Cập nhật nội dung chi tiết về Bàn Về Căn Cứ Tạm Đình Chỉ Vụ Án Dân Sự Do “Đương Sự Đề Nghị Tòa Án Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự” mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp: 1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản; h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: 1. …………… 18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. …………
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quan điểm khác nhau về việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì một lý do nào đó được xem là hợp lý thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không. Vấn đề này trong thực tiễn có Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, có Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này cho thấy sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các Tòa án hiện nay. Ví dụ trường hợp ông Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn B trả lại diện tích đất mà trước đây cha của ông A (là ông C) cho ông B ở nhờ là 200m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện do ông Nguyễn Văn A đứng tên. Quá trình giải quyết vụ án, ông B cho rằng phần đất ông đang ở là do ông C cho ông, khi cho có người chứng kiến, đất này ông canh tác ổn định lâu dài gần 20 năm. Việc ông A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất tranh chấp thì ông B không hay biết. Vì vậy, ông không đồng ý trả lại đất cho ông A. Khi gần hết thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, ông B nộp đơn cho Tòa án đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông B đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Y (ông B có nộp kèm giấy nhập viện tại Bệnh viện Y; nguồn gốc đất ngoài ông B thì không ai trong nhà biết rõ nên ông không ủy quyền cho ai được). Vấn đề này có hai ý kiến giải quyết khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng, Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của ông B. Vì yêu cầu của ông B không phải là một trong các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015. Ý kiến thứ hai cho rằng, tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015 có quy định quyền của đương sự là “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này”. Vì vậy, Tòa án căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015: “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là có cơ sở. Trước đây, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng có quy định căn cứ Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án tương tự như quy định của BLTTDS năm 2015. Đó là: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” tại khoản 6 Điều 189 BLTTDS năm 2004. Theo khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đối với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo ý kiến của người viết, việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể xem là một căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 nếu lý do yêu cầu của họ là chính đáng. Bởi vì đây là một trong những quyền của đương sự nói chung được quy định rất rõ tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đương sự nào đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được Tòa án chấp nhận. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự phải nêu rõ lý do; đồng thời, đương sự phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các lý do mà đương sự đưa ra là có căn cứ và chính đáng. Khi đó, Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự. Bởi trên thực tế, có trường hợp Tòa án ra quyết đưa vụ án ra xét xử thì nguyên đơn bệnh nặng phải nhập viện điều trị một thời gian dài hoặc không thể trực tiếp đến dự phiên tòa được cũng không thể ủy quyền cho ai được. Tòa án cũng không thể hoãn phiên tòa mãi để chờ nguyên đơn có mặt hoặc nếu nguyên đơn không đến sau nhiều lần Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn. Tóm lại, vấn đề “đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án” có được coi là căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất chung trong áp dụng pháp luật, tạo cơ sở để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát theo đúng quy định.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định “Quyền, nghĩa vụ của đương sự ”:Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:1. ……………18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.…………
Quyết Định Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự Theo Quy Định Mới Nhất
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà không phụ thuộc có hay không có yêu cầu của đương sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015.
Tòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong 08 căn cứ sau đây:
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
Trong đó:
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó.
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định của BLTTDS.
Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; Trong đó: “Đại diện hợp pháp của đương sự” bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền
Trong đó:
− là cơ sở để: → xác định thẩm quyền của Tòa án, → xác định quyền khởi kiện đối với vụ án, → xác định địa vị pháp lý, → xác định người tham gia tố tụng, → xác định quan hệ pháp luật tranh chấp − hoặc là căn cứ khác để Tòa án giải quyết vụ án này một cách toàn diện, chính xác và đúng pháp luật. “Sự việc được pháp luật quy định” phải là sự việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, và nếu không được cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước thì việc giải quyết của Tòa án là vi phạm pháp luật.
Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; Trong đó:
Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho:
Đương sự,
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện
Viện kiểm sát cùng cấp.
Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
− Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.
− Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
− Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của BLTTDS thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với:
Hiến pháp,
Luật,
Nghị quyết của Quốc hội,
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
Nguyên tắc tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự cập nhật mới nhất
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong trường hợp nào?
