Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Viết Cv Dành Cho Nghề Trợ Giảng mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gửi CV cùng với điểm GPA của bạn. Điều này là đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn có một công việc trợ giảng trong trường đại học hay trường phổ thông. Họ cần tìm một người đã làm rất tốt đối với bản thân; và có kinh nghiệm, kiến thức để truyền đạt lại cho các sinh viên.
Lựa chọn một (số) môn học bạn có thể được coi là chuyên sâu hơn. Thậm chí nếu bạn đã làm tốt hơn ở một số môn học; và không với những môn còn lại khi còn là một sinh viên; bằng đại học và kinh nghiệm làm việc thực tế có thể chuẩn bị cho bạn tốt hơn trong các lĩnh vực nhất định. Ví dụ, một bằng cấp về kinh tế khiến bạn có thể trở thành chuyên gia trong toán học, kinh tế và thống kê; vì vậy bạn có thể trợ giảng cho những môn này tốt hơn so với văn học hay lịch sử.
Nói cho nhà tuyển dụng biết nếu bạn từng có kinh nghiệm trong việc làm gia sư tại gia. Nếu không có, xem xét việc tìm kiếm một số học sinh và làm việc với họ trong vài tháng; trước khi tìm kiếm một công việc trợ giảng chính thức. Theo cách này, bạn có thể viết về việc học sinh của bạn đã hoàn thành tốt như thế nào nhờ sự giúp đỡ của bạn; hoặc nhận được thư giới thiệu từ những khách hàng hài lòng.
Quyết định kiểu trợ giáo nào mà bạn muốn trước khi chuẩn bị hồ sơ của mình. Nếu bạn muốn làm việc cho một trường học online chẳng hạn; bạn nên thêm vào những kinh nghiệm về Internet và máy tính. Mặt khác, nếu bạn muốn trở thành trợ giáo trong những công ty đào tạo tư nhân; hãy xem xét đến việc nói về kinh nghiệm trong quá khứ làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên.
Nhắc lại bất cứ kỹ năng nào bạn có mà có thể chỉ ra rằng bạn có nhiệt huyết và chú ý đến chi tiết. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn trợ giảng trong những môn khó; ví dụ như đại số hay hóa học; nơi mà những lỗi nhỏ có thể hoàn toàn làm thay đổi kết quả của một bài tập.
Nguồn : http://www.ehow.com
Tạo CV Miễn Phí tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
Tìm việc làm tốt tại: https://www.topcv.vn/viec-lam
Cv Xin Việc Trợ Giảng Tiếng Anh
Mẫu CV xin việc
1. Hướng dẫn viết CV xin việc trợ giảng tiếng Anh chuyên nghiệp
Cũng giống như mẫu CV xin việc của một số ngành nghề khác, có những phần thông tin quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Về cơ bản thì bố cục của CV xin việc làm trợ giảng tiếng Anh cũng không khác gì nhiều so với các mẫu khác, quan trọng vẫn là nội dung trình bày. Trước tiên để tạo ra được mẫu CV xin việc hoàn hảo thì các bạn cần phải nắm được những nội dung đầu mục cần có và cách viết CV trợ giảng tiếng Anh.
1.1. Personal details/ Thông tin cá nhân
Phần thông tin này thì quá dễ viết rồi, chỉ cần các bạn cung cấp: Họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin liên hệ… một cách đầy đủ, chính xác. Để nhà tuyển dụng có thể liên hệ được bất cứ khi nào và bạn cũng không bỏ lỡ bất cứ thông tin nào từ họ.
1.2. Career objective/ Mục tiêu nghề nghiệp
Nội dung phần này các bạn viết ngắn gọn và súc tích, miễn sao thể hiện được với nhà tuyển dụng trợ giảng tiếng Anh cảm thấy bạn là người có chí tiến thủ, biến phấn đấu và phù hợp với vị trí này.
1.3. Education and qualifications/ Trình độ học vấn trong CV mẫu bằng tiếng Anh
Đối với vị trí trợ giảng Tiếng Anh mà nói thì trình độ học vấn và trình độ tiếng Anh trong CV xin việc là rất quan trọng, không chỉ về kiến thức mà còn cả khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh). Vậy nên, ngoài cung cấp các bằng cấp thì bạn cũng nên cho các thông tin về chứng chỉ hay khóa học tiếng Anh nếu có. Như vậy bạn sẽ dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.
