Đề Xuất 5/2023 # Cách Làm Văn Nghị Luận Lớp 12 # Top 7 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 5/2023 # Cách Làm Văn Nghị Luận Lớp 12 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Văn Nghị Luận Lớp 12 mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Văn nghị luận có dạng nghị luận văn học, nghị luận xã hội, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm cả hai dạng nghị luận trên.

Cách làm bài văn nghị luận văn học

* Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề.

– Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.

– Giới hạn phạm vi tư liệu.

* Thân bài:

– Giải thích, làm rõ vấn đề:

+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.

+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?

-Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:

+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?

+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?

+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

– Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

* Kết bài:

+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

Cách làm bài nghị luận xã hội

– NLXH thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, học sinh lại thiếu hiểu biết xã hội, nên không có vốn để viết.- NLXH hay có những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, nên chúng thường rất trừu tượng, học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó, ngay từ bước đầu đã vướng phải những vấn đề “khó nuốt” như vậy huống hồ phải triển khai thành bài văn với hệ thống ý chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục…

– NLXH cần ở học sinh sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, và từ nhận thức đi đến trình bày cái hiểu là cả 1 quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đâu phải chuyện dễ dàng gì với nhiều học sinh.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 9 Đạt Điểm Tối Đa

Có thể nói rằng văn nghị luận là kiểu văn bản khá quen thuộc đối với học sinh lớp 9. Tuy nhiên đó chỉ là cái tên quen thuộc nhưng thực chất ở nhiều học sinh vẫn chưa nắm rõ được cách làm 2 dạng văn nghị luận xã hội lớp 9: Văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học & văn nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện.

Cách làm 2 dạng đề văn nghị luận xã hội lớp 9

1. Văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

a) Đặc điểm cơ bản của dạng văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. Tuy nhiên việc có kiến thức vẫn chưa đủ vì học sinh cần phải có thêm các kỹ năng phân tích văn bản và phân tích, đánh giá, lí giải các vấn đề xã hội nữa. Đề bài đặt ra trong dạng đề này thường là các vấn đề xã hội sâu sắc mang ý nghĩa nhân văn nào đó dựa trên các tác phẩm văn học (vấn đề đó có thể có trong chương trình học hoặc chưa được học).

Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?

Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ gì về lòng khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?

Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến một phần công sức của mình vào mùa xuân của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay?

b) Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

– Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

– Nêu vấn đề cần nghị luận

Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về một vấn đề xã hội.

Phần 1: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài cần thiết ở phần 2.

Ví dụ: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng ta cần phải xác định được nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất gì? Sau đó mới so sánh với giới trẻ hiện nay. Cụ thể anh thanh niên là người có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, tinh thần lạc quan yêu đời, quan tâm, chu đáo, hiếu khách. Những phẩm chất của anh thanh niên liệu giới trẻ có không? Thực trạng của giới trẻ hiện nay là gì?

Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có một câu chuyển ý phù hợp, đặc sắc.

Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở phần 1 học sinh chuyển sang phần 2, ở phần này các em làm tương tự như cách làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng theo các bước.

– Giải thích khái niệm

– Phân tích, lí giải

– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.

Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận dụng theo các bước.

– Thực trạng (tích cực, tiêu cực)

-Nguyên nhân

-Liên hệ bản thân.

Ví dụ: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về tính khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?

2. Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện

Gia sư Văn hướng dẫn học sinh cách làm văn nghị luận xã hội

a) Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận xã hội dưới dạng câu chuyện

Đây là dạng nghị luận xã hội khó và hay dùng để kiểm tra kiến thức năng lực của học sinh giỏi hoặc thi chuyên. Đề bài thường dưới dạng một câu chuyện mang một vấn đề, một triết lí xã hội sâu sắc hướng tới người đọc. Ở dạng đề này học sinh phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và cảm nhận để có thể tìm ra được chính xác nội dung câu chuyện hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho mình cách làm bài trong toàn bài.

Quê mình mùa lũ, trời mưa nước ngập trắng đường. Hồi đó con chập chững vào lớp một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra rơm rớm. Mẹ bảo:

– Thôi hôm nay để mẹ cõng.

Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước.

Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt. Cuối tuần con đưa mẹ đến siêu thị.

– Thôi đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Con có việc phải đi.

