Đề Xuất 3/2023 # Bảo Hiểm Thai Sản Cho Chồng: Chế Độ Điều Kiện, Thủ Tục, Mức Hưởng # Top 5 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # Bảo Hiểm Thai Sản Cho Chồng: Chế Độ Điều Kiện, Thủ Tục, Mức Hưởng # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bảo Hiểm Thai Sản Cho Chồng: Chế Độ Điều Kiện, Thủ Tục, Mức Hưởng mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chế độ bảo hiểm thai sản cho chồng

Hiện nay, có rất nhiều người cứ mãi băn khoăn không biết nam giới có hưởng chế độ bảo hiểm thai sản hay không và nếu có thì điều kiện, mức hưởng… sẽ như thế nào? Thực ra, cũng tương tự như một số lợi ích khi mua gói thai sản cho vợ bầu nếu nam giới đóng BHXH thì sẽ mang lại khá nhiều quyền lợi khi vợ sinh nở.

1.1. Điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản

Thực ra, ít ai biết rằng, căn cứ dựa vào quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì một trong 6 nhóm đối tượng chính được hưởng chế độ thời kỳ thai sản hoặc hưởng trợ cấp 1 lần chính là lao động nam đang thực hiện đóng BHXH mà có vợ sinh con.

Tuy nhiên, tương tự như lao động nữ, điều kiện để có thể hưởng bảo hiểm thai sản cho nam trong trường hợp người mẹ không mua BHXH mà chỉ có người cha tham gia, cũng là bắt buộc phải đóng đầy đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi thực hiện sinh con. Ngoài ra, nếu cả hai vợ chồng đều không tham gia loại bảo hiểm nhà nước như trên thì có thể lựa chọn mua gói bảo hiểm của VBI Care, dịch vụ bảo hiểm Bảo Việt trọn gói, PVI… với mức giá khá cạnh tranh mà vô cùng uy tín, chất lượng.

Chế độ bảo hiểm thai sản dành cho nam giới (Nguồn: kxcdn.com)

1.2. Thời gian nghỉ và lưu ý khi xin nghỉ theo chế độ thai sản

Cũng dựa theo quy định, điều khoản của Luật Bảo hiểm ở nước ta thì thời gian nghỉ theo chế độ bảo hiểm thai sản của chồng khi có vợ sinh con sẽ là 5 ngày nếu vợ đẻ thường, 7 ngày nếu vợ đẻ mổ, bắt buộc bị phẫu thuật hoặc sinh non khi con dưới 32 tuần. Trong trường hợp người vợ đẻ thường 2 em bé thì chồng sẽ được nghỉ 10 ngày, đẻ mổ hoặc phẫu thuật thì nghỉ 14 ngày. Còn nếu đẻ từ 3 em bé trở lên thì cứ mỗi em bé, người cha sẽ được nghỉ thêm 3 ngày. Lưu ý là khoảng thời gian người chồng được nghỉ như vậy sẽ áp dụng tính kể từ khi người vợ đẻ em bé 30 ngày đầu tiên.

1.3. Mức hưởng chế độ thai sản như thế nào

Rõ ràng, ai cũng biết rõ nếu chồng có bảo hiểm vợ được hưởng thai sản nhưng lại không biết mức hưởng là bao nhiêu?

Theo quy định, mức hưởng 1 ngày của bảo hiểm thai sản nam sẽ bằng mức hưởng của chế độ thai sản tháng chia cho 24 ngày, rồi nhân với số ngày làm việc tương ứng được nghỉ phép khi vợ sinh con. Còn mức hưởng 1 tháng, lao động nam sẽ được tính bằng 100% khoản bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ. Có những người đóng chưa đủ 6 tháng bảo hiểm thì sẽ được hưởng dựa trên mức trung bình tiền lương của các tháng đã đóng.

1.4. Mức chi phí hưởng trợ cấp 1 lần cho chồng nếu vợ không tham gia bảo hiểm

Nếu vợ không tham gia BHXH thì bên cạnh mức hưởng dành chế độ thai sản thì khi vợ sinh con, người chồng còn được áp dụng trợ cấp 1 lần tương ứng với 2 lần chi phí tiền lương dạng cơ sở dành cho người lao động tính đến tháng vợ sinh con với tổng số tiền là 2.980.000 đồng/ tháng (đã tăng từ ngày 01/07/2019).

Mức hưởng bảo hiểm thai sản (Nguồn: bhxhvinhphuc.gov.vn)

2. Thủ tục làm bảo hiểm thai sản cho chồng

Vậy để được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản như trên thì người chồng cần phải chuẩn bị giấy tờ hồ sơ, thủ tục ra sao?

