Cập nhật nội dung chi tiết về #1 Hướng Dẫn Chi Tiết Thủ Tục Rút Bhxh 1 Lần Từ A mới nhất trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm 03 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm Sổ bảo hiểm xã hội, Chứng minh nhân dân (hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu), Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ và chi trả tiền bảo hiểm xã hội 1 lần trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải giải trình bằng văn bản.
Hiện nay khi người dân tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp hay bảo hiểm tự nguyện thì đều sẽ có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần khi đủ điều kiện và có nhu cầu hưởng.
Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?
Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ an sinh do nhà nước đề ra để hỗ trợ cho những người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc và người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có yêu cầu và đủ điều kiện sẽ được rút bảo hiểm 1 lần.
Ý nghĩa bảo hiểm xã hội 1 lần
Việc rút bảo hiểm xã hội một lần có ý nghĩa như một hình thức “gửi tiết kiệm” của người lao động, đặc biệt là khi người lao động gặp khó khăn về kinh tế, cần chi phí khám chữa bệnh, hoặc người lao động tách khỏi doanh nghiệp, người lao động tự do cần có nguồn vốn để đầu tư, kinh doanh.
Nếu sau một thời gian tham gia, người lao động không có nhu cầu đóng tiếp thì có thể rút bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội sau thời gian 01 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, và sau 01 năm kể từ ngày bảo lưu thời gian đóng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp người lao động đi định cư nước ngoài hoặc mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Sở dĩ nói bảo hiểm xã hội một lần là một hình thức tiết kiệm không chỉ bởi những lợi ích đã nêu trên, mà khi rút bảo hiểm xã hội một lần người lao động còn được hưởng tiền trượt giá. Vậy tiền trượt giá bhxh là gì? Hiểu một cách đơn giản thì tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là khoản tiền giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước, được tính dựa trên hệ số trượt giá. Hệ số trượt giá thường được sử dụng để đối phó với ảnh hưởng của sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ của giá cả (tức khi có lạm phát cao).
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điều 1 Nghị quyết 93/2015 thì để được rút bảo hiểm xã hội 1 lần cần đáp ứng những điều kiện sau:
Đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội
Ra nước ngoài định cư
Mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Ngừng đóng bảo hiểm xã hội 1 năm đối với cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện
Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Đối với cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội, có quy định với 2 trường hợp như sau:
Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm
Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 60 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Vậy nếu chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội 1 năm thì cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo công thức sau:
[Mức hưởng] = [22%] * [Các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội]
Lưu ý là tức hưởng tối đa bằng 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội trên 1 năm
Theo điểm a, b Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về cách tính lãnh tiền bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Vậy nếu đóng đủ bảo hiểm xã hội trên 1 năm thì các tính bảo hiểm xã hội được tính theo công thức sau:
[Mức hưởng] = [1.5] * [Mức bình quân tiền lương tháng] * [Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014] + [2] * [Mức bình quân tiền lương tháng] * [Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014]
Lưu ý: Các tháng lẻ có tham gia bảo hiểm xã hội được làm tròn theo công thức tính như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Căn cứ vào Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và điểm a tiết 1.2.3 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về hồ sơ làm bảo hiểm xã hội 1 lần và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thì hồ sơ lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:
Sổ bảo hiểm xã hội bản chính;
Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (theo mẫu 14- HSB);
Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (1 bản sao công chứng tuy nhiên người lao động khi đi làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần mang bản gốc đi đề đối chiếu hồ sơ);
Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú lâu dài để đối chiếu (sổ tạm trú KT3) bản gốc.
Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì thủ tục nhận bảo hiểm 1 lần có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
Căn cứ theo điều 3 Quyết định 636/QĐ-BHXH thì người lao động làm thủ tục rút bảo hiểm 1 lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi người lao động có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 26 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định hồ sơ và cách rút bảo hiểm xã hội 1 lần:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc, người chờ đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội lãnh 1 lần theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng; nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 20 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú dài hạn (Tạm trú KT3).
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Người lao động chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên trước khi đến cơ quan bảo hiểm xã hội
Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền
Người lao động tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) nơi có hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú dài hạn KT3 để tiến hành thủ tục làm bảo hiểm xã hội 1 lần.
Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ sở pháp lý
Luật bảo hiểm xã hội 2014
Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động
Quyết định 636/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn về thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.
Tư Vấn Về Mức Trợ Cấp Thất Nghiệp Và Thủ Tục Rút Bhxh 1 Lần
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
Hỏi: E làm cho công ty nước ngoài vào năm 2012, thời điểm e thử việc là tháng 11 và tháng 12 năm 2012, đầu tháng 1/2013. Ekí hợp đồng chính thức và làm tới nay em đã có kí hợp đồng không thời hạn. Nhưng vì có việc riêng nên ko thể tiếp tục cv nên e xin thôi việc. Vậy cho e hỏi với thời gian làm việc như trên thì e đc hỗ trợ bao nhiêu tháng thất nghiệp , và e xin rút bhxh 1 lần thì thủ tục như thế nào? (Nguyễn Khánh – Hải Phòng)2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức Theo quy định tại Điều 81Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 về Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp “Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
bảo hiểm xã hội ; 3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Nếu bạn đáp ứng đủ các điểu kiện trên thì sau khi nghỉ việc bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Về mứctrợ cấp thất nghiệp tại Điều 82 của luật này như sau: “1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp. 2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên”.
Như vậy, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm thất nghiệp
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: …c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủhai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội”;
Như vậy sau 1 năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội và làm đơn yêu cầu lên bảo hiểm xã hội thì bạn có thể rút bảo hiểm xã hội một lần.
Mức hưởng sẽ theo Điều 56: “Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Hồ sơ, thủ tụcđể hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định như sau: – Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính); – Bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực); – Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần của người lao động (Mẫu số 14-HSB);
Nếu hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 55, anh cần xuất trình quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; và chỉ được hưởng sau một năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Bạn nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận, huyện nơi đang đóng BHXH để được hưởng chế độ, mức hưởng sẽ dựa vào số năm lao động có đóng bảo hiểm xã hội. Tổ chức BHXH sẽ giải quyết chế độ BHXH một lần cho bạn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn.
Khuyến nghị:
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Hướng Dẫn Chi Tiết Kinh Nghiệm Du Lịch Hàn Quốc Từ Nhật Bản (Phần 1)
Chia sẻ từ cộng tác viên Ngọc Quyên của iSenpai (Liên hệ để trở thành cộng tác viên của iSenpai qua hòm mail contact.isenpai@gmail.com)
Nhắc đến Hàn Quốc, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì vậy? Liệu có phải là những bộ phim truyền hình, ẩm thực, hay thời trang đường phố? Cùng với sức ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng văn hóa Hàn Hallyu thông qua các bộ phim truyền hình, những năm gần đây Hàn Quốc luôn được đánh giá là một điểm đến du lịch hấp dẫn với cảnh đẹp và văn hóa ẩm thực phong phú. Nếu bạn đang sống ở Nhật thì bạn càng có thêm 1 lý do để đi du lịch Hàn Quốc, khi mà việc xin visa từ Nhật qua Hàn dễ dàng hơn nhiều so với xin từ Việt Nam.
I. Xin visa
Để đi Hàn Quốc bạn cần có visa. Lý do mình nói xin visa từ Nhật qua Hàn dễ hơn so với xin từ Việt Nam là bởi bạn không cần phải chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm có giá trị từ 5.000USD trở lên) hay cần có hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng gì cả. Hơn nữa, nếu bạn đang sinh sống ở Nhật bạn có lợi thế hơn hẳn vì đã vượt qua vòng kiểm tra khi từ Việt Nam qua Nhật rồi, nên khi bạn xin visa sang Hàn, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn hẳn là xin từ Việt Nam.
Đơn xin visa điền đầy đủ thông tin, có dán ảnh -Hộ chiếu -Thẻ lưu trú (在留カード) -Bản photo của hộ chiếu và thẻ lưu trú -Giấy chứng nhận sinh viên/thẻ sinh viên -Bản in vé máy bay -Lệ phí: 2400yen
Một số chú ý
Hướng Dẫn Cách Viết Writing Task 1 Bar Chart Chi Tiết
IELTS Writing là một phần thi khó, cần nhiều thời gian tập luyện. Để có thể đạt điểm cao phần thi này, bạn nên biết cách làm từng dạng bài.