(Theo nguồn Internet)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

Titanic là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời (1912). Với kĩ thuật chế tạo hiện đại nhất thời ấy, Titanic được coi là con tàu “không thể chìm”. Tuy nhiên trong lần ra khơi đầu tiên, con tàu này đã va vào băng và bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.

Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu bị vỡ khi va vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên.

Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy có một người đàn ông nhường chiếc phao cứu sinh của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người.

(Dực theo sách Phép màu nhiệm của đời, tên chuyện do người ra đề đặt)

Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ chú thích cho 2 bức ảnh nói trên?

b) Cách làm bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện

Ở dạng đề này cũng giống như nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Dạng đề làm tuân thủ theo hai bước quan trọng là: Phân tích nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, thực hiện thao tác nghị luận giống tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sông.

– Nêu vấn đề cần bàn luận

Phần 1: Phân tích văn tắt nội dung câu chuyện

Phần 2: Thao tác nghị luận giống như tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sông.

Tùy thuộc vào từng dạng đề các em làm tương tự giống như trên.

Đây là hai dạng đề khó nhất trong chương trình làm văn 9, Đội ngũ gia sư Văn chúng tôi hi vọng những kiến thức về đặc điểm và cách làm hai dạng đề trên có thể giúp các em viết một bài văn trôi chảy, mượt mà để đạt điểm tối đa. Chúc các em thành công.

Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Đạt Điểm Cao

Trong những năm gần đây đề thi Ngữ văn luôn theo hướng mở nhất là ở mảng câu hỏi nghị luận xã hội.

Trong cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ sắp tới, môn Ngữ văn luôn có một câu nghị luận xã hội (chiếm 3 điểm trong tổng số 10 điểm môn Ngữ văn).

Đây là phần câu hỏi dễ “ăn điểm”, tuy nhiên, nhiều thí sinh vẫn chưa có kỹ năng làm tốt bài văn loại này. Kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ đang tới gần, xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách học và làm bài văn nghị luận xã hội như sau:

Cần nắm được dạng bài nghị luận xã hội

Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn ra đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn theo hướng mở nhằm đánh giá được năng lực và phân loại trình độ của học sinh, nhất là ở mảng câu hỏi nghị luận xã hội. Điều này cũng giúp học sinh có khả năng vận dụng được những hiểu biết thực tế vào bài viết của mình. Tuy nhiên, nhiều năm qua, vẫn có hiện tượng thí sinh làm xa đề, lạc đề, lan man,… Vì vậy, việc xác định kiểu dạng đề thi nghị luận là rất cần thiết, tránh cho thí sinh đi lạc hướng và làm sai đề. Muốn vậy, mỗi thí sinh phải đọc kỹ đề bài, chú ý những từ ngữ để nhận kiểu, dạng bài văn. Thông thường, ta dễ bắt gặp 2 kiểu, dạng đề đó là: nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội.

Lập dàn ý theo bố cục của từng dạng đề nghị luận

Sau khi xác định được kiểu, dạng đề nghị luận, chúng ta cần bắt tay nhanh vào việc lập dàn ý. Tuy nhiên, muốn lập dàn ý đầy đủ thì ta phải nắm được bố cục chung của từng kiểu bài văn nghị luận xã hội. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường đề cập tới những vấn đề về đạo đức, lối sống, quan điểm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc hay các danh nhân nổi tiếng. Dấu hiệu để nhận biết kiểu đề này thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học, …

uận về một hiện tượng đời sống xã hội thường đề cập tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng,… Có thể nói, đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ Giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận. Để làm dạng bài này đạt kết quả cao, đòi hỏi thí sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về đời sống xã hội để vận dụng vào bài làm. Phần mở bài, cần giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. Phần thân bài, cần triển khai các điểm sau: nêu thực trạng của hiện tượng đời sống: hệ quả tác động (tích cực, tiêu cực) của hiện tượng, thái độ của con người và xã hội đối với hiện tượng, lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó (nguyên nhân chủ quan, khách quan), đưa ra giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống. Phần kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận đồng thời bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận.

Tích lũy kiến thức xã hội và nắm bắt thông tin

Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên thí sinh cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, chúng ta cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.

Cách Viết Luận Điểm Luận Cứ Trong Văn Nghị Luận

Bước 1 : Xác định luận điểm chính xác, minh bạch

Trong quá trình xây dựng lập luận, việc xác định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận này có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trong bài.