2.1. Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị

Mẹ bầu cần mang những giấy tờ thiết yếu khi đi khám thai như sổ khám thai, phiếu siêu âm thai định kỳ… thì đối với lao động nam/chồng của người lao động nữ nhờ mang thai hộ mà muốn hưởng bảo hiểm thai sản cho chồng khi vợ sinh con hay hưởng trợ cấp một lần thì cũng bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết: giấy chứng nhận sinh hoặc giấy khai sinh của con có họ tên cha kèm theo sổ hộ khẩu gia đình. Trong trường hợp em bé được sinh theo phương pháp mổ hay phẫu thuật hoặc sinh non dưới 32 tuần thì cần bổ sung thêm giấy xác nhận của trung tâm, cơ sở y tế, bệnh viện – nơi người mẹ dự sinh. Nếu không may, con mất thì nên có trích sao hồ sơ bệnh án, trích lục khai tử của con hoặc giấy chứng tử hay giấy ra viện của người mẹ (em bé chưa được cấp giấy chứng sinh).

Ngoài ra, doanh nghiệp, công ty hay đơn vị mà người cha đang làm việc cần phải kê khai thêm giấy tờ cũng như nộp hồ sơ theo mẫu C70a-HD mới nhất cho lao động nam nghỉ thai sản khi vợ sinh con.

2.2. Quy trình nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản như thế nào

Hướng dẫn quy trình nộp bảo hiểm thai sản cho chồng sẽ gồm những bước như sau:

Bước 1: Người lao động nam khi có vợ sinh con thì cần nộp đầy đủ hồ sơ hoặc những giấy tờ như đã nói ở trên cho doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp hoặc nơi mình làm việc có đóng BHXH cho mình trong khoảng thời gian 45 ngày tính từ ngày bắt đầu quay trở lại làm việc.

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, đầy đủ giấy tờ… của người chồng, người cha như vậy thì công ty, doanh nghiệp…cần có trách nhiệm nộp cho cơ quan xã hội để giải quyết trong thời hạn 10 ngày tính từ khi được người lao động nộp.

Hướng dẫn nộp hồ sơ bảo hiểm thai sản (Nguồn: tuvan.webketoan.vn)

2.3. Thời chờ giải quyết trong bao lâu

Lời khuyên tốt nhất là bất kỳ ai cũng cần phải nắm rõ về bảo hiểm thai sản cho chồng để đảm bảo đầy đủ được quyền lợi cho mình. Hy vọng, thông qua bài viết hữu ích của MAJAMJA như trên thì mỗi gia đình sẽ có thêm được nhiều thông tin, kiến thức để tự tin tham gia, đăng ký gói bảo hiểm thai sản phù hợp, chất lượng tốt nhất.

Chế Độ Thai Sản: Điều Kiện, Thủ Tục, Đơn Xin Nghỉ Thai Sản

Thủ tục hưởng chế độ thai sản 2018

Mức hưởng chế độ thai sản

Theo quy định mới nhất, lao động nữ sau khi sinh xong sẽ được hưởng 100% mức lương bình quân hàng tháng của 06 tháng liên tiếp trước khi sinh. Bên cạnh đó, người lao động còn được nhận trợ cấp một lần khi sinh con hoặc khi nhận nuôi con dưới 04 tháng tuổi, mức trợ cấp tương đương 02 tháng lương tối thiểu cho mỗi bé. Thời gian nghỉ của lao động nữ là 06 tháng trước và sau sinh, trong đó thời gian nghỉ trước sinh không quá 02 tháng. Ngoài ra,

Pháp luật cũng quy định chế độ thai sản cho những trường hợp đặc biệt sau:

Nghỉ thêm: Người lao động hoàn toàn có thể đề xuất nghỉ thêm (không lương) với doanh nghiệp.

Đa thai: Từ bé thứ hai trở đi, lao động nữ được tính thêm 1 tháng/ bé vào thời gian nghỉ thai sản.

Làm việc sớm: Nếu người lao động có đủ sức khỏe để trở lại làm việc sớm hơn dự kiến thì vẫn nhận được mức trợ cấp thai sản + tiền lương ngày đi làm.

Giáo viên nghỉ thai sản dịp hè được nghỉ bù thêm 02 tháng nhưng không được nhận bảo hiểm cho 2 tháng hè này.

Hồ sơ hưởng thai sản theo quy định

Để hưởng chế độ thai sản tại cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động cần hoàn tất hồ sơ, bao gồm:

Sổ Bảo hiểm Xã hội.

Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh của bé (bản sao).

