Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trả Lời Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Bản Thân Trong Cv mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu là những câu hỏi phổ biến nhất trong các cuộc phỏng vấn đối với bất kỳ vị trí công việc nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trả lời câu hỏi này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Điểm mạnh của bản thân là gì?
Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về khái niệm điểm mạnh. Điểm mạnh (Strengths) là những thế mạnh của bạn về tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn nổi trội trong đời sống và công việc của bản thân. Mỗi người trong chúng ta đều có các điểm mạnh khác nhau. Nhưng về cơ bản điểm mạnh thường bao gồm:
Hăng hái
Đáng tin cậy
Sáng tạo
Kỷ luật
Kiên nhẫn
Tôn trọng người khác
Quyết tâm
Cống hiến
Trung thực
Tính linh hoạt
Giao tiếp tốt
Thân thiện
Làm việc chăm chỉ
Diễn cảm
Nghiêm túc
Đúng giờ
Năng động
Kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích tốt
Kỹ năng máy tính tốt
Ngôn ngữ tốt (giỏi tiếng Anh chẳng hạn)
Khả năng kỹ thuật tốt
Kỹ năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề phân tích
Văn nghệ tốt (biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo, …)
Điểm yếu của bản thân là gì
Điểm yếu (Weaknesses) là những khuyết điểm, nhược điểm của bản thân mà bạn thấy không tự tin hay không phải thế mạnh của bạn. Điểm yếu thường bao gồm:
Kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt
Thiếu sự định hướng hay mục tiêu trong công việc
Trình độ ngoại ngữ (Đọc, viết, giao tiếp, nghe) chưa tốt
Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
Kỹ năng giao tiếp không tự tin trình bày trước đám đông
Ngại giao tiếp
Mối quan hệ với bạn bè, gia đình hạn chế
Những thói quen tiêu cực
Một số câu hỏi mà bạn thường phải đối mặt với nó khi đi phỏng vấn xin việc làm
Hãy nói về bản thân bạn?
Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ? (đây là câu thường gặp nhất các bạn nên lưu ý)
Điểm yếu của bạn là gì? (câu này chắc chắn là có rồi)
Điểm mạnh của bạn là gì? (giống ở trên)
Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?
Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Triết lý trong công việc của bạn là gì?
Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi?
Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền? (câu này cũng hay gặp, bạn trả lời là cả 2 đều quan trọng nhé, và bạn cần sự cân bằng của cả 2 yếu tốt đó)
Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?
Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?
Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?
Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
Bạn đã học được điều gì từ những sai lầm trong công việc?
Nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn sẽ tuyển người như thế nào vào vị trị này?
Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?
Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
Bạn nghĩ gì về công ty bạn vừa nghỉ việc?
Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?
Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?
Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Ưu nhược điểm của bản thân trong CV – Nên trình bày những gì?
Một CV gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì đó phải là CV đặc biệt hơn, khác lạ hơn, sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo các quy tắc chung của việc trình bày một CV thông thường. Trước khi đến với vòng phỏng vấn, CV chính là bộ mặt bạn, là con người bạn. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn đang “có” những gì. Điểm mạnh trong CV: Bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn.
Điểm mạnh có thể là
* Kỹ năng làm việc: Bạn hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu tuyển dụng để biết được những kỹ năng đòi hỏi cần thiết cho vị trí công việc đó. Từ đó, bạn hướng nó đến với ưu điểm của bản thân mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
* Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt: Nếu công việc đó là công việc làm gắn bó trong 1 team thì kỹ năng làm việc nhóm cực kì quan trọng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,… đều là những ưu điểm cần có của một ứng viên tốt.
Một số điểm mạnh quan trọng khác như có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết và giao tiếp, đàm phán tốt, chịu được áp lực cao,…
Điểm yếu trong CV
Bạn hãy thật tinh tế để lựa chọn những điểm hạn chế của bản thân để đưa vào CV của mình. Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một CV mà có danh sách dài những nhược điểm của ứng viên cả. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm của bản thân để đưa vào CV. Các nhược điểm này có thể là:
* Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại
* Trình độ tiếng Anh chưa tốt
* Kỹ năng tin học chưa tốt
* Không tự tin trước đám đông, sự khiêm tốn vì biết bản thân mình còn tồn tại những hạn chế nhất định.
* Bạn quá coi trọng bản thân,…
* Chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm (nhưng hãy hứa là sẽ cố gắng hòa đồng khi được chọn vào làm việc tại công ty).
Cách trả lời điểm mạnh của bản thân và cách phát huy
Bạn có thể xác định thế mạnh của bản thân thông qua sở thích, những đánh giá của người khác, và qua những trải nghiệm của chính bản thân bạn.
