Đề Xuất 3/2023 # 9 Mở Bài Dùng Cho Lí Luận Văn Học # Top 12 Like | Hanoisoundstuff.com

Đề Xuất 3/2023 # 9 Mở Bài Dùng Cho Lí Luận Văn Học # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 9 Mở Bài Dùng Cho Lí Luận Văn Học mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Nếu bỏ lỡ sáng sớm

Thì vẫn còn hoàng hôn

Chẳng bao giờ là muộn

Nếu rộng mở tâm hồnnn… “

Luôn yêu đời, yêu Văn và yêu cả cô Na nữa nha các cậu!

1. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống

Mở bài 1

Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Chính vì vậy, … đã khẳng định: …

Mở bài 2

“Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấyHãy thương anh! Anh nào có chi nhiềuMột chút nắng tàn, một dòng nước chảyTrái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.

Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó để đời. Nói như …:

2. Chức năng giáo dục của văn học

Mở bài 1

Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió; như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh giá vĩnh cửu của mùa đông, văn học sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị đẩy vào cùng đường, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nói như …:

Mở bài 2

Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như …:

3. Giá trị thẩm mĩ của văn học

Mở bài 1

Mở bài 2

Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương va chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những nhận thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp trong từng trang thơ. Nói như …:

4. Tính sáng tạo của người nghệ sĩ

Mở bài 1

Ai đó đã nó rằng hoa hồng ở lại giữa đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan. Loài chim sơn ca ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy gợi nhắc chúng ta nỗi băn khoăn: Có phải điều còn lại với mỗi nhà văn chính là giọng điệu riêng của mình?

Mở bài 2

Có ai đó đã từng ví, mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra một giọng hát, một hương thơm của riêng mình. Nói như …:

Mở bài 3

Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng người. Nói như…:

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học

Giúp Học Sinh Lớp 9 Viết Đúng Và Hay Phần Mở Bài, Kết Bài Cho Bài Văn Nghị Luận Một Tác Phẩm Văn Học

Giúp học sinh lớp 9 viết đúng và hay phần mở bài, kết bài cho bài văn nghị luận một tác phẩm Văn học

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

1. Tìm hiểu thực trạng

Trước thực trạng học sinh hôm nay còn yếu môn Ngữ văn nói chung, về phân môn tập làm văn nói riêng. Điều mà ai trong chúng ta cũng biết, phân môn tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cảm thụ, tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học, cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kỹ năng nói, viết hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung của nó. Biết cách liên kết các từ ngữ, cách dùng các biện pháp nghệ thuật, hiểu được các ý nghĩa của từ. Bản thân hoạt động của phân môn tập làm văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp tri thức văn bản đọc – hiểu tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản mới.

Chương trình tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành: xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Thế nhưng học sinh chúng ta hiện nay lại yếu về khâu thực hành tạo lập một văn bản mới mặc dù đã là học sinh lớp 9 nhưng mỗi lần viết bài tập làm văn là vẫn còn cảm thấy khó khăn, lo lắng và có một số em cứ loay hoay mãi mà chẳng biết mở đầu như thế nào.

Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn luôn trăn trở trước thực trạng này. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng cơ bản nhằm giúp học sinh phần nào trong quá trình học tập bộ môn, giúp các em một cách thức viết phần mở bài và kết bài cho một bài văn nghị luận đúng và hay.

Nội dung của đề tài mang tính định hướng, tôi không dám nghĩ rằng đây là một phương pháp tối ưu, có thể xem đây là một cách gợi ý nhằm giúp học sinh trong quá trình dạy và học phân môn tập làm văn thuận lợi hơn.

Những hạn chế trong bài viết của học sinh do nhiều nguyên nhân khác

nhau:

Các em chưa đọc kỹ yêu cầu của đề bài.

Chưa có ý thức trong học tập.

Không nắm bố cục của một bài tập làm văn.

Chưa thấy tầm quan trọng của phần mở bài, thân bài…

Giáo viên truyền đạt chưa cặn kẽ.

Từ những hạn chế ấy, bản nghĩ cần cải thiện bằng mọi cách, như:

Cả giáo viên và học sinh phải đọc nhiều lần các tác phẩm văn học.

Hiểu những nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Hiểu được giá trị nghệ thuật và nội dung chính của tác phẩm.

Nghị luận là thế nào? Nghị luận một tác phẩm văn học phải viết những

gì?

2. Thông tin cơ sở

Căn cứ vào mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có của từng phân môn:văn, tiếng việt, tập làm văn của môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, thường xuyên nhắc nhở, sinh hoạt chuyên môn giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đa số gia đình đều quan tâm đến việc học tập của học sinh, luôn tạo điều kiện tốt để góp phần vào công tác giáo dục.

Đoàn – Đội nhà trường hỗ trợ, quan tâm đến hoạt động dạy học .

Học sinh chịu khó trong học tập, thái độ tinh thần học tập của các em trong lớp sôi nổi, tích cực xây dựng bài, cầu tiến.