1.4. Work Experience/ Kinh nghiệm làm việc
1.5. Interests and achievements/ Sở thích và thành tích hoạt động ngoại khóa
Bất cứ một vị trí việc làm nào cũng đều cần có kỹ năng thì mới thực hiện được nhiệm vụ một cách xuất sắc. Đương nhiên trong CV xin việc trợ giảng tiếng Anh cũng cần phải đáp ứng được điều này. Một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng trợ giảng tiếng anh mong muốn ở ứng viên dù là CV xin việc bằng tiếng anh cho trợ giảng hay là bằng tiếng Việt, đó là:
Kỹ năng giao tiếp (Communication skills);
Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork/ Collaboration skills);
Kỹ năng quản lý thời gian (Time management skills);
Kỹ năng đào tạo (Teaching/ Trainning skills)…
Việc làm giáo dục đào tạo
2. Download mẫu CV trợ giảng tiếng Anh tại chúng tôi
3. Một số điều nên tránh khi viết CV xin làm trợ giảng tiếng Anh
3.1. Lỗi chính tả trong CV xin việc
Các bạn đừng chủ quan và cho rằng mình không thể sai chính tả, bởi thực tế không có gì là chắc chắn cả. Với một chuyên viên giảng dạy khi viết CV vẫn có thể mắc phải những lỗi sai. Đó là những chia sẻ thực tế bởi các nhà tuyển dụng và cũng là lỗi thường gặp trong CV xin việc trợ giảng tiếng Anh. Khi đó họ sẽ không còn quan tâm khả năng làm việc của bạn đến đâu mà sẵn sàng từ chối bạn. Vì CV xin việc mà tồn tại lỗi chính tả thì đồng nghĩa với việc bạn không hề nghiêm túc với vị trí tuyển dụng này. Và còn là biểu hiện của một người cẩu thả, làm việc không chuyên nghiệp. Vậy nên dù ít hay nhiều bạn cũng nên dành thời gian để kiểm tra lại CV của mình đã thực sự ổn hay chưa.
3.2. Kinh nghiệm công việc giống mô tả công việc
Việc làm giáo dục đào tạo tại Hà Nội
3.4. Không đưa suy nghĩ chủ quan vào bản CV xin việc
Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất đối với các bạn ứng viên trợ giảng Tiếng Anh khi viết CV, đó là đưa những suy nghĩ cá nhân. Hay nói dễ hiểu hơn thì trong bản CV bạn đã đưa ra nhận xét hoặc câu nói mang quan điểm cá nhân về một vấn đề gì đó, đặc biệt là phần tự đánh giá bản thân. Như vậy bạn đã vô tình làm mất đi điểm của mình dù phần thông tin khác có viết tốt thế nào. Vậy nên mọi nội dung khác đều trở nên vô nghĩa.
3.5. Không định hướng công việc
Hoặc các bạn tham khảo những nội dung cẩm nang tìm việc tại địa chỉ chúng tôi để hiểu thêm về công việc này.
3.6. Sử dụng mẫu CV không đúng
Hướng Dẫn Viết Cv Cho Nghề Giáo Viên
Mục tiêu công việc phải nêu bật mục tiêu nghề nghiệp (vị trí mong muốn, trở thành một giáo viên giỏi cấp Tỉnh/Thành phố) và sở thích của bạn để trở thành một giáo viên giỏi, không đưa quá chung chung nhưng cũng không quá cụ thể. Ví dụ:
Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả bằng việc luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và phương pháp giảng dạy. Đào tạo nhiều lớp học sinh đỗ các trường top đại học và trở thành giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố sau 2 năm làm việc.
Nghề giáo viên khác với các nghề khác là bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm trong ngành, bạn đã có khoảng thời gian thực tập giảng dạy ở các trường, hoặc bạn đi gia sư, đi dạy thêm ở các trung tâm… Kinh nghiệm chắc hẳn bạn đã có, nhưng bạn hãy sắp xếp và tổ chức nội dung trong phần này một cách khoa học nhất và đầy đủ. Thời gian bạn thực tập bạn đã học hỏi được gì. Hay bạn có nghiên cứu khoa học, bài khảo sát về nhu cầu học của học sinh ở bộ môn nào đó, cách thức học sinh muốn tiếp cận…Bạn đã thấy và tìm hiểu được gì để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. Hãy nêu bật điều này ở phần kinh nghiệm công việc trong CV của bạn.
Kỹ năng
Kỹ năng giảng dạy chắc chắn là một kỹ năng quan trọng đối với ngành nghề này. Giọng nói, khả năng truyền đạt tốt sẽ góp phần cho bạn trở thành một giáo viên giỏi. Kỹ năng tổ chức hay quản lý điều phối lớp học cũng vô cùng quan trọng. Bạn liệt kê các kỹ năng nhưng nhớ làm rõ hơn về các kỹ năng đó trong khoảng 2 câu.
