng những gì nhà tuyển dụng cần. Nhà tuyển dụng yêu cầu những gì? Bạn có những gì để phù hợp với các yêu cầu đó? Hãy tập trung vào nó trong lá đơn và làm sao để nhà tuyển dụng thấy được: Tôi sẽ phải chọn người này.
Tìm hiểu thật kỹ công ty bạn đang ứng tuyển và nắm chắc yêu cầu của họ. PR công ty ứng tuyển thật tự nhiên, từ đó làm bật lên thương hiệu cá nhân của bạn.
Bạn tự tin vào điều gì ở bạn nhất mà theo bạn nhà tuyển dụng sẽ cần? Hãy cố gắng làm nó nổi bật trong đơn xin việc bạn gửi họ.
Mở đầu, thân bài, kết luận là ba phần bắt buộc phải có khi bạn viết đơn xin việc bằng tay. Cố gắng viết ngắn gọn, súc tích, câu văn và đoạn văn rõ ràng.
Mở đầu của đơn xin việc viết tay
Là phần tiêu đề bắt buộc và phần giới thiệu thông tin bản thân.
Chú ý: Phần kính gửi bạn nên không ghi chung chung là Công ty… Nếu nắm được rõ thông tin người tuyển dụng, bạn hãy ghi rõ họ tên người đó, hoặc chức vụ. Ví dụ như: Kính gửi Ms Thanh Vân – Trưởng phòng nhân sự Công ty Cổ phần MMS
Phần thông tin cá nhân ở đây không cần quá dài. Nên ghi họ tên và 1 thông tin về địa chỉ là OK.
Phần chính của mẫu đơn xin việc viết tay
Phần thân của lá đơn là nơi thể hiện cái tôi của bạn, hãy cố gắng tận dụng để làm mình thật nổi bật. Tuy nhiên, chỉ trình bày những điều nhà tuyển dụng cần. Tức là những điểm mạnh cá nhân phù hợp với yêu cầu của vị trí ứng tuyển, không viết lan man.
– Học vấn: viết trong 1 câu văn thể hiện mình tốt nghiệp ở đâu với trình độ gì.
– Kinh nghiệm (nếu có): Chỉ cần trình bày bao quát, vì chi tiết cụ thể sẽ có trong CV xin việc của bạn.
– Kỹ năng cá nhân: Đây là phần quan trọng, hãy trình bày 1-3 kỹ năng ít trùng lặp với người khác nhất. Đừng quên tìm hiểu vị trí bạn ứng tuyển cần những kỹ năng mềm nào và trình bày thật ấn tượng trong đơn xin việc viết tay.
– Bạn có thể thêm một câu ngắn khen ngợi sản phẩm của công ty, và thể hiện bạn đã tìm hiểu rất kỹ về nó. Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng khi đọc đến phần này của là đơn bạn viết. Ví dụ: Tôi tin rằng, mình sẽ là một nhân viên phát triển thị trường tốt khi được làm việc với những sản phẩm rất tốt và an toàn của quý công ty mà tôi đã tìm hiểu rất kỹ và rất yêu thích.
Hướng dẫn viết phần kết của đơn xin việc
Nhấn mạnh một lần nữa mong muốn tha thiết được làm việc tại công ty, hãy nói thật chân thành. Khẳng định bạn sẽ làm tốt khi được nhận.
Đừng quên cảm ơn người đã đọc là đơn của bạn và ghi chú họ tên, ngày tháng viết là đơn này này.
Một tờ đơn xin việc ấn tượng không chỉ cần đẹp, không có lỗi mà còn cần một số mẹo khác. Chúng tôi sẽ chỉ bạn cách viết đơn xin việc ấn tượng, có thể đánh gục nhà tuyển dụng, kích thích họ xem hết hồ sơ xin việc của bạn và nôn nóng muốn phỏng vấn bạn.
– Gây ấn tượng bằng cách cụ thể hóa, chính xác hóa từng cái tên: tên người tuyển dụng, người phỏng vấn bạn, tên công ty, tên sản phẩm… là những cái tên riêng cần được bạn ghi trong nội dung đơn xin việc. Điều này cho thấy bạn rất quan tâm và đã bỏ công tìm hiểu kỹ công việc này.
– PR công ty ứng tuyển chính là PR bạn: Không ai thích mình bị chê, vậy nên hãy tìm cách khéo léo khen ngợi công ty tuyển dụng. Một lá đơn xin việc viết tay biết đề cao công ty thì thật ấn tượng trong mắt người phỏng vấn.