Hôm nay, HA Centre sẽ giới thiệu đến các bạn cách viết Bar Chart – IELTS Writing Task 1 – một trong những dạng bài thường xuất hiện và dễ viết nhất ở phần thi này.
Để viết được một phần mở bài đầy đủ, trước hết chúng ta cần xác định được những thông tin sau trong đề bài:
Ví dụ: The bar chart shows the different modes of transport used to travel to and from work in one European city in 1960, 1980 and 2000.
Chủ đề: female unemployment rates
Nơi chốn: each country of the United Kingdom
Khoảng thời gian: năm 2013 và 2014
Đơn vị đo lường: phần trăm (%)
Sau khi đã xác định xong các yếu tố trên, chúng ta sẽ paraphrase lại để bài bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa hoặc thay đổi cấu trúc ngữ pháp
2. Phần tổng quan Bar Chart: General Overview
Trong phần Overview, chúng ta nên quan tâm đến những đặc điểm nổi bật bằng cách:
So sánh điểm đầu và điểm cuối của các đối tượng được so sánh để phát hiện chúng tăng, giảm hay giữ nguyên
So sánh đối tượng đó với các đối tượng còn lại trong đề bài để xác định được đối tượng nào có số liệu nổi bật và ít nổi bật nhất
3. Thân bài Bar Chart: Body
Cách tổ chức thông tin
Đoạn body 1 nói về số liệu của năm 2013
Đoạn body 2 nói về số liệu của năm 2014
Bên cạnh đó, cần dùng các từ nối để liên kết các câu và làm nổi bật sự giống nhau hoặc tương phản của số liệu
II. Ví dụ dạng bài bar chart writing task 1
Đề thi: The chart below shows information about changes in average house prices in five different cities between 1990 and 2002 compared with the average house prices in 1989 .
Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.
Ví dụ dạng bài bar chart writing task 1
– Dạng câu hỏi: Đây là dạng bài biểu đồ cột hay còn gọi là dạng biểu đồ bar chart, không có số liệu cụ thể của từng đối tượng, có sự thay đổi về thời gian.
– Thì sử dụng: Quá khứ đơn
– Đơn vị: Percent
Cấu trúc bài viết writing task 1
– Introduction: Paraphrase lại đầu bài.
– Overview: 2 câu: câu đầu nêu xu hướng của giai đoạn 1 (1990-1995), câu tiếp là giai đoạn còn lại.
– Body:
Body 1: Mô tả số liệu phần bên trái biểu đồ: giai đoạn 1990-1995: Nêu xu hướng tăng/giảm và lượng tăng/giảm cụ thể của từng đối tượng.
Body 2: Làm tương tự với phần bên phải biểu đồ
The bar chart illustrates how average house prices changed in five large cities in two periods: 1990-1995 and 1996-2002 compared to 1989. Overall, only the prices of accommodation in Madrid and Frankfurt increased in the first period but in the second one, Tokyo was the unique city recording a fall in the price of houses. London saw the most significant changes in the prices of houses. From 1990 to 1995, the prices of houses in Frankfurt climbed by about 3% in comparison with 1989’s, followed by a rise of about 2% in Madrid. The figure for New York declined by 5%, and Tokyo and London experienced the most significant fall in house prices, of about 8% each.
Dịch bài mẫu:
Từ năm 1996 đến năm 2002, nhà trở nên đắt đỏ hơn nhiều ở London, với sự gia tăng chóng mặt tới 12%. Tương tự, số liệu cho New York và Madrid lần lượt tăng 5% và khoảng 4% , so với mức tăng chỉ 1% tại Frankfurt. Ngược lại, nhà ở tại Tokyo có giá phải chăng hơn so với năm 1989 vì giá của nó giảm 5% trong giai đoạn đó.
Bạn đang đọc nội dung bài viết #1 Hướng Dẫn Chi Tiết Thủ Tục Rút Bhxh 1 Lần Từ A trên website Hanoisoundstuff.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!