Chứng chỉ, bằng cấp
Chứng chỉ sư phạm là yêu bắt buộc với những người làm trong nghề sư phạm. Ngoài ra trong thời sinh viên bạn đã tham gia thêm khóa học nào có thể đề cập ở đây. Ví dụ như chứng chỉ kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu quả do trung tâm ABC cấp…nhưng quan trọng nhất vẫn là cách bạn thể hiện như thế nào, bạn phải chứng tỏ ở CV một cách rõ ràng hơn thay vì chỉ liệt kê.
—
Tự tạo CV cá nhân chuyên nghiệp tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
Tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp ngay: https://www.topcv.vn/viec-lam
Tải app để tạo/chỉnh sửa CV ngay trên smartphoneIOS: https://apple.co/2TSeTJAAndroid: http://bit.ly/2FnLblz
Cách Viết Cv Xin Việc Part Time Ấn Tượng Dành Cho Sinh Viên
Với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều va vấp thực tế, việc nắm vững cách viết CV xin việc part time sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều sinh viên đã lên kế hoạch tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân để vừa có thêm thu nhập, vừa tích lũy kiến thức thực tiễn. Theo các chuyên gia, một bản CV xin việc làm part time là công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho ứng viên trên hành trình tìm việc.
Lợi ích của một công việc part time
Part time là thuật ngữ dùng khi nhắc đến những công việc bán thời gian, theo ca kíp và thường chỉ có thời lượng làm việc vào khoảng 4 giờ đồng hồ mỗi ngày. Đối tượng có nhu cầu tìm kiếm việc làm part time bên cạnh các mẹ bỉm sữa, bà nội trợ thì phần lớn là sinh viên muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
Làm thêm là cách để sinh viên phát triển khả năng tự lập, tự chủ tài chínhTăng thêm thu nhập
Đây là một trong những lợi ích có thể dễ dàng nhìn thấy được nếu bạn apply thành công một công việc bán thời gian. Dù thu nhập đến từ việc làm part time không nhiều nhưng chắc chắn với nhiều sinh viên, đó cũng là một khoản đáng kể để các bạn trang trải sinh hoạt phí và học phí. Đôi khi, nếu chăm chỉ và tiết kiệm, có người còn dư dả gửi về nhà phụ giúp gia đình.
Nói chung, ngay cả khi bạn không thiếu thốn thì với tiền lương kiếm được từ một công việc làm thêm, bạn có thể tự do, thỏa thích chi tiêu cho mục đích cá nhân mà không phải dựa vào sự trợ giúp của cha mẹ.
Làm đẹp CV
Càng có nhiều trải nghiệm, bạn càng có nhiều thông tin để ghi vào mục kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc làm part time nói riêng và các bản CV sau này nói chung. Một ứng viên đã từng đi làm, đã từng va vấp với nhiều loại môi trường làm việc luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn số còn lại. Bởi vì, các kỹ năng mà bạn tích lũy được từ quá trình làm việc trong quá khứ sẽ trở thành một lợi thế khiến các đối thủ phải e dè.
Tích lũy nhiều kinh nghiệm
Bắt đầu một công việc part time, bạn sẽ nhận ra thực tiễn khác xa những kiến thức trên sách vở. Đi làm là cơ hội tuyệt vời để bạn thu thập thêm kinh nghiệm làm việc. Ngay cả những vị trí bận rộn như nhân viên bồi bàn, shipper, tư vấn viên,… cũng có thể mang cho bạn những trải nghiệm quý báu.
Mở rộng các mối quan hệ
Thêm một lợi ích trông thấy khi nhận việc làm thêm là bạn sẽ có cơ hội quen biết nhiều người, nhiều đồng nghiệp. Gặp gỡ, giao lưu với những tiền bối trong nghề, nghe họ chia sẻ về công việc và kinh nghiệm làm việc là một thời cơ không phải lúc nào cũng sẵn có.
Những mối quan hệ từ nơi bạn làm thêm đôi khi còn hữu ích cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Đó là chưa kể đến việc càng kết bạn, càng có nhiều người quen, bạn sẽ càng nhận được nhiều sự hỗ trợ và niềm vui khi được sống giữa những bằng hữu thân thiết.
Nhìn chung, làm thêm mang lại cho bạn nhiều lợi íchPhát huy tiềm năng của bản thân
Mỗi người đều có những năng lực tiềm ẩn mà nếu không ở trong một hoàn cảnh cụ thể, bạn sẽ không bao giờ có thể khám phá. Một công việc part time cũng là một phép thử để mọi người nhìn nhận xem mình có những sở trường, sở đoản, điểm mạnh, điểm yếu gì và từ đó bổ sung, hoàn thiện bản thân.