Sở thích: Sở thích là một yếu tố gần như quan trọng hàng đầu khi bạn muốn tìm ra ưu điểm của bản thân mình. Thông thường, việc bạn thích làm thường là việc bạn làm giỏi hoặc làm tốt hơn những việc khác, và công việc ấy mang đến cho bạn niềm cảm hứng khi làm việc. Ngoài ra, bẩm sinh mỗi chúng ta ai cũng có những đặc trưng tính cách khác nhau, người vui vẻ, hòa đồng, năng nổ; người thì trầm tính, có chiều sâu tâm hồn,… và cho dù có tính cách như thế nào thì bạn cũng luôn có những điểm mạnh nhất định, việc của bạn là lựa chọn một lĩnh vực thật phù hợp với bản thân, để không phải cố gượng ép mình làm những việc bạn cảm thấy quá khó để thực hiện.
Cách trả lời điểm yếu của bản thân và cách khắc phục
Bạn có thể xác định được điểm yếu của mình thông qua những việc bạn làm không giỏi và qua đánh giá của người khác.
Việc không thích làm, làm không giỏi: Hiển nhiên những việc bạn làm không giỏi hoặc những việc không đem lại cảm hứng cho bạn sẽ là cơ sở giúp bạn tìm ra điểm yếu của mình. Từ những thất bại trong công việc, bạn cần tự xem xét lại và rút ra nguyên nhân khiến bản thân chưa thực hiên được công việc đó, từ đó bạn sẽ thấy những điểm yếu mà bản thân cần khắc phục.
Đánh giá của người khác (cấp trên,..): Tương tự như tìm điểm mạnh, bạn cần những lời góp ý, đánh giá chân thành từ những người ngoài cuộc để hiểu rõ hơn về bản thân mình.
Cách Viết Giới Thiệu Bản Thân Trong Cv Ghi Điểm Với Nhà Tuyển Dụng
Giới thiệu bản thân trong CV quan trọng thế nào?
Đối với những ai đã từng có ít nhất một lần đi tìm việc làm, CV không còn là một khái niệm xa lạ. Được viết tắt từ cụm tiếng Anh ‘Curriculum Vitae’, CV, hiểu sát nghĩa gốc, là tờ khai tóm tắt lý lịch học tập và làm việc của một cá nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế, một bản CV xin việc còn đòi hỏi ở các ứng viên nhiều thông tin và thao tác hơn thế. Đó là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để bạn từng bước gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và chứng tỏ rằng bạn xứng đáng được doanh nghiệp ký hợp đồng.
Thông qua CV, các nhà quản lý nhân sự sẽ phần nào nắm bắt được những thông tin cơ bản về người tìm việc để từ đó ‘cân đo đong đếm’ xem ai mới là ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí, của công ty mình.
Một mẫu giới thiệu bản thân trong CV xin việc chỉ có khoảng vài giây để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nếu không đạt yêu cầu, chủ nhân của nó sẽ mất đi cơ hội được tham gia trả lời phỏng vấn. Vì thế, đầu tư tâm sức cho khâu viết CV chưa bao giờ là thừa, thậm chí thao tác này còn chiếm tới hơn 50% khả năng trúng tuyển của bạn.
Mẫu CV giới thiệu bản thân bao gồm những gì?
Để hoàn thành sứ mệnh đại diện hình ảnh cho ứng viên, một bản CV đạt chuẩn phải cơ bản đảm bảo đầy đủ các nội dung về ảnh chân dung, thông tin liên hệ, mô tả về bản thân, quá trình học tập – nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, hoạt động xã hội, kỹ năng,…
Ảnh chân dung
Phần lớn nhà tuyển dụng đều yêu cầu bạn gửi kèm ảnh chân dung khi nộp CV. Đây cũng là một trong những mục đầu tiên mà họ dừng lại khi xem CV của bạn. Để tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và trưởng thành, hãy chọn một bức hình chân dung với tư thế nghiêm túc, nét mặt rạng rỡ mà vẫn phải đảm bảo sự chín chắn, quần áo, đầu tóc gọn gàng, kín đáo nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin, thoải mái và đừng quên nhìn thẳng vào ống kính. Ảnh được chọn nên có chất lượng tốt, độ phân giải cao để khi in ra không bị nhòe, mờ.