Bản thân giáo viên bộ môn đa số giàu kinh nghiệm chuyên môn, đầy nhiệt tâm trong công tác giảng dạy.

Tài liệu thao khảo cho giáo viên còn hạn chế. Học sinh ngại đọc sách giáo khoa để chuẩn bị bài, đa số các em không đọc tài liệu tham khảo.

2. Vấn đề nghiên cứu

Phỏng vấn, điều tra chất lượng thí điểm đối với lớp 9C như sau:

a. Cơ sở lý luận

Đã từ lâu việc hướng dẫn học sinh phân môn tập làm văn là một việc khó khăn gây lúng túng cho cả giáp viên lẫn học sinh. Đặc biệt là khâu các em viết thành văn bản hoàn chỉnh, các em rất lúng túng không biết viết như thế nào cho đúng, cho hay nhất là phần mở bài và kết bài. Từ đó khi làm bài văn, các em thường trông cậy “vào bài văn mẫu”.

Điều mà hiện nay ai trong chúng ta cũng biết việc đổi mới sách giáo khoa dẫn đến việc thay đổi phương pháp học. Việc đổi mới phương pháp học trong nhà trường hiện nay đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, khi áp dụng tôi gặp không ít khó khăn về phía học sinh. Bản thân là một giáo viên dạy bộ môn rất trăn trở trước những khó khăn ấy.

Với kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng mang tính gợi ý với mong ước góp phần giúp các em dễ dàng hơn khi viết phần mở bài và kết bài của một bài văn nghị luận.

b. Mục tiêu của đề tài

Nhằm định hướng thao tác viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận đúng và hay.

Giúp học sinh hình thành kỹ năng cần thiết để làm một bài văn.

Giúp học sinh một phương pháp tự làm văn.

Hạn chế tối đa học sinh yếu trong việc xậy dựng hoàn chỉnh một văn bản nghị luận.

Từ đó giúp học sinh hình thành nhân cách tốt, biết yêu quí cái đẹp, hướng các em đi đến cái Chân – Thiện – Mỹ, học văn là học làm người.

Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn trong nhà

trường.

c. Nội dung, biện pháp thực hiện

Phạm vi đề tài này, tôi chỉ giới thiệu cách xây dựng phần mở bài và kết bài sao cho đúng và hay.

Mở bài là phần đầu tiên (vị trí của nó nhằm mở đầu của một văn bản) là phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, gây ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn.

Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một câu mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. Do đó mỗi bài thường rất khó viết. M.Gorki đã từng nói: ” khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của các tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc….trong bài. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh ( chị) định viết, định bàn bạc… vấn đề gì ?

đây chúng tôi quan niệm rằng: mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở đầu). Đoạn văn này có 3 phần; mở đầu đoạn, phần giữa đoạn và phần kết luận.

Kết bài là phần cuối của văn bản. Nó cũng không kém phần quan trọng, bởi vì, nó phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài nên chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết đánh giá, không lan man hay lặp lại nguyên văn lời lẽ ở mở bài.

3. Tìm hiểu lịch sử đề tài

Trường THCS Bình Trung, một trường học có một đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm đặc biệt là sự nhiệt tình, nỗ lực gương mẫu trong tất cả các hoạt động nhất là phong trào dạy và học. Đó chính là điều kiện mà các thầy không ngại khó khăn để giảng dạy với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm,bởi vì “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Để ngày mai,xã hội có những chủ nhân tốt,xã hội có những công dân tốt thì ngay từ hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có tri thức.

Để dìu dắt các em trở thành con ngoan trò giỏi một học có đủ tri thức và cả nhân cách như mọi người mong muốn tất cả phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và tình thương của thầy cô giáo người lái đò đưa các em đến tương lai.

Từ tấm lòng nhiệt tình,yêu nghề mến trẻ của các thầy cô giáo các em cảm thấy tự tin hơn trong học tập.

Các kế hoạch ,phương pháp đặt ra cho thầy cô là phải làm thế nào để giúp các em có một kết quả tốt nhất cho môn Ngữ văn đặc biệt là viết phần mở bài ,kết bài của bài viết: Nghị luận về một tác phẩm văn học.

Các nghiên cứu của thầy cô giáo là tìm cách để có một mô hình một phương pháp giúp các em làm bài tốt nhất

Tuy nhiên, việc hướng dẫn các em không phải là một việc làm mà chỉ một lần là tất cả các em đều đáp ứng được yêu cầu của thầy cô giáo vì không phải các em đều có khả năng tiếp thu bài như nhau, có thái độ, ý thức học tập như nhau và yêu các môn học như nhau. Đây là vấn đề mà chỉ có người trực tiếp

giảng dạy mới cảm nhận sâu sắc nhất và người giảng dạy trực tiếp ấy mới hiểu các em cần gì nhất để có cách dạy các em tốt nhất .

5. Phương pháp nghiên cứu

Tôi thực hiện cách dạy với học sinh lớp 9C Trường THCS Bình Trung.

Sau khi tìm hiểu chung về kiểu bài nghị luận, tôi tiến hành thực hiện.