– Hãy khéo léo nói rằng: tôi đã tìm hiểu về công ty, nghiên cứu sản phẩm của công ty rất chi tiết, như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng với bạn.
Những điều cần lưu ý khi viết đơn xin việc
Bạn cần thể hiện rõ trong đơn xin việc của mình rằng bạn đã tìm hiểu rất kỹ về công ty và công việc bạn ứng tuyển. Đồng thời, bạn hiểu rõ năng lực của mình và tự tin làm tốt công việc. Một vài lời khuyên để bạn có cách viết đơn xin việc bằng tay chuẩn và ấn tượng:
– Soát chính tả thật kỹ, không được để bất kỳ lỗi sai chính tả nào nếu không muốn nhà tuyển dụng đánh false ngay cả hồ sơ của bạn. Hãy nhớ, lỗi chính tả là một điều cơ bản, các nhà tuyển dụng rất kị những lỗi nhỏ như này.
– Nên dùng giấy A4, kẻ hằn dòng vào giấy cẩn thận để viết ngay ngắn, đúng lề, đúng hàng.
– Chỉ viết gói gọn trong 1 mặt giấy.
– Đừng quên nói về nơi bạn đọc được thông tin tuyển dụng
– Bạn nên trình bày hết các kinh nghiệm đã từng có. Nhà tuyển dụng nào cũng cần kinh nghiệm. Tuy nhiên, hãy chỉ là nêu qua thôi, nếu nói quá chi tiết, sẽ không còn chỗ cho các mục khác trong đơn xin việc đâu.
– Đừng quên để lại số điện thoại và mail liên lạc.
Lỗi khi viết đơn xin việc bạn nên tránh
Thế nhưng viết đơn xin việc bằng tay sẽ dễ gặp rất nhiều lỗi nhỏ, hãy đừng để gặp phải những lỗi sau đây:
Nếu viết đơn xin việc file doc thì hầu hết những lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đều được đánh dấu, bạn có thể sửa dễ dàng. Thế nhưng khi viết bằng tay, những lỗi từ vựng, lỗi câu chữ rất dễ xảy ra. Sau khi viết xong đơn, hãy soát lại thật kỹ từng chữ để tránh lỗi này. Nhiều nhà tuyển dụng khó tính sẽ đánh trượt ngay hồ sơ việc làm của bạn chỉ với 1 lỗi chính tả nhỏ. Bởi họ cho rằng bạn không thật sự để tâm vào vị trí ứng tuyển này.
Một người có năng lực diễn đạt ngôn từ tốt, có logic, mạch lạc, dứt khoát và ngắn gọn sẽ là một người có năng lực làm việc tốt. Vì vậy bạn đừng dại mắc lỗi kể lể lê thê trong đơn xin ứng tuyển, nó sẽ rất phản cảm. Một câu không nên dài quá 30 từ và có quá nhiều dấu phẩy.
Thật buồn cười nếu bạn viết sai tên công ty trên đơn ứng tuyển trong khi bạn nói rằng bạn tha thiết muốn làm việc tại đó. Sẽ không nhà tuyển dụng nào chấp nhận lỗi này cả. Hãy tìm chính xác tên công ty trên website hoặc các tài liệu chính thức mà công ty này công bố.
Quá khiêm tốn sẽ dễ được hiểu thành thiếu tự tin. Nhà tuyển dụng là những người rất có kinh nghiệm, họ sẽ đoán được nội dung các tài liệu trong hồ sơ xin việc của bạn chỉ cần thông qua đơn xin việc bạn viết. Bạn là người có năng lực thì bạn mới tự tin, và điều đó sẽ thể hiện hết vào câu chữ trong lá đơn bạn gửi. Vậy nên, đừng quá khiêm tốn, bạn có quyền “nổ nhẹ” trong giới hạn nếu điều đó gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng.
Quá khiêm tốn thì không nên, mà quá tự tin lại càng phải tránh. Hãy tiết chế vừa đủ khả năng, năng lực của bản thân trong đơn xin việc. Một người tự kiêu sẽ dễ bảo thủ, không lắng nghe và không biết học hỏi. Không công ty nào muốn tuyển một người như vậy. Cho nên, bạn hãy cố gắng trình bày mọi thứ chân thực nhất, không nói quá, không ca ngợi bản thân quá nhiều.