Thông tin liên hệ
Đừng quên dành một không gian trong CV để trình bày những thông tin cơ bản về cá nhân bạn như họ và tên, số điện thoại, địa chỉ nơi ở, địa chỉ email, facebook,… để nhà tuyển dụng liên hệ trong trường hợp bạn được gọi phỏng vấn. Tưởng như đơn giản nhưng có rất nhiều người đã mất điểm ở mục thông tin liên hệ vì sự thiếu nghiêm túc hoặc sai sót cơ bản trong cách khai báo, trình bày.
Với họ tên, hãy viết in hoa và áp dụng cỡ chữ lớn hơn so với cỡ chữ toàn bài để đảm bảo sự nổi bật. Với số điện thoại, ghi chính xác mã vùng, mã tỉnh hoặc đầu số của các nhà mạng sau đợt thay đổi đầu số di động. Với email, tuyệt đối không điền những địa chỉ hòm thư điện tử bá đạo, trẻ con hoặc gây sốc. Để chắc chắn, hãy lập một email mới có chứa tên và năm sinh của bạn để bộ phận tuyển dụng dễ nhận diện và tiện liên hệ.
Giới thiệu bản thân trong CV
Ở mục này, hãy dành khoảng 2-3 dòng để giới thiệu một cách vắn tắt, súc tích nhất về bản thân bạn. Nếu có mong muốn, nguyện vọng, đặc điểm tính cách hoặc sở thích gì, đừng ngần ngại thể hiện để nhà quản lý có thể hình dung phần nào về con người bạn. Đừng quá áp lực hoặc sao chép của người khác, cứ tự tin bộc lộ chính mình vì bạn là duy nhất.
Quá trình học tập – nghiên cứu
Đây là phần quan trọng nhất nhì trong CV xin việc nên hãy thật cẩn trọng khi trình bày nó. Tốt hơn hết, bạn nên hệ thống lại quá trình học hành, nghiên cứu của mình theo trình tự thời gian kèm công việc đã hoàn thành và thành tích đã đạt được để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi, nắm bắt.
Kinh nghiệm làm việc
Hoạt động xã hội
Ở mục này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bảng thành tích hoạt động xã hội – Đoàn thể dày dạn của bạn. Tuy nhiên, vì không gian CV có hạn nên tốt nhất, bạn chỉ nên ghi lại 2-3 hạng mục tiêu biểu đã từng tham gia kèm một dòng tóm tắt những đóng góp, công việc bạn đã làm cho xã hội, tập thể.
Kỹ năng
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy trau dồi các kỹ năng cần có cho công việc sau này bao gồm kỹ năng mềm, tin học văn phòng, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,… Nhà tuyển dụng vẫn sẽ đánh giá cao những ứng viên biết rèn luyện và hoàn thiện bản thân.
Cách Viết Cv Điểm Mạnh Điểm Yếu
Đối với bất kì CV nào cũng vậy, dù là CV xin thực tập sinh, CV xin việc…Tất cả mọi CV trước khi đẹp cần là một bản CV mà ở đó không có lỗi chính tả, không có những đoạn viết quá dài, không mạch lạc.
Vậy nên để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về bạn, có thể để lại nhiều ấn tượng thì đó phải là bản CV với câu chữ được trình bày rõ ràng, dễ đọc.
Ngoài ra, rất nhiều bạn tìm các bản CV trên mạng về, sau đó sửa lại làm bản CV của mình cho tiện.
Những thông tin mang tính chất tham khảo như thông tin về sở thích cá nhân hay phần kế hoạch tương lai của bản thân, bạn cũng nên tìm cách để trình bày một cách mạch lạc nhất có thể.
Thông thường, với sinh viên mới ra trường thì mục Kinh nghiệm làm việc thường không có. Chính vì vậy mà nhiều bạn đã lựa chọn để trống mục này, hoặc như bạn có đi làm thêm trong quá trình đi học, nhưng công việc bạn nghĩ là nhỏ, không đáng để kể . Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, hãy cứ chân thành liệt kê công việc vào, cho dù công việc có thể nhỏ, nhưng chỉ cần công việc đó bạn đã làm đã tích lũy cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm là được.
Thêm lưu ý với các bạn là nếu bạn chưa từng làm thêm công việc nào, hoặc là người mới chưa từng làm qua công việc nào thì đối với bản CV giấy, word, bạn có thể xóa phần này đi, tránh để trống mà không điền gì vào.
Đối với những sinh viên viết CV xin việc làm partime ghi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tất nhiên khi còn đang đi học thì bạn chưa thể có bằng, vậy nên với mục Bằng cấp, nếu bạn chưa có thì bạn có thể dự kiến loại bằng và ghi vào sau đó đóng mở ngoặc là dự kiến. Như vậy CV của bạn nhìn sẽ chuyên nghiệp hơn.