Những định hướng cụ thể khi viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị

luận.

Cấu tạo của mở bài

Về nội dung: Mở bài thường gồm những bộ phận nhỏ như sau: – Gợi mở vào đề ( mở bài lung khởi, gián tiếp).(mở bài đúng)

+ Nêu xuất xứ của đề, của một nhận định… + Nêu lí do đưa đến bài viết.

+ Đưa ra một mẫu chuyện, một so sánh, một liên tưởng, một danh ngôn,

một câu tục ngữ hoặc một trích dẫn văn thơ…

Giới thiệu vấn đề: Đây là trọng tâm của mở bài có nhiệm vụ tạo nên tình huống có vấn đề mà ta sẽ giải quyết trong phần thân bài.

+ Giới thiệu nội dung vấn đề

+ Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi mức độ, giới hạn của vấn đề (nếu có)

(Nếu mỗi bài chỉ có bộ phận này thì đây là kiểu mở bài trực khởi, trực

tiếp).

Viết lại câu văn (câu thơ) …. Trích dẫn của đề (Bài làm văn trong nhà trường thường có bộ phận này).

Về hình thức: Một mở bài hay cần phải:

Dung lượng và độ dài của mở bài phải cân xứng với khuôn khổ của bài viết. Đặc biệt nó phải thể hiện mối liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng cả về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với kết bài.

Ngắn gọn, khéo léo, có sức thu hút, gợi hứng thú, dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.

Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi tư liệu nào? Thao tác chính vận dụng ở đây là gì?

Độc đáo: mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ “độc đáo” cần suy nghĩ dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.

Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị, tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ, nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.

* Mở bài hay cần tránh:

Tránh dẫn dắt vòng vo, qúa xa mãi mới gắn vào việc nêu vấn đề.

Tránh nêu vấn đề qúa dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi ,thân bài lại lặp lại những điều đã nói ỡ mở bài.

Một số kiều mở bài và ví dụ cụ thể

Mở bài trực khởi (trực tiếp)

Giới thiệu thẳng với người đọc vấn đề sẽ trình bày.

Cách mở bài này nhanh, gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp với những bài viết ngắn.

Nếu không khéo sử dụng thì sẽ dễ khô khan, ít hấp dẫn.

Ta có thể viết mở bài với các yếu tố như sau:

1.Giới thiệu tác phẩm:

Với 5 yếu tố trên, chúng ta có thể viết được những kiểu mở bài như sau:

Ví dụ (Phụ lục 1)

Kiểu mở bài này:

– Không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng biện pháp

so sánh, tương phản, nghi vấn, giả định… Bằng cách đưa ra:

Một hình ảnh tương phản, đối lập

Một danh ngôn, một trích dẫn văn thơ, một câu tục ngữ, ca dao…

Một mẫu truyện ngắn gọn…

Mở bài luân khởi khéo léo sẽ rất sinh động gợi cảm, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc.

Ta có thể viết mở bài với các yếu tố như sau: 1. Giới thiệu tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Đánh giá sơ bộ nghệ thuật

Đáng giá sơ bộ nội dung

Từ những yếu tố trên, chúng ta có thể viết được những kiểu mở bài bài như sau:

Gợi mở vào đề + 1 2 3 / 4 5

Gợi mở vào đề + 2 1 3 / 4 5

Gợi mở vào đề + 3 1 2 / 4 5

Gợi mở vào đề + 4 1 2 3 / 5

Gợi mở vào đề + 5 3 1 2 / 4

Ví dụ (Phụ lục 2)

Nắm vững nguyên tắc, thuần thục cách kết bài như sách giáo khoa đã nêu, chắc chắn các em sẽ thực hiện phần kết bài ” nhẹ nhàng”. Tuy nhiên như chúng tôi đã đặt vấn đề từ “đúng” đến “hay” là một khoảng cách. Vậy thế nào là một kết bài đúng ? cách kết bài như thế nào cho hay ?

Một kết bài hay trước hết phải là một kết bài đúng. Đúng nguyên tắc, đúng cách. Cho nên để có một kết bài hay chúng ta phải từ cái nền cơ bản ” đúng” ấy mà đi lên.

Kết bài là phần đánh giá chung tác phẩm (nghệ thuật và nội dung ) và rút ra bài học (hoặc mở rộng).

Một kết bài thường có 4 yếu tố sau:

Với các yếu tố trên, ta có thể viết được các kiểu kết bài sau:

+ Rút ra bài học ( hoặc mỡ rộng )

Vẻ đẹp của “Đồng chí”là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn của người lính mà nơi phát ra ánh sáng lung linh nhất là mối tình đông đội đồng chí hòa quyện vào tình giai cấp.

Rút ra bài học

Kiểu 4 2 1 3

Ngoài ra, chúng ta có thể nâng cao phần kết bài bằng các biện pháp so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ …

Ta có một vài kiểu kết bài n

– So sánh + 1 2 3 4

– Tương phản + 3 2 1 4

+ Rút ra bài học (mở rộng)

Ví dụ (Phụ lục 3)

5. Phân tích và phân tích dữ liệu

Đề tài này tôi thực hiện ở học kỳ II, năm học 2010-2011 lớp 9C.