Tuyệt đối không chém gió. Năng lực mình đến đâu hãy trình bày đến đó, đừng cố ép mình phải có hết tất cả các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Bởi vì không ai hoàn hảo, nên bạn cũng có quyền có khuyết điểm. Đừng né tránh mà hãy nhìn thẳng vào khả năng của mình.
Mách Bạn Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Mới Ra Trường Ấn Tượng Nhất
1. Liệu các bạn trẻ đã hiểu hết về tầm quan trọng và cách viết một CV xin việc hay chưa?
Ngày nay, cv (hay còn gọi là curriculum vitae – hồ sơ lý lịch cá nhân) là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn bao quát về các ứng cử viên. Bạn có thể sở hữu năng lực học tập loại giỏi, có nhiều giải thưởng học thuật danh giá, thế nhưng điều những nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn chính là các hoạt động, kinh nghiệm việc làm – biểu hiện của năng lực chuyên môn thực chiến của người ứng tuyển. Chính vì vậy, từ khi còn ngồi trên giảng đường, sinh viên nào cũng muốn trau dồi cho bản thân năng lực thật tốt để làm đẹp cho CV của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các bạn sinh viên khi mới ra trường đều thiếu kỹ năng viết CV, đơn giản là vì các bạn không chịu tìm hiểu các thông tin từ nhiều nguồn mà chỉ viết dựa trên hướng dẫn của các mẫu in sẵn trên các website hoặc tham khảo thông tin từ một nguồn duy nhất. Điều này chỉ giúp các bạn hiểu bề nổi của vấn đề, các bạn có thể biết CV gồm những mục gì chứ chưa chắc đã hiểu cách triển khai cụ thể, đáp ứng các yếu tố như thế nào cho phù hợp hoặc cách liệt kê khoa học.
Bởi vậy, trong khi nhiều người trẻ thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc không thể làm nổi bật khả năng của mình trong CV thì rất nhiều bạn sinh viên giỏi, có đầy đủ kiến thức chuyên môn vẫn không thể tìm được việc làm cho chính mình bởi thiếu kỹ năng viết CV.
Chính vì vậy, bài hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm này sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về cấu trúc của một CV cũng như cách viết cụ thể từng mục có trong một CV xin việc, mẫu CV online. Cách tạo CV cho sinh viên mới ra trường sẽ được bật mí ngay sau đây.
2. Các mục cần khai thác trong một CV
Trước khi bắt tay vào viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, chúng ta cần tìm hiểu kỹ có những mục nào nên khai thác trong CV. Thông thường, bất cứ một CV cho người mới ra trường nào cũng bao gồm những nội dung sau đây:
Giải thưởng: Cần liệt kê các giải thưởng, chứng nhận bạn đã đạt được trong quá trình làm việc. Đó nên là những giải thưởng quan trọng hoặc sự tín nhiệm cao trong công việc.
3. Hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường đầy đủ nhất
3.1. Thông tin cá nhân của người viết
Thông tin cá nhân thường là mục được trình bày đầu tiên trong một CV. Chính vì chỉ là mục tóm lược lại các thông tin cơ bản nhất về bạn nên hãy viết thật ngắn gọn, đừng cố tình lan man hoặc đưa các thông tin không thực sự cần thiết.
Trong mục thông tin cá nhân này, nội dung bắt buộc phải có là họ và tên người làm CV, ngày sinh, thông tin liên lạc, địa chỉ, email hoặc website (nếu có). Cần chú ý rằng các mục thông tin cung cấp cần chính xác, chỉ một lỗi sai nhỏ trong email hay số điện thoại cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội kết nối với các nhà tuyển dụng.
3.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp là nơi bạn bày tỏ những định hướng công việc dài hạn/ngắn hạn của mình, cùng với đó là những mong muốn về môi trường làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên gói gọn trong 2 -3 câu, tức là trong 5 – 6 dòng. Việc tập trung quá nhiều vào mục này là không cần thiết và trên thực tế nhà tuyển dụng cũng không có nhiều thời gian đến thế để chỉ chú ý tới mục tiêu nghề nghiệp của sinh viên mới ra trường.