Nói về ưu điểm của bản thân dựa vào yêu cầu của nhà tuyển dụng
Phần này cần bạn tinh tế một chút. Để tránh trường hợp nhà tuyển dụng nghĩ mình tự đánh bóng mình và không trung thực. Bạn hãy chỉ liệt kê những điểm mạnh của bản thân dựa vào những phẩm chất của một người làm việc bạn đang ứng tuyển. Như vậy bạn sẽ ghi điểm được nhiều hơn. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân sự của công ty, bạn nên liệt kê điểm mạnh của mình là tỉ mỉ, trung thực…
Việc gửi hồ sơ khi nào cũng rất đáng được quan tâm. Lời khuyên cho bạn là nên gửi hồ sơ đi trước một ngày. Bởi nếu đúng ngày gửi có thể bạn sẽ gặp trục trặc ở một số vấn đề.
Tốt hơn cả, khi bạn đã xác định lựa chọn nơi nào để thực tập thì bạn nên chuẩn bị kĩ hồ sơ và gửi đi sớm.
KIM LIÊN (TỔNG HỢP)
Cách Trả Lời Thư Mời Phỏng Vấn – Trả Lời Email Của Nhà Tuyển Dụng
Nếu bạn nhận được email phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, việc đầu tiên ứng viên cần làm là trả lời email của nhà tuyển dụng.Trả lời một cách nhanh chóng và chuyện nghiệp là điều rất quan trọng. Một người trả lời email tuyển dụng thông minh sẽ dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chúng tôi xin chia sẻ mẫu Email trả lời thư mời phỏng vấn để các bạn ứng viên tham khảo áp dụng.
Thời điểm gửi Email trả lời thư mời phỏng vấn
Thời điểm lý tưởng nhất để gửi mail xác nhận lịch hẹn là sớm nhất sau khi nhận email hay cuộc gọi mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Việc gửi mail cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Và dù bạn có nhận được cuộc gọi điện thoại mời phỏng vấn rồi thì việc gửi thư trả lời cũng là điều nên làm – để hỏi những điều còn thắc mắc và xác nhận tất cả thông tin đều chính xác.
Những nội dung cần có trong mẫu Email trả lời thư mời phỏng vấn
– Tiêu đề
Phần tiêu đề này sẽ ghi tên công việc ứng tuyển và tên của bạn.
Ví dụ: THƯ XÁC NHẬN PHỎNG VẤN VỊ TRÍ KẾ TOÁN – PHẠM THỊ MINH NGUYỆT
Cách viết tiêu đề thế này vô cùng mạch lạc và rõ ràng. Nhà tuyển dụng sẽ rất bận rộn với vô số email nên viết tiêu đề rõ ràng chắc chắn giúp việc kiểm tra, sắp xếp phỏng vấn thuận tiện hơn. Nếu ngay từ phần này bạn đã không làm được thì khả năng mất điểm là khá cao
– Lời chào trang trọng
Đừng chỉ nhấn nút trả lời và đi thẳng vào. Trước khi đến “màn” trả lời, bạn còn phải trải qua “màn” thưa gửi chào hỏi. Hãy mở đầu bằng lời chào trân trọng và thân thiện đến người gửi email phỏng vấn. Nếu biết rõ tên của người gửi email, hãy thêm trực tiếp vào. Ví dụ: Kính gửi phòng tuyển dụng công ty ABC, Chào chị Hương, Dear chị Mai.. Nói chung tùy vào từng hoàn cảnh mà có cách mở đầu phù hợp.
– Lý do viết thư
Một số gợi ý cho bạn: ” Cảm ơn vì cơ hội phỏng vấn..” , “Tôi viết thư này nhằm xác nhận chắc chắn sẽ tham gia buổi phỏng vấn”, hỏi về tài liệu cần mang theo đến buổi phỏng vấn (hồ sơ cứng, CV, chi tiết kinh nghiệm làm việc…).
– Những yêu cầu/ câu hỏi thêm ( nếu có)
– Lời cảm ơn
Luôn đảm bảo rằng thư trả lời phỏng vấn của bạn có lời cảm ơn. Nếu ở trên bạn đã viết rồi thì không sao nhưng nếu chưa thì đừng quên. Ở phần này ngoài lời cảm ơn, bạn có thể kèm theo lời hứa sẽ đến đúng giờ. Ví dụ: ” Em cảm ơn và sẽ đến phỏng vấn đúng giờ ạ”. Hoặc nếu muốn trang trọng có thể kết bằng vài từ sau: “trân trọng” , “thân mến”, “Cảm ơn về cơ hội được mời tham gia buổi phỏng vấn…”
Lưu ý khi trả lời email phỏng vấn
– Bắt buộc phải viết tiêu đề. Nếu không có tiêu đề, rất nhiều nhà tuyển dụng sẽ tưởng đó là tin rác và không đọc.