Đó là những ý kiến xác định được bảo vệ và chứng minh trong bài văn nghị luận. Việc xác định các luận điểm một cách chính xác, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng.

Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc tòa nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Khi xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, người viết phải lưu ý đến những yêu cầu của một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe.

Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn.

Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất.

Luận điểm của bài văn nghị luận còn cần có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống.

Để xác định luận điểm, người viết có thể vận dụng một số biện pháp như: Xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của đề bài; xác định luận điểm bằng cách đặt câu hỏi; xác định luận điểm dựa vào cách thức nghị luận; xác định luận điểm từ những ý tưởng bất ngờ…

Việc trình bày, luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.

Chẳng hạn: Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm này vừa tự nhiên, hợp lí, vừa gợi ra được nhiều suy nghĩ);

Kể một câu chuyện rồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm được nêu ra có lí do, ngọn nguồn, có phương hướng để chứng minh, trong đó, phần trước là sự thực, phần sau là kết luận, theo lí mà thành chương bài, không hề khiên cưỡng);

Từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tự nhiên);

Từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm (vừa làm cho sự xuất hiện của luận điểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luận điểm này có được ý nghĩa hiện thực, nhờ đó mà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mức độ cao hơn), …

Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luân cứ có sức thuyết phục cao.

Luận cứ chính là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. Muốn có luận cứ để sử dụng thì người làm văn nghị luận phải tích lũy, phải chuẩn bị cho mình một vốn luận cứ giàu có, đa dạng.

Đó là: Các sự thật lịch sử và đời sống, bao gồm các sự kiện lịch sử, cuộc đời các nhân vật kiệt xuất, các nhà văn hóa của dân tộc và của thế giới, những nhà phát minh vĩ đại, các sự kiện đời sống được nhiều người biết,…

Các tư tưởng, lý luận của những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Các Mác, Hồ Chí Minh,…

Các số liệu khoa học được công bố trên các báo, tạp chí về dân số, về số lượng HS trong cả nước, về thu nhập quốc dân, về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật,… Các định lý, định luật khoa học,…

Muốn lập luận thuyết phục, người viết phải biết lựa chọn luận cứ. Theo SGK Ngữ văn 10 (nâng cao) thì luận cứ phải được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm.

Chẳng hạn: muốn bình bài thơ hay, cần chọn được bài thơ hay, câu thơ hay. Muốn bàn về vấn đề tự học, cần biết về các tấm gương tự học thành đạt.

Thứ hai, luận cứ phải xác thực. Khi nêu luận cứ, người viết cần biết chính xác về nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật,… Biết không chắc chắn thì chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.

Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu. Nếu nhà thơ có nhiều câu thơ hay thì chọn câu thơ tiêu biểu cho phong cách độc đáo của nhà thơ ấy. Nếu chọn chi tiết về nhân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhân vật ấy.

Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm. Nếu muốn chứng minh nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước thì cần lấy luận cứ từ thực tế cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, trong quá khứ và trong hiện tại, trong hiện tại, trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ. Những luận cứ mà người đi trước đã sử dụng thì không nên dùng lại, nếu muốn dùng thì cố gắng khai thác khía cạnh nội dung mới của nó.

Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận, người viết cần lưu ý: Trước hết phải giới thiệu luận cứ, có trường hợp cần chỉ ra nguồn gốc của luận cứ (chẳng hạn số liệu lấy ở đâu, câu thơ của ai, ở tác phẩm nào).

Cần trích dẫn chính xác. Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp. Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật. Cần sử dụng thao tác lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí

Trong văn nghị luận, luận chứng bày tỏ mối quan hệ logic giữa luận cứ và luận điểm, là sợi dây liên kết luận điểm, luận cứ, khiến cho ba yếu tố của bài văn nghị luận trở thành một bài văn hoàn chỉnh, hài hòa.

Luận chứng còn là biểu hiện ý thức tự biện mạnh mẽ và đào sâu của văn nghị luận. Tính thuyết phục của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều vào cách luận chứng. Vì vậy, để lập luận thuyết phục và chặt chẽ, người lập luận còn phải biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.

Tìm hiểu thêm:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Văn Nghị Luận Lớp 12 trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!