Học sinh có bước phát triển so với đầu năm.

Có thể đưa ra số liệu để so sánh.

Sau khi học xong các tiết lí thuyết và áp dụng ở lớp 9C ứng dụng đề tài nêu trên và hướng dẫn các em thực hiện viết một mở baì cụ thể theo sự hướng dẫn của cô giáo cho các em trao đổi baì của nhau và phát hiện những ưu khuyết điểm của từng bạn. Dưới sự hướng dẫn các em hoàn thiện phần mở bài và chuyển sang phần kết bài.

Giáo viên chấm theo thang điểm 10, so sánh kết quả và rút ra được:

Từ kết qủa trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng hiệu qủa của đề tài đạt

mức độ khá tốt.

6. Kết luận và khuyến nghị

Bản thân và giáo viên trong tổ ra sức học tập, để nghiên cứu đưa đề tài ứng dụng vào thực tiển giảng dạy, các thành viên trong tổ phối hợp một cách chặt chẽ, trao đổi, rút kinh nghiệm khi tổ chức thực hiện cho từng đối tượng học sinh. Hàng tháng họp chuyên môn đánh giá việc thực hiện có gì khó khăn nhằm khắc phục kịp thời, cũng như nhân rộng mặt thành công của đề tài.

Tuy nhiên khi thực hiện, chúng tôi gặp không ít khó khăn như: Vốn sống, kiến thức về tiếng Việt độ nhảy cảm … của học sinh còn yếu nên các em bước đầu rất lúng túng bở ngỡ khi tiếp cận.

Hướng tới sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này, tuy nhiên có điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng.

Bản thân phối hợp với đồng nghiệp với đề tài hoàn thiện hơn và phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt kết qủa mĩ mãn.

Đây cũng là những định hướng cơ bản cần thực hiện và thực hiện có hiệu qủa giúp học sinh thích học môn ngữ văn hơn.

Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nó mang tính chất gợi ý cơ bản để định hướng cho giáo viên và học sinh tham khảo. Mong quý đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện nhằm nâng cao phần nào chất lượng dạy – học môn ngữ văn.

8. Tài liệu tham khảo –

-Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

-Sách giáo khoa ngữ văn 9

-Sách giáo viên ngữ văn 9

-Nâng cao ngữ văn 9

-Những bài văn hay lớp 9

Phụ lục 1. Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí”của Chình Hữu

Phụ lục 2. Phân tích 8 câu thơ cuối cùng trong đoạn trích “Kiều ờ lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.

Nếu chúng ta đã từng đọc ” Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, truyện ngắn ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, thì ở đây chúng ta lại thưởng thức thêm ” Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết về người phụ nữ trông thời phong kiến. Đọc Truyện Kiều chúng ta được thưởng thức tài sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, vừa giàu tình ý, vừa giàu tính nghệ thuật đã khơi dậy trong lòng người đọc một sự rung động ngọt ngào trước vẻ đẹp sắc sảo,mặn mà của người phụ nữ, một niềm cảm thương xót xa cho số phận truân chuyên,lên đênh,trôi nổi của Kiều.

Bình Trung, ngày 5 tháng 10 năm 2011

Tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài văn học Nguyễn Du là một tấm gương đáng cho chúng ta suy ngẫm, mình sẽ làm gì để cho ngòi bút văn

chương vừa có tác dụng làm đẹp lòng người, vừa góp phần làm đẹp cuộc đời của người phụ nữ nói riêng, của cả dân tộc ta nói chung

Người viết

Phạm Thị Kim Huyền

Cách Viết Mở Bài Và Kết Bài Hay Cho Bài Văn Nghị Luận

Bí kíp để mở bài cho bài văn nghị luận gây ấn tượng

Trong suốt chương trình Ngữ văn THCS, dạng văn nghị luận được dàn trải đều từ lớp 7 cho đến lớp 9. Như vậy, có thể thấy được, phần kiến thức này yêu cầu học sinh học tập bài bản, trình tự và cũng chiếm điểm số rất cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Học được kỹ năng viết văn nghị luận, cách để lên dàn ý và bố cục sao cho hay thì mới chỉ là phần khung, và để bài văn nghị luận hấp dẫn, trau chuốt và súc tích thì học sinh cần phải có cách để gây ấn tượng cho người đọc, người xem. Đó chính là vai trò của mở bài và kết bài trong một bài văn nghị luận. Tuy đây không phải phần trọng tâm nhưng lại là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề nghị luận.

Để mở bài văn nghị luận hay, học sinh cần nắm được mở bài có những cách nào để viết mở bài cho bài văn nghị luận. Về cơ bản, có hai cách để mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Mở bài trực tiếp

Mở bài trực tiếp là đi thẳng vào vấn đề nghị luận. Học sinh sau khi tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận thì sẽ đưa vào bài, đặt vấn đề ngay. Phần mở bài trực tiếp này dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc và thiếu hấp dẫn cho bài viết.

Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Gia sư Thanh Hóa lưu ý cho học sinh: ” Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về một tác phẩm, đoạn thơ, đoạn văn thì cần nêu được tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn được khổ thơ, đoạn thơ và giới thiệu được vấn đề nghị luận. “

Mở bài gián tiếp

Đi từ tác giả, tác phẩm đến vấn đề cần nghị luận.

Đi từ lý luận vào vấn đề cần nghị luận.

Dẫn dắt từ cuộc sống vào văn học.

Bí kíp để viết phần kết bài cho bài văn nghị luận hay

Kết bài chính là cách mà người viết khẳng định và truyền tải lại thông điệp cho người đọc, cũng là cách để gây những ấn tượng nhất định cho người đọc. Một kết bài lủng củng, thiếu chiều sâu hay một kết bài quá ngắn gọn chưa tóm lược được vấn đề chính là “điểm trừ” lớn cho bài văn nghị luận. Chính vì lẽ đó, học sinh cần nắm được cách để viết được một mở bài văn nghị luận đủ ý, ngắn gọn mà vẫn tạo ấn tượng cho người đọc.

” Có rất nhiều cách viết kết bài, tuy nhiên để viết được kết bài ấn tượng thì các em phải viết được kết bài đúng rồi mới bắt đầu viết hay. Kết bài phải đảm bảo được các nội dung cần thiết trong văn nghị luận và đưa vào bài được những yếu tố thu hút người đọc.” Cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Gia sư Thanh Hóa chia sẻ.

Có hai cách để học sinh kết bài, tương tự như phần mở bài có cách cơ bản và nâng cao, phần kết bài cũng chia ra: kết bài truyền thống và kết bài mở rộng, nâng cao. Trong đó:

Kết bài truyền thống là kết bài đủ ý, ngắn gọn, dành cho học sinh không giỏi linh hoạt từ ngữ, hành văn và kĩ năng liên tưởng còn chưa cao. Học sinh làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Bước 2: Đánh giá về thành công của tác giả.

Bước 3: Đưa ra bài học để nâng cao quan điểm.

Chỉ cần áp dụng đầy đủ ba bước này, học sinh đã có được phần kết bài đủ ý mà vẫn ngắn gọn, thuyết phục. Tuy nhiên, để gây ấn tượng nhất định cho người đọc, học sinh có thể kết bài theo cách thứ hai.

Kết bài mở rộng, nâng cao với các bước như phần kết bài truyền thống nhưng có thêm hai kỹ năng quan trọng đó là:

Đưa lý luận vào phần kết bài.

Vận dụng kiến thức thực tế vào bài viết.

Mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận hay chính là cách để học sinh gây ấn tượng cho người đọc, từ đó đạt được điểm số cao hơn. Đồng thời, để rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận cũng như học tốt môn Ngữ văn trong năm học này, học sinh nên chọn cho mình lộ trình học cũng như phương pháp học hiệu quả nhất.

Nếu cần gấp phụ huynh có thể , , Chat zalo bằng cách ấn vào các nút trên Website này vào mọi khung giờ thời gian. Chúng tôi luôn hân hạnh được phục vụ các quý vị .

Rèn Luyện Kĩ Năng Về Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Văn Học Lớp 9 Có Hiệu Quả

Rèn luyện kĩ năng về cách làm bài văn nghị luận Văn học lớp 9 có hiệu quả

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Trong chương trình Ngữ văn THCS , phân môn Tập làm văn đối với học sinh vùng sâu vùng xa nói chung và những vùng tuy gọi là ở vùng giữa nhưng không có điều kiện vì xa trường, xa trung tâm xã đó là điều hết sức khó khăn cho học sinh có điều kiện hoàn cảnh như vậy.

Nghị luận văn học nhằm hình thành, phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách sáng sủa giàu sức thuyết phục khi bày tỏ ý kiến bản thân về một tác phẩm văn học nào đó .

Để viết được bài văn hay đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức văn học và kĩ năng cơ bản khi viết bài . Nhưng kiến thức và kĩ năng cơ bản đó có từ đâu? Đó chính là từ những bài giảng , từ sự hướng dẫn của giáo viên và từ cách cảm thụ của học sinh.

Vì vậy, qua thực tế giảng dạy.Tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân trong việc rèn luyện cho học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9.

I- Lí do chọn đề tài

Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích , đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, về văn học, về lịch sử … và đặc biệt là kĩ năng trình bày .

Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở những vùng không được thuận lợi thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế : Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng , lập luận chưa có sức thuyết phục , vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa ,dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính tả.

Từ thực trạng trên , tôi đã tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp và mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm : Rèn luyện kĩ năng về cách làm bài

văn nghị luận văn học lớp 9 có hiệu quả

II- Nhiệm vụ của đề tài

Người giáo viên cần cung cấp giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng. Từ đó hướng dẫn rèn luyện cho các em kĩ năng từ viết đúng, dần dần hướng tới bài viết hay, có ý tứ sâu xa, lời lẽ ngắn gọn, hàm súc, bài viết mạch lạc, gợi cảm và có sức thuyết phục .

III- Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tôi đã chọn đối tượng học sinh lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp

IV-Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hướng dẫn thực hành , luyện viết là chủ yếu.

I-Vài nét về đối tượng nghiên cứu

Hai lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp gồm 73 em nhưng do điều kiện của một số em ở xa trường học ( đặc biệt là ở xóm An Lạc vùng xa nhất của xã Lộc Thủy), hoàn cảnh thì khó khăn mà lại xa trung tâm nên nhận thức của các em về việc học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng còn nhiều hạn chế. Do đó việc cảm thụ về văn chương và kĩ năng viết văn còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết học sinh rất ngại học môn Ngữ văn nhất là phân môn Tập làm văn. Theo các em đây là môn học ” Vừa khô , vừa khó, vừa khổ “. Bởi vì các học sinh có vốn từ quá yếu, quá thiếu , nhiều em còn ngại suy nghĩ, không chịu khó tham khảo sách báo nên để có một bài văn với nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, sắc sảo thì quả là rất khó đối với học sinh mà đặc biệt là các em có điều kiện hoàn cảnh như vậy.

II- Những thuận lợi và khó khăn

* Giáo viên

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn được Ban giám Hiệu nhà trường tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ . Trường có đội ngũ giáo viên có năng lực trình

độ vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ .

Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối ổn định.

Nhà trường đã trang cấp số máy vi tính cho phòng Tin học với 3 em/ máy.

* Học sinh

Đa số các em ngoan ngoãn , có ý thức học hỏi và có sự cố gắng trong học tập.

Các em được cung cấp đủ sách giáo khoa vở viết.

2. Khó khăn

* Giáo viên :

Tài liệu nghiên cứu ,tham khảo của bộ môn tuy là phong phú nhưng chưa đáp ứng được những nội dung đặc trưng bộ môn. Giáo viên có nhiều kinh nghiệm nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.

Chủ yếu là học sinh con em trong địa bàn xã nhưng một số ở vùng xa trung tâm như ở xóm An Lạc, nghề chính của bố mẹ là đánh cá và làm nông nên thiếu nhận thức và ít quan tâm về việc học của con em mình, đời sống kinh tế còn hạn hẹp . Do vậy các em không có điều kiện để mua tài liệu tham khảo , trang bị kiến thức cho bài viết .

Học sinh thường xuyên sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp hàng ngày nên vốn ngôn ngữ phổ thông rất hạn chế , kĩ năng diễn đạt còn yếu.

Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. Cơ sở lí luận

– Thể loại văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng của môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.

– Bản chất của việc học thể loại nghị luận là người viết thường vận dụng nhiều thao tác, kĩ năng( giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng…) để

từ đó giúp các em biết trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học.

Học làm văn nghị luận cũng như mọi loại hình học tập khác là phải biết xây dựng từ sự hiểu biết cơ bản đến các mức độ cao.

Trong khi rèn luyện kĩ năng cách làm bài văn nghị luận văn học thì mỗi một giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tích cực sự sáng tạo của từng học sinh chứ không được gò ép theo những khuôn mẫu.

Chúng ta cần xác định đây là tiết dạy học rèn luyện, rèn phương pháp, kĩ năng làm văn

Chứ không phải là giảng văn. Vì thế cần tránh sa vào bình giảng và phân tích một tác phẩm cụ thể.

C- Tổ chức thực hiện

2. Cơ sở thực tiễn

Trước khi thực hiện phương pháp trên, tôi đã tiến hành kiểm tra tình hình, thực trạng của học sinh bằng bài kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm, cụ thể kết quả như sau:

Để học sinh có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học yêu cầu người giáo viên cần phải truyền thụ đúng , đầy đủ, chính xác để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về 2 kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và Nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ

Trên cơ sở đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn cách khai thác chi tiết và phương thức diễn đạt cho học sinh để bài văn đạt kết quả tốt nhất .

I- Những kiến thức cơ bản

Nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm nghị luận văn học nói chung và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) ; Nghị luận về một đoạn thơ ,bài thơ nói riêng .

Biết tìm hiểu đề ,tìm ý

Biết lập dàn ý từ đại cương đến chi tiết

Biết dựng đoạn và liên kết đoạn văn

II- Hướng dẫn học sinh viết bài văn hay

Muốn học sinh viết bài văn nghị luận từ đạt yêu cầu đến hay giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý thoả mãn các điều kiện sau:

1. Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề:

Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần xác định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? (bàn về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) ; Bàn về nội dung của tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) bàn về nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích ) hay bàn về đề tài của tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Trên cơ sở đó mà tiến hành tiếp nội dung các bước sau:

Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải xác định phạm vi đối tượng mà đề yêu cầu (Nghị luận về một bài thơ hay một đoạn thơ ) .Cần xác định được đề tài và nội dung của đề bài . Hướng nghị luận (do đề quy định hay do người viết lựa chọn )

-Đối với từng đối tượng phải bàn cần có thêm những dạng câu hỏi tìm ý phù hợp

2. Hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai trò rất quan trọng khi cần đánh giá

nhận xét một tác phẩm văn học . Đặt tác phẩm vào hiện thực xã hội lúc đó , ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng, hành động suy nghĩ của nhân vật trong một tác phẩm (hoặc đoạn trích ) hay tình cảm ,cảm xúc của nhân vật được thể hiện trong một bài thơ .Từ đó có thể làm rõ các vấn đề : Tại sao đối tượng lại có hành động ,suy nghĩ như vậy ? Hành động suy nghĩ đó bộc lộ tâm trạng cảm xúc như thế nào ? Tâm trạng cảm xúc đó nói lên phấm chất gì của đối tượng .