Tốt nhất, trong mục tiêu nghề nghiệp, hãy nêu một số mục tiêu ngắn hạn như: trau dồi năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thật tốt cho lĩnh vực mà mình theo đuổi, học hỏi thêm một số kỹ năng cần thiết khác, hoàn thành tốt công việc,… Ngược lại, mục tiêu dài hạn đòi hỏi bạn phải có một tầm nhìn xa, ví dụ như trong bao nhiêu năm tới, bạn muốn đạt được thăng tiến tới vị trí cao hơn trong công việc, muốn trở thành nhân viên xuất sắc nhất trong bộ phận để đóng góp cho sự phát triển của công ty. Tất cả đều tùy theo trải nghiệm của bạn.
Trình độ học vấn trong CV cũng nên trình bày theo cách thức khoa học. Bạn có thể liệt kê các trường, các khóa học mà mình từng theo đuổi, nhưng nhấn mạnh vào trường Đại học và cấp ba nhiều hơn. Trong mục này, bạn cần nhấn mạnh vào tên trường, chuyên ngành học, điểm tốt nghiệp, thời gian theo học. Đặc biệt, bạn cũng nên liệt kê các môn học có thể hỗ trợ bạn trong công việc bạn muốn theo đuổi để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
3.4. Kinh nghiệm việc làm trong CV
Trong kinh nghiệm làm việc, bạn cần chú ý ghi các mục sau: tên công ty, thời gian công tác, vị trí đảm nhiệm, nhiệm vụ và thành tích trong công việc. Cách trình bày cụ thể như sau:
Các mục trình bày trong hoạt động ngoại khóa cũng tương tự như kinh nghiệm làm việc bên trên, tức là phải có tên tổ chức, vị trí của bạn trong tổ chức đó, năm hoạt động, công việc và thành tựu bạn có được trong công việc. Chú ý khi ghi năm hoạt động, nếu bạn còn làm việc trong tổ chức nào, hãy ghi từ năm … đến nay (Ví dụ: 2018 – nay thay cho 2018 – 2020) để nhà tuyển dụng không hiểu nhầm rằng bạn vừa rời khỏi công việc đó.
Trong chiến lược viết CV cho sinh viên mới ra trường, bạn cũng có thể cân nhắc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng về đội ngũ nhân lực để liệt kê các sở thích, đam mê phù hợp với công việc đó. Những người có nhiều sở thích độc đáo hoặc gắn với công việc sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Thực tế, có rất nhiều người đã bỏ qua mục liên hệ có trong CV và đôi khi nhà tuyển dụng cũng không mấy quan tâm đến mục này. Tuy nhiên, để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình, bạn vẫn nên thiết kế một mục liên hệ thật hoàn hảo.
4. Tập hợp các mẹo hoàn thiện CV cho sinh viên mới ra trường
4.1. Công tác chuẩn bị trước khi viết CV
4.2. Cần chú ý gì trong quá trình viết CV
4.3. Hoàn thiện CV mới ra trường của mình thế nào cho tốt
5. Chỉ bạn mới có thể là người tạo nên chiếc CV đẹp nhất cho mình
Bởi CV là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và nhân viên nên ai cũng cho rằng mình cần phải thiết kế một chiếc CV chuyên nghiệp và ấn tượng. Đây cũng là một niềm tin dễ hiểu. Tuy nhiên, hãy thành thật với nhau rằng, sẽ chẳng có những bài hướng dẫn, hay các mẹo viết CV nào giúp bạn lấy được trái tim các nhà tuyển dụng khi căn bản kinh nghiệm của bạn ở con số 0. Chúng ta có thể tự nhận mình là người thiếu kinh nghiệm, song thiếu ở mức độ thế nào. Liệu có thể chấp nhận được không khi trong bốn năm đại học, bạn bè xung quanh ai nấy đều cố gắng trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tham gia mọi hoạt động để giúp mình tiến bộ trong kỹ năng sống và các kiến thức chuyên môn thì một bộ phận sinh viên không chịu có mặt trong các sự kiện như thế.
Quãng thời gian ba năm cấp ba và đặc biệt là bốn năm Đại học là khoảng trời rộng lớn nhất để những người trẻ có thể vô tư vùng vẫy. Thực tế, thời gian học trên trường không thể nhiều đến mức khiến cho bạn không đủ thời gian trải nghiệm. Bởi vậy, lời khuyên chân thành của tôi chính là hãy cố gắng đi thật nhiều, tham gia thật nhiều để tự hào khoe với các nhà tuyển dụng bằng những thành tựu ghi trên CV đơn giản cho sinh viên mới ra trường.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Viết Cv Hay Và Chuẩn Cho Sinh Viên Mới Ra Trường Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!