Đơn của lao động nữ sinh con.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Dù lao động nữ sinh con, nhận con nuôi hay mang thai hộ… thì để nhận được đầy đủ chế độ thai sản theo quy định của Pháp luật, bạn cần đáp ứng các điều kiện:

Đã đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

Trường hợp người lao động phải tạm ngừng công việc để dưỡng thai (có chỉ định của bác sĩ), thì bạn phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu người lao động đủ điều kiện đóng BHXH nhưng lại chấm dứt hợp đồng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thì theo quy định, người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản như bình thường.

Chế độ thai sản cho chồng

Không chỉ lao động nữ được nhận trợ cấp và thời gian nghỉ phép phù hợp mà chế độ thai sản cho nam cũng hỗ trợ người lao động có vợ sinh con được hưởng những quyền lợi chính đáng. Theo đó, lao động nam sẽ được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở và được ưu tiên nghỉ phép từ 5 – 14 ngày công tùy vào chế độ thai sản của vợ. Cụ thể:

Vợ sinh thường: Nghỉ 05 ngày.

Vợ sinh đôi: Nghỉ 10 ngày (Sinh 3 trở đi thì được cộng thêm 03 ngày nghỉ cho mỗi bé).

Vợ sinh phải phẫu thuật hoặc con sinh dưới 32 tuần tuổi: Nghỉ 07 ngày.

Vợ sinh đôi trở lên phải phẫu thuật: Nghỉ 01 ngày.

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản 2019 mới nhất

Người lao động có thể tự làm đơn hoặc sử dụng mẫu đơn có sẵn của doanh nghiệp. Nhìn chung, đơn xin nghỉ thai sản phải cung cấp đầy đủ thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, vị trí công tác hiện tại, địa chỉ nhà, số CMND (ghi rõ thời gian cấp, nơi cấp), lý do nghỉ, thời gian nghỉ và họ tên người tiếp nhận công việc trong thời gian bạn nghỉ. Đơn xin nghỉ thai sản phải có xác nhận của giám đốc, thủ trưởng đơn vị của người lao động. Mẫu đơn có thể điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và hoàn cảnh thực tế.

Tải ngay mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho phụ nữ TẠI ĐÂY.

Tham khảo mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng TẠI ĐÂY.

Đối Tượng Hưởng Chế Độ Thai Sản Và Hồ Sơ Bảo Hiểm Thai Sản Gồm Những Gì?

Luật BHXH quy định rõ đối tượng được làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.

I. Đối tượng áp dụng thủ tục hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Điều 27, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định rõ đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động tham gia BHXH là công dân Việt Nam bao gồm:

II. Điều kiện làm thủ tục hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo Điều 28, Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 71/2006/QH11 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định rõ về điều kiện hưởng chế độ thai sản.

“Lao động nữ sinh con”, “Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ” và “Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi” phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con.

“Lao động nữ sinh con” đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

III. Hồ sơ bảo hiểm thai sản gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP hồ sơ bảo hiểm thai sản.

Tuy nhiên, tùy từng trường hợp thì người lao động sẽ làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản khác nhau. Chi tiết từng hồ sơ người lao động tham khảo ngay bài viết .

Như vậy, bài viết trên Bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến người lao động đầy đủ chi tiết thông tin về đối tượng và điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản cũng như hồ sơ khi làm thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động.

#1 Hồ Sơ Hưởng Chế Độ Thai Sản Cho Chồng Có Vợ Sinh Con

Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.

Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì phải nộp thêm giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền (giấy ra viện).

NSDLĐ phải lập Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành, chế độ thai sản không chỉ được áp dụng đối với lao động nữa mà còn hỗ trợ cho lao động nam có vợ sinh con. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên để được hưởng chế độ này, người lao động nam cũng như người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Vậy, hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam gồm những gì?

Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN

Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con

Người lao động nam cần chuẩn bị

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con như sau:

Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Như vậy, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con cần phải chuẩn bị:

Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con

Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì phải nộp thêm giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền ( giấy ra viện)

Đơn vị sử dụng lao động cần chuẩn bị

Căn cứ tại Khoản 5 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người sử dụng lao động cần chuẩn bị:

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Và căn cứ tại Khoản 2.4 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN thì Danh sách người lao động nghỉ việc là danh sách theo mẫu 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập, được ban hành kèm theo quyết định này.

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời hạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản như sau:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Như vậy, khi đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam, người lao động nam cần phải chuẩn bị hồ sơ như đã trình bày ở trên cho người sử dụng lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc tại đơn vị sử dụng lao động.

Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con

Căn cứ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về quy trình giải quyết hồ sơ nghỉ chế độ thai sản cho người lao động như sau:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động

Theo quy định trên thì trong thời hạn tối đa là 25 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động thì sẽ được giải quyết chế độ thai sản. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trân trọng./.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bảo Hiểm Thai Sản Cho Chồng: Chế Độ Điều Kiện, Thủ Tục, Mức Hưởng trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!