Cập nhật nội dung chi tiết về Các Trường Hợp, Thủ Tục Chấm Dứt Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn những trường hợp và thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, bài viết này của LawKey sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013 và khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao đông đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a, Người lao động đã hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp ;
b, Người lao động có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực ;
– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
c, Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an: Ngày được xác định thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là ngày người lao động nhập ngũ.
d, Người lao động hưởng lương hưu hằng tháng: Ngày được xác định nghỉ hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong quyết định hưởng lương hưu hằng tháng của cơ quan có thẩm quyền.
e, Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:
– Việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo;
– Việc làm mà người lao động đó đã từng làm.
f, Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
g) Người lao động ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Ngày được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
h) Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên:
là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài thì ngày người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
i) Người lao động bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Ngày mà người lao động được xác định bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là ngày người lao động bị xử phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
k) Người lao động chết: Ngày xác định người lao động chết là ngày ghi trong giấy chứng tử.
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
Ngày mà người lao động được xác định chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp xử lý hành chính được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích: Ngày mà người lao động mất tích được xác định trong quyết định của tòa án.
n) Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù: Ngày mà người lao động được xác định bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù là ngày bắt đầu thực hiện quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền.
II. Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo khoản 2, 3, 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
– Thông báo về lý do chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo mẫu quy định;
– Giấy tờ chứng minh theo quy định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như: Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; Quyết định hưởng lương hưu; Quyết định của tòa án tuyên bố mất tích;…
Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bước 3: Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động.
Quy Định Về Thủ Tục Chấm Dứt Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ về an sinh xã hội của Nhà nước nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc làm. Rất người người lao động khi đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp xong thắc mắc không biết có phải làm thủ tục chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Qua bài viết này, Blog bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết q uy định về thủ tục chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm.
Các trường hợp bị chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, các trường hợp chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
Hưởng lương hưu hằng tháng;
Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng: Việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo; V iệc làm mà người lao động đó đã từng làm.
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng; tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;
Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tòa án tuyên bố mất tích;
Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu thuộc vào các trường hợp nêu trên sẽ bị chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Trình tự thủ tục chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi:
01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động;
01 bản đến người lao động.
Quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
#1 Thủ Tục Chuyển Nơi Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp
Điều kiện: NLĐ đã hưởng ít nhất 01 tháng TCTN mà NLĐ có nhu cầu chuyển nơi hưởng đến tỉnh khác.
Thủ tục: NLĐ phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng BLĐTBXH quy định và gửi tới TTDVVL nơi đang hưởng TCTN. TTDVVL có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN cho TTDVVL chuyển đến.
Luật bảo hiểm xã hội 2014
Luật việc làm 2013
Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về luật việc làm và luật bảo hiểm xã hội 2014.
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc 2014.
Điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nơi hưởng TCTN như sau:
“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”
Theo quy định trên, người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng đến tỉnh khác thì nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để được giải quyết yêu cầu chuyển đổi nơi hưởng TCTN.
Thủ tục, hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 khoản 1 Điều 22 nghị định 28/2015/ND-CP thì bạn có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN thì phải làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm gồm những trình tự, thủ tục giấy tờ sau:
Người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sang tỉnh khác là đơn đề nghị gửi Trung tâm dịch vụ việc là nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
Đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN của người lao động;
Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ c
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng TCTN cho cấp tỉnh để dừng việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.
Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đối với các đối tượng người lao động, chỉ thực hiện chuyển hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đang hưởng dở mà phải di chuyển đến nơi khác sinh sống, cụ thể đối những trường hợp người lao động làm việc ở thành phố A sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở thành phố A đó nếu chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì không phải chuyển nơi hưởng, vì theo quy định của pháp luật thì không quy định rõ địa điểm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp nên người lao động có thể đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở nơi thuận tiện nhất cho quá trình hưởng của mình.
Ví dụ: Anh Phan Văn Đức là người lao động làm việc tại Hà Nội, quê ở Nghệ An. Tháng 12-2018 anh chấp dứt hợp đồng với công ty. Như vậy trong trường hợp này nếu Văn Đức sau khi nghỉ việc ở Hà Nội rồi về Nghệ an để sinh sống thì trường hợp này Văn Đức không phải làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Còn trong trường hợp tháng 12 Văn Đức nghỉ sau đó anh tiến hành nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp Hà Nội và anh đã hưởng được 1 tháng thì Văn Đức định về quê ăn tết và làm việc trong Nghệ An luôn không ra Hà Nội. Theo đó trong trường hợp này để bảo đảm quyền lợi của mình thì Văn Đức phải tiến hành việc làm hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ Hà Nội về Nghệ An, sau khi thực hiện việc chuyển hồ sơ này thì Văn Đức hoàn toàn có thể thực hiện tiếp thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Nghệ An.
Giải Quyết Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình (Đ/c: Khu làng nghề Ninh Phong, P Ninh Phong, TP Ninh Bình) trong giờ làm việc hành chính (trừ ngày lễ, ngày nghỉ) theo quy định của Nhà nước.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận và viết phiếu tiếp nhận cho người lao động.
– Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ hướng dẫn để người lao động hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Bước 4: Trả kết quả tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình.
Thành phần hồ sơ:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động thất nghiệp.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu số 03 – Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CPngày 12/3/2015).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật việc làm.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm;
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Việc làm ngày 16/11/2013;
– Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
– Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CPngày 12/3/2015.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Trường Hợp, Thủ Tục Chấm Dứt Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!