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
− Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của BLTTDS, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
− Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của BLTTDS không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tòa án gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
Email: luatsu@fblaw.vn
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Điều Kiện Đình Chỉ Trong Thi Hành Án Dân Sự
Chấp hành viên đã làm xong các thủ tục để ngày mai tiến hành kê biên, như: ra Quyết định kê biên, thông báo kê biên tới các cơ quan tổ chức…thì nhận được đơn xin hoãn thi hành án của người được thi hành án. Vì vậy, chấp hành viên không tiến hành kê biên nữa và ra Quyết định hoãn thi hành án. Trước yêu cầu của người được Thi hành án chấp hành viên nên ra Quyết định hoãn thi hành án hay ra quyết định hoãn kê biên?.
Khi chưa hết thời gian hoãn thi hành án thì người được thi hành án làm đơn rút đơn yêu cầu thi hành án. Trong trường hợp này cơ quan Thi hành án không ra Quyết định tiếp tục Thi hành án, mà ra Quyết định đình chỉ, quyết định thu phí luôn được không?
N.T.T
1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án”.
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền”.
Như vậy, nếu đơn xin hoãn của bên được thi hành án đáp ứng đúng quy định của pháp luật thì Chấp hành viên ra quyết định hoãn thi hành án là đúng quy định, vì pháp luật không quy định việc hoãn kê biên trong thi hành án dân sự.
2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án”.
Như vậy, trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự không thể ra quyết định thu phí và quyết định đình chỉ thi hành án ngay được, mà Chấp hành viên nên hướng dẫn cho bên được thi hành án làm đơn yêu cầu tiếp tục thi hành án để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án đối với vụ việc trên, sau đó mới nhận đơn của người được thi hành án về việc rút đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thu phí thi hành án sau đó mới căn cứ Điều 50 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định.
Thủ Tục Giải Quyết Vụ Án Dân Sự Tại Tòa Án Cấp Phúc Thẩm
Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Chương 16 BLTTDS, bao gồm 8 điều (từ Điều 285 đến Điều 292), trong đó giữ nguyên 1 điều, sửa đổi 5 điều, bổ sung mới 2 điều.
Về cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, BLTTDS năm 2015 xác định việc thu thập, cung cấp chứng cứ chủ yếu là trong giai đoạn sơ thẩm. Tuy nhiên, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ trong những trường hợp: Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng; Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
Về tính chất quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ xét xử phúc thẩm, thì căn cứ tạm đình chỉ và đình chỉ xét xử phúc thẩm vẫn giữ nguyên như BLTTDS 2011. Tuy nhiên, trước đây, do BLTTDS 2015 chưa quy định rõ về tính chất của quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ xét xử phúc thẩm có được quyền kháng cáo, kháng nghị không, nên trong thực tế đã có rất nhiều lúng túng và còn nhận thức khác nhau. Vì vậy, để khắc phục vướng mắc này, BLTTDS năm 2015 xác định tính chất quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm khác hơn quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm nên nó có hiệu lực pháp lực ngay không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (khoản 2 Điều 288 và khoản 4 Điều 289 BLTTDS năm 2015).
Về quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, nhằm bảo đảm rõ ràng về thủ tục và đề cao trách nhiệm của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, nếu vụ án không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Thủ tục xét xử phúc thẩm được quy định tại Chương 17, bao gồm 2 mục và 23 điều (từ Điều 293 đến Điều 315), trong đó giữ nguyên 6 điều, sửa đổi 14 điều, bổ sung mới 3 điều.
Về hoãn phiên Tòa phúc thẩm, nhằm khắc phục vướng mắc về nhận thức trong trường hợp nào phải hoãn phiên tòa phúc thẩm do BLTTDS năm 2011 quy định không rõ, nên BLTTDS năm 2015 đã quy định Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt nếu vụ án không có kháng nghị của Viện kiểm sát thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa hoặc nếu vụ án có kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát thì hoãn phiên Tòa.
Trong trường hợp người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt, nếu có đề nghị xét xử vắng thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. Nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Nếu không có đề nghị xét xử vắng mặt, không vì lý do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khách quan thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.
Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như phiên Tòa sơ thẩm. Việc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như phiên tòa sơ thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau: Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt, trừ trường hợp vụ án còn có người khác kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bàn Về Căn Cứ Tạm Đình Chỉ Vụ Án Dân Sự Do “Đương Sự Đề Nghị Tòa Án Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự” trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!