VD: Khi làm bài văn nghị luận với đề : Những đặc sắc trong bài thơ ” Viếng Lăng Bác ” của Viễn Phương .

Học sinh cần phải nắm rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ là : Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi ,đất nước thống nhất ,lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành,Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ .Bài thơ Viếng Lăng Bác được viết trong dịp đó và in trong tập ” Như mây mùa xuân ” (1978) . Để thấy được lòng thành kính , niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác. Cùng với giọng điệu trang trọng và tha thiết , nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm ngôn ngữ bình dị mà cô đúc ta thấy được mong muốn của người con miền Nam là được ở gần Bác mãi mãi, muốn làm vui làm khuây , làm vợi nỗi vắng vẻ trong lăng của con người đã suốt đời hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ,con người lúc sinh thời đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng lớp nhân dân , đặc biệt cho đồng bào miền Nam ruột thịt .

Có luận điểm rõ ràng, bài văn sạch sẽ mạch lạc, các ý trình bày không bị chồng chéo ,lủng củng .Khi triển khai các luận điểm sẽ dễ tìm luận cứ, luận chứng và lí lẽ. Để có luận điểm rõ ràng phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài , xác định giới hạn phạm vi yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi tìm ý: Điều nổi

bật nhất để có thể làm rõ vấn đề là gì ? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào ?

VD: Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng

Luận điểm 1: Tình cảm của bé Thu đối với cha

Lí lẽ 1 : Thái độ và tình cảm của bé Thu trong những ngày đầu chưa nhận cha : Kiên quyết cự tuyệt tình cảm của cha

Lí lẽ 2 : Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay : Tình cha con cảm động bị dồn nén bao lâu nay mới có dịp ùa dậy mãnh liệt sâu sắc .

– Luận điểm 2 . Tình cha con sâu nặng của ông Sáu

Lí lẽ 1 : – Trong đợt nghỉ phép :

Đầu tiên là sự hụt hẫng , buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy

Tiếp theo là sự kiên nhẫn cảm hoá , vỗ về để đứa con nhận cha

Đến phút chia tay : Có cảm nhận bất lực và buồn

Khi đứa con thét lên tiếng ” Ba ” thì hạnh phúc tột cùng

Lí lẽ 2 : Sau đợt nghỉ phép :

-Luận điểm 3:

+Say sưa, tỉ mỉ làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ ” Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

+Trước khi trút hơi thở cuối cùng ” Hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được ” trong trái tim của ông Sáu .

Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động nhất là các biến thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu

Cốt truyện chặt chẽ , có những tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong hoàn cảnh thời chiến nên vẫn đảm bảo hợp lí trong vận động của cuộc sống thực tế

Ngôi kể thứ nhất cùng với ngôn ngữ giản dị , mang đậm màu sắc

Nam Bộ

4. Lựa chọn các chi tiết hình ảnh tiêu biểu

Đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích )cần lần lượt nghị luận từng luận điểm thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm ( Trang phục ,hình dáng cử chỉ ,hành động .Lời nói ,suy nghĩ , tâm lí của nhân vật ; nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả …). Quan trọng nhất là phải biết phân tích những chứng cứ có giá trị để làm sáng tỏ luận điểm ( Nhận xét của người viết)

VD: Khi phân tích tình cảm của bé Thu đối với cha cần chú ý các chi tiết cử chỉ , hành động của bé Thu :

Trước khi nhận ông Sáu là cha ” Nghe gọi con bé giật mình , tròn mắt nhìn , ngơ ngác lạ lùng … “Mặt nó bỗng tái đi …. vụt chạy ….kêu thét lên”

+Trong buổi chia tay với cha : ” Kêu thét lên : – chúng tôi . Vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như sóc, thót lên, dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó……

Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ quan trọng nhất biết phân tích sự sáng tạo độc đáo các chi tiết , ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu , đặc biệt là các yếu tố nghệ thuật để làm rõ từng luận điểm cụ thể

VD: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ ” Đồng Chí ” của Chính Hữu .

Kết bài bằng 3 câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu . Biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ : ba hình ảnh người lính, khẩu súng vầng trăng trong cảnh rừng hoang sương muối trong đêm phục kích đợi giặc . Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá trên trường .

Hình ảnh sáng tạo : ” Đầu súng trăng treo ” : đầy ấn tượng, cô đọng và gợi hình , gợi cảm . Ngoài hình ảnh còn có nhịp điệu như nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát .

Khi phân tích chỉ phân tích một vài chi tiết chính còn lại có thể phân tích lướt để đảm bảo bài văn vừa có chỉnh thể, vừa có trọng tâm, có điểm sáng, gây được ấn tượng.

5. Lựa chọn từ ngữ phù hợp

Ngôn ngữ giọng điệu của lời văn có vai trò rất quan trọng trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc, thái độ của người viết .Vì vậy khi viết văn cần lựa chọn từ ngữ và sắp xếp lời vănn để đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất. Có thể sử dụng từ ngữ mang sắc thái trang trọng, dùng cách nói giảm, nói tránh, sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao ( tượng thanh, tượng hình ) kết hợp sử dụng các cách nói tu từ ẩn dụ với cá điệp từ ,điệp ngữ, so sánh nhân hoá, đặc biệt lời văn phải gợi cảm, thể hiện sự rung động chân thành 6. Bố cục chặt chẽ hợp lí .

Mở bài ,thân bài ,kết bài tách bạch rõ ràng .

Trình bày các ý dứt khoát ,tránh lan man đi quá xa đề, trình tự các ý phải theo một lôgic hợp lí .

Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ). Trình tự phân tích khác trình tự kể chuyện của tác phẩm, trình tự phân tích là theo mạch lập luận lí giải của người nghị luận .

Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phân tích thẩm bình ( cảm thụ ) theo mạch cảm xúc của bài thơ , đoạn thơ…

6. Kết hợp tốt các phương thức biểu đạt

Biết kết hợp tốt các yếu tố tự sự, miêu tả , biểu cảm trong bài văn nghị luận văn học thì hiệu quả diễn đạt sẽ cao hơn , bài văn trở nên có hồn và hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó cần biết kết hợp hài hoà giữa nêu ý kiến khái quát ( luận điểm ) với phân tích , giữa nhận xét một chi tiết với thẩm bình cụ thể để tạo sự mạch lạc trong bài viết .

Có thể nói , phương pháp hướng dẫn để học sinh viết được một bài văn hay là vô cùng , hiểu được những vấn đề cơ bản trên sẽ giúp học sinh định hướng được cách nghĩ , cách

làm để có đựơc những bài viết mạch lạc, rõ ràng với lập luận chặt chẽ nội dung cô đọng, súc tích.

Với phương pháp hướng dẫn như trên, năm học qua tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

* Đối với học sinh :

Đọc tham khảo nhiều tài liệu , sách báo để bổ sung thêm kiến thức phổ thông và kiến thức xã hội

Biết rút kinh nghiệm từ những bài văn trước để những bài văn sau đạt kết quả cao hơn .

Đối với giáo viên :

Người giáo viên cần phải có lòng yêu nghề, hết lòng vì học sinh.

Chuẩn bị bài chu đáo hệ thống câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, sát với mục tiêu của bài và phải phát huy được tính tích cực của học sinh.

Nghiên cứu , tham khảo tài liệu , sách báo để bổ sung kiến thức cho bản thân.

Tham khảo các bài dạy ở trang web của PGD và trên mạng internet để góp thêm tue liệu cho bài giảng của mình thêm sinh động hơn.

-Thăm lớp dự giờ , học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao tay nghề .

Cần quan tâm chú trọng đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém, có hoàn cảnh xa trung tâm vì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế

-Truyền thụ đúng , đủ , chính xác , những kiến thức trọng tâm kết hợp lí thuyết với thực hành trong phân môn Tập làm văn.

Nói tóm lại qua đề tại này giúp mỗi giáo viên dạy bộ môn ngữ văn THCS thấy được rằng tầm quan trọng vủa việc rèn luyện kĩ năng về cách làm bài văn nghị luận văn học lớp 9. Bởi ở các lớp dưới, học sinh được học về các kiểu văn bản cụ thể, chẳng hạn ở lớp 7 đã học về văn bản biểu cảm, về văn nghị luận, đến lớp 8 học tiếp khá kĩ về văn bản nghị luận về cách nói và viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm tự sự và miêu tả. Vì thế, cách làm bài văn nghị luận về văn học lớp 9 phải có sự kế thừa, nâng

cao kiến thứcđã cung cấp, kĩ năng đã rèn luyện ở các lớp trước, sự kế thừa nâng cao này thể hiện rõ nhất ở việc nhấn mạnh tính tổng hợp của tri thức của kĩ năng và tăng cường hoạt động thực hành của học sinh.

Đề tài này, bản thân dựa trên cơ sở thực tiễn của học sinh hiện nay,mục

đích giúp các em có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về nghị luận văn học nói

riêng và yêu thích hơn về môn Ngữ văn nói chung, và giúp các đồng

nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn THCS có thêm tư liệu để giảng dạy. Tuy rất cố

gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp

Lộc Thủy, ngày

góp ý bổ sung để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Nguyễn Xuân Huy

Chân thành cảm ơn.

ý kiến HĐKH Người viết

Bạn đang đọc nội dung bài viết 9 Mở Bài Dùng Cho Lí Luận Văn Học trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!