– Nên có chữ kí cuối mail. Chữ kí có thể ghi tên trường bạn đang học ( nếu có), địa chỉ, số điện thoại và email. Trong trường hợp có bất kì vấn đề gì phát sinh, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ gọi điện thoại trực tiếp cho bạn. Vì vậy, phần chữ kí cuối có địa chỉ, SĐT là vô cùng cần thiết.
– Viết thư trả lời rõ ràng, mạch lạc tránh dài dòng nhưng vẫn phải đầy đủ các phần ở trên
Mẫu Email trả lời thư mời phỏng vấn
– Mẫu Email xác nhận tham gia buổi phỏng vấn
Tiêu đề thư: Email xác nhận phỏng vấn vị trí kế toán – Phạm Thị Minh Nguyệt
Kính gửi: Phòng nhân sự Công ty A
Sau khi nhận được Email thông báo từ Quý công ty, tôi rất vui mừng, xin cảm ơn vì đã dành cho tôi cơ hội phỏng vấn tuyển chọn nhân viên kế toán. Tôi xác nhận chắc chắn sẽ tham gia buổi phỏng vấn vào lúc … giờ, ngày … tháng … năm… tại phòng 303 của công ty với Mrs. Uyên Nhi. Nếu cần cung cấp thêm tài liệu nào từ trước hoặc trong buổi phỏng vấn, xin Quý công ty vui lòng phản hồi để tôi có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất.
Xin cảm ơn
Minh Nguyệt
SĐT: 012345678
Gmail: minhnguyet.ketoan@gmail.com
– Mẫu Email cần hỏi thêm thông tin
Tiêu đề: Email xác nhận lịch phỏng vấn vị trí kế toán – Phạm Thị Minh Nguyệt
Kính gửi: Phòng nhân sự Công ty A
Tôi rất vui mừng khi nhận được thông báo mời phỏng vấn của Quý công ty sáng nay. Rất cảm ơn vì đã dành cho tôi cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn tuyển chọn nhân viên kế toán của công ty. Tôi xin xác nhận chắc chắn sẽ tham dự buổi phỏng vấn vào lúc … giờ, ngày… tháng… năm…
Trong cuộc gọi của bên Phòng nhân sự sáng nay tôi chưa nghe đề cập đến địa điểm phỏng vấn, vậy nên Quý công ty vui lòng cho tôi biết địa điểm cụ thể là ở đâu và cần mang theo tài liệu gì thêm để phục vụ cho buổi phỏng vấn.
Mong sớm nhận được phản hồi từ Quý công ty để tôi có được sự chuẩn bị kỹ càng nhất!
Trân trọng
Minh Nguyệt
SĐT: 012345678
Gmail: minhnguyet.ketoan@gmail.com
Thư trả lời phỏng vẫn cũng là cơ hội để ứng viên hỏi thêm những điều còn thắc mắc
– Mẫu Email từ chối tham gia buổi phỏng vấn
Trong trường hợp từ chối, không thể tham gia buổi phỏng vấn thì bạn cũng cần viết thư phản hồi lại để phía nhà tuyển dụng được biết và thực hiện việc điều chỉnh lịch phỏng vấn cho phù hợp. Nếu bạn không tham gia phỏng vấn nhưng cũng không phản hồi gì sẽ lọt vào “danh sách đen” của nhà tuyển dụng, sau này, nếu muốn ứng tuyển lại thì cơ hội được mời phỏng vấn của bạn sẽ rất thấp.
Lời đầu tiên, xin cảm ơn Quý công ty đã dành cho tôi lời mời tham gia buổi phỏng vấn tuyển chọn nhân viên kế toán. Tuy nhiên, do thời gian phản hồi của Quý công ty khá lâu, trong quá trình đó tôi đã tìm được công việc phù hợp. Do vậy tôi xin từ chối không thể tham gia buổi phỏng vấn.
Trong tương lai nếu cơ hội, hy vọng sẽ được công tác với Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng
Minh Nguyệt
SĐT: 012345678
Gmail: minhnguyet.ketoan@gmail.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trả Lời Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Bản Thân Trong Cv trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!