Tất nhiên, song song với những lợi ích, việc làm bán thời gian cũng có nhiều mặt trái. Nếu không tỉnh táo, sinh viên sẽ dễ dàng sa chân vào những chiêu trò lừa đảo, bóc lột sức lao động, ăn quỵt thù lao,…
Cách viết CV xin việc part time ấn tượng cho sinh viên
Nhiều người chủ quan cho rằng quy trình tuyển dụng việc làm bán thời gian không quá coi trọng CV nhưng thực ra không phải vậy. CV luôn là tấm vé thông hành giúp bạn kết nối với các nhà quản lý nhân sự nên tuyệt đối không được bỏ qua. Tất nhiên, CV xin việc part time cho sinh viên có những lưu ý riêng so với một bản CV truyền thống.
CV hay Curriculum Vitae, là một trong những giấy tờ quan trọng nhất của bộ hồ sơ xin việc, trên đó trình bày những thông tin cơ bản về cá nhân ứng viên khi muốn ứng tuyển việc làm. Trong CV, ngoài thông tin cá nhân, bạn còn cần làm rõ năng lực và trình độ của bản thân. Dù là CV xin việc full time hay part time cũng phải đảm bảo đầy đủ các đề mục như sau:
Thông tin cá nhân
Tại mục này, hãy ghi lại chính xác những thông tin cơ bản về bản thân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, email,… để nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn cũng như tiện liên lạc trong trường hợp bạn được gọi phỏng vấn. Từng có rất nhiều ứng viên tự đánh mất cơ hội của mình khi mắc lỗi cơ bản là khai báo thiếu thông tin.
Thông tin cá nhân trong CV xin việcMục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn và cả hai tiểu mục này đều có sứ mệnh thể hiện tinh thần làm việc, khát khao cống hiến và sự kỳ vọng mà bạn hướng đến vị trí ứng tuyển. Khi tạo CV xin việc làm part time, đây là một đề mục quan trọng bởi những gì bạn ghi sẽ là thông điệp để nhà quản lý nhìn nhận ra thái độ cầu tiến của bạn.
Trình độ học vấn
Hãy liệt kê theo trình tự thời gian quá trình học tập của bạn từ cấp độ đại học trở lên. Bạn đã từng học chuyên ngành nào, ở đâu, từng tham gia những công trình, dự án nghiên cứu nào,… hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy. Tất nhiên, những thông tin bạn đưa ra phải có tính xác thực và độ tin cậy cao, tuyệt đối không tô hồng, nói quá về bản thân.
Nếu không có kinh nghiệm, lấy gì làm lợi thế?
Trên thực tế, chỉ có số ít những kiến thức được học có thể mang ra áp dụng, chưa kể nhiều trường hợp lý thuyết còn khác xa với thực hành. Bước vào một môi trường làm việc mới, không ít tân cử nhân mệt mỏi và hoang mang khi phải học hỏi lại từ đầu. Đừng nản lòng hay bi quan vì ít nhất, bạn đã và đang được rèn luyện, trau dồi, tích lũy thêm kinh nghiệm phục vụ công việc.
Nếu không có kinh nghiệm, lấy gì làm lợi thế?Một vấn đề đặt ra khi viết CV cho người chưa có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm quá ít ỏi, phải làm gì để bản CV trông dày dặn và thuyết phục hơn? Bí quyết là lấy kỹ năng làm lợi thế bởi không phải cứ không có kinh nghiệm là sẽ khó hoàn thành công việc. Nhiều người nếu thực sự có năng lực và tinh thần cầu tiến vẫn dễ dàng đạt được thành công.
Vì vậy, nếu chưa tự tin với mục kinh nghiệm làm việc của mình, hãy tập trung nêu bật những kỹ năng hoặc bằng cấp bạn đã phấn đấu tích lũy suốt 4 năm đại học. Đó có thể là một tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, một chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tin học văn phòng, một bằng khen công nhận sự đóng góp trong các hoạt động ngoại khóa tình nguyện, xã hội, văn hóa,…
Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề,…) cũng là một lợi thế không nhỏ để CV của bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.
Tập trung khai thác các kỹ năng bổ trợ cho công việcVề cơ bản, cách viết CV xin việc part time không khác là bao so với cách viết CV truyền thống. Điều quan trọng là ứng viên phải biết khéo léo ‘tốt khoe xấu che’, nêu bật điểm mạnh, hạn chế những khiếm khuyết. Bên cạnh đó, hãy học cách trình bày sao cho thật khoa học, logic và ngắn gọn, tránh các lỗi cơ bản. Khi đó, hãy tự tin apply bất cứ một công việc nào bạn yêu thích.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Viết Cv Dành Cho Nghề Trợ Giảng trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!